Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Mẹ Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh??? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cao hơn bình thường bởi lúc này Mẹ không chỉ chăm sóc sức khỏe cho mình mà còn cho một sinh mệnh đang lớn lên mỗi ngày. Chính vì vậy mà việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là cực kỳ quan trọng cho cả mẹ và bé.Có chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ tăng lên, đặc biệt là các dưỡng chất quan trọng cần thiết nhất cho mẹ và thai nhi như: DHA, ALA, choline, acid folic, canxi, vitamin, sắt,….
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho từng giai đoạn phát triển của thai nhi, trong các bữa ăn, cũng như bổ sung các loại thuốc bổ trợ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, nói KHÔNG với CÁC CHẤT KÍCH THÍCH: rượu bia, thuốc lá,…có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hội chứng rượu bào thai (FAS).
Bà bầu bổ sung đủ nước mỗi ngày để có thể duy trì lượng nước ối đủ cho thai nhi, tăng lượng máu cho cơ thể. Bổ sung nước cho cơ thể bằng việc: uống nước lọc, ăn trái cây tươi, nước từ rau xanh…
Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ nước sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chuột rút và co thắt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Mang thai với sự thay đổi rất lớn về cơ thể, nhất là về vóc dáng và cân nặng. để có sức khỏe dẻo dai, mẹ nên tập thể dục mỗi ngày 15-20 phút. Việc tập thể dục không chỉ để khỏe mạnh về các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể, mà còn giúp giải tỏa được căng thẳng, tăng lượng màu hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn do lúc này, cơ thể bạn khá nặng nhọc và mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể khiến bà bầu cảm thấy căng thẳng, tăng huyết áp, tiền sản giật… Dù vậy, phần lớn bà bầu đều thấy khó ngủ do những triệu chứng khó chịu của thai kỳ và những nỗi lo về những điều sắp diễn ra. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể thường xuyên massage, tập yoga, thiền, cải thiện chế độ ăn…
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ, chì và thủy ngân… nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất cho mẹ và bé.
Trong thời gian mang thai, bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi thoải mái nhất
Ngoài ra, do thời gian này, các hormone trong thai kỳ làm các dây chằng ở chân bị lỏng lẻo khiến chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng đau. Do vậy, bạn tuyệt đối không mang giày cao gót, cũng như các loại sandal nhiều dây buộc chặt. Nên đi giày bệt hoặc dép bệt rộng để cho đôi chân được thoải mái.
Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về các triệu chứng, biến chứng thường gặp trong các giai đoạn mang thai. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ và không cảm thấy căng thẳng vì những triệu chứng vốn dĩ bình thường
Làm Sao Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh
Có ba đợt khám thai và siêu âm quan trọng trong suốt thời lỳ mang thai, đó là tuần thai thứ 11, 12, tuần thai thứ 22, 23, tuần thai thứ 32, 33. Đây là các giai đoạn mà siêu âm sẽ phát hiện ra những dị tật bẩm sinh nếu có tốt nhất, ngoài ra, nó còn giúp bác sĩ nhận biết về cân nặng, chiều cao, khả năng suy dinh dưỡng của mẹ và bé cũng như đưa ra những tư vấn tốt nhất để chăm sóc thai nhi.
Ngoài 3 lần khám quan trọng này ra, với những thai phụ có một số trục trặc nào đó, bác sĩ sẽ hẹn khám lại vào một thời gian cụ thể. Hãy tuân thủ tất cả lịch khám thai bắt buộc trong suốt thai kỳ cũng như lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ với kinh nghiệm, trình độ hiểu biết sẽ chăm sóc và giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh ngay từ thời gian đầu.
2. Chế độ ăn uống đầy đủ và khoa họcChế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý luôn là một phần quan trọng của một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, khi mang thai, bạn cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bao gồm tinh bột (bánh mì, mì, gạo), chất béo (dầu mỡ, vừng, lạc), chất đạm (cá, thịt nạc, trứng, các loại hạt hoặc sữa và thực phẩm từ sữa), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau xanh). Trong đó, bạn cần ăn ít nhất 3 phần rau xanh và trái cây hàng ngày. Đảm bảo cân bằng và hợp lý các nhóm dưỡng chất trên giúp cả bé và mẹ phát triển khỏa mạnh, đủ chất và không bị thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng bất kỳ nhóm chất nào.
