Xu Hướng 10/2023 # Mách Bạn 06 Cách Giảm Đau Lưng Khi Hành Kinh Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Mách Bạn 06 Cách Giảm Đau Lưng Khi Hành Kinh Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mách Bạn 06 Cách Giảm Đau Lưng Khi Hành Kinh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mách bạn 06 cách giảm đau lưng khi hành kinh hiệu quả

Những ngày đèn đỏ, các bạn gái thường bị đau lưng, đau bụng, toàn thân mệt mỏi. Tuy không nguy hiểm nhưng nó khiến cho chúng ta có cảm giác chán nản, uể oải, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, công việc và sinh hoạt.

Chữa đau lưng kinh nguyệt bằng cách xoa bóp, bấm huyệt

Các cơn đau trong suốt kỳ kinh nguyệt là do hormone của chúng mình có những thay đổi đáng kể. Thủ phạm chính gây ra các cơn đau bụng dưới và đau lưng kinh niên là do prostaglandin.

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp vào xương, mang lại hiệu quả tức thì. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 20 – 30 phút xoa bóp, bấm huyệt, chị em sẽ giảm được đau lưng khi hành kinh một cách rõ rệt.

    Mẹo chữa đau lưng khi hành kinh: Tắm bằng nước ấm

    Tắm bằng nước ấm sẽ giúp đào thải độc tố tích tụ ở da, giúp da và các cơ cột sống co giãn tự nhiên, toàn bộ cơ thể thư giãn. Phương pháp này không chỉ là một mẹo chữa đau lưng khi hành kinh hiệu quả mà còn được áp dụng trong trường hợp khó ngủ buổi tối.

    Sau khi tắm nước ấm, kết hợp với uống một ly sữa nóng sẽ làm giảm triệu chứng đau nửa đầu, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bạn ngủ ngon hơn.

      Nhớ uống nhiều nước lọc – Tránh chất kích thích, thức uống có gas

      Hãy tập cho mình thói quen uống nước thường xuyên từ 2 – 3 lít mỗi ngày. Trong suốt thời gian kinh nguyệt, điều này cũng vô cùng cần thiết vì cơ thể bạn bị mất khá nhiều nước. Nước lọc là giải pháp bù nước tốt nhất, tuy nhiên, bạn nên chú ý lượng nước mình uống để không thừa nước dẫn đến giữ nước.

      Những thức uống bạn cần tránh để có một kỳ kinh nguyệt lành mạnh đó là caffeine có trong cafe, trà; rượu, bia (có thể dẫn đến trầm cảm),…

        Cách giảm đau lưng khi hành kinh: Chườm nóng

        Chườm nóng là một trong các cách làm giảm đau bụng kinh và giảm đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Cách này đơn giản, dễ thực hiện mà rất hiệu quả.

        Bạn chỉ cần sử dụng túi chườm thảo dược Hapaku (mua tại website http://hapaku.vn/ hoặc các trang thương mại điện tử), làm nóng bằng lò vi sóng hoặc cắm điện, sau đó chườm lên phần đau.

        Mỗi lần đắp kéo dài khoảng 20 phút. Nhiệt độ sẽ làm cho tử cung co bóp nhịp nhàng hơn, khí huyết lưu thông, từ đó, cơn đau bụng kinh sẽ giảm ngay tức thì.

          Tập thể dục nhẹ & yoga

          Một trong những nguyên nhân tác động nhiều nhất đến các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt là việc lười vận động thể thao. Khi ít vận động khoa học, cơ thể  sẽ kém khỏe mạnh và các cơ không dẻo dai, khiến bạn dễ bị đau hơn khi thời tiết, hormone thay đổi.

          Vậy nên, hãy luyện tập thể thao đều đặn để có một cơ thể khỏe khoắn.

          Trong kỳ kinh nguyệt, bạn không cần phải nghỉ tập thể thao 100%. Bạn chỉ phải tránh tập các bài tập tác động nhiều đến vùng lưng, bụng. Thay vào đó, bạn có thể tập các bài thể dục hoặc yoga chữa đau lưng khi có kinh ở phụ nữ. Bạn có thể tập ở các trung tâm yoga hoặc tự bật video hướng dẫn và tập ở nhà.

            Bổ sung thêm Magie và vitamin B

            Khi cơ thể mệt mỏi vì thực hiện chức năng hành kinh, bạn cần bổ sung và tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này cũng cải thiện được tình trạng đau nhức của của cột sống.

            Bổ sung Magie sẽ giúp giảm tình trạng cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Thực phẩm bổ sung nguồn Magie nhiều nhất là các loại đậu.

            Vitamin B có tác dụng chống lại trầm cảm. Buổi sáng, bạn nên ăn chuối, cà rốt hoặc bột yến mạch để tăng cường vitamin B6.

            Các bạn nên tránh các thực phẩm có chất chua trong thời gian này vì sẽ làm kinh nguyệt ra nhiều hơn và các cơn đau cũng sẽ kéo dài hơn.

            Chia sẻ:

            Đau Lưng Khi Có Kinh: Mẹo Giảm Đau Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

            Đau lưng khi có kinh là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải. Lúc này, chị em sẽ có cảm giác đau bụng, đau lưng kèm theo mệt mỏi và tính khí nóng nảy một cách bất thường. Các cơn đau lưng thường diễn ra một cách âm ỉ và kéo dài trong suốt kỳ kinh, đôi khi có thể xuất hiện các cơn đau cấp tính dữ dội khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

            Nếu chị em bị đau lưng vào trước, sau và trong kỳ hành kinh có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

            Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích, ăn uống không đều độ, ăn nhiều muối và tập luyện quá sức,…

            Nồng độ hormone bên trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột do rối loạn, hormone prostaglandin do cơ thể tiết ra nhằm kích thích lớp niêm mạc tử cung bong ra trước khi hành kinh.

