Xu Hướng 6/2023 # Làm Thế Nào Để Giảm Stress? # Top 12 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Làm Thế Nào Để Giảm Stress? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Giảm Stress? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu như trong cuộc đời đi làm ai cũng đã từng trải qua stress. Nếu may mắn thì đó chỉ là triệu chứng nhất thời, nhưng xui rủi hơn, phải đối mặt với nó ngày này qua tháng nọ, thì sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta đều bị tàn phá nặng nề, những lợi ích công việc mang lại cũng khó có thể bù đắp dù chỉ một phần nhỏ những hậu quả do stress gây ra.

Tuy nhiên tin mừng là bạn có thể loại trừ stress hoặc giảm thiểu hậu quả của nó để “sống chung với lũ”. Vấn đề là bạn phải kiên nhẫn luyện tập theo những phương pháp đúng đắn để loại trừ dần sự căng thẳng và bất mãn ra khỏi công việc của mình.

1. Bớt suy nghĩ lại:

Nghe có vẻ dễ dàng, thậm chí là sáo rỗng. Tuy nhiên bớt suy nghĩ ở đây không phải yêu cầu bạn khơi khơi quẳng lại công việc bộn bề và “xõa”. Như thế thì vương giả quá rồi, chúng ta không có điều kiện để làm vậy. Bớt lo lắng ở đây có nghĩa là bạn phải thay đổi cái nhìn của mình với vấn đề xung quanh. 85% những gì chúng ta lo nghĩ sẽ không trở thành hiện thực, thay vào đó, bạn sẽ “ăn hành” vì những chuyện bất ngờ phát sinh. Thế có nghĩa là nhọc công đoán trước mọi việc cũng vô ích mà thôi. Bình tĩnh đối mặt với thực tế, bạn sẽ thấy mọi chuyện không quá ghê gớm như bạn vẫn nghĩ, phần nhiều khả năng bạn sẽ tìm được cách giải quyết êm thắm mà không phải chịu đựng sự dày vò tinh thần dai dẳng.

2. Suy nghĩ tích cực:

Nếu một sự việc chưa xảy đến, bạn có thể nghĩ về nó theo bất cứ hướng nào. Bạn tùy nhiên cho đó là một tai họa sắp giáng xuống đầu, cũng có thể nghĩ đó là chuyện nằm trong tầm tay, hay thậm chí coi đó như một cơ hội. Dù bạn nghĩ theo cách nào chăng nữa, việc gì đến cũng sẽ đến, nhưng mấu chốt ở đây là tâm thế của bạn trong từng trường hợp sẽ hoàn toàn khác nhau. Thế nên thay vì tiêu cực khi nghĩ về trở ngại phía trước ,hãy tích cực lên một tí, bạn sẽ có nhiều nghị lực hơn để đối phó với vấn đề thay vì bó tay chịu trói ngồi chờ tai họa giáng xuống đầu.

3. Bỏ lối suy nghĩ “Tôi muốn mọi thứ thật hoàn hảo” đi!

Trên đời không có thứ gì hoàn hảo cả, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo cực đoan chỉ khiến bạn mệt mỏi với những kì vọng phi thực tế mà thôi. Phần mềm Windows trang bị cho hơn 90% máy tính trên thế giới cũng đầy lỗi, bức tường có trắng mấy cũng tìm ra được một vết đen, thế nên mong chờ công việc xuôi chèo mát mái từ A tới Z chỉ khiến bạn khổ tâm mà thôi. Hãy cố gắng hết mình và chấp nhận bất cứ kết quả nào, quan trọng là bạn đã cố gắng, chỉ thế thôi! Bạn nên tập làm quen với lối suy nghĩ ấy, vì khi nhiệm vụ càng cao và phức tạp, bạn lại càng không thể kiểm soát chúng mà chỉ có thể nương theo dòng chảy công việc để điều chỉnh quyết định của mình. Nếu bạn không trân trọng những thành quả mình đã đạt được, bạn sẽ khó vươn lên cao hơn.

