Xu Hướng 11/2023 # Lời Khuyên Cho Học Sinh Lớp 12 # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lời Khuyên Cho Học Sinh Lớp 12 được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với mỗi em học sinh khi đã học tới lớp 12 có nghĩa là đã được một chặng đường rất dài trên con đường học vấn của mình để rồi ở cột mốc thứ 12 này đang đứng trước ngã ba đường đầu tiên trong cuộc đời. Tại ngã ba này các em sẽ phải đưa ra cho mình quyết định xem sẽ học trường nào, sẽ học ngành nào, sẽ thi khối nào. Đối với lớp 12 thì ngoài áp lực về vấn đề học tập ra thì đây là áp lực nữa khiến các em rất đau đầu. Để đưa ra được quyết định vốn là một chuyện không hề dễ dàng và các em phải chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình nữa.

 

gia su lop 12 trong bài viết này. Đây chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tế nên khá quen thuộc và dễ áp dụng.

Không có sự lựa chọn nào mà không phải trả giá, nếu chọn theo đúng trường, đúng ngành mà mình yêu thích thì các em sẽ thích thú và việc học cũng trở nên thoải mái hơn được phần nào. Nhưng nếu quyết định của các em chưa thật sự chín chắn, chọn theo cảm tính thì rất dễ dẫn tới việc chọn sai ngành hay chọn sai trường, khiến các em buồn, hụt hẫng lắm. Vậy nên để có những quyết định thật sự chính xác thì các bạn học sinh đang theo học lớp 12 cũng như chuẩn bị vào lớp 12 có thể tham khảo 1 số lời khuyên củatrong bài viết này. Đây chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tế nên khá quen thuộc và dễ áp dụng.

 

Kinh nghiệm học lớp 12

Kinh nghiệm học lớp 12

 

Chuẩn bị kỹ lương về mặt kiến thức

 

Để học được lên lớp 12 đã không phải việc dễ dàng rồi và bây giờ muốn vượt qua được lớp 12 để bước vào một cánh cửa mới, một ngôi trường mới lại càng khó khăn hơn. Vậy nên, biết trước được là sẽ khó khăn rồi nên ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị đầy đủ những gì mà chúng ta cần.

 

Trước tiến chắc chẵn sẽ là về kiến thức để làm tốt hai kỳ thi quan trọng cuối năm lớp 12. Kiến thức trong thi đa số sẽ được lấy ra từ chương trình học lớp 12 vì thế cho nên năm nay chính là năm cực kỳ quan trọng và đỏi hỏi mỗi bạn học sinh cần trang bị cho mình một khối lượng kiến thức lớn để có thể đạt điểm số cao trong kỳ thi.

 

Chính vì kiến thức cần chuẩn bị nhiều nên các bạn hãy có cho mình một số phương pháp học mới, thật sự hiệu quả. Nếu trước giờ bạn chưa có thói quen ôn lại bài vở đã học thì bây giờ bạn nên dành thời gian để ôn lại những nội dung đã học. Nếu trước giờ bạn chưa có thói quen tổng hợp lại kiến thức theo ý hiểu của mình vào một cuốn vở khác thì bây giờ bạn nên dành thời gian để làm điều đó. Vì tất cả chúng đều là những cách học bài rất hiệu quả, giúp bạn nhớ lâu, hiểu bài nhanh và phát triển khả năng tư duy của bạn nữa.

 

Làm sao đê có thể học lớp 12 giỏi

Làm sao đê có thể học lớp 12 giỏi

 

Chuẩn bị sẵn sàng, tự tin về mặt tinh thần

 

Tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của bạn trong hai kỳ thi quan trọng kia. Thế nên, bạn hay luôn chuẩn bị cho mình một tinh thần sẵn sàng tự tin nhất có thể để chinh phục chặng đường phía trước.

 

Khi bạn có niềm tin vào bản thân mình, khi bạn toát ra sự tự tin trong từng ánh mắt và cử chỉ là bạn đã chiến thắng được 50% và 50% còn lại sẽ ở kiến thức bạn có. Trong suốt 11 năm học đã qua thì các bạn có thể đếm được bạn đã trải qua bao nhiêu các kỳ thi lớn nhỏ hay không? Câu trả lời là không đúng không nào. Và hai cuộc thi cuối năm lớp 12 đây cũng là 2 cuộc thi cuối cùng của thời học sinh, bạn cứ coi nó cũng giống như những kỳ thi khác, cứ tự tin ôn tập để thực hiện bài thi tốt nhất có thể.

