Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Ngủ Ít Vẫn Khỏe? Giấc Ngủ 3 Giờ Liệu Có Khả Thi? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm thế nào để ngủ ít vẫn khỏe? Dường như hầu hết mọi người làm tất cả để có thể kéo dài thời gian nghỉ ngơi của họ. Nhưng có một số người không chỉ cố gắng rút ngắn thời gian ngủ mà còn thực sự tin rằng điều này sẽ mang lại khả năng nhận thức tốt và năng suất làm việc cao hơn. Ngủ 3 giờ mỗi ngày liệu có lợi ích gì? Thời gian điều chỉnh phức tạp như thế nào? Những mẹo và thủ thuật nào có thể giúp bạn có được lịch trình như vậy? Hãy đọc qua bài viết này để có cái nhìn toàn diện về phương pháp ngủ 3 giờ – phương pháp ngủ có tên gọi Everyman.
Nguy hiểm khi ngủ chỉ 3 giờTrong khi một số tin rằng có những lợi ích phương pháp ngủ này mang lại, thì cũng có một vài nguy hiểm họ cần phải biết. Tác dụng phụ chính là nguy cơ giảm chức năng nhận thức và giảm khả năng ra quyết định đúng đắn. Điều này có thể dẫn đến tai nạn, khó chịu, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.
Một số người đã bị tăng cân, giảm ham muốn tình dục và thay đổi làn da như quầng thâm dưới mắt . Các bệnh khác như bệnh tim hoặc tiểu đường có thể sẽ xảy ra nếu cơ thể nghỉ ngơi không đầy đủ.
Lợi ích của việc ngủ chỉ ba giờMột trong những lợi ích chính mà giấc ngủ này mang lại chính là sự yên bình và thanh thản vì họ có nhiều thời gian một mình hơn để làm những việc họ thích mà trong khoảng thời gian mọi người cùng bận, họ không thể thực hiện được. Ngủ ít đi sẽ giúp họ có những khoảng thời gian trống cần thiết và yên ắng trong khi những người khác đang nghỉ ngơi. Đây có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để tận hưởng các sở thích cá nhân hoặc chỉ đơn giản là tập trung vào công việc, không bị gián đoạn và mất tập trung. Các kỹ năng mới cũng có cơ hội được phát triển mà không phải chịu bất cứ áp lực hay rủi ro nào. Khoảng thời gian rảnh do ngủ ít mang lại họ có thể dùng để thư giãn và giải tỏa tâm trí bằng các bộ môn như Yoga, thiền, hoặc các hoạt động hướng nội khác.
Do sự gia tăng thời gian nhận thức trong chu kỳ REM ở giai đoạn cuối nên nhiều người tin rằng phương pháp ngủ ít vẫn khỏe thực chất dựa trên các tín hiệu lấy từ cơ thể cho phép họ trải nghiệm giấc ngủ chất lượng cao hơn so với khi ngủ 6 đến 8 giờ liên tục. Lắng nghe cơ thể của chính bản thân và căn cứ vào thời gian ngủ xung quanh nhu cầu thể chất cá nhân cũng được cho là sẽ tạo nên những giấc ngủ chất lượng mặc dù thời gian ngủ có thể không quá dài. Chỉ ngủ khi cơ thể cần ngủ nhất sẽ tạo ra chất lượng giấc ngủ tốt nhất vì khi đó, cơ thể sẽ tập trung đầu tư thư giãn tối đa ở giai đoạn giấc ngủ REM, thúc đẩy sự tỉnh táo và năng lượng trong suốt cả ngày.
Giấc ngủ ngắn (ngủ chợp mắt) cho một giấc ngủ trưa hiệu quả nên là bao lâu?
Nhiều người sử dụng phương pháp ngủ ngắn hoặc phân đoạn cho biết họ có nhiều giờ làm việc hiệu quả hơn. Họ không phải chờ đợi đến đúng giờ đi ngủ mới được ngủ và không còn lâm vào tình trạng uể oải nhưng phải cố gắng chịu đựng. Do được chợp mắt khi cơ thể mệt mỏi và đòi hỏi được nghỉ ngơi kịp thời nên trạng thái tinh thần và năng suất làm việc của họ tăng cao. Những người này cho biết họ có thể hoàn thành được nhiều việc hơn do có nhiều thời gian hơn so với những người khác.
