Xu Hướng 6/2023 # Làm Sao Để Bố Mẹ Xây Dựng Thói Quen Ngủ Đúng Giờ Cho Trẻ? # Top 11 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Làm Sao Để Bố Mẹ Xây Dựng Thói Quen Ngủ Đúng Giờ Cho Trẻ? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Bố Mẹ Xây Dựng Thói Quen Ngủ Đúng Giờ Cho Trẻ? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ không phải là việc dễ dàng nhưng lại rất cần thiết để giúp trẻ ngủ đủ và ngủ ngon.

1. Tạo một chuỗi thói quen phù hợp để đi ngủ đúng giờ

Chuỗi thói quen trước giờ đi ngủ nên bắt đầu vào cùng một khung giờ, để trẻ có thể đi ngủ đúng giờ mỗi đêm. Một tiếng trước khi đi ngủ, bố mẹ nên bắt đầu thực hiện những việc quen thuộc, giúp trẻ thư giãn và cũng không cảm thấy “bỗng dưng phải đi ngủ”. Những việc đó nên là tắt điện thoại, máy tính, tivi…, rồi bố mẹ và trẻ có thể cùng nằm trò chuyện.

Nhiều bố mẹ cũng áp dụng “cảnh báo 10 phút”, tức là cho trẻ biết rằng sắp đến giờ đi ngủ, và sau 10 phút nữa thì bố mẹ sẽ bắt đầu thực hiện chuỗi thói quen (như trên). Nếu trẻ chưa hiểu khái niệm thời gian thì bố mẹ có thể đặt đồng hồ để lúc chuông reo thì sẽ bắt đầu khoảng thời gian chuẩn bị cho việc đi ngủ.

Với chuỗi thói quen bắt đầu vào cùng một thời điểm để trẻ đi ngủ vào cùng một khung giờ mỗi tối, cơ thể trẻ sẽ dần hoạt động theo đúng một nhịp cố định và trẻ sẽ dễ ngủ hơn.

Bố mẹ có thể hỏi xem trẻ thích làm gì trước khi ngủ. Một số việc như đánh răng, đi vệ sinh, thay đồ ngủ… có thể coi là bắt buộc. Nhưng ngoài ra, bố mẹ hãy để trẻ chọn việc mình thích làm, như đọc sách hoặc chơi một trò nhẹ nhàng nào đó. Vì được lựa chọn nên trẻ sẽ cảm thấy mình có quyền quyết định.

Bố mẹ có thể thiết kế một tấm bảng có liệt lê những việc trẻ cần và thích làm trước khi đi ngủ, rồi mỗi tối đều cùng trẻ đánh dấu hoặc dán đề can cho những việc đã làm. Tuy nhiên, danh sách này cũng chỉ nên gồm 4-5 việc thôi, để tránh tốn quá nhiều thì giờ, hoặc lại khiến trẻ khó thư giãn.

3. Chấp nhận những yêu cầu “Thêm một…” của trẻ tới một mức độ nhất định

Nếu trẻ cứ bày trò “thêm một” (đòi bố mẹ kể thêm một câu chuyện, đòi uống thêm một cốc nước, hay ôm thêm một cái…), thì bố mẹ nên kiên nhẫn. Trong trường hợp trước đó trẻ đã làm đầy đủ mọi việc cần thiết, thì bố mẹ có thể làm theo một yêu cầu của trẻ, nhưng cũng cần cho trẻ biết rằng chỉ “thêm một” một lần thôi.

Tất nhiên, bố mẹ cần làm đúng lời mình nói chứ đừng nhượng bộ chiều theo trẻ rồi sau đó lại nổi cáu vì trẻ cứ năn nỉ, kì kèo.

4. Rời phòng, rồi quay lại

Bố mẹ không nên để trẻ có thói quen là phải có người lớn bên cạnh mới ngủ được. Bố mẹ nên mở nhạc nhẹ nhàng, bật đèn ngủ và cho trẻ nằm lên giường, có thể cùng với một bạn thú bông. Sau đó, bố mẹ chúc trẻ ngủ ngon và hứa rằng vài phút nữa sẽ quay lại phòng xem trẻ ngủ chưa. Tất nhiên, bố mẹ cũng cần thực hiện đúng lời hứa này.

Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ không phải chuyện một sớm một chiều. Nhưng với sự kiên trì và kế hoạch hợp lý, bố mẹ sẽ giúp trẻ ngủ đủ và ngủ ngon mỗi đêm.

Làm Sao Để Tập Cho Trẻ Ngủ Đúng Giờ Và Ngon Giấc?

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ và ngon giấc? Nhiều trẻ hay giật mình, thức giấc vào ban đêm, đơn giản mẹ hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản và chúc bé ngủ ngon, đừng để trẻ nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn. Nếu trẻ quá khó ngủ vào ban đêm, mẹ nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của trẻ lại. Nếu rèn luyện được cho trẻ thói quen tự ngủ đúng giờ ngay từ nhỏ, không chỉ giúp được việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà còn đảm bảo cho sức khỏe và thói quen sinh hoạt khoa học của trẻ về sau nữa.

1. Tập trẻ ngủ đúng giờ

Việc tạo cho trẻ có thói quen sinh hoạt đúng giờ so với những thói quen vốn có “bản năng” của trẻ là bước đầu trong quá trình giúp trẻ có thói quen tự ngủ. Mẹ chọn cho trẻ một giờ ngủ cố định, giúp trẻ cứ tới giờ là thấy buồn ngủ một cách tự nhiên, khi trẻ có thói quen tự ngủ, đi ngủ vào một giờ cố định hàng ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ sẽ hoạt động hợp lý, ổn định hơn, trẻ sẽ dễ dàng ngủ và ngủ ngon hơn.

Xây dựng một thủ tục trước khi ngủ là một trong những việc cần phải làm trong bước đầu việc hình thành thói quen tự ngủ cho trẻ, tạo ra hoặc tham khảo chọn ra những thủ tục thích hợp ngay xung quanh nơi trẻ ngủ, đơn giản êm ái nhất như kể chuyện, đọc sách, ôm gối, hoặc tắm,…. giúp trẻ nhận ra khi thấy những thủ tục ngủ, trẻ sẽ tự ngủ khi biết đến giờ phải đi ngủ.

3. Giữ khoảng cách khi trẻ ngủ

Đối với một số trẻ đã quen với việc được mẹ cho con bú hoặc được mẹ ru mới ngủ, thì cần có thời gian nhiều hơn để điều chỉnh giúp trẻ có thói quen tự ngủ. Sau khi cho trẻ đã ngủ theo cách thông thường theo những thói quen trước, mẹ nhẹ nhàng đặt bé xuống nơi ngủ, sau đó có thể cùng con ở trong phòng nhưng không ở cạnh như thường lệ mà giữ một khoảng cách không quá gần, hoặc tốt hơn là mẹ có thể ra ngoài và chờ xem con có giật mình quấy khó khi không thấy mẹ đâu. Trong quá trình tập cho bé tự ngủ, mẹ kiên nhẫn thực hiện, giữ khoảng cách, lùi xa con dần mỗi khi con ngủ, cho đến khi trẻ có thói quen tự ngủ, không còn quấy khóc khi mẹ vắng mặt.

4. Phân biệt ngày và đêm

Giúp trẻ phân biệt được đâu là ban ngày, đâu là ban đêm, giúp trẻ nhận biết được ngủ trưa và ngủ tối, để trẻ có thói quen tự ngủ vào hai khung giờ nhất định trong ngày. Buổi trưa chỉ cần đóng cửa, kéo rèm, đặt trẻ trong không gian yên tĩnh nơi trẻ tự ngủ, buổi tối sau khi thì có thêm thao tác bật đèn ngủ trước khi ra khỏi phòng. Bố mẹ hãy chúc trẻ ngủ ngon khi trẻ giật mình

Nhiều trẻ hay giật mình, thức giấc vào ban đêm, đơn giản mẹ hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản và chúc bé ngủ ngon, đừng để trẻ nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn. Nếu trẻ quá khó ngủ vào ban đêm, mẹ nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của trẻ lại. Nếu rèn luyện được cho trẻ thói quen tự ngủ đúng giờ ngay từ nhỏ, không chỉ giúp được việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà còn đảm bảo cho sức khỏe và thói quen sinh hoạt khoa học của trẻ về sau nữa.

