Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Tạo Môi Trường Nói Tiếng Anh ? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Căn cứ vào một kết luận khoa học, kết quả của việc học tiếng Anh 80% phụ thuộc vào cảm xúc của người học, 20% còn lại là phương pháp. Do vậy, học tiếng Anh hiệu quả là phải làm sao có thể phát huy tối đa được nguồn cảm hứng của người học.
Theo thuyết trí thông minh, tiến sỹ giáo dục Howard Gardner cho rằng, một môi trường học lý tưởng là nơi mà người học được giao tiếp, được tương tác với bạn bè, với thầycô, được chơi, vận động, hát, … Việc được học trong những môi trường như vậy giúp người học nhớ được phần lớn những gì đã được học trong một năm sau đó.
Vậy làm sao để tạo ra một môi trường thích hợp để nói Tiếng Anh một cách hiệu quả ???
1. Cố gắng luyện nghe, nói, đọc tiếng Anh hàng ngày ở bất cứ nơi nào như ở nhà hoặc nơi làm việc.Đưa tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày là giải pháp hữu hiệu. Điều này giúp bạn ghi nhớ bất kỳ điều gì về ngữ pháp, mẫu câu hay các loại từ và biến nơi mình ở thành một môi trường rèn luyện tiếng Anh lý tưởng.
Nếu bạn không ngại về tính thẩm mỹ, hãy dùng các mẫu giấy sticker dán lên trên tất cả đồ dùng sinh hoạt, học tập, làm việc của mình, dán vào những nơi bạn nghĩ rằng dễ bắt gặp nhất. Việc thấy nó hằng ngày không chủ đích vô tình khiến bạn sẽ nhớ lâu hơn đó.
2. Mỗi ngày luyện tập thường xuyên tiếng Anh cho mình qua các video Anh ngữ, các website, kênh Youtube tiếng Anh.Đa số những nền tảng tiếng Anh online hiện nay đều có người nước ngoài hoặc người Việt có giọng đọc khá chuẩn. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi một vài kênh có phương pháp phù hợp với mình để theo học bằng cách tự giao tiếp với bản thân và ghi âm lại. Sau đó, bạn hãy lắng nghe rôi tự sửa xem đã phát âm đúng và tự nhiên chưa. Việc chính bạn tự phát hiện ra lỗi sai của mình thì sẽ dễ dàng khắc phục và ghi nhớ lâu hơn.
3.Xem tin tức, nghe đài, xem TV những kênh nói tiếng Anh để học và nhớ cách pháp âm cá từ vựng. 4.Tiếp xúc với người nước ngoài bằng cách bắt chuyện với người ngoại quốc, tham gia CLB, Trung tâm tiếng Ngoại ngữ.Không khó để tìm thấy những bài viết với tiêu đề như quán cà phê tiếng Anh hay câu lạc bộ học tiếng Anh miễn phí trên các trang mạng. Bạn thường sẽ chỉ chi trả tiền nước cho mỗi buổi học và không phải đóng thêm bất kì khoản chi phí nào khác. Bạn được rèn luyện tiếng Anh trong môi trường thân thiện, kết bạn và tham gia các hoạt động xã hội khác mà câu lạc bộ tổ chức với cái giá phải trả chỉ bằng sự cam kết và tinh thần học hỏi.
Việc học tiếng Anh có trở nên tiến bộ hay không là ở bản thân mỗi người. Việc tự tạo môi trường học tuy khó và không hiệu quả ngay ngày hôm sau cho bạn nhưng sẽ đem lại kết quả về lâu dài.
Tham gia vào Phát Âm Hay để cải thiện khả năng phát âm, tự tin khi giao tiếp-oOo-Kiểm tra phát âm miễn phí: phatamhay.comLịch khai giảng và học phí: chúng tôi học phát âm: chúng tôi học ngữ điệu: chúng tôi #hocphatammienphi #IPA #phatamchuanmy #tienganhmy #kiemtraphatammienphi #khacbietAnhAnhAnhMy #nguyentacphatam #tuvunganhmy
Làm Sao Để Cải Thiện Kỹ Năng Nghe Và Nói Tiếng Anh?
Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh-Cách tốt nhất là nghe thật nhiều và luyện tập cùng bạn bè.
Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh?
1. Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh: Đó là nghe và ngheĐể kỹ năng nghe và nói được cải thiện thì không còn cách nào khác đó là nghe và nghe thật nhiều. Trước hết bạn nên nghe những gì đơn giản và hấp dẫn với bạn, bạn nên nghe những gì mình thích. Nhiều bạn cho rằng không thể nghe được gì dù đã thực sự cố gắng. Nhưng thực tế không ai có thể nghe và nói tốt nếu chỉ trải qua quá trình đơn giản. Vì thế bạn nên kiên trì nghe những thứ đơn giản sau đó đến phức tạp, như vậy là có thể cái thiện kỹ năng nói tiếng Anh rồi đó.
2. Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh nếu không nghe và thực hànhKhi bạn nghe tiếng Anh qua đài, bạn có thể nhắc lại từng câu theo băng. Cố gắng học cách nhấn nhá câu giống họ, như vậy giọng nói của bạn sẽ hay hơn đó. Nếu như bạn có điều kiện có thể tham gia các khóa học luyện nghe nói tiếng Anh với người bản ngữ. Hoặc có thể tham gia các khóa học tiếng Anh online cũng rất tiện lợi cho việc học của bạn.
3. Tự tin khi nói tiếng AnhTự tin là một trong những yếu tố giúp bạn có thể giao tiếp tiếng Anh tốt hơn. Hầu hết mọi người ngay từ đầu khi nói tiếng Anh đều có cảm giác sợ sai nên không giám nói. Vậy thì giải pháp là gì. Trước hết bạn nên tự nói tiếng Anh với chính mình qua các đoạn hội thoại nhỏ. Nếu bạn chưa thực sự tự tin thì có thể quay lại và nghe nhiều lần, bắt chước họ cách đọc và nhấn nhá, như vậy sẽ nhanh tiến bộ hơn nhiều đó.
Điều này đảm bảo bạn được “nhúng” nhiều nhất với âm thanh và giọng nói bằng tiếng Anh. Thậm chí là bạn có thể hạn chế nghe nhạc Việt và chuyển hoàn toàn sang những bài hát tiếng Anh bạn thích. Chú ý là những tài liệu bạn nghe nên từ những giọng bản địa của nhiều nước khác nhau như Anh, Mỹ, Úc…
Làm sao để cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh không khó, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện một số phương pháp trên chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện hơn nhiều đó.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (Lopngoaingu.com)
Môi Trường Là Gì? Chúng Ta Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường?
Môi trường là gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Đây là câu hỏi thu hút được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân. Ngay sau đây Thanh Bình sẽ làm rõ khái niệm này và gợi ý những việc làm bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp để quý khách cùng tham khảo thực hiện.
Môi trường là gì?
Hiểu rõ khái niệm môi trường là gì sẽ giúp mỗi chúng ta nắm được tầm quan trọng của vấn đề và dễ dàng đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp lý tưởng nhất.
Vậy môi trường là gì? Theo điều 1 trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Nếu phân theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thanh các loại chính sau đây:
Môi trường tự nhiên: Sẽ gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, sinh học, hóa học, tồn tại ngoài ý muốn của nhân loại nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Điển hình như không khí, ánh sáng mặt trời, biển cả, núi, sông, động thực vật, đất, nước …
Môi trường xã hội: Chính là định nghĩa để chỉ tổng thể các mối quan hệ giữa người với người như các thể chế, luật lệ, quy định, ước định, cam kết … nhằm tạo ra một khuôn khổ nhất định cho các hoạt động của con người, góp phần phát triển xã hội vững mạnh.
Tóm lại, nếu quý khách vẫn băn khoăn không biết môi trường là gì thì có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đó là tất cả những gì có ở xung quanh chúng ta, cho chúng ta cơ sở để sống và phát triển.
Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Có rất nhiều lý do lý giải cho nghi vấn vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường, nhưng chung quy lại việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người và toàn bộ hệ sinh vật trên Trái Đất, hạn chế tối đa sự biến đổi khí hậu và những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không phải của riêng một cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức nào. Tất cả chúng ta đều phải chung tay bảo vệ môi trường sống và sự cân bằng hệ sinh thái, tạo nên sự phát triển vững mạnh ở hiện tại và cho cả thế hệ con cháu tương lai.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng trầm trọng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ những điều nhỏ nhất như khói bụi, nước nhiễm bẩn cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hóa, băng tan, nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon … Do đó, nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì toàn bộ sự sống trên địa cầu sẽ bị đe dọa.
