Xu Hướng 9/2023 # Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy – Nguyên Nhân Do Đâu? # Top 17 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy – Nguyên Nhân Do Đâu? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy – Nguyên Nhân Do Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngủ dậy mệt mỏi do bị căng thẳng, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm

Tâm lý căng thẳng là kẻ thù giấu mặt gây ra tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy. Nó có thể khiến bạn trải qua cảm giác “suy kiệt”, mệt mỏi như không còn chút sức lực để làm việc gì mặc dù vẫn ngủ đủ giấc và ăn uống bình thường. Lo lắng, căng thẳng, buồn phiền sẽ hủy hoại các hooc-môn giúp cơ thể thoải mái như hooc-môn dopamine, endorphins dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược.

Việc chịu đựng các căng thẳng và lo lắng cũng có thể dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ không sâu khiến sau khi ngủ dậy cơ thể sẽ mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi do căng thẳng, lo âu, phương pháp tiên tiến nhất hiện nay đó là dùng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt – gọi là psychobiotics.

Có thể bạn chưa biết rằng, có tới 95% seretonin (hormon quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, phấn chấn, giàu năng lượng) được sản xuất tại ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Vi khuẩn đường ruột sản xuất ra trytophan là tiền chất tổng hợp serotonin, đồng thời chúng cũng chi phối sự tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrine, dopamin, GABA…

Bằng việc bổ sung những lợi khuẩn đặc biệt này, nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh sẽ được cân bằng và giúp tinh thần thoải mái, giảm triệu chứng mệt mỏi do căng thẳng, lo âu gây ra.

Một công thức psychobiotics chuyên dùng cho căng thẳng bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier. Sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ Hà Lan và được các chuyên gia cũng như người tiêu dùng đánh giá rất cao về hiệu quả. Ngoài ra, loại men vi sinh này cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp cơ thể chống lại cảm giác mệt mỏi.

Link mua Ecologic Barrier:

Mệt mỏi khi ngủ dậy do phòng ngủ quá tối

Bạn có thể rất thích khi được ngủ trong bóng tối hoàn toàn, tuy nhiên điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi ngủ dậy. Khi trong phòng ngủ tối và ánh sáng bên ngoài không thể chiếu vào được trong phòng, khi đó đồng hồ sinh học của bạn không biết là ngày hay đêm, khiến bộ não luôn mơ màng, không tỉnh táo. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sẽ báo hiệu cho não bộ của bạn rằng đã đến lúc thức dậy đồng thời giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn.

Mệt mỏi khi ngủ dậy do có quá nhiều phiền nhiễu

Nếu bạn sống ở nơi đô thị ồn ào thì ngay khi cả ban đêm thì những tiếng ồn từ xe cộ, động vật vẫn khiến bạn bị tỉnh giấc ban đêm. Khi bị tỉnh giấc vào ban đêm thì hôm sau thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên thiết kế phòng ngủ kiểu cách âm để giấc ngủ được sâu, không bị mệt mỏi sau khi thức dậy.

Do sử dụng quá nhiều Caffein

Caffeine làm gián đoạn dòng chảy của melatonin – một chất xúc tác đưa chúng ta vào giấc ngủ đưa chúng ta vào giấc ngủ, nếu uống nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra cà phê còn khiến bạn bị ợ nóng, giấc ngủ không yên ổn, khó chịu. Bạn nên uống cà phê vào buổi sáng và dừng uống vào buổi chiều hoặc sớm hơn để có một giấc ngủ ngon.

Mệt mỏi khi ngủ dậy do sử dụng máy tính, điện thoại quá khuya

Chúng ta không thể ngắt kết nối với thế giới bên ngoài tuy nhiên ánh sáng từ các thiết bị công nghệ như ti vi, điện thoại, máy tính sẽ kích thích não bộ, làm nó không thể tĩnh lặng, thoải mái trước khi ngủ. Điều này khiến bạn ngủ không ngon và sẽ mệt mỏi khi thức dậy vào sáng mai. Vậy nên hãy tắt hết các công nghệ trước khi đi ngủ 1 giờ, như vậy não bộ sẽ được thư giãn, bạn sẽ có một giấc ngủ sâu, thức dậy với tâm trạng thoải mái, tràn đầy năng lượng.

