Xu Hướng 6/2023 # Lẽ Vô Thường Và Sự Bình An Trong Cuộc Sống # Top 9 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lẽ Vô Thường Và Sự Bình An Trong Cuộc Sống # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Lẽ Vô Thường Và Sự Bình An Trong Cuộc Sống được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lẽ vô thường và sự bình an trong cuộc sống

LẼ VÔ THƯỜNG VÀ SỰ BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG

 BS NGUYỄN QUÝ KHOÁNG

(Mới chỉnh sửa,tháng 11 năm 2012)

I/ ĐẠI CƯƠNG

Trong thế giới đầy biến động, nào là thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh…khắp mọi nơi, thế mà chúng ta lại nêu lên việc là làm sao có được một cuộc sống bình an, chẳng phải là mộng tưởng quá chăng?

 Hàng ngày, chúng ta phải lo đủ thứ, nào là việc nhà, việc công sở, việc xã hội, bao nhiêu áp lực khiến chúng ta khó tránh khỏi “stress”, khó tránh khỏi tâm hồn luôn chĩu nặng.Vậy thì chúng ta phải làm sao để có được sự bình an trong tâm hồn,trong cuộc sống đây?

 Mở đầu truyện Kiều, Đại thi hào Nguyễn Du đã cảm thán kiếp người thăng trầm như bãi biển nương dâu (vô thường) và đâu đâu cũng gặp những cảnh khổ đau đến quặn lòng (khổ):

“Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau;

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

 Khi nói đến VÔ THƯỜNG là người ta đồng nghĩa với KHỔ hay với CHẾT thì tại sao, ở đây, đề tài lại là: LẼ VÔ THƯỜNG VÀ SỰ BÌNH AN?

 VÔ THƯỜNG không có lỗi gì cả, ĐAU KHỔ là do tâm người vô minh chấp ngã nên nhận thức sai lạc đưa đến tham và sân. Trước cảnh vô thường, được mất, khen chê như danh lợi, tài sắc tạm bợ mà con người lại cố bám víu, mong muốn nó thường còn nên sinh ra khổ đau (Cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ), hoặc phải đối diện với những gì mình không thích cũng sinh ra khổ (oán tắng hội khổ, sinh lão bệnh tử khổ…).

 Vô thường là một định luật của thiên nhiên, vô thủy vô chung, chi phối cả vũ trụ. Không có bất cứ điều gì, từ vật chất đến tinh thần, thoát khỏi lẽ vô thường:

“Thành-trụ-hoại-không” , “Sinh-lão-bênh-tử” hay “Sinh-trụ-dị-diệt”.

 Vậy, muốn được bình an, con người phải có cái thấy đúng đắn (chánh kiến) để sống với con người thật của mình, với Chân lý thường còn, hạnh phúc.

 II/ĐỊNH NGHĨA

 VÔ THƯỜNG là không thường còn, không thường hằng.

 VÔ THƯỜNG là mọi vật không bao giờ và không thể nào giữ được trạng thái lúc nào cũng như lúc nào, trước sau như một, mà là thay đổi không bao giờ ngừng trong tự thể của nó.Trong vũ trụ, có vật gì là không chuyển động đâu?

Ngay đến cả một tảng đá, một bức tường mà ta thấy như im lìm nhưng bên trong,ở tầng vi mô, các nguyên tử, điện tử đang chuyển động.

 Tất cả mọi sự vật trên thế gian này, từ hữu hình đến vô hình, đều không phải là một thực thể bất biến. Chúng luôn thay đổi , xoay chuyển không ngừng.

Hiện hữu là một dòng sinh diệt liên tục.

Sự thay đổi, sinh-diệt, diệt-sinh này xẩy ra từng phút giây, từng sát na (khoảnh khắc của một ý niệm, một đơn vị thời gian hết sức ngắn ngủi theo Đạo Phật). Chính vì thế mà triết gia Hy Lạp Heraclite đã nói một câu bất hủ: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trên cùng một dòng sông.”

 VÔ THƯỜNG là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân,tâm đến ngoại giới:

-Về thân xác: Xét về vi mô, các tế bào trong cơ thể chúng ta thay đổi từng giờ, từng phút,từng giây tuỳ theo loại.Trong một giây đồng hồ, biết bao tế bào chết đi thì lại có biết bao tế bào được sinh ra.Thân xác của chúng ta thay đổi liên tục. Chỉ sau một tháng là thân xác của chúng ta không còn là thân xác cũ nữa nhưng chúng ta đâu hề biết mà cứ tưởng nó vẫn vậy.Vậy là thân ta đều chịu lẽ sinh-diệt, diệt-sinh nên từ một cháu bé, ta mới thành một thanh niên hay thanh nữ rồi đến người trưởng thành và cuối cùng là một người già.Vậy thật sự ta là ai?

-Về tâm(tinh thần) :Có bao nhiêu niệm (ý nghĩ)) hiện lên rồi biến mất trong một giây đồng hồ, điều này chúng ta thấy rất rõ khi bắt đầu tập ngồi thiền.

 Các niệm của chúng ta thay đổi từng sát na. Có những ý nghĩ mà ta quyết như “đinh đóng cột” nhưng sau khi tự mình xét lại hoặc bị người khác thuyết phục, ta quay ngoắt 180 độ.Trạng thái tâm lý con người thay đổi không ngừng theo ngoại cảnh.Vậy thử hỏi cái Ta nó ở đâu?

 Tóm lại, cái Ta là tập hợp của thân và tâm.Thân chính là sắc còn tâm gồm thọ,tưởng, hành,thức. Mà đã là duyên hợp thì cái ta không thật, không bền.

 Có lúc,tôi ví cái Ta như một dòng sông. Đứng ở một điểm nhìn, ta thấy dòng sông vẫn vậy nhưng nếu quan sát thật kỹ, ta thấy ở điểm đó, không còn là cùng các hạt nước ở trong giây trước so với giây sau.

Cái ta cũng có thể được ví như một vòng lửa tạo ra bằng cách xoay tròn 360 độ một sợi dây mà đầu tận cùng có buộc một hòn sỏi được bao bởi một bùi nhùi có tẩm dầu hoả đang cháy. Khi quay thật nhanh, ta có cảm tưởng như có một vòng lửa thực sự nhưng sự thật không phải vậy, chỉ là ảo ảnh mà thôi.

-Về ngoại giới: những gì chung quanh ta như người, vật, cỏ cây, sông núi, thậm chí đến mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các thiên hà trong vũ trụ cũng không thoát khỏi định luật:Thành-trụ-hoại-không.

