Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 2 Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Hấp Thu Tốt? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai tháng thứ hai là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ hình thành và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là yếu tố quyết định sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi.
Khi bước sang tháng thứ hai, một số bà bầu vẫn còn triệu chứng ốm nghén , thậm chí chúng còn trở nên nặng nề hơn và gây ra nhiều phiền toái cho thai phụ. Tuy nhiên, các bà bầu cần cố gắng để có thể ăn uống điều độ và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Một chế độ ăn đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất là điều cần thiết, trong đó một số nhóm chất quan trọng cũng cần được lưu ý bổ sung như:
Bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng là điều cần thiết trong khi mang thai, tuy nhiên các bà bầu nên lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh như:
Phụ nữ mang thai tháng thứ hai cần lưu ý các điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ:
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 có vai trò rất quan trọng, bởi giai đoạn này hệ thần kinh của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.
Ăn Gì Để Thai Nhi Khỏe Mạnh Thông Minh, Ăn Gì Để Thai Nhi Hấp Thụ Tốt
Chế độ ăn cho bà bầu trong 3 tháng đầu hay trong các giai đoạn kế tiếp đều cần tuân theo tiêu chí là khoẻ mẹ, bé hấp thu tốt và đảm bảo đủ chất, nếu làm tốt và chuẩn bị kỹ sẽ không bị béo bụng và nhanh lấy lại dáng sau khi sinh.
Phụ nữ mang thai nên ăn uống như thế nào?
Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ đấy.
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Bà bầu ăn sáng như thế nào?
Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.
Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ
Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt
Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé.
Duy trì thói quen luyện tập
Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.
Ăn đủ chất mà không béo khi mang thai
Cần có chế độ ăn uống khoa học để đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngày: phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả và không quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ). Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:
Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ)
Những món bà bầu nên ăn
Cá: mỗi tuần 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh, hoặc nấu cháo. Có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
Rau: Mỗi bữa ăn có đủ rau xanh. Nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua những loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím. Ăn đa dạng luân phiên trong tuần.
Tinh bột: Ngày ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi. Các mẹ bầu nhớ đừng ưu tiên ăn quá nhiều tinh bột, chỉ béo mẹ thôi.
Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà. Chị em cũng đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ vv… vì chúng rất giàu canxi. Hoặc ăn thêm loại cá nhỏ ăn được cả xương hay tôm nhỏ ăn cả vỏ rất tốt cho não thai nhi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
Hoa quả: Ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các chính và bữa phụ cũng rất tốt như: nước ép cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…)và rất nhiều loại sinh tố khác…
Từ khoá:
Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Thai Nhi, Để Con Tăng Cân Nhanh
Việc thiếu hụt canxi là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Đây là nguyên nhân khiến mẹ có tình trạng chuột rút, mệt mỏi. Còn bé yêu thì có thể gặp phải chứng còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng cho cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa lượng men vi sinh quý giá giúp ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả.
1.2. Các món ăn từ đậu
Bà bầu ăn gì tốt cho em bé thì chắc chắn không thể bỏ qua các món ăn từ đậu. Đây là nguồn cung cấp protein, folate (B9), sắt và canxi tuyệt vời cho cơ thể của mẹ và bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu và các cây họ đậu có tác dụng giúp phát triển mô và cơ ở thai nhi. Thực phẩm này cũng giàu chất xơ để mẹ bầu thoát khỏi táo bón, giúp mẹ thoải mái, dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.
1.3. Khoai lang
Khoai lang sở hữu hàm lượng beta-carotene giàu có. Đây là hợp chất sẽ chuyển đổi thành vitamin A rất cần thiết cho sự biệt hóa của các tế bào và mô trong cơ thể của bé. Quá trình tăng trưởng này rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, phụ nữ mang cần tăng lượng vitamin A lên khoảng 40% so với bình thường.
Hơn nữa, khoai lang còn là lọai củ có hương vị ngọt nhẹ, giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.
1.4. Cá hồi
Thực đơn với 2 bữa cá mỗi tuần sẽ giúp mẹ bầu bổ sung được được lượng omega-3, tăng nồng độ EPA và DHA trong máu lên mức lý tưởng.
1.5. Trứng và các món ăn chế biến từ trứng
Nếu mẹ bầu đang băn khoăn bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi thì trứng chính là một “siêu thực phẩm” phổ biến và dễ thưởng thức. Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, trứng cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương, ống thần kinh và não bộ của thai nhi như sắt, omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D…
1.6. Bông cải xanh và các loại rau cải xanh
Bông cải xanh và các loại rau xanh mang đến hệ dưỡng chất vô cùng phong phú như: vitamin K, vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, canxi, folate, kali và chất xơ. Đặc biệt, trong bông cải xanh còn giàu chất chống oxy hóa nên sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng, ngăn ngừa chứng táo bón trong thai kỳ.