Thế nhưng, quý khách đã hiểu bảo vệ môi trường là gì? thế nào là bảo vệ môi trường chưa? Đó là tất cả những hoạt động giúp môi trường quanh ta trở nên Xanh – Sạch – Đẹp. Để biết rõ hơn các hoạt động bảo vệ môi trường đó là gì, trong nội dung của phần tiếp theo Thanh Bình sẽ gợi ý cho quý khách.
Các biện pháp để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường hay làm thế nào để bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp luôn là những câu hỏi thu hút sự quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Vậy môi trường xanh sạch đẹp là gì? đó là môi trường không bị nhiễm bẩn, gây hại cho con người và hệ sinh thái.
Có rất nhiều các cách, các biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp chúng ta có thể thực hiện. Tuy nhiên, trong nội dung của phần này Thanh Bình chỉ xin được bật mí những việc làm để bảo vệ môi trường đơn giản nhưng hiệu quả nhất như sau:
Hạn chế sử dụng túi nilon
Túi nilon không thể tự phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm gây ô nhiễm. Việc hạn chế sử dụng túi nilon chính là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp ai cũng có thể thực hiện. Theo đó, thay vì dùng túi nilon để đựng đồ, quý khách nên sử dụng các loại túi giấy, túi tự hủy.
Trồng cây gây rừng
Không chỉ chống xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống, cây xanh còn có tác dụng to lớn trong việc hấp thụ khí thụ CO2 và thải ra khí O2 cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng là việc làm bảo vệ môi trường cần được chú trọng.
Thực hiện theo nguyên tắc 3R
Nguyên tắc 3R (Reduce, Reuse, Recycle) cũng là một trong những hành động bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp thiết thực và hiệu quả nhất. Cụ thể, nguyên tắc 3R có nghĩa là giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế.
Giảm thiểu sử dụng các hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại mà chúng ta sử dụng trong ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay gần gũi hơn là hóa chất tẩy rửa, vệ sinh bồn cầu, nhà tắm… đều là “kẻ thù” của môi trường, nhất là khi người dân lạm dụng hay sử dụng không đúng cách. Nếu có thể, hãy ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường khuyên dùng.
Xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường
Nếu quý khách đang băn khoăn không biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thì xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn chính là gợi ý lý tưởng. Nước thải nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, làm biến đổi tính chất của đất, thay đổi hệ sinh thái theo hướng tiêu cực.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng sức nước … là những nguồn năng lượng tự nhiên nên vô cùng thân thiết với môi trường, an toàn với sức khỏe con người, chúng ta nên sử dụng để giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng hữu hạn như điện năng, khí đốt.
Cổ động, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Đây là một trong những việc làm, hành động bảo vệ môi trường mang tính cộng đồng. Chúng ta nên cổ động, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là gì nhằm nâng cao ý thức của người dân, tuyên dương những tấm gương sáng, phê bình và xử phạt những thành viên xả rác bừa bãi, có hành vi phá hoại môi trường sống.
Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại, sau đây là những lợi ích điển hình nhất:
Nâng cao sức khỏe con người
Lợi ích đầu tiên của việc bảo vệ môi trường đó là nâng cao sức khỏe con người. Bởi vì, được sống và làm việc trong môi trường trong lành sẽ hạn chế các bệnh về đường hô hấp, tim, phổi, giảm thiểu nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác do ô nhiễm môi trường gây ra, từ đó nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.
Bảo vệ đa dạng sinh học
Sự đa dạng sinh học giữ vai trò rất quan trọng đến sự cân bằng của hệ sinh thái của sinh vật. Nếu môi trường bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến nhiều sinh vật mất đi nơi trú ngụ, giảm khả năng sinh sôi, thậm chí là tuyệt chủng. Nhưng nếu mỗi cá nhân đều ý thức bảo vệ môi trường thì sẽ giữ được sự đa dạng sinh học vốn có.
Bảo vệ tầng ozone
Lợi ích của bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ tầng ozone. Trái lại, nếu môi trường bị ô nhiễm, các khí độc chlorofluorocarbon, hydro chlorofluorocarbon tăng cao sẽ làm suy yếu hoặc làm thủng tầng ozone khiến các tia cực tím dễ dàng lọt qua, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật và con người đang sinh sống trên Trái Đất.
