Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Bé Tập Ngủ Sớm ? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với trẻ em, đi ngủ một đêm sớm trong khoảng từ 19h-20h và ngủ liền mạch 10-12 tiếng một đêm là rất quan trọng. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài hơn những bé ngủ muộn và nếu bé ngủ liền mạch 11-12 tiếng sẽ có tinh thần sảng khoái và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.
Một số mẹo cho bé ngủ sớm, ngủ ngon
– Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, cần cho lên giường ngay. Một số người khi bé muốn đi ngủ chưa cho ngủ, đến khi cho đi ngủ thì đã quá giấc nên bé không còn muốn ngủ nữa. Có gia đình lại cho bé đi ngủ quá sớm khi chưa đến giờ, làm bé khó đi vào giấc ngủ.
– Thời gian lý tưởng để ngủ với mỗi bé là khác nhau. Nếu khi bé có dấu hiệu muốn ngủ mà không đưa bé vào giường, bé sẽ bị “quá giấc” và phải chờ khoảng một tiếng sau cơn buồn ngủ mới quay lại.
– Hãy tạo cho bé một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, tắm phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định, kể cả trong dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Làm như vậy thì đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động theo một chu kỳ ổn định, rất dễ dàng cho việc điều khiển và cơ thể bé sẽ tuần tự phát triển theo quy luật đã định sẵn. Nếu không thực hiện được như vậy thì nhịp thời gian của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, có thể xảy ra những trục trặc trong cơ thể bé và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.
Hãy tôn trọng giấc ngủ của bé và nên tập cho bé ngủ một mình. Một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm hay quần áo của mẹ làm cho bé cảm thấy không phải ở một mình
Trước khi đi ngủ, tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý, hình ảnh bạo lực kinh dị trên TV, hay chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Gần đến giờ ngủ, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống, nếu có những yếu tố làm quá trình giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại thì bé sẽ khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ
– Nên tạo một cảm giác yên tâm cho bé, vì khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị tách rời khỏi mẹ, bị mẹ bỏ rơi. Khi cho bé ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích cho bé nghe, nó sẽ giúp bé làm quen với một giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.
Giấc Ngủ Và Cơ Bắp Với Người Tập Gym, Làm Sao Để Ngủ Sớm
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến cơ bắp người tập gym như thế nào
Chẳng cần phải là bác sỹ, nhà khoa học, ai cũng hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ như thế nào đối với cơ thể mình. Thiếu ngủ thì hậu quả của nó ra sao.
Đặc biệt đối với người tập thể hình, giấc ngủ lại càng quan trọng. Không phải tự nhiên mà bodybuilding có khẩu hiệu: Eat – Sleep – Train. Cùng phân tích xem giấc ngủ tại sao lại quan trọng đến vậy trong việc xây dựng cơ bắp.
Cũng đã có rất nhiều bài viết về giấc ngủ đối vớ người tập thể hình rồi, nhưng kiến thức đưa ra những lợi ích như: Sản xuất Cortisol, của hàng Glycogen, Hormon tăng trưởng và Sóng ngủ.
Bài viết này của GymLord chỉ nêu ra các kiến thức quan trọng nhất và chia sẻ những lý do vì sao mình không thể đi ngủ sớm được. Hi vọng có thể bỏ được thói quen ngủ muộn này. Bởi mình cũng là 1 con cú đêm, có những đêm tới 2-3h sáng mà vẫn cứ thao thức.
Tại sao ngủ lại quan trọng đến vậy với người tập thể hình?
– Sửa chữa các cơ bắp, các mô khác của cơ thể, thay thế tế bào chết
Khi chúng ta tập luyện với tạ vào ban ngày sẽ tạo ra các chấn thương nhỏ ở cơ bắp, các vết rách nhỏ cần được xây dựng lại để sợi cơ to hơn, mạnh hơn. Ban đêm là thời điểm cơ bắp được xây dựng lại, sửa chữa các chấn thương nhỏ này mạnh mẽ nhất.