Thịt nạc rất giàu protein, các khoáng chất quan trọng giúp mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ. Những dưỡng chất như sắt, canxi, kẽm và các loại vitamin có trong thịt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu và tăng lượng oxy mà cơ thể mẹ cung cấp cho thai nhi.
1.8. Dầu gan cá
Bổ sung dinh dưỡng từ dầu gan cá là một việc làm cần thiết để bé và mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt trong thai kỳ. Dầu gan cá rất giàu có omega 3, vitamin D, A cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi.
Bà bầu nên ăn gì cho mát chắc chắn không thể thiếu những loại quả mọng nước. Không chỉ có tác dụng kích thích khẩu vị, những loại hoa quả này còn giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu. Trong nhiều loại quả mọng nước như chanh, mận, xoài còn chứa rất nhiều khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa xuất huyết bên trong, làm ổn định huyết áp cho mẹ bầu.
1.10. Ngũ cốc
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi chắc chắn nên tham khảo và sử dụng các loại ngũ cốc. Đây là nguồn bổ sung omega 3, vitamin, kẽm, axit folic, selen, protein, glucid,… rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Ngũ cốc cũng giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.
1.11. Bơ và các món ăn từ quả bơ
1.12. Trái cây sấy khô
1.13. Uống đủ nước
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực tế uống đủ nước cũng là cách rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hơn 70% cơ thể là nước, nước có vai trò thực hiện các chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình này, rất có lợi cho cơ thể.
1.14. Cam, quýt, trái cây có múi
Cam, quýt và các loại trái cây có múi là nguồn thực phẩm giàu có vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Các loại quả này cũng là xúc tác để mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn.
1.15. Sữa chua
2. Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi? Trên thực tế, trọng lượng của thai nhi tăng trong suốt thai kỳ nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm 3 tháng cuối. Đây là lúc mẹ bầu nên đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng để có thể giúp bé đạt được cân nặng lý tưởng cũng như các phát triển đồng đều về thể chất. Một vài gợi ý về các loại thực phẩm “vàng” giúp bé tăng cân bao gồm:
Tinh bột: mẹ bầu nên duy trì ăn 2-3 bát cơm vào các bữa chính. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại hạt, khoai lang, ngũ cốc vào các bữa phụ và bữa sáng.
Thịt: nên sử dụng khoảng 2-3 mỗi món thịt trên một tuần và luân phiên thay đổi các loại thịt để mẹ bầu không có cảm giác nghén.
Cá: mỗi tuần nên thưởng thức 2-3 bữa cá với nhiều hình thức chế biến: hấp, kho, rán,…
Rau xanh: thực đơn mỗi ngày cần có rau xanh. Ngoài ra, có thể bổ sung với các loại củ để đa dạng và thay đổi khẩu vị.
Trứng: bà bầu cần bổ sung 3-4 quả trứng/ tuần là vừa đủ.
Hoa quả: mẹ bầu nên ăn hoa quả mỗi ngày. Có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước đều được.
Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối, Con Khỏe Mẹ Dễ Đẻ
Nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối để con khỏe, mẹ dễ đẻ là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Khi mang thai 3 tháng cuối và đặc biệt là tháng cuối thì các chất dinh dưỡng như đạm, sắt, chất béo, tinh bột… vẫn không thể thiếu.
Vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn mà thai phát triển rất mạnh mẽ mẹ thường tăng khoảng 500g/tuần tương đương 2 – 2,5kg/ tháng. Đến tháng cuối cùng bé cần phải tăng khoảng hơn 1kg để đạt được cân nặng khoảng 3 – 3,4kg. Và mẹ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất béo, các nhóm vitamin, canxi, sắt… đảm bảo cho con phát triển tốt nhất.
Nên bổ sung chất gì khi mang thai tháng cuối?
Các chất dinh dưỡng thiết yếu dù ở thai nhi ở tháng nào mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ. Những chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung đó là:
1. Chất đạm (Protein)
Chất đạm giúp bé phát triển tốt hơn, cơ thể cứng cáp hơn đặc biệt là vào tháng cuối. Bên cạnh đó, khi bổ sung đủ đạm vào tháng cuối mẹ cũng sẽ tăng sản lượng sữa sau sinh tốt hơn.