Thức ăn không phù hợp khiến ngủ dậy bị mệt mỏi

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đem đến một sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon. Những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo sẽ khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, gây mệt mỏi, uể oải. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua, ợ nóng như thức ăn cay, nước sốt cà chua hoặc các loại trái cây như cam, quýt.. Khi bạn ngủ tình trạng ợ chua, ợ nóng càng trầm trọng hơn khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, nó không liên tục và sâu giấc làm khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải

Lười vận động khiến ngủ dậy cơ thể mệt mỏi

Suốt ngày chỉ ngồi làm việc, xem máy tính, ti vi mà không chịu vận động, tập thể dục sẽ khiến bạn ngày càng mệt mỏi. Thường thì năng lượng sẽ tạo ra năng lượng nên bạn không chịu vận động thì không thể tạo ra năng lượng, cơ thể sẽ đáp trả bạn bằng sự mệt mỏi, uể oải. Tập thể dục vào buổi sáng sớm sẽ giúp cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Ngủ dậy mệt mỏi do cơ thể mắc bệnh lý

Nếu bạn gặp một số vấn đề khác trong cơ thể, hoặc mắc một số bệnh khác như suy tuyến thượng thận, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn tiền đình…cũng khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức. Trong trường hợp này bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp

MỘT SỐ MẸO DÀNH CHO BẠN

Ăn uống đầy đủ, hạn chế sử dụng quá nhiều cà phê nhất là vào buổi chiều hoặc tối

Không sử dụng điện thoại trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ

Không bật điện hoặc để màn hình điện thoại sáng bên cạnh khi ngủ

Tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày

Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, bạn nên thăm khám kiểm tra chức năng tuyến giáp

Nếu bạn cảm thấy bị căng thẳng, lo âu thì có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu như Cerebio

5 Nguyên Nhân Gây Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy xảy ra do 5 nguyên nhân chính gì?

Tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng thường khiến nhiều người cảm thấy khó khăn để bắt đầu một ngày mới tỉnh táo. Tuy nhiên, tình trạng trên có thể xuất phát từ chính thói quen hàng ngày của bạn. Cụ thể:

Chế độ ăn thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn sở hữu sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon. Những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo sẽ khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, gây mệt mỏi, uể oải. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua, ợ nóng như thức ăn cay, nước sốt cà chua hoặc cam, quýt. Khi ngủ, tình trạng ợ chua, ợ nóng càng trầm trọng hơn khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Điều này khiến bạn không ngủ được sâu giấc nên khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Mở đèn sáng khi ngủ

Ánh sáng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ngưng sản xuất hormone melatonin, từ đó khiến bạn khó có được một giấc ngủ trọn vẹn mà thường gặp phải hiện tượng trằn trọc, mất ngủ. Chính vì vậy, khi ngủ, bạn nên tắt hết đèn trong phòng để không gian tối bao trùm. Nhờ đó, hormone melatonin sẽ sản sinh cao hơn và giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Sáng hôm sau tỉnh dậy, bạn sẽ thấy cơ thể minh mẫn, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Bật đèn sáng khi ngủ dễ gây tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy

Uống rượu hoặc cà phê trước khi ngủ

Rượu và cà phê không phải là thứ có thể uống bừa bãi bất kể mọi khung giờ trong ngày. Đặc biệt, nếu muốn có một ngày mới tràn đầy năng lượng, bạn cần tránh tiêu thụ nhiều rượu và cà phê trước khi ngủ. Bởi trong rượu chứa một lượng đường nhỏ, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sau vài tiếng đồng hồ, lượng đường này sẽ giảm xuống và khiến bạn trong trạng thái tỉnh táo, không thể ngủ ngon được. Trong khi đó, cà phê lại chứa hàm lượng caffeine gây mất ngủ, ảnh hưởng tới tinh thần làm việc vào buổi sáng hôm sau.

Căng thẳng thường xuyên

Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên giải quyết công việc khoa học hơn và hạn chế để cơ thể gặp căng thẳng, áp lực không đáng có. Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện tinh thần bằng một số phương pháp như: Tập yoga, ngồi thiền, viết những điều mình nghĩ ra một cuốn sổ,… Những cách này đều sẽ giúp tinh thần bạn ổn định và không còn gặp phải hiện tượng mệt mỏi khi ngủ dậy.

Căng thẳng kéo dài dễ gây tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy

Tập luyện quá sức trước khi ngủ

Nhiều người vì quá bận rộn nên thường chọn khoảng thời gian buổi tối để tập luyện. Tuy nhiên, việc tập gần sát giờ đi ngủ, đặc biệt là những bài tập nặng có thể làm ảnh hưởng tới nhịp tim và khiến lượng hormone adrenaline tăng lên, từ đó làm chất lượng giấc ngủ suy giảm. Do vậy, bạn cần chú ý tuyệt đối không nên tập luyện gần sát giờ đi ngủ. Thay vào đó, hãy chủ động dậy sớm vào buổi sáng để luyện tập là tốt nhất.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy hiệu quả

Thay đổi thói quen trước khi ngủ 

Để có giấc ngủ ngon và một tinh thần thoải mái khi thức dậy vào sáng hôm sau, điều đầu tiên bạn cần làm đó là thay đổi những thói quen xấu như uống rượu hay xem tivi quá khuya trước khi đi ngủ. Vì vậy, bạn nên tắt tivi, máy tính và các thiết bị giải trí 20 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để có một giấc ngủ sâu, sữa ấm hay các loại trà thảo dược là đồ uống mang đến hiệu quả nhất.