Cảm nhận đơn giản mà ai tập thể hình của có thể nhận ra. Nếu ngày hôm đó bạn có 1 buổi tập hoàn hảo, kích thích cơ bắp tới trạng thái thất bại (Failure) nhưng tối đó bạn không ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng, sáng mai cơ bắp cảm giác như bị héo đi vậy. Còn nếu bạn được ngủ đủ, cơ bắp sẽ cặng nhức cho ta 1 cảm giác sinh lực tràn đầy.
Đối với người tập thể hình, 8-10 tiếng ngủ 1 ngày là hoàn hảo để xây dựng cơ bắp tối đa. Thực sự con số 8h đã là xa xỉ đối với mình :(.
– Hormone tăng trưởng của con người được tiết ra nhiều nhất trong khi chúng ta đang ngủ. Khoảng 60-70% lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi chúng ta ngủ.
– Ngủ đủ để tái tạo hiệu suất làm việc của não và cơ thể.
Có 5 giai đoạn chính của 1 giấc ngủ, trong đó giai đoạn ngủ REM, trong giai đoạn ngủ REM hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất.
Chia sẻ của GymLord:
Như đã nói ở trên, thực sự với những người quen thức đêm (thường gọi là cú đêm) như mình thì việc nhắm mắt đi ngủ trước 12h đêm thực sự là 1 cực hình.
Thời còn đi học, việc thức đến 3-4h sáng hay thức xuyên đêm đối với mình là chuyện bình thường. Nhưng thực sự thói quen này cực kỳ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Trừ những đêm thức để viết cho xong bài hoặc có công việc ở cơ quan làm cố cho xong thì lý do thức khuya của mình rất củ chuối: Khi ngủ sớm mình luôn có cảm giác phí phạm thời gian, mình luôn có cảm giác 1 ngày vừa rồi chưa làm được việc gì có hiệu quả, ngày chơi vẫn chưa đủ cần thức để chơi thêm =)).
Có lẽ lý do này xuất phát từ việc ban ngày chưa làm được điều gì thực sự có ý nghĩa hoặc là mình yêu cầu quá cao ở bản thân hoặc do mình quá ham chơi ;).
Không biết có bạn nào có cảm giác giống mình không!
Và 1 điều nữa làm mình hay ngủ muộn đó là cái điện thoại và cái máy tính bảng, hết nhắn tin rồi facebook, xong lại vào xem video Motivation. Và đặc biệt là ngày trước còn hai vl, có thể dành cả tiếng chỉ để nhìn mấy cái ảnh chế hài hước, trong khi thời gian đó cần được sử dụng để nhắm mắt ngủ nuôi cơ bắp hay làm một công việc gì đó có ích (như viết bài cho chúng tôi chẳng hạn ;)).
Thực sự đúng như vậy, thói quen ngủ muộn phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề tâm lý. Chỉ là quan niệm của chúng là về ngủ muộn và sớm không bình thường.
– Mình hẹn giờ tắt tất cả các thiết bị điện tử vào đúng 23h45p đêm.
– Tự tạo động lực cho việc đi ngủ sớm bằng cách nghĩ về sự phát triển của cơ bắp vào sáng hôm sau. Thật là phí hoài công sức tập luyện khi cứ thức đêm như thế này.
– GymLord là 1 người rất nhạy cảm với cafein, uống 1 gói cafe hòa tan nhơ thôi vào buổi sáng là tối đó có thể sẽ phải thao thức đến sáng, tim đập thổn thức. Nên mình không uống cafe, rượu bia và tất cả các đồ uống có cafein như: Nước tăng lực, nước giải khát có cafein.
– Hẹn giờ thức dậy và luôn nhắc nhở mình phải dậy đúng giờ đó vào sáng mai, phải đi ngủ thôi để sáng mai dậy không bị mệt mỏi.
– Nếu anh em nào có gia đình rồi muốn ngủ ngon thì tập hông với bà xã 1 hiệp là lăn ra ngủ ngay ;)).
– Đối với các bạn sinh viên thì không ngủ nướng hay ngủ trưa quá lâu vào ban ngày để không bị rối loạn giấc ngủ.
Làm Sao Để Tập Thói Quen Dậy Sớm?