 

Phương pháp học tốt lớp 12

Phương pháp học tốt lớp 12

 

Hạn chế áp lực

 

Áp lực là thứ không hề đem lại lợi ích gì cho mỗi chúng ta nhưng nó lại cứ tồn tại xung quanh chúng ta. Không thể loại bỏ hoàn toàn áp lực trong cuộc sống thì chúng ta hãy hạn chế nó tới nới tối thiểu.

 

Áp lực khiến chúng ta mất tập trung, hoang mang và học hành kém hiệu quả đi vậy nên mỗi khi rơi vào tình trạng áp lực hãy dừng mọi việc lại vì nếu làm tiếp cũng không có hiệu quả cao. Tiếp theo hãy nghe một bài nhạc vui tươi mà bạn yêu thích, hãy ăn một chút đồ ăn bạn muốn, hãy nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc một chút. Nhẹ thì tầm 15 phút là bạn sẽ lấy lại được tinh thần và tiếp tục học nhưng nếu áp lực của bạn quá lớn, bạn áp dụng những điều trên nhưng không hiệu quả thì hãy chuyển qua cách hai. Hãy nói chuyện với một ai đó mà bạn tin tưởng nhất, kể cho họ nghe những vẫn đề của bạn, bạn kể ra không phải để nhờ họ giúp đỡ mà đôi khi chỉ để nhẹ nhõm hơn. Hoặc bạn hãy di chuyển tới một không gian khác, làm những điều bạn thích hay có thể không làm gì cả, không suy nghĩ gì nhiều vì cái bạn cần đó là đưa cơ thể mình về trạng thái cân bằng, tránh xa những áp lực không đáng có.

 

Thuê gia sư lớp 12

Thuê gia sư lớp 12

 

Tham gia thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe

 

Mình từng thấy có những bạn trẻ rất không thích tham gia các môn thể dục thể thao và mình cũng không hiểu lý do vì sao. Nhưng còn mình thì thật sự khuyên các bạn là hãy chơi thể thao đi, hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để chơi một môn thể thao nào đó. Mỗi ngày 30 phút chắc chắn không có gì là khó nhưng nếu bạn duy trì được nó trong thời gian dài nó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn.

 

 

 

Tóm lại, đối với những em học sinh lớp 12 đang đứng trước ngã rẽ quan trọng của cuộc đời mình thì hãy cứ thật sự thoải mái, tự tin, suy nghĩ chín chắn để đưa ra quyết định sáng suốt. Cùng với đó hãy giữ cho mình một tinh thần tốt, một lỗi sống khoa học và hạn chế áp lực để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm lớp 12.

 

Tình Tình

Lời khuyên cho học sinh lớp 12

Bí Quyết Học Tốt Và Ôn Thi Tốt Cho Học Sinh Lớp 12

Lớp 12 là năm học cuối cấp có ý nghĩa quan trọng, đánh giá toàn bộ quá trình học tập của bạn trong cả 12 năm. Bởi năm học này bạn sẽ phải thi tốt nghiệp cuối cấp và thi đại học.

Kiến thức lớp 12 là kiến thức cơn bản để bạn vượt qua kỳ thi này. Muốn học tốt trong năm học này bạn cần phải có giải pháp cụ thể.

1. Xác định chiếc lược, mục tiêu cho năm học

Trước hết, bạn cần xác định năm học này có ý nghĩa như thế nào đối với mình. Chắc chắn là dù có tính đến tương lai xa xôi thế nào đi chăng nữa thì việc trước mắt là phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chính vì thế, hãy xác định rõ mục tiêu của mình, không chỉ là thi tốt nghiệp mà còn là thi khối nào, trường đại học nào để có mục tiêu cụ thể để có động cơ học tập đúng đắn nhất.

Hãy xem lại bản thân lúc này đang còn thiếu và cần những gì? Bạn đang yếu môn nào? Hổng kiến thức gì? Việc xem xét lại bản thân như vậy sẽ giúp bạn biết rõ bản thân mình đang cần gì nhất.

Đặc biệt là tìm lại những kiến thức mình đã bị hổng để bổ sung kịp thời. Tránh để rơi rớt kiến thức đến khi ôn thi mới bắt đầu học thì thì hối hận vì không kịp nữa.