Làm thế nào để ngủ ít vẫn khỏe? Không caffeine / coffeeCà phê, nước tăng lực hoặc soda có thể giúp con người tỉnh táo sau một đêm ngủ chập chờn. Tuy nhiên phương pháp Everyman khuyên chúng ta không nên lạm dụng, hoặc thậm chí sử dụng chúng nếu có thể. Everyman tin rằng caffeine có thể gây khó khăn cho việc thư giãn, tức khả năng chợp mắt để có một giấc ngủ ngắn thư giãn sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cơ thể tiêu thụ một lượng caffeine trước đó.
Về lý thuyết, tiêu thụ ít caffeine sẽ không là vấn đề một khi chúng ta hình thành thói quen ngủ chợp mắt hoặc quen với việc ngủ những giấc ngủ ngắn. Bởi khi cơ thể tràn đầy năng lượng do được phục hồi từ những giấc ngủ ngắn thì chúng ta cũng không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ caffeine để giúp cho cơ thể tỉnh táo nữa.
Lý do chính ta thấy nhiều người ngủ vào ban đêm là vì ban đêm thường yên tĩnh. Đó là khoảng thời gian mọi người đã hoàn thành công việc trong ngày, ít âm thanh nên nếu đi ngủ vào thời điểm này bộ não sẽ ít bị phân tâm và bị đánh thức. Việc cố gắng chợp mắt vào ban ngày có thể là một thách thức đối với những người đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn.
Hãy thử sử dụng tai nghe để nghe nhạc thư giãn, đồng thời giúp giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Mỗi người sẽ có một âm thanh thư giãn riêng nên việc chọn một bản nhạc phù hợp chẳng hạn sẽ giúp thúc đẩy tâm hồn thư thái, từ đó giúp cơ thể và não bộ có khả năng thư giãn sâu.
Khi cơ thể báo hiệu mệt mỏi, cần chợp mắt, thường là khoảng 20 phút trước giờ chợp mắt cố định (ví dụ ngủ trưa), cơ thể sẽ dần cảm nhận sự kiệt sức sâu sắc. Một số sẽ xảy ra tình trạng mê sảng, gặp khó gặp khó khăn khi xử lý các công việc thông thường. Để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng không mong muốn, chúng ta không nên điều khiển xe cơ giới khi cảm thấy không đủ tỉnh táo nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và cho người khác.
Bạn có thể thấy cơ thể mình không muốn thức dậy chỉ sau vài giờ, hoặc vài phút ngủ ngắn. Thường nếu chưa quen với phương pháp ngủ này, cơ thể sẽ có xu hướng muốn tiếp tục ngủ thêm. Để có khả năng thích nghi với cơ chế ngủ ngắn này, chúng ta phải thật cụ thể hóa kế hoạch phải làm những gì khi thức, bao gồm các dự án, công việc, sở thích, kỹ năng mới cần trau dồi thêm mà bạn thấy chúng thật sự rất quan trọng cần phải thực hiện. Một khi đã rõ những điều cần phải hướng tới và hoàn tất, chúng ta sẽ có động lực ngủ ngắn và thức dậy tỉnh táo, dứt khoát.
Sẽ có ích hơn nếu trong khoảng thời gian thức bạn không để nó trôi quá buồn chán, vô nghĩa. Bằng việc bổ sung thêm những hoạt động bổ ích và thiết thực, con người sẽ tránh phải đối mặt với thời gian chết và họ cũng sẽ có xu hướng tuân thủ lịch trình tốt hơn, bởi chỉ có sự nhàm chán mới có khả năng cản trở mọi thứ.