Làm sao để tập thói quen dậy sớm? Không ít người gặp khó khăn với việc dậy sớm. Họ cảm thấy uể oải và liên tục than vãn: “Tôi mệt quá”. Thế nhưng, dậy sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngủ nướng và dậy muộn. Hãy tập cho mình những thói quen tốt để có thể dậy sớm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường lạc quan và chủ động hơn. Họ…
Làm sao để tập thói quen dậy sớm? Không ít người gặp khó khăn với việc dậy sớm. Họ cảm thấy uể oải và liên tục than vãn: “Tôi mệt quá”. Thế nhưng, dậy sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngủ nướng và dậy muộn. Hãy tập cho mình những thói quen tốt để có thể dậy sớm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dậy sớm thường lạc quan và chủ động hơn. Họ chăm chỉ, có trí nhớ và kết quả tốt hơn ở trường học. Họ ít có nguy cơ bị stress, thừa cân và trầm cảm. Hơn thế nữa, hầu hết các cơ quan bắt đầu làm việc vào 8-9 h chứ không phải 12h đêm. Vậy làm thế nào để không dậy muộn?
Làm sao để tập thói quen dậy sớm?
Làm sao để dậy sớm? Vì sao nên dậy sớm? Tập thói quen dậy sớm mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ: Gần đây, một người bạn có thắc mắc về thói quen thức dậy lúc 4 giờ 30 sáng mỗi ngày của tôi. Cô ấy đề nghị tôi viết về lợi ích của việc dậy sớm. Tôi nghĩ đây là một câu hỏi rất hay. Đầu tiên, nếu bạn là một cú đêm và việc thức khuya dậy trễ không ảnh hưởng gì đến nền nếp sinh hoạt hay công việc của bạn thì rất tốt, bạn chẳng cần phải thay đổi gì cả. Nhưng với tôi, chuyển từ cú đêm sang gà gáy là một trải nghiệm đáng giá và từ đó tới nay, tôi không bao giờ muốn quay lại tình trạng cú đêm nữa. Để tôi kể cho bạn nghe 10 lợi ích của thói quen dậy sớm này.
Bạn có thể thay đổi từ từ chứ đừng quá ép buộc bản thân. Bạn có thể tập dậy sớm hơn bình thường 15 – 30 phút. Một vài ngày sau khi đã quen, bạn lại dậy sớm hơn 15 phút nữa. Cứ như vậy cho đến khi bạn đạt được mốc thời gian mong muốn.
Cho phép mình ngủ sớm hơn. Trước đây bạn có thể thức khuya chỉ để xem tivi hoặc lướt web. Nếu tiếp tục thói quen này mà vẫn muốn dậy sớm, bạn sẽ rất mệt mỏi và chẳng chóng thì chày sẽ bỏ cuộc. Vậy hãy tập ngủ sớm, bạn có thể đọc sách trên giường cho dễ ngủ. Nếu đã có một ngày làm việc năng suất, chắc chắn bạn sẽ dễ ngủ hơn.
Hãy sắp xếp một việc gì đó thật quan trọng phải hoàn thành vào buổi sáng. Đây sẽ là động lực giúp bạn dậy sớm.
Dậy sớm sẽ có thưởng. Hãy nghĩ như thế này, nếu bạn buộc bản thân phải dậy sớm, tự nhiên bạn sẽ thấy ác cảm với hành động này. Nhưng nếu bạn biến nó thành một niềm vui, bạn sẽ có nhiều động lực để dậy sớm hơn. Phần thưởng có thể là bạn sẽ có thời gian làm một tách trà hay cà phê, đọc một vài trang sách hoặc được nhấm nháp bữa sáng ngon lành, bổ dưỡng, ngắm mặt trời mọc và ngồi thiền…
Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này. Đừng lãng phí một giờ dạy sớm để lướt Facebook, trừ khi đó là mục đích của bạn. Tôi thường chuẩn bị thức ăn cho bọn trẻ, tập thể dục, thiền và lên kế hoạch cho ngày mới. Đến 6 giờ 30, tôi đã làm được nhiều hơn hầu hết mọi người trong cả ngày hôm đó.
