Xu Hướng 3/2023 # Làm Sao Để Tự Tin Hơn? # Top 11 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Làm Sao Để Tự Tin Hơn? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Tự Tin Hơn? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bài viết này chuyên mục Sống Tốt Hơn sẽ giới thiệu với bạn một số phương pháp có thể giúp bạn tự tin hơn.

Trước tiên, ta phải hiểu gốc rễ của việc tự tin trước đã. Tự tin xuất phát từ những kiến thức, nền tảng mà ta có được hay ta học được qua trường lớp, sách vở, người khác vân vân. Hiểu đơn giản là, càng biết nhiều – ta càng tự tin. Vậy nên mấu chốt của vấn đề tự tin vẫn cứ phải là đọc thật nhiều sách để bổ sung kiến thức, gặp gỡ thật nhiều người để cải thiện các mối quan hệ, đi thật nhiều nơi để mở mang đầu óc.

Làm sao để tự tin hơn: Tư thế cơ thể rộng mở

Nếu các bạn để ý, khi gặp một người lạ hoặc trong một tình huống mà ta chưa tự tin lắm, ta thường có những tư thế ‘đóng’ cơ thể lại như khoanh hai tay trước ngực, để tay ra sau mông hay đút tay vào túi quần. Khi ngồi thì có thể là vắt chéo chân. Những tư thế đóng này tạo một cảm giác phòng thủ cho cơ thể, giúp ta thoải mái hơn – nhưng khi người khác nhìn vào thì sẽ thấy là ta không được tự tin cho lắm.

Làm sao để tự tin hơn: Làm mọi thứ thật chậm

Khi thiếu tự tin, ta thường làm các việc không có kiểm soát với tần suất rất nhanh ví dụ như là bấm bút, gõ tay vào bàn, nghịch tay, rung chân, vân vân và vân vân. Bạn có đang bị như vậy không?

Nếu vậy từ lần sau khi đứng hay nói chuyện với người khác, để ‘trông có vẻ tự tin hơn’ ta thử làm mọi thứ thật chậm xem sao. Vừa nói chuyện vừa chú ý xem mình có đang làm gì nhanh nhẩu với tay chân mình không, tay mình có đang gõ gõ vào bàn không, chân mình có đang rung rung không – sau khi nhận ra được điều đó rồi thì điều chỉnh lại, làm chậm dần chậm dần – đó là một cách để khi người khác nhìn vào ta thấy ta tự tin hơn đó.

Làm sao để tự tin hơn: Tập luyện tư thế tự tin

Ví dụ dáng đi thì phải ưỡn về phía trước, ngẩng cao đầu. Hay một số dáng ngồi phù hợp, vừa tự tin vừa tốt cho lưng:

Ban đầu tập đi hay tập ngồi kiểu này sẽ thấy khó chịu lắm, vì mình đang phải thay đổi những gì mình thoải mái mà, nhưng cứ tập dần dần rồi sẽ quen thôi à.

làm sao để tự tin hơn trong giao tiếp

làm sao để tự tin trong cuộc sống

thay đổi để tự tin hơn

cách rèn luyện sự tự tin

làm sao để tự tin trong học tập

làm thế nào để tự tin hơn trước đám đông

làm sao để tự tin hơn trong tình yêu

làm đẹp để tự tin hơn

Làm Sao Để Tự Tin Hơn Khi Hát Trước Đám Đông

I. Sự run rẩy ảnh hưởng gì đến giọng hát của bạn?

Khi hồi hộp, tim bạn đập nhanh hơn, nhịp thở cũng trở nên nhanh và nông hơn. Vì vậy bạn dễ bị hụt hơi hoặc lấy hơi không đủ khi hát.

Ngoài ra, khi quá hồi hộp bạn sẽ dễ bị run,các cơ bụng, cơ hầu họng,…thường co cứng làm ảnh hưởng đến cả chất giọng và sự biểu diễn trước khán giả.