Nâng cao đời sống kinh tế, an sinh xã hội
Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, giảm thiểu thiên tai nên đời sống kinh tế ngày càng vững mạnh hơn, an sinh xã hội tốt. Đồng thời, tăng nguồn thu từ ngành du lịch, không phải chi một lượng chi phí khổng lồ để cải thiện hậu quả từ những sự cố môi trường gây ra.
5
/
5
(
130
bình chọn
)
Làm Thế Nào Để Nghe Và Nói Được Tiếng Anh
Làm thế nào để nghe và nói được tiếng Anh ?
Nghe và nói đều là kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong việc học Anh văn. Nếu ta chỉ biết nói, mà không biết nghe thì làm sao có thể trả lời đúng được. Hoặc là, ta chỉ biết nghe mà không biết nói, thì làm sao ta có thể tiếp chuyện với người nước ngoài. Vậy vấn đề nghe sẽ trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Bước đầu mới mở băng ra nghe một đoạn tiếng Anh. Có lẽ ta chỉ nghe được một mớ âm thanh hỗn loạn. Mặc dù trong đó có nhiều từ ta đã học, đã nói. Nhưng ở đây, qua âm thanh nói nhanh của băng caseette. Ta tưởng chừng như không hiểu chút gì và không thể nhận biết các âm điệu do băng phát ra.
Tại sao vậy ? Vì là những tiết tấu này ta chưa quen tai, hay nói cho đúng là ta chưa biết “nghe”
Bạn đừng vội nản chí!
“Vạn sự khởi đâu nan” mà. Bạn đừng quên không có kẻ nào trở thành người vĩ đại, siêu nhân về ngoại ngữ mà không từng trải qua những cái khó bước đầu đâu. Ta không vĩ đại như họ, song ta cũng sẽ học được cái mà mọi người học được.
Giai đoạn 2:
Trong giai đoạn này, chúng ta bắt đầu nghe được lõm bõm vài từ. Chỉ vài từ thôi, ta chưa đủ khả năng để nghe và hiểu ý nghĩa của cả câu. Nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt trong việc nghe của ta đấy. Nghĩa là ta đã có tiến bộ . Và để có được sự tiến bộ đó, ta phải thường xuyên nghe băng, đồng thời theo dõi sách khi nghe, bạn hãy đem hết cố gắng và sự ý tứ để dò theo chữ trong sách, làm như vậy vài lần bạn sẽ quen đi.
Giai đoạn 3:
Chúng ta bắt đầu nhận ra được cách cấu trúc câu và dần dà hiểu được ý nghĩa của câu, rồi tiến dần đến hiểu cả đoạn.
+ Để đạt tới giai đoạn 3 này, chúng ta cần chăm chỉ, siêng năng trong việc tập nói và nghe băng mỗi ngày.
Lúc này ta đã đạt được kỹ năng nghe một cách tương đối.
A. Làm sao để rèn luyện được kỹ năng nghe và nói?
a/ Rèn luyện kỹ năng nghe:
(1.) Trước tiên là tập nhận biết:
– Học thuộc các mẫu câu trong sách rồi mở băng nghe lại. Các mẫu câu bạn đã được thầy dạy qua sách, bạn hãy học thuộc. Chú ý nghe giọng đọc của thầy ở lớp và nghe qua băng, lưu ý về giọng đọc, dấu nhấn câu, và âm ngữ trong mỗi đoạn. – Cố gắng nhận diện được các từ và nhóm từ mang nội dung chính trong câu đối thoại.
(2.) Tập bắt chước giọng đọc:
– Bạn hãy đọc lại, hoặc nói lại cho đúng âm như trong băng đã nói, hoặc thầy đã dạy để khi nghe ai nói tới cụm từ tương tự, hoặc giống như đoạn băng mà bạn đã nghe qua cuộc đối thoại là bạn có thể hiểu ngay.
– Với bạn bè, bạn hãy tập nói những câu đối thoại mà bạn đã học. Cố gắng tập nói cho đúng giọng, thật chính xác, lâu dần bạn sẽ có một thói quen trong các cuộc đối thoại và như vậy khi bạn nghe người nước ngoài nói, bạn có thể hiểu và đối đáp được ngay như một phản xạ tự nhiên của tiếng mẹ đẻ.
(3.) Tập nghe những từ phát âm giống nhau:
Đây là giai đoạn mang tính chất khó khăn hơn, đó là tập nghe được những từ phát âm giống nhau.