10 lợi ích tuyệt vời từ thói quen dậy sớm:
1. Chào ngày mới: Tôi thích dậy sớm và chào đón một ngày mới tràn ngập năng lượng. Đức Dalai Lama từng nói: “Mỗi sáng khi thức dậy, hãy cảm thấy may mắn vì bạn vẫn còn sống”. Tôi có cuộc sống quý giá mà rất nhiều người ao ước, tôi sẽ không lãng phí nó. Tôi sẽ sử dụng tất cả năng lượng để phát triển bản thân, mở rộng trái tim để giúp đỡ người khác, tôi sẽ được khai sáng mỗi ngày để luôn suy nghĩ tích cực. Tôi sẽ không nổi giận hay nghĩ xấu về người khác. Tôi sẽ không để ai bị thiệt thòi so với mình. Mỗi ngày thức dậy tôi đều cảm thấy mình may mắn vì còn được sống.
2. Một khởi đầu tuyệt diệu: Trước đây, tôi thường phải bật khỏi giường trong tình trạng hoảng hốt bởi tôi luôn dậy trễ. Tôi hối thúc lũ trẻ vệ sinh và ăn uống, rồi cuống cuồng đưa chúng tới trường và khi mò đến công ty thì đã muộn từ bao giờ. Nhìn tôi nhàu nhĩ, lơ ngơ và nhăn nhó, lúc nào cũng lẹt đẹt sau người khác. Bắt đầu ngày mới như vậy có hay không? Giờ đây tôi đã có những thói quen hoàn toàn mới cho buổi sáng. Vào 6 giờ 30, lũ trẻ đã sẵn sàng và tôi cũng vậy. Lúc mọi người lục tục tới công ty, tôi đã làm xong rất nhiều việc. Theo tôi, chẳng có cách nào tốt hơn để bắt đầu ngày mới bằng việc dậy sớm.
3. Sự tĩnh lặng: Không phải nghe tiếng trẻ con chí chóe hay khóc lóc, không xe cộ khói bụi, không tiếng ồn của tivi. Những giờ đầu tiên của buổi sáng thật yên bình, tĩnh lặng. Đó là thời điểm yêu thích nhất trong ngày khi tôi có thể dành thời gian cho mình để suy nghĩ, đọc và hít thở một chút.
4. Ngắm mặt trời mọc: Những người dậy trễ sẽ bỏ lỡ một trong những kỳ quan của thiên nhiên, đó là hình ảnh mặt trời nhô lên vào buổi sáng sớm. Tôi thích ngắm cảnh ngày mới chậm rãi bừng sáng, khi bóng tối mờ mịt nhường chỗ cho ánh dương tươi trẻ, khi thiên nhiên được tô lên những màu sắc rực rỡ. Tôi thích chạy bộ vào lúc mặt trời mọc. Tôi vừa chạy vừa nhìn lên bầu trời và tự nhủ thầm: “Thật là một ngày huy hoàng”. Tôi thật sự cảm thấy như vậy.
6. Tập thể dục: Tập thể dục sau giờ làm việc cũng tốt, nhưng bạn có thể bỏ lỡ việc tập nếu xuất hiện chuyện gì khác quan trọng hơn, hoặc bị ai đó rủ rê đi ăn uống. Trong khi đó, buổi sáng là của riêng bạn và bạn có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc sức khỏe của mình.
7. Năng suất hơn: Buổi sáng thường là thời điểm tôi hoạt động hiệu quả nhất trong ngày. Khi tâm trí không bị xao lãng, tôi thường viết lách rồi kiểm tra e-mail và đọc qua một vài tin tức cập nhật. Hầu hết những việc khó tôi đều hoàn thành trong buổi sáng. Khi giờ chiều kéo tới, tôi không còn công việc gì phải làm và có thể dành thời gian cho gia đình. Vào giờ chiều, tôi đã rảnh rang hơn nhiều.
8. Thời điểm cho những hoạch định lâu dài: Chẳng có thời điểm nào tốt hơn trong ngày để xem xét lại các kế hoạch,vạch ra những mục tiêu mới hoặc thực hiện những bước tiến mới. Mỗi tuần bạn nên có một mục tiêu. Và mỗi sáng, bạn nên quyết định mình có thể làm một việc gì đó trong hôm nay để tiến tới mục tiêu. Nếu có thể, hãy làm điều đó trước tiên trong ngày.