            Các tế bào niêm mạc tử cung phát triển tại các bộ phận khác ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng,… hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung.

            Cổ tử cung bị hẹp khiến máu kinh ra chậm, gia tăng áp lực lên tử cung gây ra đau bụng dữ dội lan sang vùng lưng.

            Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng ống dẫn trứng,…

            Đau lưng sau khi có kinh là tình trạng thường gặp ở những người có sự bất thường về chu kỳ sinh lý như kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt,…

            Các mẹo giảm đau lưng khi có kinh Chườm nóng

            Chườm nóng là một trong những mẹo có tác dụng giảm đau lưng khi có kinh rất hiệu quả và nhanh chóng. Nhiệt lượng nóng từ nước khi tiếp xúc với cơ thể sẽ làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, thư giãn cơ bắp và giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện chườm nóng giảm đau lưng khi có kinh bằng cách sử dụng miếng đệm sưởi hoặc túi chườm nóng để giảm bớt khó chịu và đau đớn.

            – Cách thực hiện:

            Cho nước ấm vào trong túi chườm rồi đặt lên vùng lưng đau nhức.

            Thực hiện chườm nhẹ nhàng, chỉ sau khoảng 15 phút cơn đau sẽ bị đẩy lùi.

            Tắm nước ấm

            Khi bị đau lưng trong kỳ hành kinh, chị em nên tắm nước nóng để xoa dịu cơn đau và giảm stress hiệu quả. Việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu, đồng thời nhiệt lượng từ nước cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể và giảm đau rất hiệu quả.

            – Cách thực hiện:

            Điều chỉnh nước ấm hoặc pha nước ấm với nhiệt độ vừa phải từ 36 – 40 độ C, không sử dụng nước tắm quá nóng sẽ dễ gây bỏng.

            Thực hiện ngâm mình vào trong bồn tắm kết hợp massage nhẹ nhàng vùng lưng đau nhức.

            Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào nước tắm một ít muối Epsom sẽ giúp an thần và giảm đau hiệu quả.

            Nếu không có bồn tắm bạn có thể tắm bằng vòi hoa sẽ hoặc đến tắm ở phòng xông hơi.

            Nghỉ ngơi nhiều

            Khi hành kinh chị em nên dành nhiều thời gian hơn cho việc nghĩ ngơi sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả. Vào những ngày này, bạn tuyệt đối không được làm việc quá sức, điều này sẽ khiến tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu phải làm việc trong thời gian dài đặc biệt là dân văn phòng, tốt nhất bạn hãy dành ra một ít phút để nghỉ ngơi thư giãn hoặc tập luyện các động tác thể dục nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

            Hít thở sâu

            Ngồi thẳng người, ngả vai ra phía sau và thực hiện hít thở đều đặn hoàn toàn bằng mũi.

            Thực hiện hít vào 4 nhịp rồi giữ yên hai nhịp sau đó thở ra hoàn toàn trong 4 nhịp.

            Nên hít thở đều đặn và chậm rãi bằng cách tập trung khí vào dạ dày để phổi và lồng xương sườn được mở rộng.

            Massage

            Massage cũng là một trong những cách có tác dụng loại bỏ sự co thắt, căng cơ và giảm đau nhức rất hiệu quả. Đây là biện pháp giúp cơ thể được thư giãn, quá trình tuần hoàn máu sẽ diễn ra tốt hơn, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

            Mỗi lần cơn đau xuất hiện bạn hãy tiến hành xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau lưng rát hiệu quả. Ở phương pháp này, bạn có thể đến các cơ sở massage chuyên nghiệp để thực hiện hoặc tự xoa bóp bằng các bài tập đơn giản tại nhà.

            Xông hơi thảo dược

            Xông hơi bằng thảo dược là phương pháp có tác dụng điều trị bệnh rất tốt và được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Để điều trị đau lưng trong thời kỳ hành kinh, bạn có thể sử dụng các loại dược liệu rất quen thuộc trong tự nhiên để xông hơi nhằm đẩy lùi cơn đau lưng như lá bưởi, cây cỏ xước, lá lốt,…

            Thành phần hoạt chất bên trong các loại lá này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Từ đó cơn đau lưng dần được đẩy lùi tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của chị em.

            Sử dụng thuốc giảm đau

            Ở những trường hợp đau nhẹ bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần đơn kê của bác sĩ giúp đẩy lùi cơn đau. Một số loại thuốc thường được sử dụng là asprin, ibuprofen,…. Đây là loại thuốc mang lại hiệu quả rất nhanh chóng chỉ một vài phút sau khi dùng, nhưng nếu bạn quá lạm dụng chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

            Các biện pháp phòng ngừa đau lưng khi có kinh

            Việc bổ sung không đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi có kinh. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để giữ ấm, cung cấp năng lượng cho cơ thể và phòng ngừa chứng co thắt trong kỳ hành kinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường bổ sung các loại nước ép trái cây tươi giúp cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

            – Không tắm nước lạnh và mặc quần áo quá chật

            Tắm nước lạnh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột, từ đó cơn đau lưng sẽ trở nên dữ dội hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đang trong những ngày hành kinh bạn nên tắm nước nóng thay vì tắm nước lạnh, điều này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả.