 Hình ảnh mà tôi thích nhất khi ví cuộc đời một người, đó là hình ảnh dòng thác cuồn cuộn đổ xuống thành sông và cuối cùng dòng sông đổ ra biển:

-Tuổi 20-40: lý tưởng đầy mình, nhiệt huyết hừng hực, hăng say hoạt động như dòng thác chảy ào ào cuốn trôi tất cả.

 -Tuổi 40-60: suy tính hơn thiệt, tính tình trầm hơn, sự năng động giảm dần như dòng sông tuôn chảy, tuy cũng có lúc còn chảy siết.

 -Tuổi trên 60: không còn muốn ganh đua với đời, tính tình trầm lặng như dòng sông êm ả chảy ra biển cả.

III/ NHỮNG ĐIỀU SUY RA TỪ LẼ VÔ THƯỜNG.

 A/VÔ THƯỜNG GẮN LIỀN VỚI VÔ NGÃ

 Vì sự vật biến chuyển không ngừng cho nên sự vật không duy trì được tính cách đồng nhất tuyệt đối của nó.

Đứng về thời gian, sự vật là vô thường. Đứng về không gian, sự vật là vô ngã.

Giáo lý VÔ NGÃ đã được Đức Phật kết luận trong Kinh Vô ngã tướng (Anattalakkhana sutta) bằng một câu ngắn ngọn, rất quan trọng: “Cái này không phải là Ta, cái này không phải là của Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta”.

“Cái này” chính là “cái ta đây”, “cái tôi đây”, “cái thân này”, “cái thân-tâm này”.

Đức Phật muốn phá bỏ ý niệm sai lầm về bản thể con người.

 1/Phá bỏ cái chấp thủ vào 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, xem đó là Ta, như đang có tấm thân nguyên thuần một khối. Chính sự chấp vào cái Ta nghĩa là xem cái Tôi to lớn(ta thường tự đồng hoá với danh xưng, chức vụ, địa vị trong xã hội…) nên nếu ai đụng chạm tự ái của ta như nói xâú, mắng nhiếc ta…thì ta sẽ nổi sân lên.

 2/Chính vì quan niệm rằng có một cái tôi thật sự khác biệt với mọi người nên ta muốn (cả ta và những người thân của ta) hơn người khác về mọi mặt như học giỏi hơn, địa vị cao hơn, giàu có hơn…Chính vì lòng tham mà ta có thể bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được những điều đó.

 3/Đức Phật phủ nhận có một Tự ngã, linh hồn bất biến, bất diệt nhưng vẫn khẳng định có thần thức tạm gọi là “hồn”nghĩa do các thức hợp lại, đặc biệt Mạt Na thức và A Lại Da thức sẽ chuyển nghiệp báo của cá nhân đó qua đời sau.

 Đề xướng Vô ngã không phải để hư vô hoá con người, xoá bỏ sự có mặt của con người trong cuộc đời, trái lại kết hợp chủ thể với tha nhân, xoá bỏ biên giới cách biệt giữa người và người, trải rộng lòng từ bi đến tất cả chúng sinh.

 Nói về vô thường là nói về chân lý tương đối của thế gian (Tục đế) khi tâm thức con người còn thấy thời gian là có thật. Đối với Phật hay những vị giác ngộ, đã thấy Chân Lý (Chân đế) rồi thì cả thế gian chỉ là một sự tịch tĩnh, đồng nhất, rỗng không (Chân như), chẳng có pháp gì là Thường hay Vô thường, là Ngã hay Vô ngã, vì cả không gian lẫn thời gian đều do tâm thức con người ảo tưởng tạo ra, quy định ra, chứ chúng vốn chẳng có thật (Duy thức học gọi là “bất tương ưng hành pháp”, gồm 24 thứ trong đó có không gian, thời gian, số học, phướng hướng, …). Phật dạy lý vô thường, vô ngã chỉ là phương tiện (như chiếc bè dùng để qua sông) để giúp chúng sanh đối trị, vượt qua tâm bám víu vào ngã, vào sự thường còn của cuộc sống. Khi chúng sanh tu tập giác ngộ rồi thì tự họ sẽ thấy “vô thường”, “vô ngã” cũng chỉ là một khái niệm ảo, nó không thật có trên thực tế.

 B/ VÔ THƯỜNG CÒN LÀ MỘNG HUYỄN

 Hiểu được lý Vô ngã, chúng ta triển khai rộng ra là Pháp vô ngã. Vạn vật trên thế gian này chỉ do duyên hợp, chúng ta càng thấm thía lẽ vô thường của trời đất.

 Đàn ông cũng như đàn bà có khác gì bông hoa. Lúc bông hồng mới là búp thì trông thật dễ thương, rồi từ khi bắt đầu nở cho đến khi nở rộ thì trông thật kiêu sa, lộng lẫy với mùi hương thoang thoảng khiến ta ngất ngây. Sau đó các cánh hoa thâm lại và nhăn nheo với mùi chát chát để cuối cùng cành hoa rũ xuống , các cánh hoa rụng dần. Đây là luật thành-trụ-hoại-không của tạo hoá, không ai tránh khỏi !

Hiểu được rõ ràng như vậy, ta mới không bị động tâm, không buồn khổ khi lẽ vô thường ứng dụng trên ta. Có đó rồi mất đó. Cuộc đời có khác gì giấc mộng Nam Kha, như một tấn tuồng gồm đủ hỉ, nộ, ái, ố mà ta vừa là diễn viên,vừa là khán giả.Chức vụ mà ta được giao có khác gì một màn kịch mà ta đóng vai giám đốc, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống trong 5 hay 10 năm…Khi hạ màn thì ta lại là thường dân. Nếu ta cố chấp vào cái vai đó, tưởng nó là thật, là vĩnh viễn thì khi mất nó, ta sẽ rất đau khổ.

 C/ VÔ THƯỜNG ĐƯA ĐẾN TÌNH THƯƠNG

 Tất cả mọi người, dù sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu, đẹp xấu…đều bình đẳng trước cái chết. Chúng ta đều mang bản án tử hình, chỉ có khác nhau về thời gian thi hành án mà thôi. Chúng ta như những tử tù cùng bị nhốt chung trong ngục thất, đó là ngục tam giới (Dục giới, sắc giới và vô sắc giới).Thay vì thương nhau, chia sẻ cho nhau những thực phẩm mà người nhà gửi vào, giúp đỡ nhau những lúc bệnh hoạn, an ủi nhau những lúc bị suy sụp tinh thần thì có người lại chia phe phái, gọi nhau là đại bàng, đánh nhau, gây đau khổ cho nhau.Thật là đáng buồn!