9. Đi làm sớm: Chẳng ai thích giờ cao điểm, trừ các công ty dầu khí. Đi làm sớm, bạn sẽ tránh được tình trạng kẹt xe căng thẳng, đến chỗ làm sớm hơn, tiết kiệm được thời gian. Bạn thậm chí có thể đi làm bằng xe đạp hay đi bộ.
10. Những cuộc hẹn buổi sớm: Bạn sẽ khó trễ hẹn nếu chịu dậy sớm. Những cuộc hẹn buổi sớm có thể rất quan trọng và việc đến trễ sẽ khiến người khác nghĩ bạn thiếu nỗ lực. Đến đúng giờ hoặc sớm hơn sẽ để lại một dấu ấn tốt. Bạn cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho mình. Dù là sáng sớm, tôi cũng sẽ hiếm khi trễ hẹn.
Làm sao để không dậy muộn?
Ngủ đủ: Ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp bạn dậy sớm hơn. Lời khuyên chân thành: Hãy bỏ laptop và các thiết bị điện tử khác ra ngoài phòng ngủ.
Kiên trì: Hãy đặt báo thức vào cùng một giờ cho tất cả các ngày, kể cả ngày cuối tuần. Điều này tạo thói quen giúp bạn dễ dậy sớm hơn.
Khởi đầu chậm rãi: Bạn muốn dậy lúc 7h sáng nhưng không thể mở mắt ra cho đến 8h? Trước tiên hãy đặt báo thức vào lúc 7h45, rồi giảm dần 15 phút cho đến khi đạt được mục tiêu.
Đừng ngủ thêm: Ngủ thêm sẽ khiến bạn càng buồn ngủ hơn. Hãy chỉ đặt một báo thức. Nếu như bạn thực sự không yên tâm, sợ mình sẽ ngủ quên, đặt thêm một báo thức nữa cách đó vài phút.
Chọn chuông báo thức vui nhộn: Đừng chọn còi cứu hỏa làm chuông báo thức. Hãy chọn những âm thanh vui vẻ.
Để ánh sáng vào phòng: Một chút ánh sáng sẽ giúp cơ thể bạn tự điều chỉnh đồng hồ sinh học. Hãy mở rèm cửa hoặc đánh răng rửa mặt ở ngoài sân.
Ăn sáng: Bạn không thể xua tan cơn buồn ngủ chỉ với một tách cà phê. Hãy ngồi xuống và ăn một bữa sáng đàng hoàng.
Tập thể dục: Thể dục buổi sáng sẽ khiến bạn tỉnh táo và mang đến năng lượng cho ngày mới.
Tự thưởng: Hãy nâng động lực dậy sớm bằng cách chuẩn bị một bữa sáng thật ngon lành hoặc ngâm bồn sau khi thức dậy.
Tự ép bản thân: Cuối cùng, hãy tự thúc ép bản thân rằng: “Mình phải dậy”. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chính trong những lúc ngái ngủ, óc sáng tạo sẽ làm việc và đưa cho bạn nhiều ý tưởng mới. Đừng để những sáng kiến này trôi đi lãng phí chỉ vì bạn muốn ngủ nướng.
Làm Sao Để Tập Cho Bé Ngủ Riêng? Trẻ Mấy Tuổi Thì Nên Cho Ngủ Riêng?
Contents Làm sao để tập cho bé ngủ riêng? Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng? Trẻ không chịu ngủ riêng là vì chúng lo lắng, sợ hãi. Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp…
Contents
Làm sao để tập cho bé ngủ riêng? Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng? Trẻ không chịu ngủ riêng là vì chúng lo lắng, sợ hãi. Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị cho việc ngủ riêng….
Khá nhiều đứa trẻ không dám ngủ riêng chỉ vì các kiểu lo lắng, sợ hãi mà người lớn luôn cho là vu vơ, vô căn cứ. Và thế là cứ mỗi tối, bố mẹ và con cái lại “đánh vật” với chuyện ngủ cho đến khi con trẻ thiếp đi vì mệt…
Với mô hình căn hộ 2 phòng ngủ rất phổ biến hiện nay, vấn đề cho con trẻ ngủ riêng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm với mong muốn rèn luyện cho con tính độc lập và sự mạnh mẽ từ ấu thơ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng “từ bỏ” vòng tay ấm áp của bố mẹ để “ra riêng”. Và cũng không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên trì, nhẫn nại để giúp con trẻ quen với việc ngủ riêng. Nhất là những người mẹ trẻ, cứ nghe tiếng con khóc lóc, rên rỉ là không cầm lòng được, là lật đật ôm lấy con vỗ về. Đặc biệt sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ nào cũng muốn ôm ghì lấy con trẻ, hít lấy hít để cái mùi thơm của trẻ thơ, vuốt ve làn da mềm mại, mái tóc suôn mượt, mân mê cái tay, cái chân bé xíu… cho đến khi cả hai cùng chìm vào giấc ngủ không mộng mị.
Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị cho việc ngủ riêng.
Đầu tiên là tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, và giúp trẻ tiếp nhận chuyện ngủ như là một hoạt động thư giãn sau một ngày hoạt động. Ngoài việc cho trẻ tắm, làm và thay đồ ngủ thoải mái cho trẻ, bố mẹ cũng cần quan sát và ghi nhận những yếu tố giúp con trẻ dễ chìm sâu vào giấc ngủ. Chẳng hạn như để đèn ngủ, được ôm gấu bông quen thuộc, được quấn mình trong lớp mền mềm mại, được nghe kể một câu chuyện hay thích được nghe hát ru… Tiên lượng trước những nhu cầu của trẻ để chúng không phải thức giấc giữa đêm, như có một bình nước bên cạnh giường, đã đi vệ sinh trước khi lên giường, cái gối ôm quen thuộc không bị thất lạc… Và đừng quên giúp con trẻ cảm nhận rằng cái giường của chúng là nơi ấm áp nhất trên thế giới.
Những hoạt động trước giờ ngủ nên thuộc dạng thư giãn, tránh những hoạt động có tính kích thích. Tránh xem truyền hình, đặc biệt là những phim kinh dị. Cũng tránh rầy la, trách móc, phàn nàn con trẻ trước giờ ngủ. Vì giờ ngủ là để thư giãn.
Khi đã sắp xếp giường riêng cho con trẻ, bố mẹ phải dứt khoát không được nằm cùng trẻ trên giường của chúng. Bố mẹ có thể ngồi bên mép giường, cầm tay và trò chuyện khi chúng cảm thấy bất an, nhưng tuyệt đối không nằm cùng để chúng nhận thức rõ rằng chúng phải ngủ riêng trên giường của mình. Còn khi bố mẹ quy định trẻ phải ngủ và ở trong phòng nguyên đêm, chúng sẽ dần hiểu rằng mọi thứ chúng cần về đêm đã được bố mẹ chuẩn bị sẵn, điều đó sẽ giúp chúng an tâm hơn. Và con trẻ cũng cần phải biết rằng bố mẹ sẽ quay lại xem chừng giấc ngủ của con trẻ sau mỗi 10 phút cho đến khi con ngủ say, nhưng việc thăm chừng sẽ do bố mẹ chủ động chứ không phải vì con khóc… Đến khi trẻ tự về phòng và lên giường ngủ, thì trẻ đã chiến thắng được nỗi sợ hãi mơ hồ và bước đầu rèn luyện được tính độc lập.
Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trường Mầm non Hoàng Gia – Equest (Đội Cấn, Hà Nội), việc cho trẻ ở phòng riêng rất cần thiết đối với cả bố mẹ và đứa trẻ. Điều này giúp làm tăng tính tự lập, tự tin cho bé, giúp bố mẹ có đời sống riêng.
Nếu trẻ đã lớn mà vẫn ở chung với bố mẹ thì sẽ khó tránh khỏi những lần bắt gặp bố mẹ trong trạng thái “đặc biệt”, và điều này có thể gây chấn động nặng nề về tâm lý. Do không hiểu bản chất sự việc, trẻ có thể cho đó là một hành vi bạo lực và trở nên kinh hãi, hoặc bắt chước hành động của bố mẹ.
