Bạn đang xem bài viết Mắt Nhìn Xa Bị Nhòe, Khi Nào Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mắt nhìn xa bị nhòe, hay còn gọi là mắt bị mờ sương thường sẽ gây ra cảm giác khó chịu cùng kéo theo nhiều bất cập trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì thế, khi có hiện tượng mắt nhìn bị nhòe, bạn có thể đi khám, xác định được tình trạng bệnh để tìm hiểu cách điều trị mắt bị mờ được chính xác và hiệu quả nhất.
Mắt nhìn xa bị nhòe có nguy hiểm khôngMắt nhìn xa bị nhòe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những nguyên nhân đơn giản như mỏi điều tiết, tật khúc xạ chỉ có thể điều trị bằng cách cho mắt nghỉ ngơi, đeo kính đến những nguyên nhân bệnh về mắt nguy hiểm hơn cần như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, xuất huyết, đặc biệt nếu có bong võng mạc cần phải can thiệp phẫu thuật.
Để có thể biết được chính xác bệnh, bạn có thể đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc cơ sở y tế uy tín. Việc soi đáy mắt và khám tổng thể cũng có thể giúp bác sĩ nhãn khoa xác định được tình trạng bệnh của bạn.
Đồng thời bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc mắt giúp cải thiện tình trạng mắt bị nhòe triệt để, tránh tạo tật khiến ảnh hưởng đến thị lực.
Nguyên nhân mắt nhìn xa bị nhòeKhi xảy ra tình trạng mắt nhìn xa bị nhòe, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục chính xác và hiệu quả. Thông thường, khi mắt nhìn xa bị nhòe có thể do các nguyên nhân sau:
Chứng rối loạn điều tiết: tật này xuất hiện do mắt phải làm việc với màn hình máy tính, điện thoại, đọc sách quá nhiều trong thời gian dài, thiếu sáng. Mắt có cơ chế tự điều chỉnh để nhìn rõ các vật ở cả xa và gần, cơ chế hoạt động của mắt cũng giống như máy ảnh, có thể điều chỉnh để chụp xa và gần. Mắt chỉ ngưng điều tiết khi chúng ta ngủ hay nhắm mắt. Vì vậy việc bắt mắt phải làm việc liên tục dễ khiến mắt bị mệt và rối loạn, gây ra tình trạng mắt nhìn bị nhòe cả khi quan sát các vật ở gần.
Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào rất quan trọng đối với đôi mắt bởi đây chính là nơi chứa mạch máu nuôi dưỡng sức khỏe của đôi mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm xảy ra ở một trong ba bộ phận sau: mống mắt, thể mi, màng mạch khiến cho mắt nhìn bị nhòe.
Viêm kết mạc: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vì khuẩn/vi rút tạo ra, khi bị viêm mắt sẽ có màu đỏ và nổi toàn bộ các tia máu lên. Ngoài mắt nhìn bị nhòe, viêm kết mạc còn gây ngứa, đau, rát, khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh.
Đục thủy tinh thể: thường gặp ở người lớn tuổi, mắt nhìn mờ tang dần, không đau nhức.
Cận thị: Khi bị cận thị, bạn rất khó quan sát các vật ở xa, đồng thời các vật ở xa sẽ bị nhòe đi do sự xuất hiện của ảnh ảo bên trong mắt. Để nhìn rõ và không bị nhòe mắt phải điều tiết, cụ thể là hành động nheo mắt của người cận.
Bong võng mạc: thường gặp ở người có cận thị nặng. Bong vong mạc có lỗ rách cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Đột quỵ: Một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơn đột quỵ là sự thay đổi đột ngột về thị lực nhưng không đau đớn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhìn bị nhòe, nhìn đôi hoặc đột nhiên mất thị giác.
Đau nửa đầu: Đau nửa đầu gây ra một loạt các triệu chứng khác ngoài những cơn đau đầu dữ dội, bao gồm mắt nhìn bị nhòe và nhạy cảm với ánh sáng. Người bệnh có thể trải qua những dấu hiệu này ngay cả trước khi một cơn đau nửa đầu bắt đầu và kéo dài cho tới khi kết thúc cơn đau nửa đầu.