Như Kinh Pháp Hoa đã nói,thế giới này như cái nhà đang cháy mà chúng sinh như những trẻ nhỏ cứ nô đùa hoặc cãi nhau , tranh dành những đồ chơi.

Vậy thái độ đúng đắn nhất là thương nhau, tha thứ cho nhau, giúp nhau thoát khỏi cái “nhà lửa” này nghĩa là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

 Chỉ có tình thương mới xoá bỏ được hận thù như Đức Phật đã nói:

“Lấy oán báo oán,oán oán chập chùng,

Lấy Đức báo oán,oán mới tiêu tan”.

 IV- LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG?

 Để có được bình an trong cuộc sống,theo tôi,hãy làm những bước sau đây:

 A/ QUÁN CHIẾU LẼ VÔ THƯỜNG CỦA ĐỜI SỐNG, XEM CUỘC ĐỜI NHƯ GIẤC MỘNG

 Vạn vật trên thế gian này luôn chuyển động không ngừng, do đó thay đổi thường xuyên và có ngày phải tan rã.

 Trong Tăng Chi Bộ Kinh,khi giảng cho ngài Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường, Đức Phật có nói: “Công đức lớn nhất trong tất cả các cách cúng dường là quan sát sâu sắc Đạo lý vô thường của sự vật.”

 Ngoài ra, Kinh Kim Cương kết thúc bằng 4 câu kệ rất quan trọng:

 “Nhất thiết hữu vi pháp tạm dịch “Tất cả các pháp hữu vi

 Như mộng huyễn bào ảnh, như mộng, giả, bọt, bóng,

 Như lộ diệc như điển như sương cũng như điện chớp,

 Ứng tác như thị quán” nên khởi quán như thế”.

“Hữu vi”là tất cả những gì có tướng mạo do duyên hợp nên đều vô thường và sanh diệt.Tất cả các pháp hữu vi đều như giấc mộng, đều giả hợp như bọt nước trên đường khi mưa rơi, như bóng người và vật in trên tường trong ánh nắng mặt trời, như giọt sương trên hoa lá lúc ban mai cũng như luồng điện xẹt do sét đánh khi sắp mưa.

Ta hãy thường xuyên nên nghĩ cuộc đời là như vậy. Có đó mà không đó, “sắc sắc không không”.Trên đời này, đâu có gì là bền vững, đâu có gì là bất biến.

Quán như vậy, ta mới hàng phục được Tâm, mới an trụ được Tâm như Đức Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang.

 Mặc dù biết đời là mộng nhưng chúng ta vẫn phải có bổn phận tránh làm các điều ác, nên làm các điều lành vì “nhân giả nhưng cũng có quả giả”và nghiệp báo sẽ theo ta như bóng với hình ngay trong giấc mộng. Để áp dụng trong việc sửa mình cho thật tốt, chúng ta nên nhớ lời một bậc Thầy Mật tông đã dạy:

 “Hãy luôn luôn nhận thức rõ ràng tính mộng huyễn của cuộc đời để giảm bớt luyến ái và thù ghét. Hãy có tâm tốt đối với mọi loài, có tâm thương xót bất kể kẻ khác đối xử với bạn ra sao. Những gì người khác làm đối với bạn không quan trọng khi bạn xem chúng là mộng huyễn. Cái chính là bạn phải có những ý định tốt trong giấc mộng , đây là điểm cốt yếu. Đây đích thực là tu tâm.”

 Xem cuộc đời như giấc mộng, không phải là ta buông xuôi, mặc kệ, thậm chí là sống luông tuồng, vô trách nhiệm; trái lại ta vẫn sống đầy trách nhiệm với chính mình,với gia đình mình,với xã hội vì chẳng phải mỗi kiếp sống là trường đời để chúng ta trui rèn chính mình, hoàn thiện chính mình trên hành trình đến Chân lý hay sao?Ta cũng không nên trách cứ “Ông Trời ” đã gieo tai hoạ cho loài người mà ta phải tự trách mình là đã không biết tôn trọng, bảo vệ ngôi nhà chung là Trái Đất này. Chỉ vì lòng tham,mà con người đã phá hủy môi trường sống của chính mình khiến giờ đây bao nhiêu thiên tai,dịch bệnh giáng trên đầu chúng ta và con cháu chúng ta.

 B/ ĐỪNG XEM CÁI TÔI MÌNH TO QUÁ

 Lý Vô ngã là một trong các giáo lý căn bản của Đạo Phật và độc nhất vô nhị vì không có tôn giáo nào trên thế giới lại phủ nhận cái Ta như Đạo Phật cả.

 Đây không phải là một giả thuyết mà là một chân lý được soi sáng bằng sự thực chứng của Trí Tuệ. Khi đưa ra lý Vô ngã, Đức Phật không phải bảo chúng ta xoá bỏ cái thân này mà chỉ muốn chúng ta đừng có chấp vào nó, cho rằng nó có thật để bị dính mắc vào tham và sân.

 *Đừng tự đề cao mình quá vì mình còn nhiều hạn chế:

-Mình chịu sự chi phối bởi luật của tạo hoá: sinh, lão, bệnh, tử.

-Hiểu biết của mình còn nhiều hạn chế.

-Hãy khiêm tốn, đừng quan trọng hoá mình quá. Người nào tự coi mình là rốn vũ trụ

(khi có một địa vị trong xã hội) thì thật là ấu trĩ vì nếu họ chịu khó suy nghĩ rộng ra hơn khi nhìn ra thế giới chung quanh thì họ sẽ thấy họ chẳng đáng là hạt cát trong sa mạc trong vũ trụ này.

 *Mình cũng có thể phạm lỗi như mọi người, do đó mình nên thông cảm, bao dung, tha thứ lỗi lầm của người khác.

 *Thấy đời là giấc mộng, thấy mình là vô ngã thì ta sẽ tránh được “stress” vì tám ngọn gió (bát phong) không lay chuyển được ta:

-ĐƯỢC: được tài lợi, tâm không xao xuyến

-MẤT: bị thiệt hại, lòng vẫn thản nhiên

-KHEN: được công kênh, tâm vẫn như không

-CHÊ: bị huỷ nhục, lòng không bực tức

-VINH: được ngợi khen, tâm vẫn bình thản

-NHỤC: bị chê bai, lòng không biến đổi

-VUI: được việc vui, tâm không xao động

-KHỔ: gặp khổ đau, lòng vẫn an nhiên.