Không nên để đồng hồ báo thức nhiều lần 

Thói quen đặt đồng hồ báo thức được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, nếu đặt chế độ báo thức nhiều lần lại khiến cho bạn mệt mỏi khi thức dậy. Một phương pháp báo thức tự nhiên tốt cho sức khỏe đó là nên mở hé rèm cửa sổ để ánh sáng mặt trời đánh thức bạn. Thức dậy vào một thời điểm nhất định sẽ giúp bạn hình thành thói quen sinh học rất tốt.

Xây dựng lối sống khoa học

Hãy thực hiện lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm “thân thiện” với giấc ngủ như: Đậu nành, ngũ cốc, rau cải,… bởi hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong đó sẽ giúp tăng khả năng tăng miễn dịch, sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa. Do đó, đây được coi là cách khắc phục hiệu quả tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy.

Các loại rau xanh tốt cho người hay bị mệt mỏi khi ngủ dậy

Thực hiện những động tác kéo giãn 

Những động tác kéo căng chân tay hay xoay đầu giúp lưu thông mạch máu, mang đến một cơ thể tràn đầy năng lượng. Bạn có thể tập những động tác kéo giãn đơn giản ngay trên giường.

Đánh bay cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy bằng sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy, bạn cần quan tâm tới nhiều khía cạnh như: Thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện thể lực và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tránh sử dụng chất kích thích,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy mà không gây tác dụng phụ, không bị lệ thuộc thuốc. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính chứa cao hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân,… cho tác dụng dịu thần kinh, giảm căng thẳng, bình tĩnh tinh thần, giải trầm uất. Sử dụng sản phẩm giúp bạn ngủ ngon, nâng cao sức khỏe thần kinh.

Cao hợp hoan bì giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy

Đỗ Oanh

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang – Hỗ trợ giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu

Thành phần: Mỗi viên chứa 

Cao Hợp hoan bì………….200mg (Tương đương 2500 mg dược liệu)

Cao Táo nhân………………30mg (Tương đương 315 mg dược liệu)

Cao Hồng táo………………30mg (Tương đương 195 mg dược liệu)

Soy Lecithin………………..30mg

Cao Viễn chí……………….25mg (Tương đương 240 mg dược liệu)

Cao Ngũ vị tử ……………..25mg (Tương đương 285 mg dược liệu)

Cao Uất kim………………..25mg (Tương đương 210 mg dược liệu)

Nicotinamind (vitamin PP)…20mg

Phụ liệu Lactose, Magnesium stearate…vừa đủ

Công dụng:

Giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu.

Đối tượng sử dụng:

– Dùng cho những người bị căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu.

– Người làm việc, học tập, lao động trí óc căng thẳng thần kinh, có biểu hiện tâm trạng trầm uất.

Hướng dẫn sử dụng:

– Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ ngày.

– Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút.

– Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Đặc biệt, Kim Thần Khang đang triển khai 2 chương trình khuyến mãi đặc biệt, đó là: Mua 6 tặng 1 (theo hình thức tích điểm), tương đương với tiết kiệm 15% chi phí và cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng Kim Thần Khang không hiệu quả. Liên hệ: 024.7302.9996 để biết thêm chi tiết.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Giấy xác nhận công bố: 12410/2023/ĐKSP

Tiếp thị bởi và phân phối bởi:

Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu – Aeropha

Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 024.38461530* 02437367519* Fax 024.37756433

Thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế (IMC)Trụ sở: Số 9 lô A – Tổ 100 Hoàng Cầu – Phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam.

ĐCSX: Lô 42A2 – Khu Công nghiệp Quang Minh I – Thị Trấn Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội.

Bé Ngủ Không Ngon Giấc Hay Lăn Lộn Nguyên Nhân Do Đâu

Giấc ngủ của trẻ em cực kì quan trọng bởi vì khi bé ngủ không ngon giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như bé sẽ quấy khóc thường xuyên và ảnh hưởng đến tâm lý của bố và mẹ. Làm cách nào để bé ngủ ngon giấc hơn trong trường hợp bé ngủ không ngon và hay lăn lộn?

Nhiều các bậc phụ huynh tâm sự rằng con của mình ngủ không thẳng giấc, vào mỗi buổi tối bé ngủ không ngon và lăn lộn cả đêm.