Một số nguyên nhân khác: bên cạnh các nguyên nhân phổ biến được nếu ở trên, có một số nguyên nhân khác cũng khiến mắt nhìn bị nhòe, như: xuất huyết tiền phòng, loét giác mạc, viêm củng mạc, khô mắt, vẩn đục dịch kính.
Để điều trị cũng như ngăn chặn tình trạng mắt bị nhòe khi nhìn xa, đặc biệt khi làm việc nhiều với máy vi tính, bạn cần tạo thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt, tránh khô mắt.
Cách khắc phục khi mắt nhìn xa bị nhòeĐể khắc phục tình trạng mắt bị mờ sương, bạn cần chú ý đến việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như tăng cường bổ sung dưỡng chất cho mắt.
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là rau, củ, quả có màu cam, đỏ, vàng chẳng hạn như: Cam, cà rốt, bưởi, kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, bí đỏ, đu đủ chín,…
– Ăn cá tươi (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…) 2 – 3 lần/tuần vì chúng giàu omega – 3 giúp mắt luôn sáng, khỏe đồng thời hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khô mắt…
– Hạn chế thức ăn chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất phụ gia, bảo quản.
– Ngừng hút thuốc lá.
– Hạn chế rượu, bia, cà phê, và những đồ uống chứa nhiều cồn, chất kích thích, …
– Hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,…
– Khi đi ra ngoài nắng, nên đeo kính mát hoặc đội mũ rộng vành để tránh tác hại từ ánh sáng mặt trời và khói bụi từ môi trường bên ngoài.
– Vệ sinh mắt với nước muối sinh lý 0.9% hàng ngày để rửa sạch bụi bẩn trong mắt.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Trẻ Bị Phát Ban Sau Khi Sốt Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm Hay Bình Thường?
Trẻ bị phát ban sau khi sốt là một tình trạng khá phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu hệ thống miễn dịch của trẻ đang chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.
Trẻ bị phát ban sau khi sốt có nguy hiểm không?Một số bệnh lý thông thường có thể khiến trẻ bị phát ban sau khi sốt. Hầu hết các trường hợp này đều không nghiêm trọng và trẻ thường có xu hướng phát ban khi bệnh đã tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi trường hợp phát ban sau khi sốt có thể cần được điều trị y tế. Vì vậy, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý quan sát trẻ khi trẻ bị sốt, phát ban hoặc kèm theo các triệu chứng bệnh khác.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị phát ban kèm sốt trên 37 độ.
Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi phát ban kèm sốt trên 38 độ C.
Trẻ trên 6 tháng tuổi và sốt trên 38,8 độ C.
Nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban sau khi sốtMột số bệnh lý có thể khiến trẻ bị phát ban sau khi sốt bao gồm:
1. Sốt phát banSốt phát ban là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sốt phát ban có thể khiến trẻ bị sốt cao đột ngột (38 ~ 39 độ C) kéo dài trong 3 – 6 ngày. Các triệu chứng cơ bản của sốt phát ban ở trẻ em bao gồm:
Chán ăn hoặc không muốn ăn.
Sưng mắt hoặc viêm kết mạc.
Ho, sổ mũi hoặc các triệu chứng như cảm lạnh khác.
Bệnh tiêu chảy.
Sưng hạch bạch huyết
Buồn ngủ hoặc khó chịu, thường xuyên quấy khóc.
Sau khi giảm sốt, trẻ thường có xu hướng bị nổi mẩn đỏ, phát ban khắp cả người. Tình trạng này có xu hướng tự cải thiện trong vòng 24 giờ và không gây ra bất cứ biến chứng hoặc nguy hiểm nào đến sức khỏe của trẻ.
Sốt phát ban không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên một số trường hợp phát ban kéo dài, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
2. Ban đỏBan đỏ là bệnh nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A. Đây cũng là loại vi khuẩn có thể gây ra viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh chốc lở và một số bệnh viêm da khác. Các triệu chứng ban đỏ ở trẻ em thường bao gồm:
Sốt từ 37 độ C trở lên.
Phát ban, nổi mẩn đỏ sau khi sốt bắt đầu ở cổ, nách hoặc vùng háng và lan khắp cơ thể.
Đỏ họng, viêm họng, đau họng.
Xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vết sưng đỏ trên lưỡi của trẻ.
Bị đỏ ở nếp nhăn da như dưới cánh tay, bên trong khuỷu tay hoặc bên trong đầu gối.