Ví dụ: Nếu trong câu có 2 từ sau: Note= (chú ý) Night= (ban đêm)
Bạn nghe hai âm này gần như giống nhau. Vậy bạn làm thế nào để nhận diện được đây? Nếu các bạn thực sự chú ý, các bạn sẽ nghe được nguyên âm của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, bạn còn gặp có những âm trùng lên nhau. Vì thế khi gặp trường hợp này, bạn chỉ có một cách duy nhất là đoán để phân biệt. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý khi gặp phải những âm này.
b/ Rèn luyện kỹ năng nói:
Phải xây dựng thói quen ngôn ngữ một cách máy móc bằng cách học thuộc lòng nhưng kết hợp ngoại ngữ về từ vựng, cấu trúc, và nhiều mẫu câu.
Tập đọc đúng ngữ điệu, rồi sau đó tập đóng vai nhân vật đúng với hoàn cảnh xã giao nào đó để tập nói.
Phải biết thực tập bằng các hình thức sau đây:
+ Đối thoại về cuộc sống hàng ngày của bạn + Thuật lại chuyện vừa xảy ra + Mô tả người hoặc vật quen biết + Bạn cũng có thể mô tả về một danh lam thắng cảnh nào đó, hoặc là kể một câu chuyện ngắn mà bạn đã đọc.
(1). Ví dụ qua những đối thoại về cuộc sống hằng ngày:
– Good evening (Chào anh) -How are you? (Anh mạnh khỏe?) – I’mfine, thank you (Vâng, tôi mạnh xin cám ơn anh) -How are you? (Còn anh, mạnh khoẻ chứ?) – Fine, thank – (Dạ mạnh, cám ơn) -Whattime didyouget upyesterdaymorning? (Sáng hôm qua anh dậy mấy giờ?) – Yesterday I woke up late and got up at about ninetwenty. (Bữa qua tôi thức dậy muộn và thức dậy vào khoảng chín giờ hai mươi). -What time willyouget uptomorrow? (Ngày mai anh sẽ dậy mấy giờ?) – I’ll surely wake up early, and get up at seven twenty. (Chắc chắn tôi sẽ thức dậy sớm, và dậy vào khoảng bảy giờ hai mươi). -What will you do then? (Rồi anh sẽ làm gì?) – I’llimmediately run to thebathroomand take a warmshower. (Tôi sẽ lập tức chạy vào phòng tắm, và vặn vòi nước nóng tắm một cái). – Thenwhat will you do? (Rồi anh sẽ làm gì nữa?) – I’ll shave, wash my face and hands, brush my teeth, and brush my hair. (Tôi sẽ cạo râu, rửa mặt, rửa tay, đánh răng và chải đầu)
(2). Thuật lại chuyện vừa xảy ra:
Ví dụ: -Yesterday I went swimmingwith afriendofmine. (Bữa qua tôi đi bơi với một người bạn). – Idon’t seem to be avery good swimmer, and I nearly drowned in the pool. (Tôi bơi không được giỏi lắm, thiếu chút nữa thì bị chết đuối trong hồ bơi). – Idon’t know why Ineverlearned to swim well? (Không biết tại sao trước đây tôi lại không bao giờ tập bơi). -Does your friendswimwell? (Bạn anh bơi có giỏi không?) – My friend is an excellent swimmer. (Bạn tôi bơi giỏi lắm) – Hehas a beautiful backstroke,and he is a very good diver. (Anh ta bơi ngửa đẹp lắm, mà nhào cũng tài) – Iwatched himdiving from thehighdiving board. (Tôi được xem anh ta từ trên tấm ván cao nhào xuống) – Afterwatching him for a while, Ithought I would try diving my self. (Xem một lúc, tôi tự nghĩ mình cũng thử nhảy xem sao) – What happened when you tried it? (vậy anh nhảy có sao không?) – I dove from the high diving board and hit my head on the bottom of the pool. (Từ trên tấm ván cao, tôi nhảy xuống, đầu đụng xuống đáy hồ). – There were a number of people watching, and they called the life-guard. (Có mấy người đứng xem tôi nhảy, nên họ kêu người cứu hộ tới). – when they pulled me out of the pool, I was almost unconscious. (Lúc họ kéo tôi lên khỏi hồ bơi, tôi gần như mê man không biết gì cả). – When I came to, my friend was standing beside me. (Đến lúc tỉnh dậy, tôi thấy bạn tôi đứng bên tôi).