5. Cho bé thư giãn trước khi ngủ

Hầu hết mọi người đều cần có thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ, và em bé của bạn cũng không ngoại lệ. Trước khi cho con ngủ bạn hãy làm vài động tác thư giãn, chơi đùa nhẹ nhàng cùng bé trước khi đặt bé vào trong nôi và ru ngủ. Điều này cũng tạo sự liên kết tình cảm tuyệt vời giữa mẹ và bé. Kéo rèm cửa, bật đèn ngủ để làm tối căn phòng, chuẩn bị một câu chuyện để kể cho bé hay những vật dụng mà bé yêu thích. Tắm bé với nước ấm trước khi đi ngủ để làm dịu da bé, sau đó mặc đồ ngủ và đưa bé vào phòng tối, mở một bản nhạc hát ru hay kể một câu chuyện vui, chơi đùa cùng bé. Sau đó, ôm bé và bắt đầu ru ngủ. Khi bé rơi vào trạng thái buồn ngủ mới nên đưa bé vào nôi hoặc giường.

Khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho bản thân. Để bé thư giãn khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ là hợp lý nhất (6 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian thích hợp cho bé thư giãn trước khi đi ngủ).

6. Tham khảo thời gian trẻ ngủ

Sự đồng nhất là điều cần thiết cho bé, đặc biệt là đối với giấc ngủ. Tất cả các bé đều cần một lịch ngủ trưa và tối đúng giờ để điều tiết chu kỳ hormone ngày và đêm, cũng như giữ trạng thái cân bằng cho trái tim và tâm trí trẻ. Lịch trình ngủ rất quan trọng trong việc thiết lập cơ chế đồng hồ sinh học cho cơ thể bé. Một lịch trình ngủ hợp lý sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và tránh được tình trạng mất ngủ.

Trái lại nếu lịch trình ngủ thay đổi thường xuyên do cha mẹ cho bé ngủ quá sớm hay quá trễ sẽ khiến bé mệt mỏi, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, sẽ có ngày con bạn ngủ nhiều hơn và những ngày khác ít hơn nên bạn cần linh hoạt để điều chỉnh lịch cho phù hợp. Mẹ chọn cho trẻ một giờ ngủ cố định, giúp trẻ cứ tới giờ là sẽ thấy buồn ngủ một cách tự nhiên, điều này quan trọng trong việc rèn cho bé có thói quen tự ngủ. Thời gian ngủ của bé phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

Bé 1 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 8,5 giờ – Thời gian ngủ ngày 8 giờ

Bé 6 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 10,5 giờ – Thời gian ngủ ngày 4 giờ

Bé 12 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 11 giờ – Thời gian ngủ ngày 2,5 giờ

Bé 24 tháng tuổi – Thời gian ngủ đêm 11 giờ – Thời gian ngủ ngày 2 giờ

Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ dụi mắt, ngáp dài, cơ thể thiếu linh hoạt, cau có và kêu nhặng xị, mất hứng thú với đồ chơi mà bé yêu thích…không nên bỏ qua các dấu hiệu buồn ngủ của bé. Bố mẹ nên để mắt theo dõi bé thường xuyên để biết được lúc nào bé cần đi ngủ. Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của cơn buồn ngủ tự nhiên này, cơ thể bé sẽ bị mệt mỏi. Những em bé sơ sinh hoặc mới biết đi thường dễ phát ra dấu hiệu khi bé mệt mỏi và cần đi ngủ.

Nếu không thấy được các dấu hiệu này, hoặc bình thường khi bé mệt mỏi do hoạt động quá mức, bạn hãy đưa bé đến một căn phòng tối và yên tĩnh. Bắt đầu các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng, và khi cơn buồn ngủ đến gần những dấu hiệu trên sẽ bắt đầu xuất hiện.

Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Đúng Giờ

cách cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ, giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, cách rèn bé ngủ cả đêm một phát ăn ngay, cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, cách ru bé ngủ nhanh nhất, bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cách tập cho bé ngủ giường,

Nếu đang nuôi con nhỏ, chắc rằng bạn sẽ rất vất vả nếu đã khuya rồi mà con vẫn không chịu đi ngủ.

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh thường chỉ ngủ những giấc ngắn từ vài chục phút cho đến 1 – 2 tiếng rồi lại tỉnh. Thế nhưng, khi được khoảng 6 tháng tuổi, nếp ngủ của các bé sẽ trở nên đều hơn. Đó là vì lúc này trẻ nhỏ thường bú sữa nhiều hơn hay ăn đồ ăn dặm với lượng lớn dần, bởi vậy bé sẽ no lâu cũng như ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời, bé cũng bắt đầu biết phân biệt được ngày và đêm.

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ

Đến khi được khoảng 1 tuổi rưỡi, trẻ không còn dễ ngủ dễ thức như trước nữa mà bắt đầu ngủ trưa và ngủ tối vào những khung thời gian nhất định.

Lượng thời gian ngủ cần thiết trong 1 ngày tương ứng với độ tuổi của trẻ

Trẻ từ 4 – 12 tháng: 12 – 16 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 9 – 12 tiếng

Trẻ từ 13 – 17 tuổi: 8 – 10 tiếng

Từ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi, bạn nên tập cho con ngủ trưa 1 lần/ngày, mỗi lần tối đa 2 tiếng. Vì nếu bạn cho con ngủ thỏa thích theo ý của bé thì đến buổi tối, bé sẽ không chịu đi ngủ.

Khoảng thời gian thích hợp cho con ngủ trưa là đầu giờ chiều, từ khoảng 13h00 – 15h00. Chú ý không cho con ngủ vào buổi chiều tối vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé.

Số giờ ngủ của mỗi trẻ mỗi khác, nhưng trước khi vào cấp 1, có không ít bậc phụ huynh lại muốn tập cho con mình thói quen không ngủ trưa. Trên thực tế, khi được khoảng 4 – 5 tuổi, dần dần trẻ sẽ ít ngủ trưa hơn. Bởi vậy, bạn không nên ép con ngủ trưa mà nên để cho bé tự bỏ ngủ trưa. Càng lớn trẻ sẽ càng ít ngủ trưa, thậm chí có thể sẽ bỏ hẳn giấc ngủ trưa.

Trong những năm gần đây, giấc ngủ trưa của người lớn đang rất được chú ý do có nghiên cứu cho rằng ngủ trưa khoảng 20 phút sẽ giúp hiệu suất công việc buổi chiều tăng cao. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn khuyến khích nhân viên ngủ trưa bằng những cách như thiết kế chỗ ngủ trưa tạm thời ngay trong công ty.

Bởi vậy, gần đây nhiều người quan niệm rằng xét theo góc độ khoa học thì dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, việc ngủ trưa cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy thế, bạn cũng nên nhớ rằng việc cho phép ngủ trưa vẫn chưa được chấp nhận tại nhiều trường học và công ty.

Giấc ngủ được hình thành từ thói quen hàng ngày, bởi vậy lý tưởng nhất là luôn đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định. Nếu bạn cho rằng

thì bạn sẽ không thể tập cho con đi ngủ đúng giờ được. Bởi vậy, khi con được khoảng 1 tuổi rưỡi – thời điểm đã hình thành giờ ngủ trưa và ngủ tối nhất định, hãy cố gắng cho con ngủ và đánh thức con dậy đúng giờ nhất có thể.

Dù vậy, nếu bạn quá cứng nhắc và luôn bắt con phải đi ngủ đúng giờ thì bé sẽ cảm nhận được điều đó và không chịu đi ngủ. Vào lúc này, có thể bạn sẽ mắng con “Có ngủ sớm không thì bảo?!”.

Thế nhưng, dù có mắng thì con cũng không chịu ngủ. Bởi vậy, thay vì mắng con, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tập cho con một số thói quen nhất định trước khi đi ngủ.