 C/HÃY THƯƠNG YÊU TẤT CẢ CHÚNG SINH

 Thấy rõ được lẽ vô thường không chừa một ai, ta hãy thương mọi người vì họ cùng cảnh ngộ với mình.

 Cuộc đời như tấm gương phản chiếu vì khi mình mỉm cười thì trong gương cũng cười lại còn nếu mình giơ nắm đấm lên thì trong gương cũng giơ nắm đấm lại.

Dadi Yanki, một trong những nhà sáng lập phái Raja Yoga và là hiện thân của giá trị chuyển hoá tinh thần của thời nay, đã nói: “Nếu bạn gửi đi một nụ cười, bạn sẽ nhận lại nụ cười, vậy thì hãy gửi đi những nụ cười. Thế giới ngày nay, con người có rất nhiều thứ nhưng cái họ thiếu nhất lại là sự bình an và tình yêu thương.Vậy hãy gửi đi tình yêu thương, bạn lại nhận được tình yêu thương. Hãy sống vì một thế giới tràn đầy tình yêu thương.”

 Luật nhân quả thì quá rõ ràng nhưng ta phải hiểu định luật này theo 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai vì nhân gieo xuống thì phải đủ duyên, quả mới trổ. Chúng ta đừng thấy những gì diễn ra trước mắt mà vội kết luận là luật nhân quả không đúng, là “Trời không có mắt”.Teilhard de Chardin, nhà thần học nổi tiếng của Pháp, đã nói trong quyển: La vie vaut d’être vécue (Đời đáng sống) là tại sao chúng ta công nhận có những định luật về vật lý trong vũ trụ trong khi chúng ta lại không tin có những định luật về luân lý và đạo đức trong thế giới tinh thần.

 Trong Đạo Phật có một câu rất hay:

“Muốn biết kiếp trước người đó thế nào thì hãy xem kiếp này của họ,

 Muốn biết kiếp sau người đó thế nào thì hãy xem họ sống ra sao trong kiếp này.”

Vậy ta là chủ vận mệnh của mình, hạnh phúc hay đau khổ là do chính ta quyết định chứ không do bất cứ một ai khác, một đấng nào khác.

Vì thế, ta nên giữ ý nghĩ, lời nói, việc làm trong sạch để tạo những nghiệp tốt.

 Đức Dalai Lama, một trong những nhân cách đáng kính nhất của thời hiện đại có nói: “Tôi không quan tâm đến tôn giáo của bạn hoặc bạn là người có tôn giáo hay không. Điều thật sự quan trọng đối với tôi là thái độ của bạn trước đồng loại, gia đình, công việc, tập thể và thế giới. Bạn hãy nhớ rằng vũ trụ phản ảnh các hành động và suy nghĩ của bạn…

-Hãy cẩn trọng với những ý nghĩ của bạn vì chúng sẽ trở thành lời nói,

-Hãy cẩn trọng với lời nói vì chúng thành hành động,

-Hãy cẩn trọng với hành động vì chúng thành thói quen,

-Hãy cẩn trọng với thói quen vì chúng tạo nên cá tính của bạn,

-Hãy cẩn trọng với cá tính của bạn vì nó tạo ra định mệnh của bạn

 và định mệnh của bạn chính là cuộc đời của bạn…và…”

-Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm hỷ nghĩa là vui với cái vui của người khác thay vì có tâm ganh ghét một cách nhỏ nhen.

-Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm bi nghĩa là thương những người nghèo đói, bị bệnh tật, gặp hoạn nạn, đau khổ về thể xác và tinh thần.

-Từ tâm xả này, ta sẽ có tâm từ nghĩa là thương yêu tất cả mọi người, mọi sinh vật một cách không phân biệt, thậm chí đến cả cỏ cây.

V- LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐƯỢC NIỀM AN LẠC THẬT SỰ?

 Xem đến đây, có thể một số đọc giả chưa mãn nguyện.Vì sao?

Vì 2 lý do sau đây:

1/ Con người còn bị chi phối bởi cái Chết mà không ai là không sợ .

2/ Nếu Cái Ta là giả thì cái gì là thật đây và có cái Ta thật không?

 Để trả lời được 2 câu hỏi này,chúng ta cần có một số kiến thức sâu hơn về Đạo Phật.

 A/ CÁI CHẾT CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ KHÔNG?

 Thời gian gần đây, trên thế giới này xẩy ra bao nhiêu thiên tai: nào là động đất ở Trung quốc, ở Haiti…, nào là sóng thần ở Indonesia,Thái lan, Nhật Bản…, nào là núi lửa phun trào ở Philippines, nào là cháy rừng ở California, lốc xoáy tại nhiều bang ở Hoa Kỳ đặc biệt là Missouri,bão tố ở Hoa Kỳ. Trước sức mạnh của thiên nhiên,chúng ta chẳng khác nào những con kiến.Chúng ta tự hỏi có chổ nào trên trái đất này an toàn không? Chắc là không! Không ở đâu trên thế giới này an toàn cả, ngay cả mặt đất mà ta tưởng cứng chắc thì có thể xuất hiện những đường nứt lớn và sâu do động đất hoặc những hố tử thần. Vậy thì ta trốn lên núi? Cũng không chắc ăn vì có sạt lở hoặc núi lửa phun. Đây là chúng ta chưa kể đến chiến tranh mà chính con người gây ra để hại chúng tôi tôi, chỉ có Phước Đức mới cứu chúng ta thoát được các tai ương này vì mọi sự việc trên đời này không qua khỏi định luật nghiệp báo: Lúc đó, đạn tránh người chứ không phải người tránh đạn.