            Mặc quần áo chật chội cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn. Lúc này hệ thống mạch máu trong cơ thể sẽ bị chèn ép, quá trình tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng gây nhức mỏi khó chịu ở vùng thắt lưng. Vì vậy, khi đến ngày hành kinh bạn hãy ưu tiên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoải mái và có độ thấm hút cao.

            – Nói không với chất kích thích

            Khi đến kỳ hành kinh các chị em phụ nữ nên hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích để phòng tránh tình trạng đau lưng có thể xảy ra như rượu bia, thuốc lá, cafein,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt nhân tạo để giảm bớt triệu chứng đau lưng.

            – Không đấm lưng mạnh

            Khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị thay đổi làm giãn hệ thống dây chằng và khiến cho xương khớp rất dễ bị tổn thương. Việc đấm lưng mạnh sẽ không có tác dụng giảm đau mà chúng còn có thể khiến cột sống và xương khớp của bạn bị ảnh hưởng và gia tăng cơn đau. Vì vậy, trong những ngày này bạn tuyệt đối không nên đấm lưng mạnh hoặc lao động nặng.

            – Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

            Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp hạn chế tình trạng đau lưng khi có kinh rất hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, kali và magie như sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh đậm, gạo lứt, hạnh nhân,…

            – Tập luyện thể dục nhẹ nhàng

            Trong những ngày hành kinh, chị em không nên thực hiện các bài tập nặng mà thay vào đó hãy lựa chọn các động tác hoặc bài tập nhẹ nhàng sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và đẩy lùi cơn đau lưng hiệu quả. Một số bài tập được chuyên gia khuyên dùng cho chị em vào những ngày đèn đỏ, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến lưng và xương chậu nhằm giảm đau là tập duỗi cơ, đi bộ, yoga…

            Đau Lưng Khi Có Kinh Nguyệt Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả Cho Chị Em

            Kinh nguyệt được xem là sự thay đổi sinh lý bình thường ở phụ nữ ở độ tuổi dậy thì. Hiện tượng này xuất hiện hàng tháng theo từng chu kỳ và bắt đầu lúc nữ giới đến tuổi dậy thì và trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, thời kỳ kinh nguyệt cũng là nỗi lo của nhiều chị em bởi những cơn đau lưng xuất hiện.

            Những cơn đau lưng khi có kinh thường là dấu hiệu giúp chị em phụ nữ nhận biết được sắp tới ngày kinh nguyệt của mình. Có rất nhiều chị em cũng hay thắc mắc vấn đề đau lưng mấy ngày thì có kinh nguyệt. Để trả lời vấn đề này thì theo một số chuyên gia sức khỏe cho rằng, tùy vào cơ địa của mỗi người mà số ngày tính từ khi bị đau lưng đến khi có kinh nguyệt sẽ khác nhau.

            Nhưng theo thông thường thì trước kinh nguyệt khoảng 2 ngày tới một tuần sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức vùng lưng hoặc đau ở vùng mông. Các cơn đau này có thể đến nhanh và đi nhanh, đa phần chỉ kéo dài trong vài ngày là hết.

            Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng trước thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ thường là do cơ thể đang tồn tại lượng hormone prostaglandin nhiều. Khi cơ thể thay đổi đột ngột nội tiết tốt không báo trước có tác dụng giúp đẩy trứng ra ngoài tử cung. Các cơn đau nhức tử cung sẽ tạo ra áp lực lớn tới buồng ối và khiến các cơn đau xuất hiện.

            Ngoài hiện tượng đau lưng báo trước ngày kinh nguyệt thì còn rất nhiều dấu hiệu khác cho thấy bạn sắp bước vào thời kỳ kinh nguyệt.

            Đau lưng khi có kinh nguyệt nguy hiểm không?

            Những cơn đau lưng khi có kinh nguyệt thường là những cơn đau thắt lưng rất khó chịu, một số trường hợp có biểu hiện cấp tính và đau dữ dội. Đây cũng là hiện tượng khá bình thường xảy ra ở chị em phụ nữ.

            Thông thường những cơn đau này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em. Những cơn đau có mức độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Khi phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt trước đó khoảng 1-2 ngày sẽ xuất hiện những cơn đau mỏi lưng rất khó chịu. Tuy nhiên, một số trường hợp các cơn đau có thể kéo dài trong thời gian kinh nguyệt.

            Tình trạng đau lưng tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có thể khiến cho nhiều chị em phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu. Khi những cơn đau kéo dài trong cả thời kỳ kinh nguyệt thì các cơn đau sẽ càng khiến cho cơ thể phụ nữ mệt mỏi.

            Cách giảm đau lưng khi có kinh nguyệt

            Việc uống nhiều nước là phương pháp giúp giảm đau khi tới thời kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Khi cơ thể được bổ sung nước sẽ giúp bớt mệt mỏi đồng thời các độc tố trong cơ thể cũng được đào thải ra môi trường giúp giảm các cơn đau co thắt lưng hiệu quả.

            Trong thời kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ có thể uống khoảng 1- 2 lít nước mỗi ngày hoặc cũng có thể bổ sung thêm nước hoa quả.

            Có nhiều chị em phụ nữ cùng cho biết để giảm đau khi có kinh nguyệt nên uống nước trà lá mâm xôi có thể giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

            Tắm bằng nước ấm giúp giảm đau lưng hiệu quả

            Khi bị đau lưng trong thời kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ hay thích tắm bằng nước ấm giúp cơ thể được thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời chị em phụ nữ không nên tắm bằng nước lạnh vì có thể khiến cho các cơn đau kéo dài lâu hơn. Chị em phụ nữ nên pha nước đủ ấm để tắm vừa giúp sạch cơ thể lại cảm thấy thoải mái hơn.