Chất đạm thường có trong sữa tươi, trứng, cá, hải sản và các loại thịt trắng như thịt gà, cá…
2. Tinh bột
Tinh bột rất quan trọng cho duy trì năng lượng của mẹ và thai phát triển tế bào thân kinh. Tinh bột trong suốt quá trình mang thai cần phải nạp đủ, tránh dư thừa dễ bị tiểu đường thai kỳ. Đối với mẹ mang thai tháng cuối thì tinh bột nên cân đối.
Nên bổ sung tinh bột từ các thực phẩm như khoai lang, bột ngũ cốc, cơm gạo lứt, bánh mì nguyên cám…
3. Chất béo
Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn hệ thần kinh của thai phát triển nhanh nhất. Vì vậy, chất béo là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm như dầu ô-liu, dầu vừng, dầu hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, cá biển, cá hồi, các loại cháo mè đen…
4. Canxi
Trong cả quá trình mang thai thì canxi là cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt. Nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối mẹ không nạp đủ canxi cho cả mẹ và con thì bé sẽ “hút” canxi từ cơ thể mẹ, mẹ rất dễ bị loãng xương sau sinh.
Mẹ có thể bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như các loại tôm, cá nhỏ, nước cam, sữa tươi, sữa chua, các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ…
5. Vitamin
Các loại vitamin như C, B6, B12… đều cần thiết trong giai đoạn này để cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt, con cũng khỏe mạnh.
Mẹ có thể ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ăn cà rốt, đậu hũ, uống nước dừa… để bổ sung vitamin tốt nhất.
6. Sắt
Sắt rất quan trọng cho quá trình mang thai để phòng tránh nguy cơ thiếu máu trong khi mang thai và sau sinh.
Mẹ có thể ăn các loại thịt bò, bí ngô, chuối, các loại quả, hạt… để bổ sung sắt tốt nhất.
7. Magie
Magie giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Magie cũng giúp mẹ thư giãn cơ, giảm nguy cơ sinh non và làm dịu các cơn co thắt. Mẹ nên bổ sung khoảng 350 – 400mg magie trong quá trình mang thai.
Magie thường có trong các loại hạt như hạnh nhân, bí đỏ, các loại đậu như đậu đen, yến mạch, bơ và atiso…
Nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
1. Trứng vịt lộn
Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg calci, 212mg phospho, 600mg cholesterol…hàm lượng sắt, vitamin A, B, C… cũng cao.
Mẹ ăn trứng vịt lộn sẽ giúp con tăng cân tốt hơn, thông minh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ăn khoảng 3 quả/ tuần và nên ăn vào buổi sáng để hấp thụ tốt nhất và không bị đầu bụng.
2. Sữa tươi
Mẹ bầu tháng cuối không nhất thiết phải uống sữa bầu và các bác sĩ khuyến khích nên uống 1 cốc sữa tươi không đường mỗi ngày bổ sung dinh dưỡng cho bé, mẹ không bị tăng cân quá nhiều.
3. Thịt bò
Thịt bò cung cấp chất đạm, sắt cho mẹ trong khi mang bầu. Mẹ nên bổ sung khoảng 200g thịt bò hoặc thịt nạc lợn mỗi ngày để con hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà mẹ không bị tăng cân quá nhiều.
4. Khoang lang
Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột rất tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là tháng cuối của thai kỳ. Ăn khoai lang vừa giúp tiêu hóa tốt, cung cấp vitamin A,C lại có thể cung cấp nhiều canxi giúp mẹ không bị táo bón.
5. Nước cam, nước chanh
Cam, chanh là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C nhiều nhất mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Mẹ có thể uống nước cam hoặc ăn quả cam đều mang lại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai.
6. Bơ
Bơ là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Bơ nên ăn nhiều vào tháng cuối để con hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, mẹ không sợ bị tăng cân.
7. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, ngũ cốc… rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm. Mẹ nên bổ sung những loại hạt này trong những tháng cuối của thai kỳ để con phát triển tốt hơn.
8. Cháo cá
Cá rất tốt cho mẹ bầu và đặc biệt là sự phát triển về cả cân nặng và trí não của bé. Cháo cá cũng giúp an thai và mẹ ăn ngon miệng hơn các loại cháo khác.
Đó là những loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối cũng như phát triển cả trí não và sức đề kháng tốt hơn mà các mẹ có thể bổ sung.
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 2 Nên Ăn Gì Để Thai Nhi Hấp Thu Tốt? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!