 Dù sao, cuối cùng ai cũng phải chết.Vậy ta nên hiểu cái chết như thế nào? Trong Hoá học, chúng ta biết có các phân tử trao đổi với nhau thành một chất khác nhưng số nguyên tử không hề thay đổi như Lavoisier đã nói một câu bất hủ: “Không có gì mất, không có gì được tạo thêm (Rien ne se perd, rien ne se crée)”. Câu này không khác gì câu “bất sinh bất diệt” trong Bát Nhã Tâm Kinh. Còn về Vật lý thì có định luật bảo toàn năng lượng nên trong thiên nhiên, sự vật thay đổi hình dạng mà không hề biến mất như nước dưới sức nóng trở thành hơi, hơi nước tụ lại thành mây, mây đổ xuống thành mưa, mưa tụ lại thành sông hồ và sau đó,nước lại bốc hơi thành mây và chu kỳ đó lại xoay vòng… Chính vì vậy, con người thay đổi từ trẻ tới già theo định luật sinh-lão-bệnh-tử, sau đó lại qua giai đoạn sinh nên không có cái chết thật sự mà chỉ là một sự thay đổi thân cũ đã bị hư hoại thành một thân mới , còn được gọi là tái sanh mà phần thần thức được chuyển từ kiếp này qua kiếp sau. Người Tây Tạng có một ngạn ngữ rất hay : “Mọi người đều chết nhưng không ai chết cả”. Trong lời tựa quyển “Sự sống sau cái chết(Life after death)”của Deepak Chopra, Eckhart Tolle, tác giả quyển “ Quyền năng của Hiện tiền (the Power of Now)” có nói rằng “đối lập của cái chết là sự sinh chứ không phải là sự sống . Sự sống về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những dạng khác nhau của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hay thế khác. Đây là sự giải thoát thật sự mà cuốn sách thường xuyên nhấn mạnh”.

 Khi nghĩ đến vấn đề này, tôi thích lấy ví dụ về mặt trời. Ai khi nghe nói mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây thì thấy rất có lý. Thật ra đó là vì ta đứng trên mặt đất quan sát. Còn nếu chúng ta ở trong không gian và nhìn thì mặt trời không hề mọc và lặn mà là quả đất xoay quanh mặt trời và tạo ra cảm giác như có mọc và lặn.Ứng dụng vào con người, thì “mặt trời” ví cho “sự sống”, “Mọc”tượng trưng cho “sinh” còn “lặn” tượng trưng cho “chết’.”

 Như vậy, chúng ta thật sự đâu có chết mà sợ, chúng ta chỉ như thay một cái áo khác để tiếp tục sống trong kiếp sau và hoàn thiện chính bản thân mình.

 Sống là chết từng giây từng phút, là một tiến trình đi về cái Chết. Cái chết lại khởi đầu cho một cuộc Sống mới. Nếu một người hiểu được lẽ vô thường của Trời Đất: “Sinh rồi tử,tử rồi lại sinh” thì người đó không còn băn khoăn về cái chết nữa mà chấp nhận cái chết một cách bình thản như nhìn cái lẽ tự nhiên của bốn mùa “Xuân, Hạ, Thu, Đông” vậy.

 B/ CÓ CÁI TA THẬT KHÔNG?

 Nghe Đức Phật nói cái Ta là giả, không ai là không ngạc nhiên. Tôi có da có thịt thế này, cả thân tôi là 60 kg, véo mạnh thấy đau mà lại bảo giả là thế nào? Vô lý ! Nhưng thử hỏi bạn khi nằm mơ, ai véo vào đùi, bạn có thấy đau không ? Bạn bị một tên cướp tấn công và lấy xe máy, bạn có sợ, có buồn, thậm chí có khóc không? Vậy là trong mơ bạn thấy mọi điều đều thật cả, bằng chứng là khi thức dậy bạn thấy cái gối ướt do bạn đã khóc. Cũng thế, dưới con mắt của một vị giác ngộ thì chúng ta đang nằm mê, “mở mắt mà chiêm bao”. Khi mê,ta sống với cái Ta giả. Chỉ khi nào tỉnh giấc mộng Nam Kha, ta mới sống với cái Ta thật. Lúc đó, ta mới làm chủ hoàn toàn được sinh và tử.

Một giấc mộng đẹp thường khiến con người muốn ngủ mê lâu, trái lại cơn ác mộng khiến người ta mau tỉnh giấc.Từ điều này, chúng ta thấy chưa chắc một người giàu có đã may mắn hơn người nghèo khổ vì người giàu muốn giấc mơ kéo dài mãi nên trôi hoài trong vòng sanh tử còn người nghèo khổ thì muốn tỉnh cho mau nên đi tìm Đạo để thoát khỏi vòng luân hồi.

 Cái Ta thật , Đức Phật gọi là Phật tánh mà mỗi chúng sinh đều có nhưng rất ít người dám tin, dám nhận. “Ta là Phật đã thành,chúng sinh là Phật sẽ thành”, đây có thể được xem như một lời tuyên bố vô cùng quý giá mà Đức Phật đã ban cho chúng ta để chúng ta trở về với chân giá trị của mình. Chúng ta thuộc dòng dõi sư tử chứ không phải thuộc loài dê như trong câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây:

 Có một sư tử cáí chết bên bờ suối sau khi sinh con. Sư tử con được nuôi chung với đàn dê đến lúc trưởng thành mà vẫn cứ tưởng mình là dê. Một hôm, sư tử chúa khát nước đến bờ suối.Thằng chăn dê và bày dê chạy trốn, còn lại một mình sư tử con ngơ ngác kêu : be,be…Sư tử đực vừa ngạc nhiên vừa tức giận đến bên sư tử con và nói: “Mày không phải là dê, mày là sư tử !” Sư tử con luôn miệng kêu: “be,be”. Sư tử chúa ngoạm vào gáy, lôi sềnh sệch sư tử con đến bờ suối và dí nó sát mặt nước và nói: “Hãy nhìn kỹ xem mày là ai?” Sư tử con soi mặt mình và gầm lên một tiếng. Chúa sơn lâm đã hiện hình!

 Câu chuyện trên muốn nói là mỗi chúng ta thuộc dòng dõi Phật nhưng lại cứ tưởng mình là chúng sanh. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta cách thành Phật để ta sống với con người thật của mình. Chỉ cần chúng ta thực lòng muốn điều đó và nỗ lực thực hiện mà thôi!

 VI-KẾT LUẬN

 Vô thường là điều kiện cần thiết cho mọi tiến bộ vì có vô thường thì mới có thể sửa chữa được những lỗi lầm mình lỡ mắc phải để trở thành người tốt hơn, mới có thể tu tập để trở thành thánh nhân.

 Quán chiếu lẽ vô thường, ta không lười trễ mà cố gắng hoàn thành ước nguyện của mình.Ta biết quý trọng từng giờ,từng phút của sự sống, biết sống trong chánh niệm, biết tỉnh thức trong hiện tại.Ta ý thức được những gì đang có trong hiện tại là quý giá và ta phải trân trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng.

 Thấu hiểu lẽ vô thường, ta không chán ghét mọi sự mà là tiếp xử vạn vật với Tuệ giác, nghĩa là với thái độ không tham đắm và không dính mắc.Ta giữ được tâm bình thản trước mọi hoàn cảnh thay đổi bất ngờ.Ta không đi tìm dục lạc tạm bợ mà tìm Hạnh phúc chân thật, thường còn và sống với con người thật của mình, đó chính là Phật tánh.

  TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1-Danh từ Phật học thực dụng, Tâm Tuệ Hỷ.

2-Từ nội tâm hướng ra bên ngoài, Dadi Janki.

3-Kinh Vô ngã tướng, Cư sĩ Thiện Nhựt-Huỳnh hữu Hồng.

4-Tạng thư sống chết, Soyal Rinpoche, Ni sư Trí Hải dịch.

5-Kinh Kim Cang giảng giải, HT.Thích Thanh Từ.

6-Đức Phật và Phật Pháp, ĐĐ Narada, cư sĩ Phạm Kim khánh dịch.

7-Chuyển hoá Tâm, Shamar Rinpoche.

8-Sống hạnh phúc, chết bình an, Đức Dalai Lama.

9-Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, Nguyễn Hiến Lê dịch.

10-Tỉnh thức, Dr Prashant V.Kakode, LV.Mậu-TT.Lâm dịch

11-Từ nội tâm hướng ra bên ngoài (Inside out), Dadi Janki.

12-Tôn giáo của bạn không quan trọng (Your religion is not important), Đức Dalai Lama.

13- Sự sống sau cái chết (Life after death), Deepak Chopra.

14-Quyền năng của Hiện tiền (The Power of Now), Eckhart Tolle.

15-Luận về Vô thường, Đại Đức Thích Trí Minh.

Download

Rèn Luyện Sự Tự Tin Trong Cuộc Sống Và Công Việc, Giao Tiếp

Để có được lòng tự tin nhất định về bản thân, đối với nhiều người, không dễ. Và làm sao để thể hiện sự tự tin trong giao tiếp với một người mới quen, càng khó hơn. Chúng ta có xu hướng thân mật, suồng sã, tự nhiên với những người thân thiết, còn với người mới quen, gặp mặt một vài lần, chúng ta lại ngại ngùng, dè dặt, ít nói và ít thể hiện mình hơn. Thực chất, sự tự tin có sức hấp dẫn và gây ấn tượng rất lớn với một người, vì vậy, học cách giao tiếp tự tin là điều bạn nên rèn luyện để hình thành cho mình một phong cách nói chuyện tự nhiên, cuốn hút.

Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn cách để bạn ràn luyện sự tự tin:

Phát hiện ra những ưu điểm của bản thân:

Bạn hãy bỏ ra khoảng 1 tiếng đồng hồ để ngẫm nghĩ xem mình có những ưu điểm nào. Dùng bút ghi lại và phân loại những ưu điểm đó ra. Ví dụ, sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm những việc gì có ích cho xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có điểm gì đáng nổi bật không ?…

Xác định được ước mơ, mục đích của mình

Hãy luôn tâm niệm: Bạn chắc chắn sẽ thành công.

Và sự thật là như thế, thành công chỉ đến với những ai tự tin vào bản thân, biết rõ những thế mạnh của mình để phát triển tốt hơn, biết những hạn chế của bản thân để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện, biết đối diện với thất bại để cố gắng hơn, quyết tâm hơn, mạnh mẽ hơn. Còn những ai luôn sợ hãi sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu hay ước mơ của mình bởi họ không dám đối diện với bất cứ chuyện gì, bất cứ thử thách nào kể cả bản thân mình.

Biết chấp nhận rủi ro, thất bại

Vì không có một ai thành công mà không phải trải qua những thất bại, không phải nếm trải những cay đắng và những điều đó chỉ cho chúng ta thêm kinh nghiệm, thêm nghị lực và một chút “hiếu thắng” để cố gắng và quyết tâm hơn mà thôi, hãy luôn nghĩ về thành tựu, về ước mơ mà bản thân muốn đạt được, hãy tin rằng “thất bại là mẹ thành công” và biết “ngã ở đâu đứng dậy ở đó”.

khẳng định năng lực của bản thân:

Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành công. Không nên coi thành công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại. Thành công có thể chỉ là: Hôm nay bạn đã thuận lợi trong việc hẹn gặp bác sĩ riêng của mình, hay bạn không bị kẹt xe trên đường đến cơ quan, hay xử lý một văn bản nào đó mà không mắc lỗi… Biết mình sẽ làm việc đó thât tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự khẳng định năng lực của bản thân, và khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn .

chăm sóc và biết yêu bản thân mình hơn:

Nói vừa đủ và lắng nghe các ý kiến phản hồi là cách để bạn nắm bắt thông tin hiệu quả và đưa ra phản hồi thuyết phục hiệu quả vậy thì quá trình giao tiếp của bạn sẽ tự tin và thuyết phục.

ST by BN

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp như thiếu tự tin, thiếu ngôn ngữ, không làm chủ được cảm xúc, giọng nói. Bạn cần cải thiện những kỹ năng trên hãy tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử của Cuộc Sống Đúng Nghĩa Đăng ký khoá học

Thói Quen Trong Cuộc Sống Giúp Bạn Sống Khỏe Và Hạnh Phúc

Sống khỏe mạnh, hạnh phúc và không phải nơm nớp lo sợ sự tấn công của bệnh tật không phải là điều bất khả thi. Các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra lời khuyên và đó cũng chính là công thức để cả đời khỏe mạnh, yên tâm vui sống.

Không phải chỉ có các vị thầy tu ngự trên núi cao mới có sức khỏe phi thường và cuộc sống tự tại, an nhiên. Nếu bạn có lối sống lành mạnh và chăm chỉ luyện tập thì bạn hoàn toàn có thể có một cuộc sống “phi thường” như vậy. Theo các danh y xưa, sức khỏe của con người chủ yếu dựa vào cách chăm sóc và phòng bệnh hàng ngày. Mặc dù bạn sinh ra không được khỏe mạnh, thậm chí yếu ớt, nhưng bếu bạn chăm sóc tốt bản thân, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh theo năm tháng.

Ngược lại, dù bạn sinh ra khỏe mạnh hơn người, nhưng chăm sóc sức khỏe không tốt, có lối sống thiếu lành mạnh, bỏ rơi sức khỏe, thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên cơ bản mà bạn nên tham khảo sớm. Nếu áp dụng được 7 thói quen tốt nhất sau đây, khả năng sống khỏe mạnh, trường thọ là trong tầm tay.