Ở phương Tây, trẻ em không ngủ cùng bố mẹ từ rất sớm, và đến 3 tuổi thì hầu hết đã có phòng riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quan niệm “con bé phải ở cùng bố mẹ” vẫn rất phổ biến, thậm chí ngay cả khi trẻ đã 11-12 tuổi. Theo ông Khanh, với môi trường tâm lý – xã hội ở Việt Nam, việc cho trẻ ra ngủ riêng quá sớm có thể gây cho trẻ nỗi sợ hãi, bất an, tuy nhiên cũng cần làm điều này khi trẻ được 4-6 tuổi, có thể sớm hơn tùy tính cách mỗi trẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh khuyên rằng, việc cho con ra riêng không nên tiến hành một cách đột ngột, càng không nên ép buộc trẻ. Nếu làm vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình bị bố mẹ hắt hủi, bỏ rơi và sẽ bị tổn thương tinh thần. Vì vậy, trước hết cần thuyết phục con cho đến lúc nó đồng ý.
Trước hết, cần giải thích cho con biết tại sao cần làm như vậy. Nói với trẻ rằng con đã lớn, cần có chỗ riêng tư để làm những việc con thích mà không ai làm phiền, và bố mẹ cũng vậy.
Để làm trẻ thích thú với việc ở riêng, cần chuẩn bị một phòng xinh xắn ở ngay cạnh phòng bố mẹ. Để cho bé cùng tham gia trang trí căn phòng. Nói với bé rằng đây là giang sơn riêng của con, con có quyền bài trí theo ý mình, có thể cho các bạn gấu bông, búp bê hay đồ chơi khác lên giường cùng con…
Để trẻ có cảm giác thân thuộc với căn phòng và không lo lắng, mẹ có thể cùng chơi với bé ở đây, rồi vỗ về cho bé ngủ. Dặn bé rằng bố mẹ ở ngay cạnh (hoặc có điện thoại trong phòng), nếu có vấn đề gì quan trọng thì con gọi, mẹ sẽ đến ngay. Tuy nhiên, bạn cần giao hẹn với con là phải chuyện quan trọng mới được gọi.
Những ngày đầu trẻ sẽ thao thức vì sợ, vì cảm giác cô đơn nhưng rồi sẽ quen. Nếu mẹ mềm lòng và ngủ lại với con, hay cho con sang phòng mình thì sau đó rất khó dứt khoát. Tiến sĩ Công Khanh lưu ý, khi trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì đó phải được coi là một cam kết giữa cha mẹ và con cái, cho trẻ biết là nó phải thực hiện đúng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, việc trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ nhưng ở một cái giường khác cũng không khác mấy so với chung giường. Lúc đó trẻ vẫn ở cùng một không gian với bố mẹ, vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh bất lợi trong sinh hoạt.
“Nếu việc riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp để cho trẻ ra phòng khác thì đó là điều rất tốt, nhưng không thể coi đó là giải pháp lâu dài” – ông Khanh nói.
Nếu nhà chật, bạn không thể bố trí phòng cho trẻ thì nên tạo vách ngăn trong căn phòng chung bằng ri đô hay các vật dụng khác để tạo cảm giác mỗi người có một không gian riêng. Bạn cũng bài trí khu vực của trẻ thành một vương quốc thực sự cho riêng bé. Dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư như đến một giờ nhất định thì ai về “nhà” nấy, và không tự ý vào phòng nhau (ngay cả bố mẹ cũng vậy, nếu có việc vào chỗ con cũng nên xin phép trẻ).
9 lưu ý cực kỳ quan trọng dành cho bố mẹ trước khi tập cho bé ngủ riêng:
Để con ngủ riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có cái lợi và hại riêng. Bản thân mình được ngủ với mẹ có lẽ cũng phải đến…14 tuổi (vì ngày xưa nhà chật không có điều kiện phòng riêng) nên mình hiểu cái cảm giác được ngủ với mẹ nó thích như thế nào, hơn hết nó là cái cảm giác an toàn vì biết có mẹ ở bên cạnh. Nhưng rồi bây giờ làm mẹ mới thấu hiểu cái cảm giác sáng phải đi làm sớm, đêm vẫn phải ôm con vật vã thì nó khổ sở làm sao. Nhiều đêm cho con ngủ cùng, nó đạp bốp lên mặt mình lúc đang ngon giấc nhất thì nó ức chế đến cực điểm.