Nếu bạn bị hổng kiến thức quá nhiều thì đến lớp, các thầy cô sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức. Lựa chọn một lớp học phù hợp đóng vai trò rất lớn trong kết quả học tập của học sinh.

Nếu cảm thấy mình hổng khá nhiều kiến thức, hãy theo học những lớp học phù hợp trình độ hoặc nhờ một gia sư dạy kèm riêng cho mình ở nhà. Chọn được giáo viên thích hợp, phương pháp học khoa học nghĩa là bạn đã thành công 50% rồi đấy.

4. Lập kế hoạch học và ôn tập

Để học tốt, bạn cần có một kế hoạch thật chi tiết cho toàn năm học của mình. Hãy lập kế hoạch dài hạn trước, rồi thời gian biểu ngắn hạn sau. Đặt ra những mục tiêu cần đạt được khi hết học kỳ I, hết học kỳ II hay sau Tết.

Sau đó, hãy đặt mục tiêu học tập của mình sau tháng 3 cần phải nắm rõ đến chương mấy của mỗi môn học. Đây là thời điểm quan trọng để ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

5. Lập thời gian biểu thích hợp

Sau kế hoạch dài hạn, bạn càn lập bảng thời gian biểu chi tiết cho việc học của mình.

Với những mục tiêu lớn như trên kết hợp cùng những chi tiết về bản thân mà bạn đã lập từ trước, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được thời gian biểu cụ thể.

Thời gian biểu cần có cả những giờ tự học, giờ chơi, thời gian giải trí, gặp gỡ bạn bè. Khi đã có thời gian biểu thì bạn cần tuân thủ tốt những gì bạn đã lập kế hoạch.

Làm được điều đó bạn sẽ hoàn thành việc học của mình mà vẫn có mặt trong những cuộc vui chơi cùng bạn bè.

Lập thời gian biểu hợp lý để học tập tốt hơn

Trong quá trình học tập, bạn phải thường xuyên rà soát lại kiến thức của mình. Hãy dành hẳn những khoảng trống đáng kể trong thời gian biểu của mình cho việc xem xét đánh giá lại quá trình học tập của mình.

Mỗi cuối tuần, cuối tháng hãy xem lại mình có đi đúng tiến độ học tập của kế hoạch dài hạn chưa. Ghi chú rõ ràng cụ thể những điểm mình còn yếu, còn chậm, còn chưa đạt được để khắc phục ngay trong thời gian sắp tới.

7. Giải trí hợp lý

Việc học tập chăm chỉ không phải là từ bỏ niềm đam mê cá nhân, hay những hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.

Bạn hãy dành những khoảng thời gian cụ thể trong thời gian biểu cho việc giải trí, vui chơi. Chú ý chọn những phương pháp giải trí không gây nghiện. Có thể là chơi thể thao với bạn bè, đi dạo…

Bài viết được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ

7 Lời Khuyên Bổ Ích Để Tạo Dựng Một Lớp Học Hạnh Phúc!

Và đây là 7 lời khuyên để làm cho lớp học của bạn trở thành lớp học hạnh phúc.

Nếu bạn muốn lớp học hoạt động trơn tru, điều cần thiết là bạn phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng. Điều này có nghĩa là mỗi ngày bạn phải lên kế hoạch nhiều hơn cho bài học. Nó cũng có nghĩa là bạn phải có các hoạt động dự phòng và sẵn sàng lấp đầy thời gian trống để các hoạt động liên tục diễn ra. Một trong những điều khó nhất khi làm giáo viên là phải căn chính xác thời gian cho các hoạt động, cần biết chính xác khoảng thời gian để học sinh tiếp thu và hoàn thiện một khái niệm mới . Đôi khi học sinh sẽ nhanh chóng nắm được bài học hoặc sẽ chỉ lướt qua các bài tập đã được bạn soạn sẵn. Lúc này bạn sẽ cần có thứ gì khác để thay thế. Có những khi, học sinh sẽ cần giải thích hoặc thực hành nhiều hơn bạn dự đoán, vì vậy bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình trong các bài tập trên lớp hoặc về nhà. Điều này sẽ dẫn đến lời khuyên thứ hai…

May mắn là sự linh hoạt giúp chúng ta không bị biến đổi, và nó chắc chắn đúng với giáo viên. Nếu bạn bỏ cuộc vì một điều gì đó xảy ra không đúng như kế hoạch, bạn chắc hẳn muốn xem lại lựa chọn nghề nghiệp của mình. Để có một lớp học hạnh phúc, bạn cần linh hoạt về quản lý thời gian, giáo án, kỹ thuật dạy và các phương pháp đánh giá. Bạn sẽ cần làm mọi thứ để mang lại cho học sinh trải nghiệm học tập tốt nhất có thể, và điều đó có nghĩa là mọi thứ có thể sẽ không theo kế hoạch của bạn.