1. Đảm bảo chế độ ăn khoa học: Ăn ít đi một chút, uống sữa đậu nành hàng ngày

Nếu bạn muốn không bị bệnh, trước hết phải đảm bảo việc ăn uống tốt. Đó là điều quan trọng hàng đầu.

Theo bác sĩ Lâm Quốc Trinh, Trưởng khoa phòng ngừa bệnh mãn tính, Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Thành phố Quảng Châu (TQ) cho biết, một lối sống tốt nhất cho sức khỏe chính là thực hành các thói quen ăn uống tốt.

Một thói quen ăn uống tốt bắt đầu từ 4 việc nghiêm túc bạn cần phải làm, cụ thể như sau:

Hãy ăn bớt đi 1 miếng, hãy vận động thêm 10 phút. Đó là phương châm giúp bạn luôn khỏe mạnh nếu kiên trì áp dụng hàng ngày. Đây là lời khuyên có thể giúp bạn duy trì được năng lượng cân bằng trong cả ngày dài, giữ thể chất năng động, trọng lượng cơ thể ổn định.

Thực phẩm nên ăn tối đa 70-80% khả năng, lượng dầy mỡ và chất béo nên giảm 20%. Cách ăn này có thể giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 80 kcal, để ngăn chặn cho 90% số người cân nặng bình thường không có điều kiện phát triển thành thừa cân, béo phì.

Rau quả ăn đầy đủ, bổ sung các loại sữa đậu hàng ngày.

Ăn nhiều rau hơn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Việc tiêu thụ rau hàng ngày nên được đảm bảo đa dạng về chủng loại và hợp lý về số lượng, nên ăn nhiều đậu hơn.

Do có sự sung túc hơn về điều kiện vật, chất, nhiều người đã có thói quen ăn quá nhiều, tạo ra sự rối loạn trong việc ăn uống, dẫn đến dễ dàng gây ra các bệnh đường tiêu hóa, dẫn ddeesn đau dạ dày. Trong khi đó, cơ thể rất cần bạn ăn đơn giản, đủ loại thức ăn, cân bằng, thì nhiều người lại không làm được.

Hãy cố gắng ăn đủ ngày 3 bữa, ăn no khoảng 80%, ăn dáng trước 8h, ăn trưa trưa trong giai đoạn từ 11-13h, ăn tối trong thời gian từ 18-20h, không nên ăn sai lệch giờ giấc.

2. Đi ngủ đúng giờ: Phải ngủ trước 12 giờ đêm

Theo khảo sát của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy, những người duy trì giấc ngủ hàng đêm trung bình 7-8 giờ thường có tuổi thọ cao nhất; trong khi những người chỉ ngủ trung 4 giờ hoặc ít hơn, thì 80% trong số họ có cuộc sống ngắn ngủi.

Theo chuyên gia Quách Hề Hằng, Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh về Giấc ngủ và hô hấp, Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh (TQ), mỗi một độ tuổi khác nhau thường có thời gian ngủ khác nhau, phù hợp với thể trạng và tâm sinh lý. Dù là lứa tuổi nào, đều phải đi ngủ trước 12 giờ đêm.

Người cao tuổi trên 60 tuổi: ngủ 5,5 ~ 7 giờ/ ngày.

Người lớn từ 30 đến 60 tuổi: ngủ khoảng 7 giờ/ ngày.

Những người trẻ tuổi từ 13 đến 29: ngủ khoảng 8 giờ/ ngày.

Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: ngủ từ 10 đến 12 giờ/ ngày.

3. Cai thuốc, uống rượu giới hạn hoặc cai rượu: Nên bỏ hẳn việc hút thuốc lá và uống rượu có mức độ

Khoa học đã chỉ ra rằng cai thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, ung thư và các bệnh khác.

Lời khuyên về cách bỏ hút thuốc bao gồm: vứt bỏ các gói thuốc lá, gạt tàn thuốc, diêm, bật lửa, khi thèm thuốc, cố gắng hít thở sâu, hoặc nhai kẹo cao su không đường, cố gắng không ăn đồ ăn vặt để thay thế sự thèm thuốc lá để không gây ra lượng đường trong máu cao , béo phì.

Nên đi dạo sau bữa tối hoặc ăn trái cây sau bữa ăn thay thế cho thói quen hút thuốc lá; sắp xếp một số hoạt động thể chất cho bản thân như bơi lội, chạy bộ, câu cá, … để cai thuốc. Nếu cần, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc cai thuốc.

Không nên uống quá 2 chén rượu trắng

Uống rượu quá lâu dài là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và mạch máu não. Mỗi lần uống, nam giới không nên vượt quá 25g đồ uống có cồn.

Rượu vang không nên uống quá 100 đến 150ml (tương đương khoảng 2-3 ly) hoặc bia không nên quá 250 đến 500ml, rượu trắng không nên quá 25-50ml. Phụ nữ thì nên giảm một nửa.

4. Điều chỉnh trạng thái tâm lý: Sức khỏe tâm thần luôn phải khỏe mạnh

Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, về mặt sức khỏe, chúng ta biết rằng ngoài sức khỏe thể chất, còn có sức khỏe tâm thần, trong đó có sức khỏe tâm lý, sức khỏe tinh thần, và thậm chí cả sức khỏe đạo đức.

Cuộc sống nên xem xét hai điều, đối xử với những người khác như những gì mình mong muốn nhận được. Phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của bản thân mình, biết cách cân bằng tâm lý.

Tổ chức Y tế thế giới đã có một định nghĩa đầy đủ hơn về sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái thích ứng về thể chất, tinh thần và xã hội hoàn chỉnh, không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Sức khỏe tinh thần bao gồm 3 yếu tố là sức khỏe tâm thần, sức khỏe tình cảm và sức khỏe đạo đức.

5. Tuân thủ duy trì 30 phút tập thể dục cường độ thấp mỗi ngày

Theo Phó giám đốc Mã Quán Sinh, Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa dịch bệnh, Trung tâm Quản lý Dinh dưỡng Trung Quốc, người nào thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao thì bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư có thể giảm thiểu nguy cơ từ 20 -30 %.

Nhân viên văn phòng nói chung, một ngày nên đi bộ khoảng 3.000 bước, ngoài ra, cũng phải tập thể dục mỗi ngày và sau đó 30 phút đến 1 giờ để đạt được mục tiêu của hoạt động thể chất. 5-7 ngày một tuần, tổng cộng hoạt động cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ 4.000 bước mỗi ngày.