4. Luyện óc hài hước:

Nghiên cứu cho thấy những người ít bị stress nhất là những người có óc hài hước cao. Khi gặp thất bại, thay vì đắm chìm trong cảm giác cay đắng, họ lại có thể đứng ở góc độ người ngoài mà cười cợt bản thân mình. Tự đùa với bản thân là một kĩ năng chống stress vô cùng hữu hiệu, vì nó tránh cho bạn việc bi kịch hóa vấn đề, thay vì vậy, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng bớt khi nhìn dưới lăng kính hài hước.

Đối phó với stress là một kĩ năng cần luyện tập lâu dài, bạn càng nôn nóng muốn thắng stress, bạn càng bị stress nặng hơn. Trong bốn phương pháp kể trên, điều cốt lõi để đạt được hiệu quả là sự điềm tĩnh, khả năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc của mình, điều này không thể thành tựu trong một sớm một chiều mà đòi hỏi ở bạn sự từng trải và kiên trì quan sát bản thân qua thời gian.

Hải Phụng -Timviecnhanh

Làm Thế Nào Để Giảm Stress Nhiệt Cho Heo?

Stress nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của heo tăng vượt quá giới hạn nhất định. Khi đó, việc đầu tiên là heo sẽ tăng tỷ lệ hô hấp của nó như một phản ứng tự nhiên để cân bằng nhiệt.Sau đó nó sẽ tìm kiếm các cách làm mát từ môi trường, như là đắm mình trong bể nước hay nằm lên các vũng nước tiểu.

Stress nhiệt cần thiết được loại bỏ để ngăn ngừa những phản ứng không cần thiết và làm giảm năng suất chăn nuôi. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của heo thịt (có thể giảm đến 50 g/ngày) và giảm tỷ lệ đẻ của heo nái đến 25%.

Vậy mục tiêu của việc duy trì nhiệt độ thích hợp cho heo trong suốt quá trình chăn nuôi là:

– Duy trì khả năng sinh sản của heo nái trong suốt cả năm.

– Duy trì lượng thức ăn ăn vào và tốc độ tăng trưởng của heo thịt trong suốt mùa hè.

Cách tiến hành nhằm giảm stress nhiệt cho heo gồm 2 công việc chính:

– Kiểm tra tổng quát toàn trang trại.

– Quản lý phù hợp đối với từng đối tượng, loại heo khác nhau.

A – Danh sách kiểm tra tổng quát.

1. Kiểm tra toàn bộ chuồng nuôi:

Kiểm tra hệ thống cách nhiệt trên mái nhà, nó có thể hư hỏng theo thời gian. Cách nhiệt tốt giúp chuồng nuôi luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Nếu khu vực chuồng heo đẻ tiếp giáp với chuồng heo thịt, nên đóng kín cửa lại tránh làm tổn thất nhiệt sang khu vực chuồng đẻ.

Nhiệt độ của khu vực chuồng đẻ cũng nên được kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của heo con.

Một ví dụ điển hình của việc tấm cách nhiệt của trần nhà bị hư hại

2. Thông gió.

Luôn đảm bảo đủ số lượng và kích thước quạt cần thiết cho toàn bộ diện tích chuồng nuôi. Xem xét nếu cần thì bổ sung thêm quạt thay cho các hệ thống thông gió tự nhiên đối với những ô chuồng lớn.

Duy trì tình trạng vệ sinh sạch sẽ, mát mẻ và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo các quạt luôn hoạt động tốt.

3. Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp.

Hệ thống báo động và các thiết bị khẩn cấp như máy phát điện phải được kiểm tra thường xuyên. Khi nhiệt độ tăng cao vượt mức cho phép, nhất là khi mất điện phải đảm bảo các thiết bị đó luôn trong tình trạng sẵn sàng.

Ngoài ra, toàn bộ nhân viên cũng phải nắm được quy trình xử lý khi có báo động xảy ra, nhằm giảm thiểu mọi ảnh hưởng do stress nhiệt gây ra cho heo.

Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho heo mọi lúc.

Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng heo trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc đó, nên cung cấp nước bổ sung trong máng để dự phòng.