Bạn không cần thiết phải gắng sức ăn càng nhiều càng tốt cho hai mẹ con, điều này không những không tốt cho sức khỏe, gây dư thừa trọng lượng không cần thiết mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
3. Bổ sung các chế phẩm vitamin và khoáng chấtBên cạnh việc ăn uống đủ chất, bà bầu cần bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các chế phẩm thuốc. Rất nhiều vitamin và khoáng chất mà thức ăn cung cấp không đủ trong bữa ăn hàng ngày, nhất là khi bạn đã từng bị thiếu trước đó như sắt, vitamin B9, canxi …
Vì vậy, khi mang thai, hãy đi kiểm tra để xem bạn còn thiếu những vitamin và khoáng chất nào. Bạn luôn cần được kê đơn để uống bổ sung các loại vitamin quang trọng như vitamin B9 (axit folic), giúp giảm nguy cơ em bé bị khiếm khuyết ống thần kinh, tật nứt đốt sống, vitamin D, canxi (quan trọng cho sự phát triển xương, răng của bé trong tương lai), một số loại mà bà bầu hay thiếu khác là sắt, vitamin A …
4. An toàn vệ sinh thực phẩmRất nhiều bệnh nhiễm trùng từ thực phẩm có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi, khiến thai phụ sảy thai, sinh non, hoặc gây dị tật. Vì vậy, khi mang thai, hãy lưu ý kỹ hơn đến vấn đề an toàn thực phẩm. Bạn cần tránh những thực phẩm sau: pate gan, sữa chưa tiệt trùng, thức ăn tái, pho mát vân xanh, thịt chưa nấu chín kỹ, trứng trần, không ăn đồ gỏi, sống, mốc, hỏng. Cần ăn chín, uống sôi và lưu ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Tập thể dục thường xuyênTập thể dục thường xuyên khiến bạn có được một sức khỏe dẻo dai, làm chủ được trọng lượng cơ thể mình, khiến tâm trạng vui vẻ, thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon, tạo nội lực tốt giúp mẹ và bé cùng phát tiển khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn những bộ môn có lợi cho bà bầu như như: đi bộ nhanh, bơi lội, tham gia các lớp học tiền sản dưới nước, yoga …
6. Bỏ rượu và các chất kích thíchNếu muốn một thai kỳ khỏe mạnh, lời khuyên cho bạn là hãy cắt bỏ ngay những chất khích thích không tốt cho sức khỏe như rượu, cà phê, thuốc lá. Uống nhiều hoặc uống rượu say trong khi mang thai dễ bị rối loạn bào thai, có thể tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây sảy thai trong thai kỳ, hoặc con bị còi xương, suy dinh dưỡng. Trong khi đó, khói thuốc lá có khả năng gây nên những vấn đề cực kỳ nguy hiểm như sẩy thai, sinh non, trọng lượng sơ sinh thấp, chết lưu…
Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB
Làm Sao Để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh
Mẹ khỏe trong thai kỳ là rất cần thiết cho sức khỏe của thai nhi. Phụ nữ ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên cùng với chăm sóc trước khi sinh thường xuyên sẽ ít có biến chứng khi mang thai. Họ cũng có nhiều khả năng sinh ra một em bé khỏe mạnh. Vậy phải làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Dinh dưỡngMột chế độ ăn uống cân bằng cũng sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu, cũng như các triệu chứng khó chịu khi mang thai khác như mệt mỏi và ốm nghén. Dinh dưỡng tốt được cho là giúp cân bằng sự thay đổi về tâm trạng và nó cũng có thể cải thiện chuyển dạ và sinh nở.
Một chế độ ăn uống cân bằng tốt bao gồm:
Tăng cânMột cách đơn giản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn trong thai kỳ là ăn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm mỗi ngày.
Không nên ăn gìĐể bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như Listeriosis, hãy đảm bảo rằng tất cả sữa, phô mai và nước trái cây đều được tiệt trùng. Không nên ăn thịt từ đồ ăn nhanh hoặc xúc xích trừ khi chúng được làm chín hoàn toàn. Ngoài ra, nên tránh thực phẩm đông lạnh các loại gỏi, hải sản hun khói và thịt, gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm nào cần tránh.
Bổ sung vitamin trước khi sinhHầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ nên đến từ thực phẩm, nhưng bổ sung vitamin trước khi sinh đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ mang thai thường quá bận rộn để lên kế hoạch cho ba bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày và việc bổ sung vitamin có thể cung cấp thêm dinh dưỡng mà thai nhi đang phát triển cần.
Axit folic (folate) là vitamin B rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung axit folic được thực hiện vài tuần trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ đã được tìm thấy để giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
Hầu hết các vitamin trước khi sinh có chứa 1 miligam axit folic. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng vitamin trước sinh. Họ có thể giúp bạn quyết định loại nào là tốt nhất cho bạn.
Tập thể dụcTập thể dục vừa phải không chỉ được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày được chứng minh là giúp lưu thông, tăng cường cơ bắp và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập thể dục nào, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao. Nếu bạn không hoạt động thể chất trước khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về những bài tập bạn có thể làm trong khi mang thai.
