Xu Hướng 6/2023 # Làm Thế Nào Để Giúp Con Trẻ Tự Tin Hơn, Năng Động Hơn? # Top 13 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Làm Thế Nào Để Giúp Con Trẻ Tự Tin Hơn, Năng Động Hơn? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Giúp Con Trẻ Tự Tin Hơn, Năng Động Hơn? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trò chuyện cùng con là một trong những hành động đáng được khen ngợi nhất của bố mẹ trẻ khi dạy con trẻ tự tin hơn mỗi ngày, năng động hơn mỗi ngày. Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày, đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói.

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.

Nên dạy trẻ cách tự lập

Bố mẹ hãy dạy trẻ tự lập trong chính cuộc sống của mình, khi học được tính tự lập bé sẽ phát triển bản thân của mình rất tốt sau này. Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà,… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: Để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan,… tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con bạn được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.

Thoải mái cho trẻ chơi với các bạn của bé

Bố mẹ không nên cấm các bé chơi với bạn này và cấm các bé nên tiếp xúc với ai. Mỗi người chúng ta sẽ có những mối quan hệ riêng, sẽ có những cảm nhận của riêng mình. Và bé cũng thế, bé cũng sẽ có những người bạn của riêng mình vậy nên việc chơi với ai, tiếp xúc với ai bố mẹ chỉ nên quan sát và nhắc nhở bé không nên đặt lệnh cấm túc.

Bố mẹ nên tạo điều kiện để bé thể hiện mình

Nếu như muốn bé tự tin hơn, năng động hơn thì bố mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa,… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều hơn nữa.

Thật sự quan tâm, chăm chút đến ngoại hình của trẻ

Chúng ta là người lớn thì chắc hẳn rằng ai cũng mong muốn mình đẹp, mình xinh hơn mỗi ngày. Ai trong chúng ta cũng mong muốn trau chuốt bản thân của mình tốt hơn, được mọi người khen ngợi. Và các bé nhỏ cũng thế, các bé cũng rất mong muốn được xinh đẹp, được ăn ngon mặc đẹp là điều mà đứa trẻ nào cũng mong.

Thật vậy, cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút. Do đó hãy chăm chút ngoại hình của trẻ bằng cách cho con một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt nhất để bé có thể có được những nền tảng tự tin.

Trang phục dành cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Bộ quần áo, hay váy vóc, giày dép, mũ nón mà bạn chuẩn bị cho trẻ, phù hợp với nơi con đến, phù hợp với vóc dáng của con, phù hợp với hoạt động của con… khiến con được bạn bè, thầy cô khen ngợi, sẽ giúp trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin hơn hẳn khi đứng trước tập thể.

Đặc biệt nên dạy trẻ biết lắng nghe

Dạy trẻ biết lắng nghe là điều mà rất nhiều bố mẹ trẻ hiện nay đang trăn trở. Và nếu như muốn con mình là người tốt thì chính bố mẹ hãy là người làm gương cho con. Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự, luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến.

Khi trẻ học được kỹ năng này thì trẻ sẽ phát triển rất tốt cho đến khi trưởng thành.

Làm Thế Nào Giúp Trẻ Tự Tin Hơn

Do đó tự tin là một trong những kỹ năng quan trọng mà cách bậc phụ huynh cần từng bước xây dựng cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách; trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?

Hãy để trẻ cảm nhận rằng chúng được chấp nhận, được yêu từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hãy thường ôm trẻ và nói với chúng là bạn yêu chúng. Tình yêu không điều kiện sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự tin.

“Con giỏi lắm”, “Con làm được mà”, “Con cố lên” là những lời khích lệ có giá trị lớn đối với trẻ.

Luôn ghi nhận sự nỗ lực của trẻ trong suốt quá trình chứ không nên chỉ nhìn vào kết quả, khuyến khích động viên sẽ giúp trẻ thêm động lực và tin vào năng lực bản thân.