            Ngoài ra, việc tắm nước ấm cũng khiến cho lỗ chân lông, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và giúp các cơ xương khớp cũng được thư giãn giúp giảm cơn đau hiệu quả.

            Khi tới thời kỳ kinh nguyệt chị em phụ nữ cần dành thời gian quan tâm tới sức khỏe của cơ thể hơn. Trong thời kỳ này không nên làm việc quá sức và nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

            Nên dành ra khoảng 5-7 phút nghỉ ngơi sau khoảng 1-2 giờ làm việc sẽ giúp các cơn đau lưng được giảm xuống. Trong thời gian nghỉ ngơi có thể tập một số bài thể dục vừa tốt cho sức khỏe lại giúp cải thiện các cơn đau.

            Chườm nóng ở vùng lưng giúp giảm nhanh các cơn đau một cách nhanh chóng. Chị em chỉ cần lấy một chai nước ấm hoặc miếng đệm giữ nhiệt chườm lưng giúp các cơ ở vùng này được thư giãn và mỗi lần thực hiện khoảng 15-20 phút sẽ mang lại hiệu quả cao.

            Massage vùng lưng sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau co thắt, căng cơ và giảm các cơn đau nhức của cơ bắp. Chị em có thể tìm đến một vài điểm spa hoặc chuyên gia massage để được thực hiện tốt nhất. Ngoài ra, cũng có thể massage tại nhà hoặc luyện tập các bài thể dục đơn giản giúp vùng cơ lưng được thư giãn.

            Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

            Việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể vào những ngày kinh nguyệt rất quan trọng. Không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà lại giúp giảm đau hiệu quả. Trong thời kỳ kinh nguyệt các chị em phụ nữ nên bổ sung cho cơ thể những loại dưỡng chất như: magie, canxi, sắt, kali… đây đều là những dưỡng chất cực kỳ tốt.

            Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt như: gạo lứt, chuối, cam, hạnh nhân và một số thực phẩm khác như: phô mai, sữa…

            Trong thời kỳ này chị em phụ nữ cũng không nên sử dụng những loại thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn quá lạnh, quá chua đồng thời không sử dụng chất kích thích.

            Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp chị em phụ nữ biết thêm thông tin về tình trạng đau lưng khi có kinh nguyệt và cách khắc phục. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết ở trên.

            Đau Lưng Khi Hành Kinh Là Gì Có Đáng Lo Ngại Không?

            Đau lưng khi hành kinh là hiện tượng phổ biến của chị em. Thông thường trước và trong kỳ kinh, rất nhiều chị em cảm thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng kèm theo đó là các dấu hiệu như đau bụng dưới, căng tức ngực, đau đầu, đau bụng kinh buồn nôn hay nôn, cơ thể mệt mỏi. Vậy đau lưng khi có kinh có đáng lo ngại không, nguyên nhân do đâu và có cách nào để trị đau lưng khi hành kinh.

            Tại sao lại bị đau lưng khi hành kinh?

            Đau lưng khi hành kinh không phải do nữ giới mắc các vấn đề về bệnh xương khớp. Các cơn đau lưng thường xảy ra trước kỳ kinh vài ngày hoặc trong 2-3 ngày đầu khi mới có kinh; kèm theo hiện tượng đau lưng là các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, tức ngực, tâm trạng dễ cáu gắt khiến chị em cảm thấy rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống.

            Nguyên nhân đau bụng kinh và đau lưng khi hành kinh và các triệu chứng đi kèm là do sự thay đổi của hoormon prostaglandin, khiến tử cung co thắt mạnh hơn gây đau bụng kinh và ảnh hưởng dẫn đến đau lưng khi có kinh. Cơ chế này tồn tại khi phụ nữ vẫn còn khả năng sinh sản nhưng cũng có thể hết sau khi sinh con.

            Đa số chị em bị đau âm ỉ, đau lưng nhẹ nhưng cũng có những trường hợp đau bụng kinh dữ dội không thể làm việc được. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hại cho cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng.

            Có hai nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi có kinh là :

            Nguyên nhân chủ quan:

            Do nữ giới sử dụng nhiều chất kích thích trước ngày kinh như: cafe, rượu bia

            Chế độ ăn có nhiều muối

            Hoạt động thể lực quá độ

            Do không có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ

            Nguyên nhân khách quan là do:

            Trong những ngày kinh, các chị sẽ bị sung huyết ở khoang chậu nên dẫn đến đau mỏi ở vùng thắt lưng, bụng, cẳng chân hay đau tức ở phần dưới cơ thể, đau ngực, trướng bụng…

            Do rối loạn hormone

            Do sự thay đổi của chất Prostaglandin

            Dư thừa prostaglandin gây dysmenorrheal, đau bụng khi có kinh, co thắt nặng.

            Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu.

            Có cách nào để giảm đau lưng khi hành kinh không?

            Đi bộ: Phụ nữ nên chăm chỉ hoạt động thể chất các triệu chứng đau bụng kinh như đau lưng khi có kinh, đau bụng dưới, đau đầu,… sẽ thuyên giảm. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp lượng máu lưu thông tới lưng và vùng xương chậu vì thế mà các cơn đau thuyên giảm.