6. Kiểm soát trọng lượng: Tự đo các số đo cơ thể, chu vi vòng eo không vượt quá 90cm

Giáo sư Đào Chu Hoa, chuyên gia tim mạch, Bệnh viện nhân dân Thiên Tân (TQ) cho biết, kiểm soát cân nặng là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch vàn,h là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe.

Chất béo bụng càng tích tụ, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và mạch máu não càng cao, mỡ bám vào nội tạng càng tăng nguy cơ sinh ra các bệnh tại nội tạng.

Một khi nhu cầu giảm cân, phải dần dần, thường trừ 0,5 đến 1.0kg mỗi tuần, sáu tháng đến một năm giảm 5-10% trọng lượng ban đầu là thích hợp.

7. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Mỗi nhóm người khác nhau nên có điều kiện riêng

Theo bác sĩ Phó Quân, Bệnh viện số 1 Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc, người sau 30 tuổi nên làm một bài kiểm tra thể chất mỗi năm bằng cách đi khám định kỳ. Còn người sau tuổi 50 nên kiểm tra sức khỏe thể chất mỗi sáu tháng. Đồng thời, các hạng mục kiểm tra y tế nên được “điều chỉnh” theo tình trạng bệnh cụ thể. Ví dụ:

a. Những người ăn uống thất thường, hay ăn bên ngoài, cần chú ý kiểm tra hệ tiêu hóa và trao đổi chất, kiểm tra đường huyết, lipid máu, acid uric, và carbon, kiểm tra hơi thở, kiểm tra vi huẩn HP trong dạ dày.

b. Những người hay uống rượu bia, cần tập trung khám vào bệnh gan, viêm gan B, xét nghiệm về các chỉ số máu do uống rượu để đánh giá tửu lượng. Khuyến khích siêu âm màu tim và kiểm tra tỷ lệ eo-hông.

c. Những người hút thuốc, nên kiểm tra ung thư phổi và ung thư mũi họng, làm xét nghiệm và chụp phim ngực, kiểm tra máu đánh dấu khối u ung thư phổi, xét nghiệm đờm, tế bào học.

d. Người thường làm việc với máy tính, người ít vận động, nên chụp CT có chọn lọc xương sống, đĩa đêm, đốt sống cổ, thắt lưng CT.

Tham khảo từ chúng tôi

Bí Quyết Thành Công Trong Cuộc Sống

1.Dung hòa giữa gia đình và công việc

Công việc quan trọng, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta xem đó là mục tiêu hàng đầu phải đạt được. Để có thể làm việc tốt bạn cần có một hậu phương vững chắc, đó chính là gia đình. Gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của bạn. Đó là nơi để bạn quan tâm, chăm sóc và lo lắng. Bạn hãy nghĩ rằng, tất cả những gì mình làm, mình cố gắng không phải vì lợi ích bản thân mà là vì gia đình và xã hội. Vì thế, bí quyết để thành công trong cuộc sống là phải biết dung hòa giữa gia đình và công việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

2.Quý trọng thời gian

Bạn không chỉ có thời gian làm việc mà phải có thời gian nghỉ ngơi, thời gian dành cho gia đình, người thân, bạn bè. Vì vậy, ngay từ lúc này bạn hãy xem lại những gì mình đã làm trong thời gian qua và những việc sẽ làm sắp tới để có một thời gian biểu thật khoa học cho công việc và trong cuộc sống hàng ngày

Biết quý trọng thời gian sẽ cho bạn một cuộc sống thoải mái và ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi vậy, đừng bao giờ để lãng phí thời gian với bất kỳ ly do gì. Điều đó sẽ góp phần rất lớn cho thành công trong cuộc sống của bạn.

Sự kiên trì giúp cho ý chí và quyết tâm trong bạn càng được nâng cao và vững chắc hơn. Trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn rào cản và có thể sẽ có cả những thất bại. Nhưng nếu bạn thật sự là một người kiên trì thì tất cả những điều đó sẽ bị đẩy lùi lại phía sau, nhường đường cho những điều tốt đẹp ở phía trước.

6. Không làm những việc quá khả năng

Warren Buffett – Nhà tiên tri xứ Omaha, người giàu thứ ba thế giới từng nói: “Tôi không thích nhảy qua những bức rào cao 2 mét. Tôi chỉ tìm những bức rào cao 30cm để có thể bước qua”.

Một dự định quá lớn sẽ khiến cho bạn dễ mệt mỏi và chán nản. Vậy tại sao bạn không chọn những công việc vừa sức với mình để thực hiện. Một gia đình hạnh phúc hay một công việc yêu thích sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Ai cũng có những ước mơ của riêng mình, nhưng phải xác định rõ rằng không thể bằng một bước bạn sẽ đạt được ước mơ đó. Hãy bắt đầu với những gì bạn có thể làm được và dần vươn tới những điều cao hơn, xa hơn.

7.Không biết thỏa mãn

Thành công chỉ đến với những ai biết cố gắng và luôn có những khát vọng trong cuộc sống. Nếu bạn chỉ đọc hết một quyển sách và cho như vậy là đủ thì không bao giờ bạn có thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Trong cuộc sống và công việc cũng vậy, cuộc sống luôn là những thử thách và bạn phải tìm cách vượt qua tất cả những thử thách đó. Nếu bạn dễ dàng thõa mãn với những gì mình đã làm được điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã chấp nhận bỏ cuộc. Hãy luôn có những dự định mới trong cuộc sống và cố gắng để đạt được nó, có như vậy bạn mới thật sự là người thành công.

8.Dám nghĩ, dám làm

Khi bắt đầu làm bất kỳ công việc gì bạn cũng hãy nghĩ đến những rủi ro và dũng cảm đón nhận nó. Hãy nhớ là bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn. Đừng để người ta nói rằng, bạn không đủ thông minh… Việc đó quá khó… đó là một ý tưởng dở hơi… chưa ai từng làm như vậy. Cuộc sống của bạn là do bạn tự quyết định, vì thế nếu bạn chỉ dừng lại ở những suy nghĩ thì thành công sẽ không bao giờ đến. Những nguyên tắc, niềm tin và sự kiên trì sẽ giúp bạn dám làm những điều mình muốn.

“Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ”. Đừng để những ước mơ của bạn lụi tàn theo thời gian. Hãy bắt tay hành động ngay khi có những dự định và nhớ hãy đặt ra cho mình những nguyên tắc trong cuộc sống, cùng sự kiên trì và quyết tâm cao để khi kết thúc công việc dù thành công hay thất bại cũng không phải nuối tiếc.

Theo (CareerLink.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Lẽ Vô Thường Và Sự Bình An Trong Cuộc Sống trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!