Các bậc cha mẹ thường rất yêu thương và luôn muốn bảo vệ trẻ nhưng đừng bao bọc trẻ một cách thái quá. Hãy để trẻ tự làm những việc của chính mình: thay quần áo, đánh răng, tự sắp xếp sách vở. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm những điều mới mẻ và dạy trẻ dũng cảm đối mặt, can đảm vượt qua.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của trẻ. Nếu bé đánh răng chưa sạch, hoặc có thói quen không dọn giường khi thức dậy,… bé cần phải biết đó là hành vi không tốt và nỗ lực khắc phục.

4/ Giúp trẻ đặt ra mục tiêu và học cách phấn đấu

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đặt ra những mục tiêu từ nhỏ đến lớn dần để con nhận ra là “con làm được”: học bài rồi mới xem phim, cuối tuần sẽ giúp mẹ làm bánh, tháng nay con sẽ được điểm 10 môn toán,..

Khi trẻ không đạt được mục tiêu, cha me hãy dạy trẻ cách cố gắng và vùng dậy, hơn là dừng lại. Trẻ sẽ dần hiểu ra rằng khó khăn và một phần bình thường của cuộc sống và có thể kiểm soát được.

5/ Cho trẻ tham gia các lớp học kĩ năng, tạo môi trường giao tiếp để trẻ năng động tự tin hơn

Cha mẹ hãy giúp trẻ phát hiện ra ưu điểm của bản thân và cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các lớp năng khiếu để đánh thức tiềm năng và tự tin của trẻ.

Làm Thế Nào Để Tự Tin Hơn?

Việc cảm thấy thua kém có thể được “chữa trị” một cách đơn giản bằng cách bỏ hẳn thói quen so sánh. Người giỏi thì luôn có người giỏi hơn. Một người có thể giỏi ở một số lãnh vực nào đó, nhưng người không thể giỏi ở tất cả lãnh vực. Không ai là hoàn hảo cả.

Cho nên, việc so sánh bản thân bạn với người khác ở một lãnh vực người khác giỏi hơn bạn để từ đó suy ra bạn hoàn toàn thua kém là hết sức vô lý. Và như thế, việc cảm thấy thiếu tự tin cũng là hết sức vô lý, phải không nào?T

Còn việc rèn luyện bản lĩnh (để nói chuyện trước đám đông hoặc đơn giản là tự tin khi giao tiếp) thì bạn có thể chú ý vào những mặt sau:

– Tri thức (rèn luyện thông qua học tập, đọc sách,…) để tự tin vào kiến thức của bản thân.

– Thể chất (rèn luyện thông qua thể thao, giúp đỡ các công việc nhà,…) để bạn tự tin vào vóc dáng, bề ngoài,…

– Tinh thần (rèn luyện thông qua giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội,…)

Nếu bạn tập trung rèn luyện những mặt nói trên thay vì tốn thời gian vào những việc vô bổ, bạn sẽ nhanh chóng có được bản lĩnh cần thiết để có thể thật sự tự tin.

Những điều tôi đề cập ở trên là để giải quyết vấn đề ở cái gốc của nó. Nhưng trong khi bạn từ từ “củng cố nền móng” thì bạn có thể dùng một số phương pháp sau để “chữa cháy tạm thời”:

– Hít thở sâu và chậm là cách lấy lại tự tin nhanh nhất.

– Cười thật tươi với người đối diện hoặc đám đông cũng là một cách lấy tự tin.

– Nói chuyện một cách rõ ràng lưu loát, không quá nhanh, không quá chậm.

– Lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.

– Thường xuyên sử dụng phương pháp hình dung để tưởng tượng bạn đang nói chuyện một cách rất tự tin với những người rất thành công hay với đám đông.