Mật độ núm uống và diện tích máng uống theo khuyến cáo của các nhà chăn nuôi:

Heo không thể đổ mồ hôi nhưng có thể cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn nếu da ẩm. Khi trời quá nóng, có thể bố trí thêm vòi phun nước (dạng nhỏ giọt) trong ô chuồng giúp heo thoải mái hơn. Các bạn có thể tham khảo cách làm chi tiết trong bài viết “làm thế nào để heo không nằm cạnh máng, vòi uống nước trong mùa nóng?”

B – Hướng dẫn quản lý

– Heo nái:

Nếu được chăm sóc, làm mát 2 lần vào buổi sáng và chiều trong 1 ngày, heo nái sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

Dùy trì vệ sinh tốt, đặc biệt là bể nước, nơi heo nái “đắm mình” khi nóng bức. Ngoài ra, luôn đảm bảo vệ sinh âm hộ sạch sẽ trước khi thụ tinh. Các bạn có thể đeo găng tay để cọ rửa cho heo hoặc dùng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác.

– Heo đực giống:

Stress nhiệt có xu hướng làm giảm ham muốn tình dục của heo đực giống và có thể làm giảm khả năng sống của tinh dịch lên đến 8 tuần sau khi stress nhiệt.

Bởi thế, dù là vào mùa thu nhưng hãy nhớ kiểm tra chất lượng tinh trùng kỹ càng, nhất là sau khi stress nhiệt (hoặc sau mùa hè) ít nhất là 8 tuần.

Tinh dịch được bảo quản trong tủ bảo quản tinh mini chuyên dụng

Kiểm soát nhiệt độ của liều tinh là rất quan trọng vì chúng có thể trở nên quá nóng 1 cách nhanh chóng và giảm chất lượng đáng kể. Phải đảm bảo liều tinh được bảo quản trong 1 bình chứa cách nhiệt khoảng 16-18oC và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp cho đến khi mang ra thụ tinh.

2. Heo mẹ đang cho con bú.

Cho heo ăn 2 lần/ngày và 3 lần/ ngày vào giữa giai đoạn cho con bú, bữa tối nên cho ăn nhiều hơn 2 bữa kia 1 chút. Kiểm tra máng ăn thường xuyên, không để thức ăn thừa đã hỏng, ôi thiu trong máng, nhất là mùa nóng.

Kiểm tra chất lượng nước và tốc độ dòng chảy (nên là 2-2,5 lit/phút) trong khoảng thời gian cao điểm mỗi ngày. Nếu quá nóng và heo ăn kém, có thể cho ít nước làm ẩm cám cho heo ăn.

Kiểm soát nhiệt bổ sung trong chuồng heo đẻ. Đặc biệt là 12h đầu sau khi sinh heo con. Mục đích là để heo con và heo mẹ không quá lạnh hay quá nóng.

Khu vực ổ của heo con nên được cách nhiệt, tránh làm heo mẹ nóng. Ngoài ra, nếu heo mẹ quá nóng, ta có thể dùng nước lạnh làm ướt cổ cho heo nhưng tuyệt đối không làm ướt heo con.

Ổ heo con có nắp trượt phía trên có thể mở ra dễ dàng để quan sát heo con

3. Heo nái mang bầu

Stress nhiệt có thể làm thiếu hụt 1 số hormone cần thiết hỗ trợ cho bào thai heo. Nên chuẩn bị cho heo 1 nền bê tông ướt, sạch để nằm lên cho mát.Chú ý quan sát vị trí heo nằm vào các thời điểm trong ngày, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên vị trí đó. Nếu cần thiết, có thể dùng rèm che bớt cửa sổ lại.

4. Heo choai và heo vỗ béo.

Kiểm tra chất lượng nước và tốc độ dòng chảy thường xuyên đủ cho heo dùng.

Kiểm tra thức ăn, không để tình trạng bị lên men do mùa nóng thức ăn thường lên men rất nhanh chóng. Nếu cần thiết, nên điều chỉnh lại việc đặt hàng thức ăn, tránh thức ăn tồn trong kho quá nhiều, nhất là các thùng chứa thức ăn lại có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Giảm mật độ heo trong mỗi ô chuồng và sử dụng vòi phun để làm mát cho heo nếu quá nóng.