Đối với phần lớn các trường hợp mang thai bình thường, tập thể dục có thể:
Tăng năng lượng
Cải thiện giấc ngủ
Tăng cường cơ bắp và sức bền
Giảm đau lưng
Giảm táo bón
Các bài tập aerobic, như đi bộ, chạy bộ và bơi lội, kích thích tim và phổi cũng như hoạt động của cơ và khớp, giúp xử lý và sử dụng oxy. Hoạt động aerobic cũng cải thiện lưu thông và tăng trương lực cơ và sức mạnh.
Có nhiều lớp tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện tư thế và sự liên kết, và thúc đẩy lưu thông và hô hấp tốt hơn.
Bài tập ngồi xổm và Kegel nên được thêm vào thói quen tập thể dục. Các bài tập Kegel tập trung vào các cơ âm đạo và tầng sinh môn. Bài tập được thực hiện giống như cách một người phụ nữ dừng bắt đầu và dừng khi đi tiểu. Cơ đáy chậu được thắt chặt trong ba giây và sau đó cơ bắp được thả lỏng từ từ. Khoảng thời gian cơ bị co lại có thể tăng lên theo thời gian vì việc kiểm soát cơ trở nên dễ dàng hơn. Thư giãn các cơ đáy chậu có thể giúp ích trong quá trình sinh em bé. Các bài tập Kegel được cho là giúp phụ nữ duy trì trương lực cơ và kiểm soát tốt ở vùng đáy chậu, có thể hỗ trợ sinh nở và phục hồi sau khi sinh.
Bỏ thói quen xấuTiêu thụ rượu khi mang thai cũng có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như:
Không có bằng chứng nào cho thấy hút thuốc lá trước khi bắt đầu mang thai sẽ gây hại cho em bé đang phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc trong thai kỳ là nguy hiểm. Hút thuốc ảnh hưởng đến lưu lượng máu và cung cấp oxy cho em bé, và do đó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của chúng.
Chảy máu âm đạo
Thai ngoài tử cung
Bong nhau thai sớm
Chuyển dạ sớm
Bị ốm khi mang thai
Bên cạnh tất cả các triệu chứng đi cùng với thai kỳ, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng hơn, như cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Một phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng nếu bị cảm lạnh hoặc cúm. Mặc dù những căn bệnh như vậy có thể khiến bạn cảm thấy rất không khỏe, nhưng hầu hết sẽ không ảnh hưởng đến em bé đang phát triển của bạn.
Một số bệnh phổ biến hơn bao gồm:
Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị an toàn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nào trong khi mang thai. Nhiều loại thuốc và chất bổ sung phổ biến như aspirin và ibuprofen không được khuyến cáo trong thai kỳ.
Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh bị bệnh. Một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh cũng như nghỉ ngơi nhiều và rửa tay sạch sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt. Tiêm phòng cúm theo mùa là cách phòng bệnh tốt nhất trong mùa cúm. Nó khuyến nghị cho những người sẽ ở trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của họ trong thời gian này. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị biến chứng do cả virut cúm theo mùa, cũng như cúm lợn (H1N1).
Nói chuyện với bác sĩ về lịch sử sức khỏe của bạn. Họ có thể cho bạn biết liệu có nguy cơ đối với sức khỏe của bạn hay không.
Một số phụ nữ có tiền sử hen suyễn có thể thấy rằng các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Điều này một phần là do sự gia tăng lượng hormone trong hệ thống, cũng như tử cung mở rộng, ép lên phổi và hạn chế lượng không khí còn lại trong phổi của bạn sau khi thở ra.
Chăm sóc tiền sảnTham dự tất cả các kiểm tra chăm sóc trước khi sinh sẽ giúp bác sĩ theo dõi cẩn thận bạn và em bé đang lớn trong suốt thai kỳ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn một thời gian theo lịch trình để hỏi bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về việc mang thai.
Làm Thế Nào Để Mang Thai An Toàn Và Khỏe Mạnh Trong Suốt Thai Kỳ?
1. Làm thế nào để mang thai an toàn? 1.1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Khi được hỏi làm thế nào để mang thai an toàn trong thai kỳ thì câu trả lời đầu tiên là bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày của phụ nữ mang thai là 1000mg Canxi, 200mg DHA, 400 microgram axit folic, 20 – 30mg sắt, 70mg vitamin C. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ,….để bổ sung khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa và chống táo bón thai kỳ.