Các lịch trình ngủ ngắn có thể sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào hoạt động làm việc và xã hội trong ngày của mỗi người. Không nên tự tạo áp lực cho bản thân khi phải tuân theo một lịch trình cụ thể nếu nó thực sự không phù hợp với bạn. Việc điều chỉnh giờ ngủ sớm hơn hoặc trễ hơn xung quanh giấc ngủ chính của bản thân vào buổi tối tùy thuộc vào thói quen từng người. Đối với những ai đã quen ngủ nhiều giờ thì việc điều chỉnh ngủ ít đi sẽ vất vả hơn, thậm chí mất vài tuần để thích nghi. Vì vậy, trước khi thay đổi thói quen ngủ chúng ta cần lưu ý tất cả những điều trên.
Phương pháp Everyman ban đầu bị mắc kẹt bởi một lịch trình cụ thể, trong đó những giấc ngủ ngắn diễn ra trong các khoảng thời gian cách đều nhau. Không phải ai cũng có thể có được và duy trì một lịch trình như vậy. Vì vậy người dùng phương pháp Everyman bắt đầu điều chỉnh các chu kỳ riêng để phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình.
Những người hâm mộ phương pháp này cho rằng cơ thể sẽ cảm thấy khỏe hơn nếu theo cách ngủ mới này. Tuy nhiên cũng có người thận trọng cho rằng: không nên gắng quá sức, nhất thiết phải lắng nghe nhu cầu thể chất của bản thân. Một khi cảm thấy kiểu ngủ này có hại cho sức khỏe, nên quay trở lại chu kỳ ngủ thông thường.
Ngay cả khi không giảm bớt thời gian ngủ, chúng ta cũng hãy thường xuyên dành ra một vài phút cho bản thân để thư giãn, giảm căng thẳng, mang lại sự an tâm hơn để hoàn tất tốt mọi hoạt động trong ngày.
Câu trả lời là điều này phụ thuộc vào cách cơ thể từng người phản ứng lại với việc nghỉ ngơi theo cách này như thế nào. Một số người có thể chỉ cần ngủ 3 giờ là đủ để khôi phục năng lượng mặc dù nhiều chuyên gia vẫn khuyên bạn ngủ tối thiểu 6-8 giờ mỗi đêm. Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng cường năng lượng có thể là những cách hữu ích, lành mạnh để giúp cơ thể điều chỉnh theo chu kỳ giấc ngủ mới này. Cuối cùng vẫn là cơ thể bạn sẽ cho bạn biết liệu bạn có thể quản lý 3 giờ ngủ mỗi ngày hay không.
Một số chuyên gia thận trọng chống lại phương pháp này bởi vì có rất ít nghiên cứu chỉ ra những lợi ích dài hạn của nó. Một số lo lắng việc thay đổi chu kỳ giấc ngủ là không tự nhiên và có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất và nội tiết. Sự gia tăng lượng đường trong máu và gián đoạn hormone cũng có thể bởi phương pháp này bởi các phương pháp này.
Việc lựa chọn phương pháp ngủ như thế nào phụ thuộc vào bạn. Chỉ có bạn mới hiểu rõ cơ thể bạn có thể xử lý những gì và liệu cấu trúc giấc ngủ này có phù hợp với những nhu cầu khác nhau của bạn hay không. Hãy chú ý cẩn thận các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hãy nhớ rằng bạn có thể mất một chút thời gian để thích nghi với phương pháp mới này và sử dụng các kỹ thuật làm dịu như thiền, âm thanh thư giãn hoặc các bài tập kích thích cơ thể sản xuất endorphin – chất gây cảm giác hưng phấn tích cực giúp bộ não tỉnh táo.
Làm Thế Nào Để Ngủ Ít Nhưng Vẫn Đảm Bảo Sức Khỏe?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mộtgiấc ngủ đủ l à giấc ngủ kéo dài khoảng từ 7 đến 9 tiếng. Nhưng trong cuộc hiện đại, chúng ta rất bận rộn và có nhiều việc phải xử lý nhưng một ngày chỉ có 24 giờ, và giấc ngủ cần thiết theo nhiều người lại rất tốn nguồn nguyên liệu quý báu là thời chúng tôi nhiên giấc ngủ là cần thiết cho sức khỏe và đảm bảo sự năng suất, năng lượng cho ngày sau, vậy làm sao để rút ngắn thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe và tinh thần tốt?