(3). Mô tả người, hoặc vật quen biết:
Ví dụ: – Miss Thùy is a friend of yours, isn’t she? (Cô Thùy là bạn anh, có phải không?) – Yes, she is.I’veknown herfor a longtime. (Phải! Tôi quen biết cô ta lâu rồi) -She’s a doctor, isn’t she? (Cô ấy là bác sĩ phải không?) – No,she’s an English teacher. (Không, cô ta là một giáo viên Anh văn) – Shespeaks English verywell. (Cô ta nói tiếng Anh giỏi lắm). -Does she speakVietnamese ? (Cô ấy có nói tiếng Việt Nam không?) -Yes, I thinh she does (Có, tôi nghĩ rằng cô ấy nói được).
(4). Mô tả về một thắng cảnh mà bạn đã biết:
Ví dụ: – This city of Đalat was discovered in l893 and is known as the “flowerfield” ofIndochina (Thành phố ĐàLạt được tìm ra và thành lập năm 1893, nay nổi tiếng là một “Cánh đồng hoa” ở Đông Dương). – Dalat has an extremely pleasant climate since it is almost a mile high and is only fifty miles from the sea. (Khí hậu Đà Lạt vô cùng dễ chịu, vì Đà Lạt ở trên cao gần một dặm, mà cách xa bờ biển chỉ độ 50 dặm.)
b/ Những điều quan trọng cần lưu ý khi nói:
Bạn đặc biệt chú ý về âm ngữ, cần phát âm chính xác. Trong khi đối thoại, nếu bạn bị quên mất từ để biểu thị điều bạn muốn nói, thì nên chuyển hướng thành câu đơn giản hơn. Đừng lo âu, hoặc mất bình tĩnh sẽ bất lợi cho bạn lắm đấy.
Ngược lại bạn phải hết sức bình tĩnh để tìm câu đối đáp khác tương tự và cũng hợp lý như câu mà bạn đã quên.
Nếu như bạn chỉ thuộc có một câu thì sao? Đành chịu thôi, vì trước khi nói chuyện về một chuyên đề nào đó cho ai nghe thì bạn phải có một sự chuẩn bị. Nghĩa là bạn cần trang bị vốn kiến thức tiếng Anh cho bạn đã. Bạn cần phải có số vốn kiến thức về tiếng Anh tương đối khá thì mới có thể nói hoặc trình bày về ý kiến của mình một cách lưu loát trước mọi người được. – Nếu bạn chưa đủ vốn từ, bạn đừng vội lắp ráp những câu phức tạp rườm rà. Ví dụ: Bạn muốn hỏi: – Bạn nói cho tôi biết, bạn sinh ngày mấy? – Can you tell meyour dateof birth? Nếu bạn chưa đủ vốn từ để có thể nói một câu dài như vậy thì bạn chỉ cần nói: – When were youborn? (Sinh nhật bạn là ngày nào vậy?) Câu này nếu dịch sát nghĩa sẽ là: (Bạn được sinh khi nào?)
B. Muốn có một giọng nói hay, đúng âm chuẩn tiếng Anh, bạn phải làm sao?
Để có một giọng nói hay, thật đúng âm ngữ thì mỗi ngày bạn phải làm các phần việc sau đây song song với việc tập nói: – Thường xuyên học nhiều từ vựng. – Phải tập nghe – Biết kết hợp từ vựng vào cách cấu trúc ngữ pháp.
(1). Phải thường xuyên nghe.
Trong chương 2, tôi đã đưa ra vấn đề “luyện nghe” ở đây tưởng cũng cần nhắc lại, để có được giọng nói đúng âm và được chuẩn xác, cách tốt nhất là bạn phải biết nghe. Tôi nói “biết nghe” nghĩa là bạn vừa nghe vừa phân biệt và học cách phát âm, cách nói.
Không còn cách nào hay hơn là bạn phải biết “bắt chước” những giọng nói hay trong băng cassette. Muốn “bắt chước” được bạn phải thường xuyên nghe. Ngay cả việc nghe âm nhạc, bạn cũng nên nghe nhạc ngoại quốc (tiếng Anh) như thế bạn sẽ quen tai từ đó bạn có thể tự nói không khó khăn mấy. Bạn cũng dễ dàng nhận ra cách phát âm đúng, sai, hay, dở của chính bạn hay của người khác.