Đau đầu, nhức mỏi cơ thể
Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày.
Trẻ em có các triệu chứng ban đỏ cần được thăm khám và điều trị kịp lúc. Trong một số trường hợp nhiễm trùng Strep nhóm A có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến tim hoặc thận.
3. Bệnh tay chân miệngTay chân miệng là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng ban đầu của tay chân miệng thường là phát sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó vài ngày cơn sốt co xu hướng được cải thiện và các vết loét được hình thành xung quanh miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm khuẩn có thể lan rộng đến mông hoặc bộ phận sinh dục của trẻ.
Mặc dù tay chân miệng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp lúc. Ngoài ra, trong quá trình điều trị tay chân miệng, người chăm sóc cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước để tránh trường hợp mất nước.
4. Ban đỏ nhiễm khuẩnBan đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm siêu vi thường xảy ra ở trẻ mới biết đi. Virus gây ra nhiễm trùng thường có thể lây lan một cách dễ dàng do việc hắt hơi hoặc ho. Các triệu chứng thường bao gồm sốt, đau đầu và sổ mũi.
Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và thường không nghiêm trọng. Cơn sốt thường kéo dài trong 5 – 7 ngày. Sau khi cơn sốt giảm, trẻ có xu hướng bị phát ban. Đôi khi phát ban có xu hướng lan ra tứ chi, bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác của trẻ.
Trong hầu hết các trường hợp, ban đỏ nhiễm khuẩn có thể được cải thiện mà không gây ra bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên đối với một số trẻ thiếu máu hoặc bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày hoặc có xu hướng xấu đi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Làm gì khi trẻ bị phát ban sau khi sốt?Trong hầu hết các trường hợp trẻ bị phát ban sau khi sốt có thể điều trị tại nhà. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng phát ban không kê đơn ngay tại nhà.
Acetaminophen hoặc Ibuprofen là hai lựa chọn hàng đầu, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, luôn luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của người có chuyên môn hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cho trẻ em cần cân nhắc về liều lượng và cân nặng của trẻ. Nếu không chắc chắn hoặc mơ hồ trong việc sử dụng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Đối với trẻ có dấu hiệu mất nước như môi, miệng khô có thể sử dụng Popsicles hoặc các thức uống điện giải dành riêng cho trẻ em để bù nước.
Tình trạng trẻ bị phát ban sau khi sốt là một điều phổ biến và có thể biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị hợp lý.
Đau Nửa Đầu Là Bị Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Làm Sao Hết?
Chứng đau nửa đầu chóng mặt, đôi lúc có buồn nôn thường đến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể diễn ra ở nửa đầu bên trái hoặc nửa đầu bên phải. Những cơn đau có thể là sau vài phú hoặc có thể kéo dài hàng giờ đến vài ngày. Đau nửa đầu thường xuyên có thể nghiêm trọng đến mức nó cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.
Đau nửa đầu là gì? Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe khá phổ biến. Theo thống kế, cứ 5 phụ nữ thì 1 người bị, tỉ lệ này trên nam giới là 1/15. Triệu chứng này thường bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành sớm. Vậy đau nửa đầu bệnh gì? Tại sao lại hay đau?. Đau nửa đầu là bị làm sao?. Tất cả sẽ được giải thích sau bài viết này!
Tại sao đau nửa đầu?Đau nửa đầu nguyên nhân đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên cũng sẽ có một số yếu tố rủi ro bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố (nữ giới): Do biến động hocmon estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc mang thai.
Giấc ngủ: Nếu bạn thường xuyên mất ngủ hay ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra đau đầu.
Căng thẳng: Trạng thái căng thẳng khiến thần kinh phản ứng cơn đau.
Ánh sáng: Một số người tiếp xúc liên tục với ánh sáng máy hàn điện, hay ánh sáng mặt trời có thể gây nên cơn đau.
Thời tiết thay đổi: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến.
Thức uống có cồn, caffeine: Những đồ uống như rượu bia, cà phê cũng là thủ phạm của cơn đau này.
Mùi hương: Một số người khi ngửi mùi nước hoa, sơn, khói thuốc và những mùi khác có thể làm cho họ dau nua dau.
Đi máy bay: phản lực từ các chuyến đi máy bay có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.