– Tập cách ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã, gọn gàng,…

– …v…v…

Cuối cùng, việc quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào bản thân nhằm củng cố “cái gốc” để đạt tự tin tuyệt đối. Những phương pháp “chữa cháy tạm thời” tập trung vào “cái ngọn” chỉ có thể tác dụng trong một thời gian ngắn và một số hoàn cảnh nhất định mà thôi.

Diễn giả Trần Đăng Khoa

Làm Thế Nào Để Giúp Con Tự Tin

Điều quan trọng đối với cha mẹ là liên tục xây dựng lòng tự tin cho con trong những năm này, đặc biệt khi trường học và bạn bè có thể có những ảnh hưởng ngược chiều.

Để làm được điều này, các nhà khoa học đã đưa ra một số gợi ý với các bậc cha mẹ

Những điều cha mẹ cần chú ý

– Hãy tin vào con mình và thể hiện lòng tin đó

– Khen con thật nhiều và thường xuyên có những phản hồi tích cực về những gì con làm

– Lắng nghe con thật kỹ càng, thậm chí nhắc lại những gì vừa nghe được để kiểm tra xem mình có hiểu đúng những gì con nói không

– Thể hiện hiểu biết với những cảm giác của con và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói

– Khi cần chỉ trích, hãy chỉ trích hành vi chứ không phải chỉ trích trẻ: hãy làm cho trẻ hiểu hành động của cháu làm bạn giận chứ không phải rằng bản thân cháu là người xấu

– Hãy tập trung vào những điểm mạnh chứ không phải điểm yếu của trẻ

– Tôn trọng những mối quan tâm của con, kể cả khi những điều đó có vẻ buồn tẻ đối với bạn

– Chấp nhận những nỗi sợ hãi và cảm giác bất an của con khi cháu nói như vậy – cho dù những điều đó có vẻ vớ vẩn, đừng bao giờ tỏ ra không quan tâm hoặc mắng át bé. Ví dụ nếu cháu nói “Con học rất kém toán”, bạn hãy nói “Con đang gặp khó khăn trong môn này, vậy bố/mẹ có thể giúp gì con được không?”, đừng bao giờ nói “vớ vẩn” hoặc “vậy thì con cố mà học tốt hơn”

* Khuyến khích tính độc lập – khuyến khích trẻ thử sức với những điều mới

* Tập trung mạnh vào những thành công của con, đừng quá chú ý tới những thất bại

Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho con trẻ

Điều bạn cần tránh:

Bạn đã nói với con không được vừa đi vừa bê một cốc đầy sữa và đĩa thức ăn đầy. Cháu vẫn làm, rồi trượt ngã và đánh đổ hết mọi thứ ra sàn. Trong tình huống này, các bậc cha mẹ rất dễ dàng nói “Con có thấy không, mẹ đã nói rồi…”

Những lời chỉ trích được nói vỗ mặt đối với trẻ em có thể làm thui chột lòng tự tin của bé. Ngoài ra, nếu con bạn nghe thấy bạn nói với ai rằng cháu nó vụng về lắm, cháu sẽ cho rằng bạn thực sự tin như vậy và cảm thấy điều đó khó có thể thay đổi được. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực cố gắng của trẻ.

Bạn cũng cần hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Người lớn thực ra rất dễ nói những câu như “Con vụng quá” hoặc “Đừng ngu ngốc thế” trong lúc bực mình.

Nên nhớ rằng quá nhiều lời chê của cha mẹ sẽ làm trẻ tin rằng chúng thực sự vô dụng và ngu ngốc.

Nói xin lỗi con khi bạn sai

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn nói ra điều gì và ngay lập tức hối tiếc. Nếu chuyện này xảy ra, hãy xin lỗi con bằng những câu như “Đáng lẽ bố/mẹ không nên nói thế. Bố/mẹ không cố tình”. Sau đó hãy ôm con vào lòng để giàn hòa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Giúp Con Trẻ Tự Tin Hơn, Năng Động Hơn? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!