Chẳng hạn như sau khi cho con ăn tối xong, bạn có thể tắm cho bé, cho bé đánh răng rồi chơi đùa cùng bé, sau đó điều chỉnh ánh sáng trong phòng cho tối đi và đọc sách tranh cho con nghe… rồi mới đi ngủ. Khi con đã quen với nếp sinh hoạt mỗi tối này, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đó là vì lúc này bé cảm thấy thỏa mãn và an tâm.

Bằng cách này, khi con đã hình thành được thói quen đi ngủ đúng giờ, các ông bố bà mẹ chúng ta sẽ thoát khỏi cảnh phải đau đầu mỗi khi con không chịu ngủ hàng tối.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Sự Tự Tin Cho Trẻ

Websosanh – Có được sự tự tin là một điều rất quan trọng để đạt được thành công. Trẻ em rất nhạy cảm và cần được khuyến khích tìm hiểu. Chúng cần sự hỗ trợ từ cha mẹ và người lớn để phát triển toàn diện. Sự tự tin ở trẻ em đến từ sự hỗ trợ tích cực của người lớn.

1. Làm thế nào để xây dựng sự tự tin cho trẻ em

Điều quan trọng là trẻ em cần phát triển một hình ảnh tích cực của riêng mình.

Một hình ảnh tích cực có nghĩa là tự tin; nhận thức được giới hạn của bản thân và tin tưởng vào khả năng của mình. Những người có hình ảnh tích cực sẽ biết tận hưởng cuộc sống của họ và có thể ứng phó tốt trong những tình huống khó khăn.

Tương tự với trẻ em; để xây dựng sự tự tin, cha mẹ cần phải thể hiện sự tin tưởng đối với con trẻ. Suy nghĩ này không phải tự nhiên mà có. Nó được tạo ra từ chính môi trường sống của trẻ . Để truyền đạt một thông điệp của sự tự tin, tín hiệu bằng lời và không lời rất quan trọng. Sự tin tưởng từ người lớn cho trẻ khả năng xử lý công việc và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

2. Chấp nhận những đặc điểm của trẻ

Cho dù trẻ có làm đúng hay sai chuyện gì, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ và khiến trẻ cảm thấy được trân trọng, ví dụ như không nên đưa ra lời khen chung chung mà nên khen cụ thể như ” mẹ rất thích cách con dọn dẹp phòng, con rất biết cách sắp xếp công việc”. Nếu đứa trẻ làm việc gì chưa đúng, cha mẹ phải sửa cho con ngay, bằng cách chỉ ra lỗi của trẻ, trẻ đã làm sai ở đâu mà không nên quát mắng trẻ. Trẻ cần được biết nếu không mắc lỗi thì sẽ không học được cách làm mọi việc sao cho đúng.

3. Trẻ em học hỏi nhiều điều từ việc tự mình thử làm mọi việc

Sự kiên nhẫn và tin tưởng là điều cha mẹ cần dành cho con mình. Cho trẻ thời gian và không gian để thử làm điều gì mới mẻ và học hỏi được từ những sai lầm. Luôn sẵn sàng trợ giúp trẻ nếu trẻ cần. Luôn luôn tự hào về những gì trẻ làm, ngay cả khi đó là những việc mà trẻ đã thử làm và chưa đạt được thành công. Truyền cho trẻ sự tự tin khi làm bất cứ việc gì và không gây cho trẻ cảm giác sợ hãi, áp lực khi gặp những thử thách mới và những tình huống cần học hỏi.

4. Tập làm một hình mẫu cho trẻ noi theo

Trẻ em sẽ học hầu hết những hành vi của người lớn. Trẻ thường bắt chước những hành vi của người lớn, cả hành vi tốt lẫn xấu. Chúng muốn giống như người lớn, nếu chúng thấy bạn chửi thề, chúng sẽ chửi thề. Nếu bạn là người hay giúp đỡ người khác, trẻ cũng sẽ là đứa trẻ ngoan và hay giúp đỡ mọi người. Những đứa trẻ bị bạo hành tinh thần cũng có nguy cơ cao lớn lên trở thành người bạo hành trẻ em trong tương lai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Bố Mẹ Xây Dựng Thói Quen Ngủ Đúng Giờ Cho Trẻ? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!