Hoạt động thể chất: Một số trường hợp cho thấy tập thể dục quá sức, quan hệ tình dục quá sức cũng có thể dẫn đến đau vùng đầu.
Chế độ ăn: Thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn hay ăn mặn cũng như ăn phải nhiều loại thực phẩm có chất bảo quản cũng có thể làm đau đầu.
Phản ứng thuốc: Một số loại thuốc như: giãn mạch, tranh thai làm tăng nguy cơ đau.
Đau nửa đầu là dấu hiệu bệnh gì?Đau nữa đầu bệnh gì? – Đau nửa đầu kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh. Tuy nhiên, phổ biến theo chuẩn đoán ban đầu là bệnh thiên đầu thống (Migraine). Đây là loại bệnh lý về thần kinh phổ biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong lúc cơn đau phát tán có thể khiến đau nửa đầu dữ dội làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày.
Hơn nữa, những lúc cơn đau xuất hiện, có thể dẫn đến choáng váng, mất thăng bằng, dễ té ngã. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên nhận được sự quan tâm chu đáo từ bác sĩ.
Đau nửa đầu nên làm gì?Nếu xuất hiện các triệu chứng đau nửa đầu choáng váng, đau nửa đầu hoa mắt chóng mặt, bạn nên bỏ qua tất cả các công việc, từ từ giữ thăng bằng và ngồi hoặc nằm xuống. Điều này có thể hạn chế được trường hợp té ngã dễ gây chấn thương.
Hay bị đau nửa đầu – hãy thay đổi lối sống của bạn:
Tự lập trình giờ giấc ngủ nghỉ cho bản thân mỗi ngày. Không ngủ quá nhiều, cũng không quá ít.
Tìm cách giảm stress: Nếu công việc của bạn vô cùng áp lực và căng thẳng…hãy thử làm một việc gì đó để lãng quên stress như: yoga, thiền, nghe nhạc…
Rèn luyện thể chất vừa phải: Dẫu biết nâng cao sức khỏe là điều rất cần thiết. Nhưng bạn cần có một tần suất vừa phải.
Chế độ ăn uống phù hợp: Tránh xa chất kích thích, ăn uống đủ chất sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ đau này.
Đau nửa đầu và cách điều trịĐau nửa đầu làm sao hết? Hiện nay, phương pháp chữa trị cơn đau là tìm cách làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Có nhiều loại thuốc trị đau nửa đầu hiệu quả, tuy nhiên bạn cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Một số phương pháp cách chữa đau nửa đầu hiệu quả khác có thể cân nhắc bao gồm:
– Châm cứu: Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều huyệt vị. Nếu châm cứu được thực hiện bởi các chuyên gia, cơn đau sẽ được xoa dịu tức thì.
– Massage: Một số phương pháp massage được chỉ định bởi bác sĩ có thể làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau. Hơn nữa, massage còn giúp giảm căng thẳng.
KẾT LUẬN: Chứng đau nửa đầu đôi khi nhẹ nên có thể bỏ qua. Nhưng nếu cơn đau này cứ liên tục và dữ dội, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Khoa nội Hanvit – Phòng khám đa khoa quốc tế chuẩn 5 sao tại Đà Nẵng có thể là nơi xoa diệu nổi đau này cho bạn và những người có cơn đau tương tự.
Bệnh Trĩ Ra Máu Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý &Amp; Cầm Máu
Bệnh trĩ ra máu thường là dấu hiệu của sự kích thích, tổn thương búi trĩ. Điều này thường phát triển theo thời gian và gây ra khó khăn cũng như bất tiện cho cuộc sống bình thường của người bệnh.
Tại sao bệnh trĩ chảy máu?Bệnh trĩ thường dẫn đến cảm giác ngứa, rát, chảy máu, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi. Các hai loại bệnh trĩ cơ bản và trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh cạnh đó, cả trĩ nội và trĩ ngoại để có thể hình thành nên một cục máu đông bên trong tĩnh mạch, gọi là trĩ huyết khối.
Cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ huyết khối đều có thể chảy máu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị trĩ chảy máu là ma sát, tổn thương, va chạm hoặc rách bề mặt thành của búi trĩ. Điều này có thể gây ra máu nhỏ giọt khi đi vệ sinh. Đối với trĩ huyết khối, búi trĩ có thể vỡ ra và chảy máu khi búi trĩ quá đầy. Trĩ huyết khối thường rất đau đớn khi nó bị vỡ.
Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?Bị trĩ chảy máu có thể kéo dài liên tục trong vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài quá 10 phút. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ra máu liên tục giữa các lần đi đại tiện.
Trĩ chảy máu thường có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng chảy máu không rõ ràng hoặc không tự cải thiện trong vòng 1 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị.
Bệnh trĩ chảy máu có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như:
Thiếu máu
Hoại tử búi trĩ gây nhiễm trùng
Tạo thành nhiều búi trĩ
Bệnh viêm ruột
Ung thư hậu môn
Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi bệnh viện ngay khi nhận thấy máu ở các búi trĩ.
Bệnh trĩ chảy máu phải làm sao?Một búi trĩ ra máu bình thường có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu và tăng tốc độ hồi phục tổn thương, người bệnh có thể thực hiện một số cách cầm máu khi bị trĩ như sau:
1. Chăm sóc trĩ chảy máu tại nhàTrước khi tiến hành điều trị y tế, người bệnh có thể chăm sóc búi trĩ ra máu tại nhà như sau:
Tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau. Người bệnh có thể cho một ít muối vào bồn tắm để khử trùng và tăng hiệu quả cầm máu.
Sử dụng giấy vệ sinh mềm mịn hoặc khăn ướt để vệ sinh hậu môn. Giấy vệ sinh có thể sần sùi, khó chịu và gây đau khi bị trĩ ngoại. Do đó, dùng giấy vệ sinh mềm hoắc vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương búi trĩ.
Chườm lành để giảm viêm và tăng hiệu quả cầm máu. Áp dụng phương pháp sau mỗi 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không nên căng thẳng hoặc dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể gây áp lực lên búi trĩ và làm tổn thương hoặc vỡ búi trĩ.
Uống nhiều nước để tránh táo bón.
Ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Điều này có thể ngừa ngừa tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng phân.
Duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày để giảm căng thẳng và táo bón.
Nếu tình trạng trĩ ra máu vẫn không được cải thiện sau một tuần chăm sóc tại nhà, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
2. Thuốc Tây cầm máu khi bị trĩNếu tình trạng trĩ chảy máu chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót để giảm đau, ngứa và cầm máu tạm thời như proctolog, rectostop …
Người bệnh có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để cải thiện tình trạng phân và giảm đau khi đi đại tiện. Polyethylen Glycol là sản phẩm làm mềm phân và có thể sử dụng một cách thường xuyên. Loại thuốc này tích nước ở đường tiêu hóa và làm mềm phân. Phân mềm có thể đi qua hậu môn một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng, tổn thương đến búi trĩ.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, mẩn ngứa, buồn nôn, đau đầu,… Vậy nên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các thuốc trên chỉ có tác dụng đối với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ và chưa chảy máu nhiều.
3. Liệu pháp y tếNếu bên cạnh tình trạng chảy máu, bệnh nhân trĩ còn gặp phải biến chứng khác như tắc nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng, áp xe hậu môn… lúc này bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật điều trị. Các thủ thuật bao gồm:
Thắt động mạch trĩ: Thủ thuật này sử dụng máy siêu âm để hiển thị lưu lượng đến búi trĩ và nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ. Không có máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ nhanh chóng cơ lại và rụng đi. Tuy nhiên, thủ thuật này có nguy cơ tái phát cao.
Thắt dây cao su: Là việc một dây cao su để hạn chế lưu lượng máu đến búi trĩ, cuối cùng làm cho búi trĩ co lại và rơi ra ngoài.
Điều trị bằng Laser hoặc hồng ngoại: Phương pháp này làm cho búi trĩ mất đi lượng máu nuôi dưỡng, cuối cùng là co lại và rơi ra.
Liệu pháp xơ cứng: Bác sĩ sẽ tiêm một dịch dịch hóa học vào búi trĩ để cầm máu, thu nhỏ mô trĩ. Mặc dù tiêm không gây đau, nhưng thường không có hiệu quả hai thắt dây cao su.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Đây là phẫu thuật cần cân nhắc về lợi ích và hiệu quả trước khi thực hiện.
Khi nhận thấy tình trạng trĩ chảy máu, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện. Như đã nói trên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng hoặc các bệnh lý tương tự khác.