            Ăn uống đủ dưỡng chất: Bạn gái nên ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ, không nên ăn vặt, ăn chế độ ít muối và hạn chế uống các loại nước giải khát vì có thể gây ra đầy hơi, khiến tình trạng đau lưng khi hành kinh trầm trọng hơn. Tăng cường bổ sung vitamin B và magie để phòng ngừa chuột rút và đau lưng khi có kinh. Nếu có kinh bị đau lưng nặng thì bạn nên hỏi bác sĩ xem nên bổ sung loại vi chất nào.

            Tăng cường uống nước: Mất máu trong kỳ kinh cũng dẫn tới mất nước, vì thế bạn nên uống đầy đủ nước để cơn đau không nặng thêm. Trong ngày đèn đỏ bạn nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh.

            Chườm khăn nóng hay tắm nước ấm: Đây là cách chữa đau lưng ngày “đèn đỏ” hiệu quả. Để thực hiện bạn có thể lấy một chai nước nóng và bọc nó trong một miếng vải mỏng sau đó tựa lưng vào chai nước được gắn ở ghế hoặc ở giường. Khi tắm bạn nên tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn. Cách này giúp làm giảm đau lưng đau bụng kinh và chuột rút. Một cách khác là bạn chườm bằng khăn hay gạc ấm.

            Massage bụng: Massage vùng lưng và vùng bụng một cách nhẹ nhàng, khi massage bụng bạn có thể sử dụng tinh dầu ấm, hay dùng thuốc mỡ giảm đau.

            Kiêng rượu bia và chất kích thích như caffeine: Vào ngày đèn đỏ bạn không nên uống cà phê hay ăn socola vì điều này không tốt cho cơ thể. Những thực phẩm này có thể gây chuột rút và đau lưng, gây đầy hơi và đau lưng, khiến cơn đau lưng khi hành kinh nặng hơn. Vì thế bạn nên kiêng các thực phẩm này trong kỳ kinh.

            Có chế độ nghỉ ngơi: Để giảm đau lưng khi hành kinh bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, nằm trong tư thế thoải mái, không nên nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm, nên nằm nghỉ tựa lưng vào gối để giảm đau, bạn không nên làm việc nặng quá sức.

            Tập các bài tập duỗi thẳng và bài tập yoga: Tập nhẹ các động tác duỗi tay chân và bài tập cơ sàn chậu bạn nên thực hiện hàng ngày để tăng cường cơ sàn khung chậu và các cơ lưng. Tập yoga giúp cải thiện cơn đau lưng khi có kinh. Yoga có tác dụng tăng cường các khớp gối và các cơ khác nhau của những bộ phận trong cơ thể, tăng lưu thông máu và sự linh hoạt của cơ bắp. Đây là cách chữa đau bụng kinh và đau lưng khi hành kinh hiệu quả.

            Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ trong những ngày này.

            Vì sao không nên đấm lưng nếu bị đau lưng khi hành kinh?

            Nhiều chị em có thói quen đấm lưng khi có hiện tượng đau lưng khi có kinh vì cho rằng làm như vậy sẽ giảm đau mỏi lưng và thắt lưng nhưng thực sự đây là hành động gây hại cho sức khỏe. Hành động này có thể khiến cột sống và khung xương chậu lỏng lẻo, máu chảy nhiều kỳ kinh kéo dài hơn. Thời kỳ kinh nguyệt cũng là thời kỳ sức đề kháng giảm sút, sự bong tróc lớp nội mạc tử cung sinh lý sẽ chuyển thành bệnh lý nếu chị em đấm lưng quá mạnh gây ra các bệnh phụ khoa.

            Các triệu chứng đau lưng sẽ hết sau vài ngày nên chị em không cần quá lo lắng và không nên lấy tay đấm lưng và thắt lưng vì có thể làm khoang chậu sung huyết nặng máu chảy nhiều hơn, ra nhiều liên tục và thời gian hành kinh kéo dài.

            Để biết thêm về đau lưng khi hành kinh và một số bệnh phụ khoa khác bạn có thể liên hệ tới số 0989 555 497 hoặc đến tại phòng khám phụ khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ tết.

            BÀI VIẾT LIÊN QUAN

            Mách Bạn 7 Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh Tại Nhà Hiệu Quả Không Ngờ!

            Đau bụng kinh là gì?

            Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi gây co thắt ở phần bụng dưới, một số trường hợp cơn đau lan sang cả vùng chậu. Mức độ đau tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người, có người chỉ cảm thấy hơi khó chịu, ngược lại có người phải chịu cơn đau bụng kinh dữ dội, cần sử dụng đến thuốc giảm đau.

            Với tỷ lệ mắc triệu chứng đau bụng kinh khá cao, các chị em nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh nhầm lẫn, bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm của đau bụng kinh gây hậu quả đáng tiếc xảy ra.

            Đau bụng kinh triệu chứng phổ biến của các chị em phụ nữ

            Nguyên nhân đau bụng kinh do đâu?

            Dựa vào nguyên nhân chia làm 2 loại đau bụng kinh:

            – Đau bụng kinh nguyên phát

            Cơn đau bụng kinh do chu kỳ kinh nguyệt gây nên được gọi là đau bụng nguyên phát. Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung bong tróc, các cơ tử cung phải co bóp để đẩy máu và mô ra bên ngoài là nguyên nhân gây đau.

            – Đau bụng kinh thứ phát

            Đau bụng kinh thứ phát là thuật ngữ chỉ những cơn đau bụng kinh do một bệnh lý phụ khoa gây nên, ví dụ như:

            U xơ tử cung: Các khối u xơ phát triển trong thành tử cung, chèn ép có thể là nguyên nhân gây đau đớn.

            Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng nội mạc tử cung tìm thấy ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp trong khung xương chậu.

            Viêm nhiễm vùng chậu: Một số bệnh lý gây nên tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu từ trong tử cung và có xu hướng lây lan sang các cơ quan sinh sản lân cận.

            Hẹp cổ tử cung: Bệnh lý có thể gặp do nguyên nhân cổ tử cung có sẹo hoặc thiếu hụt hormone estrogen trong giai đoạn mãn kinh, làm cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

            Những cơn đau bụng kinh do các bệnh lý trên cần được phát hiện và xử lý kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

            Mách bạn 7 mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả không ngờ

            Chườm ấm

            Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiệt độ có tác dụng tương tự thuốc. Mức nhiệt 40 độ C giúp giảm đau bụng kinh đáng kể, bởi nó có thể ngăn chặn thụ cảm thể gây đau P2X3.

            Dùng một chiếc khăn ấm đặt vào vị trí bụng dưới sẽ làm thư giãn các cơ co bóp trong tử cung và làm dịu đi cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

            Chườm ấm giúp thư giãn cơ và xoa dịu cơn đau nhanh chóng

            Tập thể dục thường xuyên

            Khi bị đau bụng kinh bạn nên lựa chọn đi bộ hoặc những hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau bụng rõ rệt. Không chỉ trong những ngày “ấy”, hãy duy trì thói quen tập thể dục tối thiểu 3 lần/tuần bạn sẽ thấy mức độ cơn đau bụng giảm đáng kể thậm chí là không xuất hiện trở lại nữa.

            Tập thể dục thường xuyên giúp giảm và ngăn ngừa đau bụng kinh

            Uống đủ nước

            Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước, tránh cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, để giảm cơn đau hiệu quả hơn bạn nên sử dụng nước ấm vì nhiệt có tác dụng giãn cơ và loại bỏ cơn đau bụng kinh nhanh hơn.

            Bổ sung từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất

            Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

            Việc vệ sinh vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày thường là rất quan trọng. Đặc biệt, nếu đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý bạn càng phải chú ý đến vấn đề này bởi hành động này sẽ giúp làm giảm sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân có hại đến đường tiết niệu – là một trong những nguyên nhân làm nặng hơn tình trạng bệnh và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

            Vệ sinh vùng kín giúp tránh các viêm nhiễm làm cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn

            Thay đổi chế độ ăn uống

            Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ có thể chưa giảm ngay cơn đau bụng kinh của bạn nhưng về lâu dài nó sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh nhất và dần dần giúp giảm mức độ đau. Những thực phẩm giúp cải thiện chứng đau bụng kinh tại nhà như: Trứng, ngải cứu, thịt bò, sữa, chuối… nên được thêm vào thực đơn của những chị em thường xuyên bị đau bụng kinh. Bên cạnh đó, ngừng sử dụng các thức uống chứa chất kích thích như cafein, rượu, bia, đồ uống có ga để tránh gây đầy hơi, tích nước.

            Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe từ bên trong

            Giờ giấc ngủ nghỉ khoa học

            Tất cả chúng ta đều ý thức được rằng, giấc ngủ quan trọng thế nào tới sức khỏe. Tuy nhiên, để có một giấc ngủ ngon khi bị đau bụng kinh là điều không hề dễ dàng. Để cải thiện tình trạng này, các nhà khoa học khuyên bạn nên nằm ngủ ở tư thế bào thai, nằm nghiêng, co người. Tư thế này giúp giãn các cơ quanh bụng và giúp giảm đau hiệu quả.

            Tư thế bào thai giúp chị em giảm đau bụng kinh và có giấc ngủ ngon hơn

            Mát xa bụng

            Nhiều người chia sẻ rằng sử dụng tinh dầu mát xa quanh bụng có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản bạn chỉ cần đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.

            Mát xa biện pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng

            Bách Thống Vương – Bước đột phá mới giúp cải thiện chứng đau bụng kinh hiệu quả

            Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, các chị em nên chú ý lắng nghe sức khỏe cơ thể mình và gặp các chuyên gia để trao đổi cụ thể, tìm ra nguyên nhân đau bụng kinh, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc giảm triệu chứng cũng cần được quan tâm thực hiện vì đau bụng kinh thường gây ảnh hưởng lớn đến công việc, chất lượng cuộc sống của các chị em. Bước đầu tiên để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh là bạn nên áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như bài viết đã nêu trên. Ngoài ra, các nhà khoa học khuyến khích nên giảm đau bằng biện pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên và không nên quá lạm dụng vào thuốc giảm đau vì có thể gây phản tác dụng. Rất nhiều chị em đã cải thiện đáng kể chứng đau bụng kinh bằng sử dụng sản phẩm Bách Thống Vương. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn và lành tính với sức khỏe con người.

            Một trong các thành phần quan trọng của sản phẩm là chiết xuất vỏ cây Liễu. Theo các nghiên cứu chiết xuất vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin trong cơ thể sẽ chuyển acid salicylic. Chất này có hoạt động gần giống với aspirin giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bên cạnh đó sản phẩm còn có sự kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao Tam lăng, cao Sơn đậu căn, cao Huyền hồ sách, cao Bán biên liên… làm tăng thêm tác dụng giảm đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

            Chính vì vậy, Bách Thống Vương phù hợp với những trường hợp đau đầu, đau xương khớp và đau bụng kinh ở phụ nữ. 

            Bách Thống Vương với thành phần thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm đau tiêu sưng hiệu quả

            Chuyên gia nói gì về tác dụng giảm đau bụng kinh của sản phẩm Bách Thống Vương?