VietDVM team biên dịchTheo: thepigsite

Làm Thế Nào Giảm Stress Cho Chuột Hamster?

Làm Thế Nào Giảm Stress Cho Chuột Hamster? Chuột hamster thực sự là một thú cưng tuyệt vời. Nhưng một trong những hành vi phổ biến ở chuột hamster chính là chúng rất dễ bị căng thẳng stress nếu người nuôi không để ý stress sẽ có thể gây tử vong ở chuột hamster.

Vì thế duới đây là một số cách giúp chuột hamster giảm căng thẳng hiệu quả. 11 cách làm giảm căng thẳng stress ở chuột hamster.

1. Chọn lồng chuột hamster lớn

Chuột hamster thích chạy nhảy khám phá vì thế khi quyết định nuôi chuột hamster hãy chọn cho chúng những chiếc lồng thật lớn để chúng vui chơi, tập thể dục một cách thoải mái, như vậy sẽ không làm chuột hamster bị căng thẳng stress.

Ngoài ra, vị trí đặt lồng cũng khá quan trọng, không nên để lồng hamster ở khu vực ồn ào sẽ làm cho chuột hamster luôn phải có cảm giác cảnh giá cao độ như vậy cũng sẽ làm chúng cảm thấy lo lắng sợ hại, trường hợp này lồng lớn, tơ cỡ nào cũng không giải quyết được. 😀

2. Chơi với hamster một cách nhẹ nhàng

Vì chuột hamster hết sức nhạy cảm với môi trường xung quanh, ngay cả người nuôi chúng, thời gian đâuầu chúng luôn cảnh giác vì thế khi chơi với chuột hamster, đừng quá mạnh bạo hãy nhẹ nhàng bé chúng lên, nói chuyện với chúng để chúng làm quen dần dần.

Nếu bắt nhanh mạnh quá, chuột hamster sẽ nghĩ bạn như kẻ thù những kẻ săn mồi chúng, vào ban đêm, điều này chắc chắn sẽ làm hamster hoảng sợ, dẫn đến chúng cảm thấy căng thẳng liên tục khi gần bạn.

Bản chất chuột hamster cũng là những kẻ săn mồi trương tự nhiên vì thế trong đầu chúng những chuyển động nhanh xung quanh là mối nguy hiểm có thể là bóng dáng hành động của những con vật đang muốn bắt chúng làm mồi. Vì thế hành động nhanh, chớp nhoáng được xem là mối đe doạ với hamster.

+ Không nên bế hamster quá chặt

+ Không nên bắt hamster một cách đột ngột, trước khi bắt hãy làm quan với chúng trước.

3. Trang bị đồ chơi

Chuột hamster là loài động vật rất hiếu động và khi chúng không có đủ đồ chơi và hoạt động để giúp chúng tiêu thụ hết năng lượng, chúng sẽ bắt đầu trở nên căng thẳng hơn.

Chúng thích di chuyển và sử dụng trí não của mình, vì vậy bạn sẽ phải cung cấp một số vật dụng khác nhau để chúng làm điều đó.

Những vật phẩm giúp giữ bình tĩnh cũng như giúp họ đốt cháy năng lượng bổ sung là những thứ như:

+ Đồ mài răng

+ Bánh xe

+ Bập bênh

+ Mê cung

Đặt những đồ này ở trông lồng hamster để mỗi khi chúng muốn hoạt động sẽ có nhiều sự lựa chọn và không bị nhàm chán, dẫn đến căng thẳng stress.

Nên chọn nhạc cho chuột hamster những bản nhạc nhẹ nhàng, thư thái. Khi bạn bật nhạc cho chuột hamster, hãy bật nhạc đủ lớn để chúng cảm nhận và nghe thấy, nhưng đừng mở quá lớn khiến chúng sợ hãi.