II. Tại sao bạn run?

* Không tự tin về kĩ thuật: Bạn cảm thấy mình hát không hay, hoặc với một số tác phẩm khó, bạn sợ mình lên giọng không được, không đạt được

* Không tự tin về ngoại hình, về phong cách biểu diễn hoặc chỉ đơn giản vì không thoải mái tự nhiên trước đám đông.

* Hoặc có một số bạn tuy “không sợ” nhưng “vẫn run”. Trường hợp này có thể chỉ do bạn chưa quen. Mạnh dạn lên sân khấu biểu diễn một thời gian sẽ ổn.

III. Làm gì để hết

run khi bước lên sân khấu

?

1. Chọn bài hát phù hợp và thả hồn vào bài hát: hãy tập hát trên sân khấu những bài bạn bạn cảm thấy quen thuộc và  có thể cảm nhận được màn trình diễn của bạn trở nên lôi cuốn nhất.

2. Dành thời gian nghiên cứu bài hát: trước khi quyết định thể hiện bất kỳ ca khúc nào bạn nên dành thời gian nghe nhạc, cảm nhận lời bài hát. hãy tưởng tượng truyền tải cảm xúc riêng của mình vào bài hát, thay vì chỉ bắt chước theo các ca sĩ.

3. Luôn nở nụ cười thật tươi: hãy kết nối với khán giả bằng nụ cười thật tươi, nụ cười của bạn sẽ gây được cảm tình và làm tâm lý của bạn sẽ thoải mái hơn.

4. Di chuyển trên sân khấu và phiêu theo nhạc: trên sân khấu bạn nên di chuyển, thả lỏng cơ thể và nhẹ nhàng lắc lư theo nhạc một chút sẽ giúp hút ánh mắt khán giả và sẽ khiến mình đỡ căng thẳng hồi hộp hơn.

5. Giao tiếp với khán giả bằng ánh mắt: việc giao tiếp bằng ánh mắt sẽ đem lại sự kết nối về cảm xúc giữa người hát và người nghe. Thông qua đó bạn sẽ biết được tâm trạng của khán giả và có thể tác động giúp họ hòa mình với bài hát của bạn.

6. Chú ý đến phản ứng của khán giả: vì nó là thước đo trung thực nhất để đánh giá chính xác năng lực và phần trình diễn của bạn.

7.Luyện tập thường xuyên: có thể lần đầu bạn hát chưa hay và run nhưng dần dần sẽ quen với việc hát trước đám đông.

Làm Thế Nào Để Tự Tin Hơn? 7 Cách Giúp Bạn Tự Tin Hiệu Quả.

Sự tự tin không phải là một tố chất. Chúng cũng cần được rèn luyện mỗi ngày.

Làm thế nào để tự tin hơn chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ. Bạn muốn tự tin trước bạn bè, trước đám đông, đặc biệt là trước crush? Đừng lo lắng, tôi sẽ giúp bạn.

1. Nhận diện độ tự tin của bản thân.

Trước tiên, tôi cần bạn làm 1 bài test nhỏ, bạn hãy xem mình có bao nhiêu đặc điểm.

Nói có quá dễ dàng, hùa theo đám đông.

Suy nghĩ tiêu cực về bản thân

Sợ thất bại (hoặc ngại thành công)

Ngại chia sẻ ý kiến cá nhân

So sánh bản thân với người khác

Mua một món đồ chỉ vì nhiều người mua

Không dám thử những thứ mới mẻ

Từ bỏ quá dễ dàng

Nói rằng mình thành công chỉ là do may mắn

Sống khép kín, không giao lưu kết bạn.Bạn đã có bao nhiêu đặc điểm rồi? Nếu nhiều hơn 3 thì STOP, tập trung hơn đi nào, vì đây là những THÓI QUEN XẤU làm giảm đi SỰ TỰ TIN của bạn.

Nhưng đừng lo lắng, tôi sẽ giúp bạn cải thiện nó !!

2. Làm thế nào để tự tin hơn?

1. Khởi đầu ngày mới bằng ý nghĩ nhân văn

Khởi đầu một ngày bằng ý nghĩ về những điều bạn thấy biết ơn và dễ chịu. Khi tâm lí được thoải mái, bạn sẽ ở trạng thái “đầy năng lượng”, lúc này công suất và hiệu quả hoạt động của bạn sẽ ở mức tốt nhất.