            Trịnh Lan

            Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

            * Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

            Đau Lưng Khi Có Kinh Và 9 Cách Giúp Giảm Đau Nhanh Chóng

            Đau lưng khi có kinh là một trong những tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải khi đến ngày “đèn đỏ”. Việc áp dụng những cách giảm đau lưng kinh nguyệt mặc dù đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, nhất là với những người lần đầu gặp phải triệu chứng này.

            Đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt

            Khi “đến tháng”, rất nhiều chị em cảm thấy khó chịu với những triệu chứng đau bụng, mỏi lưng kèm theo mệt mỏi, tính khí nóng nảy, thất thường. Tất cả những biểu hiện trên được gọi chung là hội chứng tiền kinh nguyệt.

            Đau lưng trước chu kỳ kinh nguyệt thường xuất phát từ một số nguyên nhân như:

            Thay đổi kích thích tố

            Bạn có thể mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

            Rối loạn nội tiết tố prostaglandin

            Bị dysmenorrheal (co thắt tử cung kèm đau kinh nguyệt)

            Mệt mỏi, stress nặng, làm việc quá sức

            Sử dụng chất kích thích trước khi hành kinh

            Thay đổi chất hóa học trong não

            Sự thay đổi của serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương). Lượng serotonin thiết hụt dẫn đến trầm cảm tiền kinh nguyệt, mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ.

            Rối loạn tĩnh mạch máu vùng xương chậu gây đau bụng mỏi lưng

            Để khắc phục tình trạng đau bụng mỏi lưng trước chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tích cực vận động thể thao, thư giãn cơ thể

            Đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

            Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi bị đau lưng khi hành kinh nguy hiểm không hay bị đau lưng ngày đèn đỏ phải làm sao? Nó khác như thế nào so với những hiện tượng đau ở lưng thông thường?

            Đau vùng lưng khi có kinh mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái, cũng như sự khó chịu với bệnh nhân. Những cơn đau thường diễn ra âm ỉ kéo dài trong suốt những ngày hành kinh, xen lẫn đó là một vài thời điểm chị em cảm thấy đau dữ dội, cấp tính.

            Để giải quyết vấn đề này thì có rất nhiều cách giảm đau lưng khi tới tháng hiệu quả, đơn giản mà không cần sử dụng đến thuốc. Qua đó giúp hạn chế được những tác dụng phụ của thuốc, chi phí và thời gian điều trị của bệnh nhân.

            9 Cách giảm đau lưng khi có kinh hiệu quả, dễ thực hiện

            Xông hơi bằng thảo dược

            Nên tiến hành xông hơi với thành phần từ một số loại lá thuốc, thảo dược như lá bưởi, củ xả, lá tre, lá lốt và cây cỏ xước…

            Chườm nóng

            Chườm nóng giúp giảm đau, đánh tan những điểm máu tụ hoặc những tổn thương tụ điểm ở cột sống, chị em có thể dùng cám gạo rang, muối hạt hoặc gạo lứt để chườm.

            Xoa bóp, bấm huyệt

            Xoa bóp, bấm huyệt là cách điều trị vật lý trị liệu cơ bản và phổ biến với các bệnh xương khớp. Thực hiện xoa bóp bấm huyệt với những cơn đau lưng khi có kinh ở chị em một cách nhẹ nhàng đều đặn, ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút sẽ giúp giảm được tình trạng đau một cách rõ rệt.

            Tắm bằng nước ấm

            Việc tắm bằng nước ấm hàng ngày sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố, giúp các cơ cột sống co giãn tự nhiên. Đặc biệt tạo ra sự thoải mái dễ chịu với các chị em.

            Uống nhiều nước

            Mẹo giảm đau lưng khi hành kinh bằng cách uống thật nhiều nước là việc cực kì quan trọng. Ở những chị em khi đến ngày “đèn đỏ” thì không những cơ thể chỉ mất máu mà còn kèm theo cả việc mất nước.

            Uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong ngày sẽ giúp bổ sung lượng nước thiếu hụt và hạn chế được phần nào nguy cơ bị đau lưng khi hành kinh.

            Tập thể dục và yoga

            Không chỉ giảm được tình trạng đau mà việc tập yoga đều đặn còn giúp cơ thể săn chắc, khỏe đẹp, giảm được lượng mỡ thừa một cách đáng kể. Các bạn nên đến những phòng tập yoga vào buổi sáng hoặc chiều tối. Nếu tập tại nhà thì tốt nhất nên có người hướng dẫn

            Tránh sử dụng các chất kích thích Một cách giảm đau khi đến tháng khác là tuyệt đối không sử dụng các chất độc hại, kích thích hoặc có cồn, gas.

            Mặc dù không phổ biến nhưng cũng có rất nhiều chị em thường sử dụng các chất kích thích, đặc biệt vào những ngày “đèn đỏ” như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh mà còn gián tiếp tác động đến những cơn đau vùng lưng khi chị em đến ngày hành kinh.

            Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

            Nếu bổ sung tốt các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ cải thiện được tình trạng của cột sống và giảm những cơn đau khi đến ngày hành kinh của phụ nữ. Tuy nhiên các bạn nên tránh các thực phẩm có chất chua trong thời gian này vì sẽ làm kinh nguyệt ra nhiều hơn và các cơn đau cũng sẽ kéo dài hơn.

            Nghỉ ngơi một cách hợp lý

            Trong thời gian có kinh các bạn nên tránh làm các công việc nặng nhọc hay những công việc đòi hỏi phải vận động liên tục với cường độ lớn.

