Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Chuột Rút Khi Đi Bơi được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
04/05/2017 15:25
Thế nào là chuột rút?Chuột rút khi bơi xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi hoặc bị thiếu nước và chất dinh dưỡng
Mặc dù đang ở trong nước, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết! Khi bạn bơi, đặc biệt là luyện tập lâu bạn phải tiêu hao một lượng mồ hôi lớn và mất rất nhiều chất lỏng. Điều này có nghĩa là bạn đang mất chất lỏng và muối có giá trị. Cơ thể của bạn cần natri, magiê và các khoáng chất khác để hoạt động tối ưu. Khi tham gia các hoạt động bơi mà không đủ chất dinh dưỡng khiến bạn có thể có nguy cơ cao bị chuột rút
Khi bơi, cơ thể bạn không những mất nhiều nước mà còn cần nhiều sức, với cơ bắp bị mệt mỏi mà bị sử dụng quá nhiều thì dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.
Cách phòng tránh chuột rút cho trẻ khi bơi 1. Trước khi xuống nướcKhởi động cơ thể trước 30 phút xuống bể bơi
Uống nước – đây là việc quan trọng và vô cùng cần thiết, đặc biệt vào một ngày hè nắng nóng (nên uống nước với một chút muối pha loãng để việc giữu nước được tốt nhất).
Khởi động cơ thể trước 30 phút xuống bể bơi
– Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau.
– Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm – nhanh dần – chậm dần và trở về trạng thái cân bằng.
– Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
2. Khi xuống nướcLàm thế nào để phòng tránh chuột rút khi đi bơi
Lúc tiếp xúc với môi trường nước, trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình phản ứng với 3 giai đoạn:
– Ức chế (khoảng 10-15 phút): Mặc dù đã được khởi động để sẵn sàng thực hiện hoạt động bơi lội nhưng khi tiếp xúc với nước, cơ thể vẫn có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn.
– Thích nghi: Đây là giai đoạn tiêu hao năng lượng, kéo dài khoảng 1-3 giờ tùy theo sức khỏe và sự rèn luyện của mỗi người. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện ức chế dần dần hết; nhịp tim, mạch, nhịp thở và huyết áp ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong giai đoạn này, các động tác cần được phối hợp nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Khi bơi, cần chú ý quan sát để tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ.
– Hồi phục (bù đắp): Lúc này, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi. Trên thực tế, người bơi sẽ thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát.
Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.
3. Khi lên bờCần nằm nghỉ ngơi, thư giãn sạu khi bơi
Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng hay một chút đồ ăn, trái cây nhẹ để phục hồi sức khỏe
Luyện Tập Các Kỹ Năng Cần Thiết Để Tránh Xa Chuột Rút Khi Đi Bơi
Chuột rút (vọp bẻ) khi bơi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bơi một mình. Chuột rút có cảm giác đau đớn bởi sự co rút từ khớp cơ của cơ thể khi bị lạnh hay hoạt động quá sức đặc biệt khi bơi lội thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để tránh xa chuột rút…
Chuột rút (vọp bẻ) khi bơi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bơi một mình. Chuột rút có cảm giác đau đớn bởi sự co rút từ khớp cơ của cơ thể khi bị lạnh hay hoạt động quá sức đặc biệt khi bơi lội thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để tránh xa chuột rút…
Cập nhật: lúc
Nguyên nhân gây chuột rútChuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn.
Có hai nguyên nhân chính gây “Chuột rút” là thiếu oxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp…
Phương pháp phòng tránh chuột rútMuốn phòng ngừa ” chuột rút “, tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi từ khởi động, xuống nước, lên bờ đều phải được thực hiện một cách khoa học.
Cụ thể, bài khởi động làm nóng cơ thể cần đảm bảo đủ thời gian từ 15 phút trở lên như tập thể dục buổi sáng; chạy cự ly ngắn; khởi động theo thứ tự : khớp cổ, lưng, hông, gối, cổ chân, ngón ngân, khớp vai, cổ tay, ngón tay. Ngoải ra cần chú ý điều chỉnh các động tác bơi sao cho cơ thể được hoạt động kết hợp hài hòa, có thể thích nghi với môi trường dưới nước.