Việc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể và não bộ của chúng ta. Khi chúng ta ngủ không đủ giấc, não bộ sẽ bị suy nhược giảm năng suất làm việc. Điều đó gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, không thể tập trung và suy nghĩ những việc cần làm. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe như tim mạch, tiểu đường và béo phì… Trong một nghiên cứu nổi tiếng về giấc ngủ, những người tham gia thử nghiệm sẽ chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm. Sau một khoảng thời gian, khả năng nhận thức và hiệu suất làm việc của họ cũng bị cắt giảm tương đương với những người làm việc liên tiếp trong 2 ngày 2 đêm; do cơ thể họ vẫn chưa thích nghi được với thời gian biểu này. Mặc dù vậy những người tham gia thí nghiệm lại không tự nhận thức được sự sụt giảm năng suất của mình.
Daniel Buysse, giáo sư tâm thần học của trường Đại học Pittsburh và giám đốc của Viện Hàn lâm Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ ( American Academy of Sleep Medicine) có nói: ” Số lượng người muốn ngủ ít, nhiều hơn rất nhiều so với những người thực sự cần ngủ ít“. Thời gian ngủ hàng ngày của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi và thể trạng của họ. Thời gian ngủ một đêm của người trưởng thành nằm trong khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, nhiều người lại không ngủ đủ thời gian cơ thể yêu cầu: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, 1/3 dân số nước Mỹ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày.
“Trong một số trường hợp, thiếu ngủ giống như bị say rượu. Mọi người thường đánh giá sai mức độ suy giảm của họ và điều đó cũng cho thấy điều tương tự xảy ra khi ngủ không đủ giấc”, Buysse nói.
Nhưng điều đó không có nghĩa là con người ta không thể luyện tập để rút ngắn thời gian ngủ mỗi ngày. Theo Jim Horne – một chuyên gia về giấc ngủ và cựu giám đốc của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ tại trường Đại học Loughborough ở Anh cho rằng: số giờ ngủ của mỗi người khác nhau và không nhất quyết phải ngủ đủ 7 hoặc 8 giờ/ngày.
” Tôi không khuyên các bạn nên ngủ ít đi. Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn rằng không nên quá lo lắng về thời gian ngủ mỗi ngày. Ngày hôm sau, khi thức dậy và không thấy buồn ngủ đồng thời tỉnh táo hoàn toàn, thì điều này có nghĩa là bạn đã ngủ đủ giấc dù thời gian ngủ có thế nào đi nữa“, Jim Horne cho biết thêm.
Nghiên cứu của chuyên gia Horne còn thể hiện có những người có thể rút ngắn thời gian ngủ của họ xuống 6 giờ một ngày, tuy nhiên sáng hôm sau họ phải có một giấc ngủ ngắn và phải làm điều này một cách thường xuyên. Horne đã tiến hành thí nghiệm với những người thường xuyên ngủ từ 7 đến 8,5 giờ một ngày, rồi yêu cầu họ rút ngắn giấc ngủ của mình trong một khoảng thời gian nhất định sau mỗi đêm.
Những tình nguyện viên bắt đầu bằng cách rút ngắn thời gian ngủ của mình 1 giờ trong tuần đầu tiên và sau đó là 1,5 giờ trong ba tuần tiếp theo. Sau khi làm điều này và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng, các tình nguyện viên đều có tinh thần sảng khoái và không cảm thấy mệt mỏi dù họ chỉ ngủ có 6,5 tiếng mỗi ngày. Dần dần, điều này sẽ có thể giúp một số người giảm được thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được tinh thần và thể trạng tốt để có thể làm việc năng suất hơn. Tuy nhiên, Horne nói rằng, ông không muốn giới thiệu cách này cho những người đã có thời gian ngủ ít hơn thế. Chuyên gia Horne còn cho biết thêm, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì 6 tiếng có lẽ là không đủ đối với cơ thể bạn. Thay vào đó, bạn nên tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn là cải thiện số giờ ngủ.