Ngay cả giáo viên giỏi nhất cũng gặp phải những câu hỏi mà họ khó khăn lắm mới có thể trả lời được. Đối với các giáo viên mới chắc chắn tình trạng này sẽ đến thường xuyên hơn. Đôi khi chúng ta tìm thấy những câu trả lời có sẵn, nhưng phần lớn những câu trả lời này lại nằm ở những giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Thật tuyệt nếu bạn có một giáo viên hướng dẫn. Nếu không hãy tìm một đồng nghiệp ở trường hoặc những người bạn trên mạng để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó. Thường xuyên tham gia vào các diễn đàn online về giáo dục hoặc nói chuyện với những người có chuyên môn. Và quan trọng nhất, hãy ghi nhớ những câu trả lời này vào trong đầu trước khi giải thích những câu hỏi học búa từ phía học sinh.

Dù bạn tin hay không, thì bạn chắc chắn không thể sửa hết mọi lỗi sai của học sinh. Trên thực tế, nếu bạn làm thế sẽ khiến học sinh nản lòng và tự ti. Hãy lựa những lỗi cần sửa và cách bạn sửa chúng. Hãy cố gắng hạn chế việc sửa sai những điều gì mà học sinh biết và thành thạo rồi. Đừng sửa mọi thứ theo hướng mọi thứ phải hoàn hảo, hãy tập trung vào những lỗi mà học sinh mắc phải thường xuyên và dựa trên các bài học về cách sử dụng ngôn ngữ chính xác trong từng hoàn cảnh. Bạn cũng không cần phải sửa tất cả những lỗi sai ngay lúc đó. Bạn cũng không nhất thiết phải cho học sinh tất cả các lỗi sai. Đơn giản chỉ cần nhắc lại và cho học sinh nhận ra sai lầm của chúng.

Tập trung vào rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ

Đối với hầu hết học sinh, việc học là điều vô cùng khó khan. Sẽ khó để học sinh có thể trình bày hoàn hảo một vấn đề ngay từ đầu. Đó là lý do tại sao bạn nên tập trung nhiều vào việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh. Mục đích của việc dạy học không chỉ đơn giản là giúp học sinh hiểu được một đơn vị kiến thức mà còn là quá trình giúp học sinh biểu đạt được những gì chúng hiểu dưới các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ. Khi học sinh có thể trình bày một vấn đề rõ ràng và mạch lạc cũng là bằng chứng chứng minh mức độ nắm kiến thức của con. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho học sinh cơ hội để nói, giao tiếp, tương tác với nhau trên lớp. Nếu học sinh vừa làm bài tập đúng lại có thể đứng lên trình bày rõ ràng và mạch lạc những gì chúng đã làm có nghĩa là bạn đã thành công.

Giao tiếp với học sinh rất quan trọng. Học sinh cần biết những gì chúng đang làm đúng, những gì chúng đang tiến bộ và những gì cần phải cải thiện thêm. Bạn càng giao tiếp với học sinh, chúng sẽ càng đạt kết quả tốt hơn trong lớp học. Thỉnh thoảng việc kết nối sẽ xảy ra trong cuộc trò chuyện. Học sinh của bạn sẽ thích nói chuyện với bạn, về một nội dung nào đó ngoài chuyên môn và bài học. Hãy cố gắng ghi lại những suy nghĩ trên giấy nhớ trong ngày về những tiến bộ và khó khăn của học sinh, sau đó dán nó lên bàn của học sinh sau giờ học. Hôm sau, khi học sinh dến lớp, chúng sẽ nhìn thấy những nhận xét bạn dành cho chúng ngày hôm trước (và bạn sẽ không phải nhớ những gì bạn muốn nói với học sinh nữa). Gửi mail cũng là một cách tuyệt vời để giao tiếp hiệu quả với học sinh. Hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi ngoài giờ, bạn có thể thấy cả những học sinh nhút nhát và ít nói nhất lớp cũng có rất nhiều điều muốn chia sẻ.