4. Cách chữa bệnh trĩ và cầm máu hiệu quả từ y học cổ truyềnThực chất, người bệnh không cần thiết phải sử dụng đến phương pháp can thiệp ngoại khoa bên trên nếu chưa xảy ra biến chứng. Trong y học cổ truyền nước ta, có một bài thuốc chữa trĩ vô cùng hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên, không chỉ có tác dụng cầm máu, giảm đau mà còn giúp đẩy lùi bệnh trĩ từ tận gốc rễ.
Đây vốn là bài thuốc bí truyền từ ngàn đời nay của tộc người H’Mông, hiện đã được Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển. Qua nhiều lần nghiên cứu điều chỉnh liều lượng từng thành phần, đến nay Trung tâm đã hoàn thiện được bài thuốc với 3 chế phẩm là thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi, đồng thời đưa vào ứng dụng trong điều trị thực tế với tên gọi: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.
Với sự kết hợp tỉ mỉ, dược chất trong hơn 30 loại thảo dược được cân bằng hài hòa với nhau, đồng thời bổ trợ lẫn nhau để bài thuốc có thể phát huy hiệu quả tối đa. Cũng nhờ việc tổng hòa được công dụng của rất nhiều vị thuốc quý mà Thăng trĩ Dưỡng huyết thang mang đến nhiều công dụng vượt trội trong điều trị bệnh trĩ:
Đặc biệt, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, bài thuốc chữa trĩ từ Trung tâm Thuốc dân tộc được Bộ Y tế chứng nhận không gây ra tác dụng phụ. Ngược lại, nhờ khả năng điều dưỡng khí huyết mà bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe, để người bệnh ngon miệng và ngủ an giấc hơn.
Chính vì thế, bài thuốc không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao mà chính những người bệnh đã và đang điều trị bệnh trĩ với Thăng trĩ Dưỡng huyết thang cũng có phản hồi rất tốt. Đến nay, đã có hàng ngàn người chữa khỏi bệnh nhờ phương pháp của Trung tâm Thuốc dân tộc. Cũng nhờ bài thuốc hiệu quẩ mà Trung tâm ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng và trở thành đơn vị đông khách nhất cả nước.
Báo chí đưa tin về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bị trĩ ra máu nên ăn gì?Để ngăn ngừa tình trạng trĩ chảy máu, người bệnh có thể xây dựng một chất độ ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm tốt cho người bị trĩ như sau:
Các loại đậu chứa 7 – 10 g chất xơ và có thể thúc đẩy quá trình đi đại tiện.
Các loại hạt như kiều mạch, bột ngô hoặc lúa mạch đen được cho là chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Hoa quả và rau xanh có thể trữ nước giúp kiểm soát lượng máu chảy ở búi trĩ. Bổ sung thêm táo, lê, mận,.. vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị trĩ chảy máu.
Ngoài ra, người bệnh trĩ chảy máu nên hạn chế các loại thực phẩm sau để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng, bao gồm:
Sữa, phô mai hoặc các sản phẩm chiết xuất từ sữa
Thịt đỏ
Thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đông lạnh
Hạn chế lượng muối tiêu thụ
Lời khuyên khi điều trị trĩ ra máuCách tốt nhất để phòng ngừa và cầm máu khi bị trĩ là giữ cho phân của bạn luôn mềm. Điều này hạn chế tình trạng trầy xước, tổn thương và vỡ búi trĩ. Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh trĩ ra máu, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sao:
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh trĩ chảy máu.
Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly mỗi ngày để giúp phân mềm.
Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, stress, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
Đi đại tiện ngay khi cảm thấy cần thiết. Trì hoãn đại tiện có thể làm mất nhu động ruột, phân trở nên khô và khó đi ra khỏi hậu môn.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để ngăn ngừa táo bón và giảm các áp lực lên tĩnh mạch.
Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài, đặc biệt là dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Điều này có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
Bệnh trĩ chảy máu có thể là dấu hiệu búi trĩ bị kích thích hoặc bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ chảy máu đều có thể khắc phục, cầm máu tại nhà. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục trong hơn một tuần, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Chấm dứt nỗi đau ám ảnh lâu năm bằng giải pháp Đông y đơn giản
Cập nhật thông tin chi tiết về Mắt Nhìn Xa Bị Nhòe, Khi Nào Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!