Sigrid Veasey, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và sinh học thần kinh ở trường Đại học Pennsylvania, tận dụng thời gian thức dậy tốt hơn cách khác để cải thiện việc thiếu ngủ, khuyên mọi người hãy thử tập thể dục vào buổi chiều chẳng hạn. Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và sau đó làm mát nhiệt độ đó xuống bằng thời gian ngủ; khiến bạn ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn mỗi đêm. Những lời khuyên khác tối ưu hóa giấc ngủ bao gồm: tránh ăn nhiều vào cuối buổi tối, không suy nghĩ về những điều tiêu cực và không sử dụng những đồ điện tử trước khi ngủ. Quan trọng nhất là việc đảm bảo phòng ngủ tối và yên tĩnh. Một khi đã thực hiện đầy đủ những điều này, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sẽ hưng phấn trong ngày hôm sau.
Đây cũng có thể là cách giúp mọi người rút ngắn được thời gian ngủ, dành nhiều thời gian hơn cho công việc nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn nên có một thời gian biểu phân bố công việc của mình một cách khoa học để vừa có thể làm việc tốt mà vẫn giữ được sức khỏe.
(Techz.vn) Những sự thật rất đơn giản và xoay quanh bạn hằng ngày, nhưng có chắc bạn đã biết hết chưa?
Làm Sao Để Ngủ Ít Lại Mà Vẫn Có Sức Khỏe Và Làm Việc Tốt
Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi con người vì thông thường giấc ngủ của 1 người là khoảng 8h/ngày tương đương với việc 1/3 cuộc đời của con người là dành cho giấc ngủ. Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả của giấc ngủ của mình tức là ngủ ít nhưng đảm bảo vẫn đầy đủ sức khỏe và năng lượng làm việc.
Trước tiên phải hiểu Bản chất của giấc ngủ
Tiếp theo chúng ta nói đến cấu trúc của 1 giấc ngủ:
Biểu đồ trên minh họa rất rõ ràng về từng giai đoạn của giấc ngủ trong 1 giấc ngủ dài 8 tiếng đồng hồ.
chúng ta có 4 giai đoạn lớn trong 1 giấc ngủ, bao gồm: Light Sleep(ngủ nhẹ – stage 1,2), Deep Sleep(ngủ sâu – stage 3,4), REM(Rapid Eye Movement – mắt di chuyển nhanh), Wake . Trạng thái Light Sleep là trạng thái vô nghĩa nhất của giấc ngủ. Tuy vậy, nó lại chiếm đến hơn 1/2 thời gian ngủ. Và người ta càng ngủ nhiều, thời gian Light Sleep càng tăng, rất phí phạm. Deep Sleep-là giai đoạn này sóng não, nhịp tim, huyết áp thấp nhất; máu ở các cơ quan sẽ đi vào các cơ bắp và nuôi dưỡng, sửa chữa chúng, phục hồi lại sức khỏe sau một ngày làm việc. Đây là gian đoạn mang lại tác dụng chủ yếu của giấc ngủ Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đến ở đây là giai đoạn REM(Rapid Eye Movement). Vì sao? Vì nó chính là giai đoạn chúng ta mơ. Ở giai đoạn này, mắt chúng ta di chuyển cực kỳ nhanh(như tên đã ghi ở trên). Và trong giai đoạn này, não bộ chúng ta sẽ sàng lọc các dữ liệu, ký ức mà chúng ta tiếp thu vào ban ngày. Việc sàng lọc này giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa, vô ích, sắp xếp các dữ liệu quan trọng 1 cách hợp lý, đồng thời “refresh” cho bộ não. Chính điều này giúp cho chúng ta tỉnh táo và sáng suốt hơn khi thức dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là tăng % của giai đoạn REM này lên. Bằng phương pháp nghiên cứu biểu đồ dạng sóng và dạng cột, Tim Ferris (sinh năm 1977 nhưng rất nổi tiếng ) đã tổng hợp và chứng minh rằng Light Sleep chiếm 51% giấc ngủ, trạng thái REM chiếm 41%, Deep Sleep chiếm 7% và Wake chỉ chiếm 1%.
