Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Hạn Chế Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mến chào các mẹ bỉm sữa! Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các mẹ một vấn đề mà có lẽ rất hữu ích cho các mẹ có con nhỏ. Vấn đề mà chúng tôi xin đề cập đến đó chính là ” trẻ sơ sinh bị ọc sữa “. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ sơ sinh bị ọc sữa? Bố mẹ nên làm gì khi đó? Giải pháp nào để hạn chế tối đa tình trạng này?
Ọc sữa là gì?
Có thể hiểu đơn giản “ọc sữa” là dấu hiệu trẻ sơ sinh nôn sau khi bú.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ọc sữa nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý, điển hình như:
Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu.
Dạ dày bé nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn.
Do bé ăn quá no, thường thay đổi tư thế đột ngột và thức ăn chủ yếu là sữa nên dễ trớ ra ngoài.
Do bé bú quá nhanh, nuốt nhiều không khí sau đó bị nấc cụt, bé bú nằm ngang, hay bé dị ứng thức ăn gây ra ọc sữa.
Ngoài ra, cũng có một số ít nguyên nhân do bệnh lý như bé mắc chứng hẹp phì đại môn vị, bị lồng ruột,…
Một số biểu hiện cho biết trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ bị ọc sữa có thể nhận biết qua nhiều mức độ khác nhau. Có những bé vừa mới bú xong đã có dấu hiệu ọc sữa, khi nấc cụt, ho hay vặn vẹo người. Có một số bé khác chỉ cần mẹ thay đổi tư thế hoặc sau khi bú xong ngủ một giấc dậy thì trớ sữa ọc ra ngoài.
Chính vì vậy mà những bà mẹ bỉm sữa của chúng ta cần phải quan sát thật kỹ để biết con mình có biểu hiện ọc sữa nhẹ hay nặng. Nhân đây, chúng tôi xin điểm qua một cách chi tiết và cụ thể về mức độ nặng nhẹ của tình trạng này.
Mức độ nhẹ:
Ho, sặc khi bú.
Bé hay nằm cong lưng.
Nôn trớ thường xuyên.
Hay ợ hơi.
Chán ăn, chậm tăng cân.
Rối loạn giấc ngủ, ban đêm ngủ không yên giấc.
Mức độ nặng:
Khóc thét khi đang nằm ngủ.
Khó cho bé ăn, khó nuốt, bé từ chối ăn phải ép ăn.
Hơi thở bé chua, có mùi acid.
Thường xuyên đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.
Thường xuyên viêm tai giữa, mũi xong, viêm phổi.
Bố mẹ cần làm gì?
Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và ngay lập tức đặt bé xuống nằm nghiêng một bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Mục đích đặt bé nằm nghiêng nhằm hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào tay bé. Tiếp đến, mẹ cần giúp bé hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Lưu ý: Sau 30 phút, mẹ có thể cho bé ăn lại.
Giải pháp để hạn chế ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Một số giải pháp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ giúp các mẹ bỉm sữa có thể nhanh chóng giúp con mình khỏi bị ọc sữa như:
Chia nhỏ các cữ ăn, ăn theo khung giờ nhất định.
Không cho bé ăn quá no.
Không cười đùa nô giỡn quá nhiều với bé sau khi bé bú xong.
Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.
Khi bú, mẹ nên cho bú ở tư thế ngồi đối với những trẻ bị ọc sữa thường xuyên. Sau đó, dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại để làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa.
Làm đặc thức ăn với những bé ọc sữa quá nhiều. Khi bé được 4,5 tháng tuổi mẹ có thể pha thêm một ít bột ăn liền vào trong sữa của em bé .
Những bé dùng sữa công thức, mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Trẻ Sơ Sinh Hay Ọc Sữa Có Sao Không? Phải Chăm Sóc Trẻ Như Thế Nào Khi Chúng Bị Ọc Sữa?
Nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là sự tống xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài, nguyên nhân có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý.
Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú, trẻ có thể nuốt theo hơi vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài cũng dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói trở ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…
– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột, thường gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
– Ọc sữa ở trẻ sơ sinh kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm có thể là do trẻ bị thiếu canxi.
Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, phụ huynh cần bình tĩnh, tuyệt đối không bế thốc trẻ lên ngay, cần đặt bé nằm nghiêng sang bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng, sau đó nhẹ nhàng lấy khăn lau miệng trẻ. Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa.
Nếu trẻ ọc sữa qua mũi, lời khuyên của các bác sỹ là mẹ không nên dùng miệng trực tiếp hút sữa trong mũi bé mà cần dùng dụng cụ chuyên dụng để hút một cách nhẹ nhàng. Phụ huynh cần chú ý vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý, vệ sinh miệng trước, mũi sau.
Không nên cho bé ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị ọc sữa tiếp, chỉ nên đợi sau 30 phút mới cho trẻ ăn để bé bình tâm trở lại và tránh tình trạng ọc sữa tiếp.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú.
Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút. Chú ý không rung hay lắc trẻ.
Chế độ ăn đặc dần lên.
Sử dụng thuốc chống nôn.
Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa.
Tư thế cho con bú tránh ọc sữa, nôn trớ
Tư thế cho bú đúng cách sẽ giúp trẻ ít bị ọc sữa, trớ sữa
Nếu tình trạng ọc sữa của trẻ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp
Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa Phải Làm Thế Nào?
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa thông thường là do các mẹ cho bé bú không đúng cách, các mẹ chưa nắm được những kiến thức cần thiết nhất trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cho bé bú đúng tư thế và lưu ý đến những điểm nhỏ nhặt nhất như từ bình sữa, từ tư thế nằm cho đến cách cho bé bú,…
Hiện tượng sặc sữa, nôn trớ sinh lý là hiện tượng rất bình thường đối với các bé sơ sinh trong những tháng đầu đời, nhất là đối với những trẻ sơ sinh phải bú bình sớm do mẹ bị thiếu sữa hay mất sữa, tuy là hiện tượng bình thường nhưng nó có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe sinh mạng của bé nếu mẹ không để ý và xử trí kịp thời làm lưu thông đường thở của bé đang bị tắc nghẽn do sữa.
– Đối với các trẻ bé bình thì nguyên nhân chính là do các mẹ chọn sai núm vú có lỗ ở đầu núm vú quá to khiến sữa chảy ra nhanh và mạnh, bé không kịp nuốt gây ra sặc và làm nghẽn đường thở.
– Các mẹ hay tạo thói quen cho bé vừa ngủ vừa bú sữa, việc này rất có hại vì đôi khi trong lúc ngủ bé chỉ ngậm núm vú mà không nuốt, chỉ cần thở mạnh là bé có thể hít sữa lên vùng mũi khiến sữa đi vào khí quản, phế quản và gây sặc.
– Bé từ 3-4 tháng tuổi đã bắc đầu tò mò và rất hóng chuyện, nên khi cho bé bú các mẹ đừng nói chuyện hay chọc bé cười vì có thể khiến sữa tràn vào khí quản và gây sặc.
Khi bé có biểu hiện bị sặc sữa việc đầu tiên các mẹ cần làm là dùng miệng hút nhanh sữa từ mũi và miệng bé để lấy sữa đang bị nghẽn ở đường hô hấp của trẻ. Các mẹ cần hút nhanh và mạnh nhất có thể vì chỉ cần chậm vài tích tắc thôi là sữa sẽ chảy sâu vào trong khí quản gây khó thở cho trẻ khiến trẻ bị tắc thở.
Sau khi hút sữa xong mà vẫn thấy trẻ chưa thở lại được bình thường thì phải kích thích thật mạnh để trẻ khóc, trẻ khóc lên là thở được ngay, đồng thời đưa ngay đến bệnh viên để cấp cứu.