Đương nhiên không phải tất cả các lớp đều giống nhau, và cũng không cần thiết phải như vậy nhưng 7 lời khuyên này là những điều đã mang lại hiệu quả cho tôi trong những năm làm công việc dạy học và tôi hy vọng chúng cũng có hiệu quả với bạn.

SUSAN VERNER

Táo Giáo Dục dịch

Cách Học Giỏi Môn Văn Lớp 10, 11, 12 Dành Cho Học Sinh Thpt

Sở dĩ hiện nay nhiều bạn lớp 10, lớp 11, lớp 12 “sợ” môn Văn trước hết bởi vì các bạn học Văn hầu hết là học với tâm lý “học để thi”, học thuộc lòng, dạy đọc – chép. Điều đó dẫn đến sự lười nhác tư duy Văn học và nếu có tìm tòi khám phá thì lại e ngại, không dám bộc lộ thực cảm xúc của mình. Chính suy nghĩ lo lắng rằng mình không đủ khả năng đã cản trở sự chủ động của bạn đối với môn Văn. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý… khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

Do đó, thay vì tự ti, bạn hãy có niềm tin rằng mình có khả năng để học tốt môn Văn, đó chính là chìa khóa vàng để bạn chủ động hơn, đam mê hơn trong hành trình khám phá môn học. Thêm nữa, bạn cần cách học chủ động, phải biết đối thoại với thầy cô. Lứa tuổi học sinh THPT đã có thể làm chủ suy nghĩ của mình, đôi khi cách cảm nhận của thầy cô về câu thơ, bài văn nào đó không hợp với cảm nhận của mình, bạn có thể trình bày một cách thẳng thắn, chân thực. Chắc chắn thầy cô sẽ đánh giá rất cao những học sinh có chính kiến như vậy.

Đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo

Lời khuyên hữu ích là mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định từ 30 phút – 1 tiếng để đọc. Nhớ là đọc chứ không phải học thuộc lòng, đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra. Sau đó hãy tập thói quen viết nhật ký mỗi ngày để trau chuốt hơn về cả cách tư duy, cách sử dụng từ ngữ… Việc tập sáng tạo các tác phẩm gửi tới các báo cũng là cách rất hay để bạn có động lực theo đuổi môn học này.

Đừng phụ thuộc vào sách tham khảo

Nên nhớ rằng Ngữ văn chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế, hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ của người khác. Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng bạn nên tham khảo ý tưởng để viết bài, thay vì bị phụ thuộc vào nó. Bạn hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai lúc trước và giúp cho cuốn sách tham khảo trở nên “có ích” hơn rất nhiều.

Làm thế nào tiếp thu Văn trên lớp hiệu quả?

Cách tốt nhất để không buồn ngủ là bạn chủ động phát biểu ý kiến tham gia vào tiết học. Điều này vừa chống buồn ngủ, vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết.

Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.

Sự tập trung luôn khiến cho tiết học đạt được hiệu quả tốt nhất, bất kỳ là tiết học nào. Ở lứa tuổi lớp 10, 11, 12, các bạn đang ở trong giai đoạn “nổi loạn” về tính cách, giới tính, tình cảm… nên đôi khi có nhiều thứ khiến các bạn sao nhãng. Thế nhưng để học tốt môn Văn, bạn không có cách gì khác ngoài việc tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, không làm việc riêng và ghi chép bài vở đầy đủ.

Hãy thoải mái và viết ra cảm xúc chân thật

Khi làm bài, bạn hãy dũng cảm nói lên những tình cảm, suy nghĩ thật của mình, đừng gắng gượng ép buộc bản thân. Những những gì chân thực từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim mà. Vậy nên muốn làm văn hay theo mình các bạn hãy cứ viết những gì mà mình suy nghĩ. Đừng ngại viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn cũng như lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi một chút sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ thêm vững chắc hơn.

Cách Học Giỏi Môn Địa Lý Lớp 10, 11, 12 Dành Cho Học Sinh Thpt

Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp bạn dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Địa Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, bạn không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.

Chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.