Phân loại giấc ngủ
– Monophasic Sleep (ngủ 1 pha), đây là điều chúng ta hay làm nhất, ngủ 1 giấc dài từ 7-10h đồng hồ mỗi đêm. Phương pháp này là kém hiệu quả nhất. – Biphasic Sleep (ngủ 2 pha), đây đơn giản chỉ là thêm 1 giấc ngủ nhỏ vào buổi trưa, đồng thời giảm thời gian ngủ đêm. – Cuối cùng, Polyphasic Sleep (ngủ đa pha): ngủ nhiều lần và mỗi lần 1 thời gian rất ngắn để kéo ngắn light sleep và kéo dài REM và deep sleep. Polyphasic Sleep cũng có phân loại ra như Everyman, Siesta, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ). Polyphasic Sleep cũng có phân loại ra như Everyman, Siesta, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ). Nói về Everyman 2 naps, thể hiện minh họa là
Cụ thể, khi bạn ngủ toàn bộ 5,2 tiếng đồng hồ thì bao gồm 1 giấc 4,5 tiếng đồng hồ và 2 giấc nhỏ chiếm 20 phút. Với Everyman 3 naps, bạn ngủ 4 tiếng đồng hồ với 1 giấc 3 tiếng và 3 giấc 20 phút. Với Everyman 4 naps, bạn ngủ 3 tiếng đồng hồ với 1 giấc 1 tiếng 30 phút và 4 giấc 20 phút. Tiếp đến là 2 vũ khí tối thượng: Dymaxion và Uberman
Với Dymaxion
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 30 phút sau mỗi 6 tiếng đồng hồ.
Với Uberman
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 20 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.
Cuối cùng bạn hãy chọn cho mình 1 phương pháp ngủ đa pha hợp lý, phù hợp với sức khỏe của mình vì việc này không dễ để thực hiện. Bạn cần phải 2-3 tháng để làm quen với cách ngủ mới và trong thời gian đầu tiên thì cơ thể của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi. Người áp dụng phương pháp ngủ ít, làm việc nhiều vô cùng thành công là danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci. Ông đã có phương pháp ngủ này từ 700 năm trước với phương pháp ngủ Uberman. Dường như danh họa đã biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của cơ thể và não bộ con người. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Nhờ thế, danh họa đã “tiết kiệm” được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
Một số cách hiệu quả điều chỉnh giấc ngủ:
Nguồn: chúng tôi
(St)
Làm Thế Nào Để Có Giấc Ngủ Sâu
Mất ngủ, khó ngủ là nỗi sợ hãi của nhiều người. Chuẩn bị giường ngủ thật sạch sẽ, không ăn thực phẩm có đường, không uống cà phê vào buổi tối… bạn sẽ dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm.
Ngủ là việc quan trọng nhất ai cũng phải thực hiện hàng ngày để tái tạo năng lượng cho hôm sau. Ngủ đủ giấc có thể giúp ngăn cản nhiều chứng bệnh và các vấn đề sức khỏe. Nếu không, con người sẽ trở nên tiều tụy và cáu gắt.