Khi trẻ bị sặc, khó thở và mặt bị tím tái các mẹ nên đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay sau đó dùng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật bé lại và theo dõi biểu hiện của trẻ nếu trẻ khóc và mặt hết tím tái thì chuyển ngay đến bác sĩ để khám vào theo dõi sức khỏe cho bé.
Sau khi vỗ vào lưng mà bé vẫn còn tím tái thì hãy thử phương pháp sau: dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào phần trên trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực 5 cái liên tiếp sau đó quan sát biểu hiện của trẻ, nếu trẻ vẫn có khó thở tìm tiếp thục thực hiện lại động tác này 6 lần liên tiếp.
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Ọc Sữa &Amp; Có Ảnh Hưởng Gì Không?
1. Nguyên nhân bé hay bị sôi bụng, ọc sữa
Hỏi: Chào Bác sĩ, bé nhà em sinh hút được 3,2 kg tại bệnh viện Từ Dũ, nay được 24 ngày. Vì em ít sữa nên bé bú sữa mẹ và sữa công thức. Không hiểu sao bụng bé hay sôi, ngoài ra khi bú xong nếu bế bé trên tay thì không sao cứ đặt bé xuống giường là y như nằm phải gai bé gồng mình đỏ mặt tía tai và khiến sữa bị ọc ra ngoài. Mong Bác sĩ tư vấn giúp em, xin cám ơn Bác sĩ!
Trả lời của bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng: Bé sôi bụng có thể do không phù hợp với sữa bột. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu sữa ít thì cho bú nhiều lần (một tiếng bú một lần cũng được), não sẽ tự điều khiển cho vú tiết sữa nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn nên uống mỗi ngày ít nhất 2 lít nước, uống sữa “bà bầu”, ăn đủ dinh dưỡng.
Mỗi sáng, bạn nên cho bé phơi nắng 15 phút. Sau khi bú, bạn nên vác đứng bé 30 phút rồi mới đặt xuống để tránh tình trạng trào ngược sữa. Khi nằm, có thể cho bé nằm nghiêng, cuộn tròn khăn lông làm gối hình chữ U cho bé kẹp giữa 2 chân, phía trước ôm và phía sau dựa lưng.
Hỏi: Chào bác sĩ, Cháu mới sinh được 12 ngày. Hiện nay cháu bị sôi bụng, hay bị quấy khóc và ói sữa về đêm. Cháu bú sữa mẹ và bú thêm sữa ngoài vì mẹ thiếu sữa. Đi ngoài phân són một ít nhưng vẫn đi ngoài bình thường, phân vàng có hạt màu trắng hơi ướt. Ban ngày thì ngoan không quấy và cũng không ói sữa. Xin hỏi bác sĩ cháu bị hiện tượng này có sao không ạ?
Trả lời: Trước hết, em cần xem lại bé hay quấy khóc vào ban đêm có phải là do bé đói bụng hoặc do tả ướt, dơ…?
Ngoài ra, tình trạng sôi bụng, ói có thể là do bé bú bình nuốt nhiều hơi hoặc do bú nhiều, sữa bình xuống nhanh quá. Để cải thiện, em cần chú ý những đều trên và sau khi bé bú đừng để bé nằm ngay, nên vác bé lên vai cho đến khi bé ợ lên mới để bé nằm xuống.
3. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng ngủ không yên giấc
Hỏi: Vợ chồng tôi mới sinh cháu, trong thời gian đầu thì cháu ăn rồi lại ngủ, nhìn cháu rất thích, nhưng kể từ tuần thứ 3 của tháng đầu tiên thì cháu hay bị giật mình và giấc ngủ không được kéo dài, có khi 1h cháu dậy, có khi cháu chỉ ngủ được 30 phút, mà nhìn cháu không khác cho lắm nên chúng tôi cảm tưởng là cháu không có tăng cần gì. Ngoài ra tôi thấy bụng cháu thường sôi lên, cho tôi hỏi là bụng sôi như thế có ảnh hưởng gì không? Mong tư vấn giúp cho vợ chồng tôi. Xin chân thành cảm ơn.