Để không bị quên kiến thức hãy tập cho mình lối tư duy khái quát. Chẳng hạn trong chương trình học Địa lý lớp 12 sẽ có 2 phần chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý xã hội. Phần đầu của chương trình học lớp 12 môn Địa phân tích các yếu tố tự nhiên – xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp. Còn phần sau đi vào phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau.

Tuy nhiên, không chỉ nắm kiến thức tổng quát, để học giỏi môn Địa lý, các bạn học sinh không nên học tách rời hai phần này hay học tủ 7 vùng kinh tế mà nên nắm chắc cả hai phần vì chúng có thể bổ sung cho nhau. Phần 1 bổ sung cho phần 2 và ngược lại phần 2 chính là những minh chứng cụ thể cho phần 1.

Cụ thể, khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),… bao giờ cũng phải lưu ý điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, chú ý nêu thêm một số các hạn chế, khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành kinh tế đó.

Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần xác định được vị trí địa lý ( tiếp giáp vùng nào, nước nào, có giáp biển không,…) qua đó đánh giá về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng. Đồng thời nắm được việc phát huy các thế mạnh kinh tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.

3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat

Atlat là công cụ học tập vô cùng hiệu quả đối với môn Địa Lý, và bạn phải cố gắng tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Khi dùng Atlat bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản:

Tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.

Tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.

Đối với môn Địa lý bậc THPT, kể cả lớp 10, 11 hay 12, bài tập về biểu đồ là không thể thiếu. Do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào cũng như tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp… Cụ thể như sau:

Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm

Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Sau khi đã lập xong biểu đồ, bạn cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh. Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

5. Rèn luyện kỹ năng tính toán

Mặc dù là môn học thuộc ngành xã hội nhưng đặc thù của môn Địa Lý là bạn phải tính toán khá nhiều. Do đó hãy nắm thật chắc các công thức tính toán cơ bản như:

+ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh – Tỷ suất tử

+ Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất

+ Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nước bốc hơi

+ Độ che phủ rừng = ( Diện tích rừng x 100 ) / Diện tích tự nhiên

+ Bình quân lương thực/người ( kg / người ) = Sản lượng/dân số

+ Năng suất lúa (tạ, tấn / ha) = Sản lượng / Diện tích

+ Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

6. Rèn luyện cách ghi nhớ nhanh các số liệu

Một điều mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột….

Thêm nữa, bạn cũng có thể tận dụng tính năng của Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch…

7. Rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm

Thi trắc nghiệm hiện nay là hình thức thi phổ biến nhất với tất cả các môn học, không riêng gì môn Địa lý. Do đó bạn cần ôn tập với nhiều đề thi khác nhau, nhằm mục đích làm quen được với cấu trúc đề thi, tiếp xúc nhiều dạng bài, khảo sát được mức độ kiến thức của bản thân. Qua quá trình dài làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, việc thi xong có đáp án ngay để tham khảo sẽ giúp học sinh hệ thống kiến thức sâu và kiểm soát thời gian làm bài tốt hơn.

Một kinh nghiệm hữu ích cho các bạn là câu nào dễ làm trước, khó sau nhằm tận dụng triệt để quỹ thời gian cho phép. Để phân chia thời gian hợp lý, nên dành khoảng 15 phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi, vạch ra dàn ý đại cương cho câu hỏi rằng sẽ trả lời những ý gì. Cuối cùng, muốn học giỏi môn Địa lý lớp 10, 11, 12 và đạt được điểm cao trong các kỳ thi THPT, học sinh nên vận dụng kiến thức ngoài SGK bởi đề thi hiện nay thường ra theo xu thế mở. Các bạn có thể đọc sách tham khảo, theo dõi tin tức, sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục.

♦ Phương pháp học môn Lịch Sử lớp 12 hiệu quả và nhớ lâu

♦ Phương pháp học tập môn Vật lý 12 nhanh chóng, hiệu quả

Cách Học Giỏi Môn Lịch Sử Lớp 10, 11, 12 Dành Cho Học Sinh Thpt

Hiện nay, phần lớn đề thi môn Lịch sử ở bậc THPT đều là đề thi dạng trắc nghiệm, số lượng 40 câu hỏi nên sẽ có mặt ở mọi chuyên đề mà các bạn được học ở lớp. Ví dụ đề thi dành cho học sinh lớp 12 sẽ từ lịch sử thế giới ( 1945 – 2000 ) và lịch sử Việt Nam ( 1919-2000 ), trong đó, tỉ lệ câu hỏi về lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70%. Rõ ràng với cấu trúc và hình thức đề thi như vậy, yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là cần bám sát chương trình sách giáo khoa để ôn tập. Bạn cần đọc kỹ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc bài tổng kết để khái quát kiến thức.