2. Suy nghĩ tích cực nhiều hơn.

Có phải bạn luôn dè chừng, và đặt ra những câu hỏi “liệu có được không?” “có nên không?”… Hãy lưu ý rằng, suy nghĩ nhiều giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề, chứ không phải suy nghĩ nhiều để nghi hoặc, làm nản chí và khiến bản thân trở nên dây dưa, thiếu quyết đoán.

Điều cần làm để có suy nghĩ tích cực là:

– Hãy né! Né ở đây là gì? Né những điều, những nguồn tiêu cực xung quanh, kể cả đó là bạn bè, người thân. Khi họ quá tiêu cực, đừng quá để tâm đến họ, đừng để những điều tiêu cực của họ ảnh hưởng đến bản thân.

– Hãy tiếp xúc:Tiếp xúc với những nguồn tích cực khác, ví dụ như làm quen những người mới, vì mỗi người là nguồn năng lượng lớn để ta có thể tiếp nhận. Bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều mới lạ, thú vị khác giúp hoàn thiện thêm bảm thân. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ.

-Hãy cười: Cười giúp bạn tạo được năng lượng cho chính mình và người khác. Theo định luật hấp dẫn, tôi chắc chắn cười sẽ giúp bạn tạo ra sức hút hơn, bạn sẽ tự tin hơn.

Thomas Edison có thể trở thành một nhà bác học lỗi lạc với hàng nghìn phát minh có giá trị cho nhân loại, chính là nhờ ông đã sớm nhận thức và theo đuổi điều mình muốn: đam mê cháy bỏng với khoa học.

Điều bạn muốn là gì? Hãy suy nghĩ và trả lời một cách thật phù hơp. Vì đây chính là mục đích phấn đấu sẽ góp phần giúp bạn cải thiện và hoàn thiện bản thân rất hiệu quả.

Nếu bạn không làm điều bạn yêu,

Tôi rất tiếc khi phải nói rằng, bạn đang Lãng Phí Thời Gian nghiêm trọng.”

– Billy Joel –

4. Xây dựng thương hiệu cá nhân “chất lượng cao”.

Thành tố quan trọng để xây dựng nên sự tự tin của một người chính là việc xây dựng “thương hiệu cá nhân” của người đó. Việc này có thể thực hiện thông qua những kênh truyền thông cá nhân” chất lượng cao như blog, mạng xã hội, kênh video… Bạn hãy đầu tư công sức vào những kênh này. Kể cả khi chúng không thu hút được nhiều sự chú ý lúc ban đầu, chúng chính là bằng chứng cho thấy bạn đã có một bước đi đáng tự hào và có thể giới thiệu bản thân mình với người khác thông qua đó – điều này sẽ tác động đáng kể đến độ tự tin của bạn.

5. Chấp nhận thất bại.

Đôi khi, chúng ta gặp những thất bại khiến ta phải chùn bước trước nó, nó lấy đi của chúng ta rất nhiều năng lượng và cả sự tự tin. Nhưng! Có thất bại mới có thành công, và đây là nguyên lí ai cũng hiểu, cho nên họ sẽ không dựa vào đó mà đánh gái thấp bạn. Vì vậy sau khi thất bại, điều cần làm là củng cố “lực lượng” để chuẩn bị “chiến tiếp” chứ không phải ngồi thơ thẩn, sợ sệt và nghi ngờ bản thân.

Có 1 câu rất hay. “Thất bại không làm mất đi sự tự tin của chúng ta” Blalock nói. “Đó chỉ alf một khoảng lặng và chúng ta rút ra được bài học và nỗ lực hơn cho lần sau”

6. Bạn là DUY NHẤT.

Nghe có vẻ hơi phô trương nhưng đây là sự thật mà ít ai nghĩ đến. Mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình nhưng thường đem chúng đi so sánh với tài năng của người khác. Cô ấy là một nữ doanh nhân thành đạt nhưng bạn cũng là một người nội trợ đảm đang, gia đình nhỏ của bạn luôn ngập tràn tiếng cười. Ai trong chúng ta cũng đều có cuộc sống riêng và miễn là bạn hoàn thành tốt vai trò hiện tại của mình, bạn có quyền thể hiện sự tự tin.