Tuy nhiên, không phải tất cả chuột hamster đều thích nghe nhạc để thư giãn, trường hợp, khi bạn mở nhạc mà hamster có dấu hiệu sợ hãi,hoảng loạn hơn thì hãy tắt nhạc đi. Trường hợp này, có thể bản nhạc bạn chọn giai điệu quá mạnh, hoặc âm thanh quá lớn, hoặc chuột hamster của bạn thật sự không thích âm nhạc.

Làm Thế Nào Để Giảm Stress, Căng Thẳng Sau Ngày Dài Bận Rộn

1. Tự làm chủ hành vi của mình Thông thường, chúng ta cảm thấy thật áp lực và căng thẳng khi mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Điều này có thể được giải thích dưới khía cạnh sinh học: Khi con người cảm thấy bất lực, hormone gây căng thẳng sẽ ngự trị trong cơ thể. Bạn dần đánh mất sự tự tin của mình, kéo theo khả năng tập trung và toàn tâm toàn ý vào công việc.

Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là: Luôn nắm tầm kiểm soát trong mọi hành vi của mình.

Thay vì ngả theo hành vi của người đối diện, hãy luôn giữ quyền chủ động trong cuộc đối thoại. Bạn có thể chủ động trong hành vi và thái độ của mình, nhưng với người khác thì không thể. Hãy luôn ghi nhớ điều này.

2. Hít một hơi thật sâu Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng trước một bài thuyết trình quan trọng, hoặc những áp lực đã khiến tâm trí của bạn chẳng còn suy nghĩ được gì trong buổi họp cấp cao với các sếp lớn, lời khuyên sau đây luôn có tác dụng làm trấn tĩnh tinh thần của bạn: Hít một hơi thật sâu.

Đơn giản thôi, bạn chỉ cần 5 giây để hít vào và từng đó thời gian để thở ra. Hãy làm thử khi có cơ hội, bạn sẽ sớm nhận thấy tác dụng của nó.

3. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng Phần lớn chúng ta chẳng tập trung hoàn toàn được vào công việc. Bởi nào là điện thoại, tin nhắn, rồi mail khẩn của khách hàng thúc giục ta hoàn thành deadline,… Chẳng phải những thứ đó khiến bạn bị xao nhãng bởi công việc quan trọng nhất trong ngày ư?

Có một lời khuyên dành cho bạn khi gặp phải tình huống này: Chấp nhận những task mang tính quan trọng, xếp những task ít khẩn cấp hơn vào thời gian làm việc khác, hoặc đơn giản là lờ nó đi.

Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải biết cách phân chia mức độ quan trọng và khẩn cấp của các công việc trong ngày.

4. Sắp xếp công việc một cách khoa học Thay vì cố gắng thúc đẩy mình làm việc một cách điên cuồng, các nhà tâm lý học khuyên bạn nên sắp xếp những khoảng nghỉ ngắn giữa các công việc để bạn có đủ năng lượng để hoàn thành tất cả các công việc.

Cách sắp xếp công việc khoa học nên là: Tập trung hoàn toàn vào công việc trong vòng 90 phút, sau đó là 1 quãng nghỉ ngắn (lúc này bạn có thể áp dụng bài tập hít vào – thở ra như đã đề cập ở mục trên). Rõ ràng điều này có thể giúp bạn loại bỏ Stress ra khỏi công việc của mình.

5. Ăn đủ ngủ đủ Việc ăn uống và nghỉ ngơi sai cách có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng. Theo các chuyên gia, chế độ ăn ít đường nhiều đạm là chế độ lý tưởng để bạn hạn chế tối đa tác động của Stress vào công việc

Ngoài ra, việc thiếu ngủ cũng là nguyên nhân chính khiến hơn 60 triệu người dân Hoa Kỳ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong công việc.

Điều này là rõ ràng, bởi bạn không có đủ thời gian để hồi phục thể trạng một cách tốt nhất. Có một mẹo để bạn chống lại cơn buồn ngủ mỗi ngày: Hãy dùng tay bịt lỗ mũi phải và thở bằng lỗ mũi trái trong vòng 3 – 5 phút.

6. Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề Cách bạn nhìn nhận vấn đề cũng có thể là nguyên nhân khiến tâm trí bạn không thể thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Thay vì luôn bi quan trước mọi tình huống, bạn hãy “lùi lại một bước” và suy nghĩ tích cực hơn.

Ví dụ: Thay vì tỏ ra tức giận vì sếp không chấp thuận đề xuất của bạn, hãy suy nghĩ theo cách nhìn nhận vấn đề khác: Có thể vì đề xuất của bạn chưa phù hợp để áp dụng vào thời điểm này? Hoặc sếp muốn bạn hoàn thiện ý tưởng hơn nữa đề nó mang tính thực tiễn hơn?

7. Nhanh chóng “hạ hỏa” Khi bạn “nóng mặt”, sự tức giận khiến bạn muốn hành động. Hành động đó có thể là những lời nói, hoặc thậm chí là hành động “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Các nhà tâm lý học khuyên bạn trong trường hợp này hãy nhanh chóng “hạ hỏa” tinh thần và áp dụng cách làm như sau: Thở một hơi thật mạnh ra tiếng bằng miệng, rồi thở đều bằng mũi.

Khi bạn làm điều đó đủ lâu, cơn nóng giận đã tan biến đi mất, và bạn có đủ thời gian để bình tĩnh xử lý tình huống trong chiều hướng tích cực hơn.

Sẽ chẳng có ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn. Mọi lời khuyên đều chỉ mang tính chất tư vấn và tham khảo.

Khi tìm hiểu thêm về bản thân, bạn sẽ tự nhận thấy có những điều đã vô tình khiến mình trở nên căng thẳng hơn như: Sự trễ nải khi hoàn thành một task công việc, sự ganh đua với những đồng nghiệp trong công ty hoặc những suy nghĩ tiêu cực khi nhìn nhận một vấn đề,… và từ đó xác định cách thức để giảm stress

10. Bình tĩnh trở lại khi cảm thấy quá căng thẳng Khi bạn cảm thấy quá hoảng loạn và khó thở trước khi mỗi sự kiện quan trọng, bạn có thể nhanh chóng giảm bớt sự lo lắng của mình với “điểm huyệt” phù hợp.

Cách làm ở đây là: Đặt ngón tay cái bên cạnh ngón tay giữa của bạn và áp dụng lực nhấn đều tay. Điều này sẽ làm lưu thông mạch máu, giúp bạn bình tĩnh trở lại trong tức khắc.

11. Tác động tới người khác Dù các vấn đề căng thẳng phần nhiều xuất phát từ bạn, cũng không ít những sự bực tức, khó chịu tới từ những người xung quanh. Các chuyên gia có lưu ý bạn rằng: Nếu vấn đề tới từ những người xung quanh, bạn cần phải tỏ thái độ và “điều chỉnh” hành vi của họ ngay lập tức.

Nếu cô bạn đồng nghiệp thường xuyên quấy nhiễu những lúc bạn tập trung vào công việc nhất, hãy tỏ thái độ với cô bạn ấy và yêu cầu họ dừng làm phiền bạn.

12. Đừng tự chỉ trích bản thân Với khoảng 60.000 suy nghĩ trong bộ não của con người mỗi ngày, sự tiêu cực xuất hiện trong tâm trí bạn là một lẽ đương nhiên . Cách khắc phục ư? Thay vì gay gắt và chỉ trích bản thân, hãy thử tự khích lệ bản thân mình.

Những suy nghĩ tích cực này sẽ khiến bạn giải quyết mọi vấn đề tưởng chừng như khó khăn nhất trong cuộc sống. Biết đâu đấy bạn sẽ truyền cảm hứng này đến cho những người khác trong tương lai!

13. Sử dụng dầu massage oải hương để thư giãn

Sau một ngày dài căng thẳng và mệt mỏi, bạn trở về nhà với tâm lí buồn bã, không vui. Tại sao bạn lại không thử massage với dầu massage nhỉ? Vừa thư giãn, vừa tăng thêm sự gắn kết với nhau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Giảm Stress? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!