Mẹ bầu cũng cần ghi nhớ không ăn thịt, cá sống, thức ăn chưa nấu chính như sushi, trứng lòng đào, các loại lẩu,….vì có thể nhiễm các vi khuẩn như toxoplasmosis, salmonella rất nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi.
Việc tiếp theo trong làm thế nào để mang thai an toàn là ngủ đủ giấc. Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu ngủ muộn sẽ gây thiếu máu và tăng huyết áp, trẻ chậm phát triển, nhẹ cân hay quấy khóc. Mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có khả năng phải sinh mổ và khó sinh hơn những người ngủ 8 tiếng/ngày. Do đó, các mẹ bầu nên ngủ ngon và sâu giấc để giúp thai nhi thư giãn, phát triển toàn diện, tốt nhất là ngủ đủ 8 tiếng buổi tối và cố gắng chợp mắt 30 – 45 phút buổi trưa.
1.3. Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳLàm thế nào để mang thai an toàn thì các mẹ cần tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ tương lai như:
Tăng cường sức khỏe và khả năng chịu đựng
Dễ dàng lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh
Cải thiện tinh thần và tránh trầm cảm hiệu quả
Một số hình thức luyện tập tốt trong thai kỳ là đi bộ nhanh, bơi lội, yoga,….Nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hình thức luyện tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân.
1.4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần bà bầu 1.5. Khám thai định kỳ đầy đủViệc quan trọng nhất khi được hỏi làm thế nào để mang thai an toàn đó là thực hiện khám thai định kỳ. Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh nở, mẹ cần được thăm khám đều đặn tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để kiểm tra sức khỏe cả mẹ và bé, đồng thời tầm soát kịp thời các bệnh lý và nguy cơ khi sinh nở.
Trong tam cá nguyệt, mẹ bầu nên khám thai theo lịch trình sau:
Tái khám 4 tuần/lần cho đến tuần thai thứ 28
Tái khám 2 tuần/ lần từ tuần 28 – 36
Tái khám 1 lần/tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ từ tuần 36 trở đi
2. Những điều nên tránh khi mang thaiNgoài vấn đề phải làm thế nào để mang thai an toàn thì các mẹ cần tránh một số điều trong thai kỳ để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
2.1. Không nên uống cà phê khi mang thaiSau khi kết thúc nghiên cứu dài kì trên 60.000 phụ nữ, Viện Y học cộng đồng Na Uy (NIPH) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống cà phê. Một tách cà phê chứa khoảng 140mg caffeine, nếu tiêu thụ 200 – 300mg caffeine/ngày sẽ làm tăng hội chứng nhẹ cân khi sinh từ 27 – 62%. Nếu đứa trẻ sơ sinh có trọng lượng trung bình 3,6kg, người mẹ cứ dùng 100mg caffeine/ngày thì đứa trẻ sẽ giảm 21 – 28gram trọng lượng.
Caffein còn là thủ phạm làm chậm lớn bào thai ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Ngoài caffeine, người ta còn phát hiện thấy thuốc lá cũng là thủ phạm làm giảm trọng lượng trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia cho biết, khi mang thai phụ nữ không nên uống rượu bởi khi ra đời trẻ dễ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SID) và nhiều bệnh nan y khác. Theo nghiên cứu, nếu các bà mẹ khi mang thai lạm dụng rượu thì cứ 6 trẻ mắc bệnh SID sẽ có một trẻ bị tử vong. Những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ nghiện rượu có tỉ lệ mắc SID cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không uống rượu, trong thời kỳ mang thai nếu uống rượu nhiều thì tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 9 lần.
2.3. Không lạm dụng vitamin DTheo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mang thai phụ nữ lạm dụng dưỡng chất này thì có thể làm tăng dị ứng ở trẻ. Các chuyên gia đã phát hiện, trong máu phụ nữ mang thai có hàm lượng vitamin D cao thì trong nhau thai cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Những bà mẹ có hàm lượng vitamin d trong máu thấp thì hàm lượng vitamin D trong máu của trẻ đến khi 2 tuổi vẫn thấp và ít mắc bệnh dị ứng. Ngược lại, nếu phụ nữ có hàm lượng vitamin D trong máu cao khi mang thai thì mức độ mắc bệnh dị ứng ở trẻ, đặc biệt là dị ứng thực phẩm rất cao.
2.4. Mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiềuNhững phụ nữ tăng cân quá nhiều trong giai đoạn thai kỳ là làm cho não của trẻ sơ sinh phát triển không ổn định. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ của bà mẹ béo phì có sự truyền đạt gen ngay từ giai đoạn bào thai khác so với những bà mẹ gầy, trong khi những bà mẹ có trọng lượng bình thường thì lại không có hiện tượng nói trên.
Lan Hương tổng hợpMẹ – Bé –
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Mẹ Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh??? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!