Thanh Tuyền – ATP Software.

Làm Thế Nào Để Tự Tin Hơn Khi Thuyết Trình?

Bạn vốn nhút nhát trước đám đông, lúng túng khi phát phát biểu, thuyết trình trước mọi người? Đây chính là bí quyết dành cho bạn.

Thuyết trình là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng và cần thiết không chỉ riêng trong quá trình học tập. Ngay cả khi ra trường, đi làm, đối với nhiều công việc, thuyết trình cũng sẽ “gắn bó” rất mật thiết với bạn. Vậy nên chẳng có lý do gì để bạn không tập làm quen và trau dồi cho mình kỹ năng này cả. Cái khó khăn mà nhiều người gặp phải nhất có lẽ là không thể tự tin khi phải thuyết trình trước đám đông. Có bí quyết nào để khắc phục tình trạng này không?

Tự chuẩn bị nội dung thuyết trìnhKhông nhớ được chính xác nội dung mình sẽ trình bày chính là một trong những lý do khiến bạn thiếu tự tin, lúng túng và bị vấp trong lúc thuyết trình. Thế nên để tự tin nhất có thể, bạn phải chuẩn bị ghi nhớ thật kỹ nội dung. Bên cạnh việc học thuộc máy móc, nên trực tiếp soạn sửa nội dung mà mình sẽ thuyết trình. Điều này sẽ khiến bạn nắm được bài thuyết trình một cách tốt hơn.

Luyện nói thật nhiềuKhông thể đùng một phát ăn ngay, để tự tin và lưu loát hơn trước đám đông, chắc chắn bạn sẽ phải trải qua một quá trình luyện tập chăm chỉ và thường xuyên trước đó. Hãy luyện nói thật nhiều, ở mọi lúc, mọi nơi, một mình hoặc với bất kỳ ai đều được.

Có rất nhiều môi trường có thể giúp bạn luyện tập được điều này như là phát biểu trên lớp, chủ động nêu ý kiến, tranh luận khi học nhóm, tham gia các hoạt động tình nguyện, đoàn thể… Còn về nhà, bạn có thể luyện nói trước gương, sau đó hãy quay phim hoặc ghi âm để xem lại và lưu ý, sửa chữa những điểm chưa được.

Nói rõ ràng, phát âm chuẩnHãy tập cho mình thói quen phát âm chuẩn, không sai chính tả, tránh những từ thể hiện sự lưỡng lự, thiếu tự tin như ừm, ừ, à thì, thì… Biến bài thuyết trình trở nên càng tự nhiên bạn lại càng dễ ăn điểm, nhưng hãy nhớ rằng ngôn ngữ, giọng điệu lúc bạn phát biểu, thuyết trình sẽ khác với khi bạn trò chuyện, đùa vui với bạn bè, nên tránh dùng từ lóng, từ địa phương.

Chọn phục trang phù hợp, thoải máiNgoài việc chọn một bộ trang phục phù hợp với tính chất của buổi thuyết trình, bạn cũng nên để ý mặc trang phục mang cho mình cảm giác thoải mái, tự tin khi đứng trước đông người. Đừng để cảm giác bị người ta nhìn ngó, bàn tán về bộ trang phục khiến bạn mất tập trung và không còn tự tin lúc thuyết trình. Đây cũng là một điều nên lưu ý để thuyết trình lưu loát và hiệu quả hơn.

Hít thở thật sâu, uống nướcTrước lúc thuyết trình, hãy hít thở thật sâu để lấy lại sự bình tĩnh, cố gắng tập trung. Tranh thủ uống nước nữa để tránh thời gian thuyết trình lâu bạn dễ bị khát, khô họng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Tự Tin Hơn? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!