4. Kinh nghiệm chăm sóc bé bị sôi bụng của các mẹ
Mẹ bé Chép: Từ 3 hôm nay bé nhà em bị sôi bụng mà bé mới dược có 18 ngày thôi. Các chị có kinh nghiệm gì về việc này không thì cho em lời khuyên với. Em lo quá vì từ lúc sôi bụng bé hay trớ sữa và quấy đêm rất nhiều (bé chỉ ngủ từ 12 đến 14 tiếng 1 ngày mà em thấy bảo bé ở độ tuổi này phải ngủ từ 18-20 tiếng 1 ngày thì mới phát triển tốt).
Mẹ bé Mướp: Bé nhà em mới được 1 tháng tuổi, mỗi lần cho bé bú em đều nghe thấy bụng bé sôi. Em cứ sợ là bé bị đau bụng và sẽ bị tiêu chảy nhưng em theo dõi phân của bé vẫn bình thường. Bé nhà em cũng hay bị trớ lắm, cho bé bú xong em đều phải bế bé rất lâu thế mà bé vẫn trớ, có khi trớ hết cả lượng sữa vừa bú. Em lo quá ko biết là bé nhà em như vậy có làm sao không?
Mẹ bé SuSu: Mẹ bé Mướp à, chị có kinh nghiệm thế này. Khi xưa chị cho con ti, bé cũng thường xì xoẹt luôn, và lúc đó bụng bé cũng lọc bọc một chút, mới đầu cũng sợ, nhưng về sau mọi người trong nhà nói là chả sao cả, bé nào cũng thế, lớn hơn tí nữa là hết ý mà.
Còn chuyện trớ của bé, thì rất khó tránh. Vì lúc mới sinh, dạ dày của bé vẫn thẳng như một cái chai, không có độ cong, và lý do nữa là khi bé bú thì bé nuốt nhiều hơi vào, nên bé dễ bị trớ. Để bớt trớ thì khi bé mới bú xong, mình từ từ đỡ bé dậy, để bé áp bụng vào người mình, khum một bàn tay lại và vỗ lưng cho bé, nhẹ thôi, đến khi nào bé ợ một cái rất to, là có thể yên tâm rồi, có thể lúc đó bé sẽ trớ ra một chút sữa, nhưng sẽ rất không nhiều bằng bé trớ sữa nếu bạn không vỗ lưng cho bé. CÓ thể làm động tác này trong lúc bé ti xong một bên, khi bé ợ xong, lại cho bé ti nốt bên kia.
Mẹ bé Shin:
Theo cách chữa mẹo của ông bà xưa thì muốn cho trẻ hết bị sôi bụng hay trướng hơi đầy bụng, các mẹ mới sinh nên trữ sẵn lá trầu xanh ở nhà, khi bé bị trướng hay sôi chỉ cần lấy lá trầu hơ nóng trên than rồi hơ bụng cho bé (chú ý đừng hơ sát bụng quá bé sẽ bị bỏng đấy), để lá trầu cách bụng khoảng 5cm và hơ qua hơ lại, khi nguội lại hơ trên lửa cho nóng rồi lại tiếp tục hơ bụng cho em) đảm bảo sẽ hết ngay.
Hồi lúc mình sinh tủ lạnh lúc nào cũng có lá trầu cả, khi bé bị nấc cục, ngắt phần đuôi lá trần dán vào trán bé (chữa mẹo), nếu mẹ bị đổ mồ hôi lạnh nấu lá trầu xông sẽ khỏi, nếu là bé gái hơ lá trầu cho “em bé” của bé để nó khép và đầy đặn, nếu là bé trai thì hơ cho “2 quả trứng”của bé để cho nó săn và gọn sau này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Hạn Chế Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!