(2). Biết kết hợp từ vựng vào cách cấu trúc ngữ pháp.
Đối với những câu đàm thoại phức tạp, bạn cần lập lại nhiều lần cho nhớ. Và để tránh những câu đàm thoại phức tạp, bạn hãy cố gắng học nhiều từ vựng.
Qua các từ vựng trong kho, từ vựng đã học. Bạn kết hợp với các câu mới – Nếu bạn nói sai, bạn sẽ được thầy sửa, bạn cũng cần vận dụng óc sáng tạo khi sắp xếp câu. Một khi bạn đã có một số vốn từ khá phong phú. Bạn đừng mang ấn tượng “khó” trong đầu.
Bước đầu, bạn tự đặt những câu ngắn gọn và đơn giản như:
– I am learning English(Tôi đang học tiếng Anh) – It is four o’clock (Bốn giờ rồi)
Bạn thấy đấy, đâu có gì quá khó khăn. Câu chỉ là một nhóm từ tác thành nghĩa để diễn đạt trọn vẹn một ý.
Bạn nên hạn chế nói âm sai. Muốn vậy phải đọc từ vựng phát âm cho đúng, bạn dựa vào phiên âm quốc tế.
(3). Thường xuyên học từ vựng:
Không còn cách nào hay cho bạn nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh. Điều bắt buộc là bạn phải giỏi từ vựng. Từ vựng bạn phải giàu.
Muốn giàu vốn từ vựng bạn năng học “tiếng một”. Từ vựng như những cái móc xích (được móc vào với nhau thành ra những chuỗi dây dài. Nếu không có những chiếc móc thì sẽ không có dây. Cũng như bạn không có vốn từ vựng chắc chắn bạn không thể nói thành một câu.
Bước đầu để giữ giọng đọc được chuẩn và để phát âm đúng khi đọc từ vựng. Bạn nên dựa vào phiên âm quốc tế. Hoặc bắt chước giọng đọc của thầy dạy.
a/ Nói:
Nói là yêu cầu quan trọng trong môn học tiếng Anh.
Và nếu bạn không chịu nói thì không bao giờ bạn học ngoại ngữ được.
– Bạn hãy tập nói một mình, không cần người đối thoại nhớ là hãy tập nói bằng tiếng Anh, bạn xây dựng bối cảnh như đang đàm thoại với ai đó, và nếu cần, bạn cũng mạnh dạn tranh luận như là đang tranh luận với một kẻ nào đó thực sự.
Bạn cũng nên thường xuyên tập suy nghĩ trong đầu về những sự việc mà bạn muốn nghĩ đến. Dĩ nhiên bằng tiếng Anh.
Ví dụ : Bạn có tư tưởng để suy nghĩ, nhưng bạn hãy tập trung các vốn từ tiếng Anh lại và tập suy nghĩ hình thành những suy tư của bạn thành những chuỗi câu tiếng Anh: -Why don’t youevertell me those things? (Tại sao anh không hề bao giờ nói cho tôi biết những điều đó?) – Why is that a hard question? (Tại sao đó là một vấn đề khó khăn?) – I was having a strange dream. (Tôi có một giấc mơ kỳ lạ!) – I have so much to do, I don’t know where to start. (Có nhiều việc phải làm quá, thành thử tôi không biết phải bắt đầu làm cái gì trước bây giờ)
b/ Tập đọc.
Đi đôi với việc tập nói, bạn còn phải tập đọc nữa.
Tập đọc để hiểu được ý nghĩa câu. Đồng thời tập viết để quen mặt chữ hầu mỗi khi bạn muốn viết thư cho ai, hoặc làm một bài luận văn, một bài phúc trình bằng tiếng Anh, bạn sẽ không bị ngượng ngập.
c/ Viết.
Viết cũng không kém phần quan trọng trong môn học tiếng Anh.
Bởi có khi người ta nhìn một từ tiếng Anh, người ta có thể hiểu được nghĩa, nhưng khi viết từ đó ra giấy thì người ta không thể viết được, hoặc là viết chậm chạp, và không hoàn chỉnh.
Vì vậy thao tác cuối cùng không thể thiếu cho người học tiếng Anh là đọc hiểu và viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Tạo Môi Trường Nói Tiếng Anh ? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!