Song hành với các việc làm trên cần lưu ý uống đủ nước khi thời tiết đang nắng nóng. Tốt nhất nên pha thêm chút muối vào nước theo tỷ lệ 1 cà phê muối : 1 lít nước, đặc biệt khi thấy cơ thể mệt mỏi không nên cố bơi để tránh bị chuột rút.
Cẩm nang y học chúng tôi (Tổng hợp)
Bị Chuột Rút Khi Đang Bơi, Cần Xử Trí Thế Nào?
Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng khi bị đuối nước vì chuột rút rút và đã không xử lý đúng cánh. Chuột rút không chỉ gây đau đớn dữ dội, hạn chế vận động, mà thực sự có thể gây nguy hiểm tính mạng khi đang bơi lội.
Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội, khó cử động. Chuột rút khi bơi thường xảy ra, có thể làm giảm khả năng bơi, nguy hiểm hơn có thể khiến người ta chết đuối. Trên thực tế có nhiều người bơi rất giỏi, nhưng bị tử chết đuối do chuột rút.
Nếu chẳng may bị chuột rút khi đang ở dưới nước, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:
Cần bình tĩnh để nhờ người cứu hoặc tự cứu. Hãy hô to để gọi người tới cứu. Bản chất cơ thể bạn khi xuống nước là sẽ có thể tự nổi lên. Hãy hít vào thật sâu, thả lỏng để cơ thể nổi lên.
Tuyệt đối không được giãy giụa, vì càng giãy giụa thì bạn sẽ càng dễ bị chìm và nhanh mất sức. Giãy giụa kịch kiệt khiến phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn, kết quả là càng hoảng loạn. Hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút.
Một lần nữa hãy nhớ, chỉ cần giữ cho cơ thể thả nổi là bạn sẽ sống, điều quan trọng là BÌNH TĨNH.
Nếu không có người đến cứu kịp thời, hãy cố gắng kéo dãn cơ và xoa bóp, hoặc vận động nhẹ vùng cơ bị chuột rút. Sau khi đỡ chuột rút thì bơi trở lại bờ.
Một số nguyên nhân chính gây chuột rút
Mỏi cơ: Do cơ đã phải hoạt động quá nhiều trong tập nặng, vận động quá sức.
Mất nước, mất điện giải (Kali, magie)
Đi giày cao gót, phụ nữ có thai
Ít vận động, giữ một tư thế thời gian dài
Các biện pháp phòng tránh chuột rút
Nguyên tắc luôn luôn là phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này đặc biệt đúng trong trường hợp bị chuột rút ở dưới nước.
Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập kéo dãn cơ. Điều này rất quan trọng khi bơi. Đồng thời, khi học bơi bạn nên học cách thả nổi.
Bổ sung đầy đủ nước và điện giải trước, trong và sau quá trình vận động bằng nước dừa, oresol, đồ uống thể thao…
Hạn chế đi giày cao gót
Dinh dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung canxi cho cơ thể, thêm kali từ hoa quả như chuối, cam.
Ít vận động, ngồi nhiều một chỗ cũng là một nguyên nhân gây chuột rút. Do đó nên tránh ngồi nhiều một chỗ, ít vận động.
Do đó trước khi bơi, bạn có thể uống trà gừng, trà quế mật ong, hoặc thậm chí trà ớt.
Làm Thế Nào Để Giảm Đau Khi Bị Chuột Rút?
Chuột rút là tình trạng rất phổ biến và thường gặp gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường do căng cơ hay làm việc quá sức.
Mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.
Nguyên nhân bị chuột rút– Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
– Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua.
– Cơ bắp phải làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.
Những người dễ bị chuột rútChứng chuột rút (đồng bào miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai… Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.
Xử trí khi bị chuột rút đùi hoặc cẳng chân: uống nước, xoa bóp đùi, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối.
Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.
Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.
Cách xử trí khi bị chuột rútKhi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.
Phương pháp phòng bệnhThực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Chuột Rút Khi Đi Bơi trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!