Chính vì vậy mình cũng chủ trương tự do muôn năm và cho con ra riêng từ sớm. Em Mi-Ann vì có kinh nghiệm rồi nên trộm vía ngủ riêng rất nhanh và ngoan. Anh Daniel vì hồi xưa cứ dập dòm riêng hay không riêng, dù là nằm 1 mình 1 giường trong phòng mẹ, cũng phải đến gần 3 tuổi mới sang phòng riêng. Nhưng tầm tuổi đó luyện rất khó, đến bây giờ anh ý vẫn có trò nửa đêm bất thình lình đứng lù lù dưới chân giường bố mẹ làm nhiều phen thót tim. Hoặc có hôm khinh khỉnh 3am ôm gối vào vỗ mông ông bố thì thào “Daddy, dậy sang phòng bên kia ngủ đi cho con ngủ với mẹ” :D, ông bố lầu bầu mấy câu xong cũng phải cắp gối sang phòng khác vì thà được ngủ còn hơn bị thằng con mè nheo hoặc sợ nó làm loạn giữa đêm (thằng con rất khôn, nó vỗ mông bố chứ ko bao giờ dám vỗ mông mẹ vì biết chắc câu trả lời là không). Nhiều đêm rõ ràng đi ngủ với chồng, sáng mở mắt ra thấy thằng con nằm lù lù bên cạnh còn không thấy chồng đâu cũng giật hết cả nảy. Kể lai rai vậy nhưng note này lại không bàn đến việc nên hay không nên cho con ngủ riêng. Cái này là sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nhưng vì có nhiều mẹ PM lăn tăn cái việc muốn cho con ngủ riêng nhưng lại lo lắng không biết làm thế nào (mẹ cháu cũng chịu không trả lời từng PM được vì rất bận) nên mẹ cháu đúc kết thành 9 quy tắc sau (mẹ cháu chỉ thích số 9 :D) để nhiều người có cùng câu hỏi được biết luôn:
1. Trẻ sơ sinh có thể ngủ cũi/nôi riêng từ khi lọt lòng, nhưng 6 tháng đầu tiên đặt cũi/nôi trong phòng bố mẹ, sát giường bố mẹ càng tốt vì chỉ cần thò tay sang là vỗ về con hoặc kiểm tra con được. 6 tháng đầu nên nằm nôi (hoặc mose basket) nhỏ thôi, sau 6 tháng mới nên chuyển qua cũi sẽ dễ ngủ hơn. Như đã nói ở trên Daniel nằm cũi nhưng trong phòng bố mẹ đến 3 tuổi, còn Mi-Ann chỉ nằm cũi ở trong phòng bố mẹ đến 9 tháng là ra phòng riêng. Cho con ra phòng riêng lúc nào là tuỳ bố mẹ và điều kiện gia đình, nhưng tối thiểu là sau 6 tháng (ko nên sớm hơn). Cho con ngủ riêng càng sớm càng dễ luyện, càng muộn càng khó.
7. Phòng ngủ của trẻ nhiệt độ chuẩn là từ 18 đến 26 độ (tất nhiên tuỳ điều kiện khí hậu mỗi nước chứ không nên máy móc, ở UK mà 18 độ thì ok chứ ở VN thì chắc chắn là hơi lạnh quá, ở VN theo mình lý tưởng nhất là 25-27 độ), không nên có nhiều đồ điện tử trong phòng ngủ, nên lắp fire alarm nếu có điều kiện. Nếu phòng bố mẹ và con không sát vách nhau thì phải đặt thêm máy báo khóc (cái này thường khá khó chịu vì con ọ ẹ cựa mình là máy cũng sột soạt theo dễ gây mất ngủ, nên tốt nhất bài trí nhà cửa sao cho phòng con và bố mẹ liền kề nhau nếu được, còn không thì cũng nên đầu tư máy báo khóc xịn một chút hoặc máy kèm camera).
8. Cửa sổ phòng của trẻ con nên có 2 lớp rèm, 1 lớp rèm thông thường và 1 lớp blinder (để khi kéo xuống là phòng tối om không một chút ánh sáng nào lọt qua). Cái này rất tiện vì khi trẻ tỉnh giấc nửa đêm thấy tối om sẽ ngủ lại rất dễ (nếu bé dậy thấy có ánh sáng rất hay mở mắt tìm người quen và khóc).
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Bé Tập Ngủ Sớm ? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!