Thực tế nhiều người xem thường giấc ngủ. Họ phàn nàn rằng làm sao có thể đi ngủ khi chương trình truyền hình yêu thích chưa kết thúc, việc công ty còn chưa hoàn thành, quần áo chưa giặt và phải trông coi lũ trẻ. Đặc biệt, những người làm cha mẹ thường chỉ có thể ngủ trong một thời gian ngắn bởi lũ trẻ thường hay thức giấc giữa đêm hoặc làm phiền khi người lớn ngủ. Vậy làm sao để có một giấc ngủ thật sâu, dù chỉ trong một thời gian ngắn? Các chuyên gia về giấc ngủ đưa ra những lời khuyên như sau:
Thức dậy đúng giờ vào mỗi sángNếu bạn muốn rèn luyện cơ thể để tự thức dậy đúng lúc mà không cần đồng hồ, việc đầu tiên đó là chọn một giờ thức cố định. Nhiều người đã thực hiện bằng cách dùng tay viết lên trán giờ họ cần thức dậy vào buổi sáng. Phương pháp này được áp dụng vào thời Chiến tranh thế giới thứ 2 và họ không bao giờ thức dậy sai giờ. Một số người cũng làm giống như thế, bằng cách vỗ nhẹ vào trán mình 6 cái khi muốn thức dậy lúc 6h. Cách này thực sự hiệu quả.
Chuẩn bị giường ngủTác giả bài viết chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau: “Khoảng một năm trước, vợ chồng tôi đưa ra một quyết định quan trọng là mua một chiếc giường mới. Chúng tôi chuyển từ chiếc giường mà ba mẹ mua cho 12 năm trước thành giường cỡ lớn và thêm một chiếc nệm có thể tùy chỉnh độ mềm cứng ở mỗi bên. Nhờ vậy chúng tôi đã có giấc ngủ ngon hơn trên chiếc giường mới này. Do đó, nếu bạn đang bị mất ngủ, hãy cố gắng đầu tư vào những chiếc gối và nệm thật tốt”.
Không ăn thực phẩm có đường (gồm cả tinh bột) và protein vào tối khuyakỳ ngủ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chúng ta ăn. Dạ dày đầy thức ăn có thể khiến chúng ta không buồn ngủ. Vì vậy, nếu muốn ngủ ngon vào ban đêm thì đừng ăn thực phẩm có đường, protein từ sau 6h tối.
Dừng uống cà phêSẽ là một vòng lẩn quẩn khi bạn uống cà phê để giải tỏa cảm giác mệt mỏi nhưng sau một đêm mất ngủ, bạn lại cảm thấy mệt mỏi hơn. Do đó hãy từ bỏ cà phê để có được một giấc ngủ thật ngon. Điều này không phải quá khó, chỉ khi nào dừng uống cà phê (nhất là vào ban tối) thì chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ trở lại bình thường.
Uống trà nóng hoặc tắm nước nóngKhi chúng ta còn bé, mẹ thường cho uống món sữa nóng và tắm nước ấm vào buổi tối. Đây là cách giúp thư giãn hiệu quả. Cho đứa trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ thì chúng sẽ ngủ thẳng cẳng đến sáng. Bạn cũng có thể áp dụng cách này cho mình.
Ngủ trưa 20 phútNgủ trưa lâu hơn 20 phút sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. Giấc ngủ ngắn vào khoảng 3h chiều sẽ giúp bạn trẻ lại và dễ ngủ hơn vào đêm đó.
Nếu có ánh sáng len lỏi vào phòng bạn, dù đó chỉ là đèn đường, cũng có thể là nguyên nhân gây thức giấc. Hãy sử dụng tấm vải che mắt hoặc mắc thêm màn cửa để chắn ánh sáng lọt vào phòng.
Tập thể dục vào buổi sángKhảo sát cho thấy những người thức dậy và tập thể dục vào buổi sáng sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Mọi người thường nghĩ xem tivi giúp ta dễ ngủ, nhưng thực tế sẽ khiến bạn trằn trọc suốt đêm.
Đi qua một phòng khác khi bạn không thể ngủKhi không thể ngủ, bạn nên đi qua một phòng khác để làm những việc nhẹ nhàng hơn là nằm mãi trên giường. Khi đó sẽ làm thay đổi trạng thái cơ thể và giúp làm cảm thấy dễ ngủ hơn khi trở về giường.
Nguồn Thestir-vnexpress
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Ngủ Ít Vẫn Khỏe? Giấc Ngủ 3 Giờ Liệu Có Khả Thi? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!