Không chỉ với môn Lịch sử, học theo sơ đồ cũng là cách học hiệu quả có thể áp dụng cho nhiều môn học khác. Vì đặc thù của môn Lịch sử là rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, nhân vật… cần ghi nhớ, do đó bạn nên tóm lược ý chính nội dung của từng phần, lọc ra từ khoá,… sau đó, hãy hệ thống chúng bằng sơ đồ cây. Ý chính rồi đến ý phụ, ý lớn rồi đến ý nhỏ… cách hệ thống kiến thức ngắn gọn này sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn rất nhiều.

Việc đầu tiên cần làm là ghi lại những mốc thời gian quan trọng. Sau đó căn cứ vào mốc thời gian để học các sự kiện đi kèm. Một “mẹo” để nhớ lâu mốc thời gian là bạn nên học các sự kiện theo chiều dọc của kiến thức. Sự kiện nào diễn ra trước nên học trước, để các kiến thức được xâu chuỗi với nhau. Đây cũng là cách khiến cho mớ kiến thức không bị rối rắm, khiến việc học khó hơn.

Thêm nữa, đối với những sự kiện quan trọng, bạn bắt buộc phải nhớ chính xác mốc thời gian, bao gồm ngày/ tháng/ năm. Thế nhưng, với nhiều sự kiện nhỏ, bạn chỉ cần nhớ một cách tương đối, ví dụ như đầu/ giữa/ cuối của tháng trong năm nào đó, vì đầu óc của chúng ta cũng không thể nhớ được tất cả. Dù vậy thì tốt nhất vẫn là hãy cố gắng ghi nhớ thật chi tiết thì dễ được điểm cao hơn.

Như vậy, không phải lúc nào bạn cũng giáo điều tuân thủ hoàn toàn sách giáo khoa mà phải biết tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin khác như sách báo, internet, tài liệu lịch sử… Điều này khiến cho việc học Lịch sử mỗi ngày trở nên thú vị, cuốn hút hơn. Chỉ cần bạn cứ đọc, xem rồi kiến thức sẽ thẩm thấu vào trí nhớ của mình một cách rất tự nhiên và không hề bị nhàm chán.

Rõ ràng mốc thời gian và sự kiện là những kiến thức quan trọng nhất của môn Lịch sử. Vì vậy học Sử chỉ cần học những ý chính, không cần chú tâm vào câu chữ vì câu chữ thì bạn có thể tự nghĩ và viết ra được. Đối với các mốc thời gian, bạn có thể ghi khoảng thời gian nào đó của năm nhưng không thể ghi sai, bởi ghi sai thời gian thì chắc chắn là không có điểm.

Học Sử không thể học vẹt, học thuộc lòng mà phải hiểu và phân tích được sự kiện theo logic. Lịch Sử là dòng chảy thời gian, những sự kiện lịch sử chắc chắn là có tác động qua lại với nhau. Khi học các sự kiện, các bạn phải tìm cách lắp ghép xem nó có liên hệ với nhau như thế nào? Rồi xem lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong giai đoạn đó có xảy ra chuyện gì, sự kiện của thế giới tác động đến Việt Nam như thế nào?….

Có thể bạn sẽ thấy việc ghi nhớ lịch sử cũng hơi khó khăn vì quá nhiều sự kiện, nhưng thực chất giữa các năm luôn có sự liên kết… Với một số bạn, học Lịch sử trên lớp là hiệu quả nhất, nhưng với số khác thì chỉ có khoảng thời gian đêm khuya bạn mới có thể tập trung để học môn Lịch sử. Do đó bạn cũng nên lựa chọn khoảng thời gian hợp lý nhất để ôn luyện.

♦ Cách học giỏi môn Văn lớp 10, 11, 12 dành cho học sinh THPT

♦ Cách học giỏi môn Địa lý lớp 10, 11, 12 dành cho học sinh THPT

Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Khuyên Cho Học Sinh Lớp 12 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!