            Đau lưng sau ngày rụng trứng

            Đau vùng lưng sau ngày rụng trứng thường là dấu hiệu sớm của mang thai đặc biệt nếu bạn có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, ngực thay đổi, đau đầu, hay đi tiểu, chuột rút…

            Ngoài ra nếu chị em gặp phải tình trạng đau lưng sau khi hết kinh có thể là do đến ngày rụng trứng, có thai, tử cung yếu, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung…

            Trễ kinh đau bụng dưới đau lưng

            Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên nếu có sự thay đổi về nội tiết tố, tâm sinh lý thì số ngày trên có thể chênh lệch khoảng 2 đến 3 ngày

            Nếu bị chậm kinh 4 ngày và đau lưng thì rất có thể bạn đã mang thai. Những cũng có trường hợp chậm kinh cả tuần kèm đau thắt lưng nhưng thử thai lại không có. Bạn nên đi khám vì có thể do thai nhi chưa vào tử cung hoặc một vấn đề trục trặc nào đó

            Ngoài mang thai thì đau thắt lưng và trễ kinh cũng có thể do bị bệnh phụ khoa. Trong đó u xơ tử cung và ung thư buồng trứng là hai bệnh nguy hiểm nhất gây chậm kinh đau bụng dưới đau lưng.

            Tình trạng đau lưng sau khi quan hệ ở nữ

            Đau vùng lưng sau khi quan hệ khiến phụ nữ cảm thấy đau nhức phần eo, thắt lưng hoặc dưới thắt lưng. Triệu chứng khác đi kèm là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nước tiểu đục. Nguyên nhân do sinh hoạt tình dục mạnh bạo, tư thế không đúng, cường độ sinh hoạt quá nhiều…

            Để chấm dứt tình trạng này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng với mức hạn chế, chườm nóng, giảm tần suất quan hệ và tích cực luyện tập thể dục.

            Kinh nghiệm chữa đau lưng cho phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ có kinh

            Ngoài các cách chữa trên thì chị em có thể tham khảo bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Đây là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn tuyệt đối, đem lại hiệu quả cao và bền vững cho nữ giới bị đau lưng nói riêng và bệnh nhân xương khớp nói chung.

            Thấu hiểu bản chất, nguyên nhân gây ra đau lưng trong các trường hợp trước và sau có kinh, khi quan hệ tình dục… bài thuốc An Cốt Nam được nghiên cứu và bào chế từ những thảo dược bổ xương dưỡng cốt nổi tiếng. Điển hình như Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương, Hương Nhu Tía…. và nổi bật nhất là 2 cây thuốc quý hiếm bậc nhất bao gồm Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lủng Thảo. Nhờ đó, bài thuốc đem đến những tác dụng chuyên sâu và triệt để:

            Lưu thông máu, hoạt huyết, đưa máu đến các vùng cột sống, giảm tình trạng cơ cứng, nhức mỏi, nhất là trong ngày đèn đỏ.

            Kiểm soát các yếu tố gây mất cân bằng nội tiết tố, thư giãn, giải tỏa áp lực cột sống, giảm nhanh hiện tượng đau lưng.

            Ích gan bổ thận, giảm rối loạn chuyển hóa nội tiết tố Prostaglandin – nguyên nhân gây đau lưng khi có kinh.

            Bổ sung dưỡng chất phục hồi và tăng cường sự dẻo dai cho cột sống.

            Phòng ngừa và điều trị các chứng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm từ sâu bên trong.

            Bản thân bài thuốc An Cốt Nam đã từng được chúng tôi Hoàng Khánh Toàn giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 với tư cách là bài thuốc chữa đau lưng toàn diện, độc đáo và cho hiệu quả bền vững nhiều năm không tái phát. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi lại chương trình trong video ngắn sau:

            Để tiện lợi cho việc sử dụng, An Cốt Nam được bào chế ở dạng sắc sẵn, cô cao lỏng. Chị em chỉ cần pha thuốc với 1 cốc nước ấm là dùng được, thuốc tan nhanh trong nước và thẩm thấu trực tiếp vào thành dạ dày nên cho hiệu quả rất tốt.

            Ngoài thuốc uống, bệnh nhân sử dụng An Cốt Nam còn được điều trị bằng phác đồ toàn diện bao gồm cao dán giảm đau trực tiếp, đĩa VCD bài tập tại nhà có chuyên viên hướng dẫn và miễn phí vật lý trị liệu để đẩy nhanh hiệu quả cuối cùng.

            Dứt điểm ngay những cơn đau lưng kéo dài mệt mỏi

            Bấm vào đây để liên hệ với bác sĩ!

            Từ sau 10 năm ra mắt, đến nay, có hàng ngàn trường hợp đã thoát khỏi các cơn đau lưng, đau nhức xương khớp nhờ An Cốt Nam và phác đồ toàn diện. Một trong số đó là trường hợp của cô Nguyễn Thị Dung (sinh năm 1973), ngụ tại quận 9, chúng tôi Trường hợp của cô Dung rất đặc biệt vì bị đau nhức lưng kéo dài và có chuyển biến nặng khi bắt đầu lan xuống vùng mông, chân. Tuy nhiên, hiện nay cô đã hoàn toàn bình phục không tái phát trở lại.

            Để được điều trị tốt nhất, chị em có thể lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ hoặc đến Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường để được thăm khám cụ thể.

            Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc theo yêu cầu của độc giả:

            Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn 06 Cách Giảm Đau Lưng Khi Hành Kinh Hiệu Quả trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!