Nếu như bé không có một giấc ngủ sâu thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến bố mẹ. Đơn giản bé không ngủ được thì bố mẹ không thể nào ngủ được…

Chính vì vậy Làm cách nào đó để cho bé ngủ ngon giấc hơn mà không lăn lộn. Trước hết thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà bé ngủ không ngon giấc và thường xuyên lăn lộn như vậy?

Nguyên nhân bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Nói chung có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến nhưng sau đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất cho trường hợp bé ngủ không ngon giấc và hay lăn lộn trằn trọc đêm khuya.

Môi trường ngủ không thoải mái

Có nghĩa là nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng hoặc hoặc quá lạnh. Xung quanh có quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng, niệm quá cứng, chăn không đủ ấm…

Đây là những nguyên nhân khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và làm cho bé lăn lộn cả đêm. Cho nên chúng ta hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp để cho bé ngủ ngon hơn. Nhiệt độ thích hợp là 26 đến 27 độ.

Cảm xúc hoặc kích thích sinh lý

Cảm xúc hoặc kích thích sinh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ: có nghĩa là trước giờ ngủ bố mẹ cho bé xem chương trình hài hước, hoặc là cho bé xem tivi, hoặc là chơi điện tử…

Ảnh hưởng đến tâm lý của bé khi ngủ. Nếu như trí não của bé trở nên hưng phấn, khi ngủ sẽ rất dễ ảnh hưởng và kích thích chân tay bé hoạt động liên tục.

Do bé ăn quá no trước khi đi ngủ

Khi ăn quá no hoặc ăn quá nhanh vào mỗi buổi tối thì sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bé kích thích rất nhiều những dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của bé không ngon và lăn lộn cả đêm.

Trẻ bị mắc bệnh

Nếu như bé bị mắc bệnh trong cơ thể thì sẽ không thể nào ngủ ngon giấc được. Trường hợp trẻ bị táo bón, trẻ bị nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích, trẻ bị cảm sốt….

Giấc ngủ của trẻ nông

Có nhiều bé giấc ngủ rất đông cho nên hay trở mình và lăn lộn cả đêm, khi đẻ lần lượt cả đêm mà không ngủ được mà không có dấu hiệu quấy khóc hay phát sốt thì là do giấc ngủ của trẻ nông.

Ép Một phụ huynh cần bình tĩnh và không can thiệp vào giấc ngủ của trẻ. Nếu như vậy thì ban ngày bạn cho bé ngủ ít lại để ban đêm bé ngủ ngon hơn.

Những cách giúp trẻ ngủ ngon

Cách nào để giúp bé ngủ ngon giấc hơn mà không lăn lộn cả đêm? Nhưng chúng tôi cũng đã nói khi bạn hiểu được nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bé thì bạn sẽ khắc phục được vì thế sẽ ngủ ngon.

Hãy chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, chăn im thì bé sẽ ngủ ngon. nếu như trẻ đã lớn rồi thì bạn nên cho bé uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ, sẽ giúp cho bé ngủ ngon hơn và ngủ ngon giấc hơn. Trường hợp bệnh lý thì chúng ta phải điều trị cho bé thì bé mới có thể ngủ ngon.

Như vậy là cuối chia sẻ ngày hôm nay của chúng tôi đã giúp ích cho tất cả các bạn một phần nào tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ không ngon và trẻ thường xuyên lăn lộn. Hãy khắc phục ngay từ hôm nay để giúp cho bé ngủ ngon hơn và đảm bảo sức khỏe cho bé và cả gia đình.

Hôi Miệng Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa

Hằng ngày, sau khi thức dậy bạn thường sẽ tắt đồng hồ báo thức (hoặc ngủ nướng thêm trong khoảng 10 phút nữa), vươn vai và bắt đầu lập danh sách việc những việc cần để khởi động cho một ngày mới tuyệt vời. Trong khi đang hào hứng bắt đầu một ngày mới, bạn bỗng nhận ra có mùi gì đó khó chịu làm đứt dòng suy nghĩ của bạn, đó chính là chứng hôi miệng vào buổi sáng. Không cần phải lúng túng hay ngượng ngùng vì h ầu như tất cả mọi người đều gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục chúng, bạn sẽ có một buổi sáng dễ chịu và tràn đầy năng lượng!

Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Và Hôi Miệng Vào Buổi Sáng

Theo Hiệp hội nha khoa Mỹ, hôi miệng (còn được gọi là hơi thở có mùi khó chịu) thường phát ra từ miệng do vệ sinh răng miệng không đầy đủ và không đúng cách. Miệng là thiên đường cho các hạt thức ăn thừa và vi khuẩn trú ngụ. Chúng có thể ẩn nấp giữa các kẽ răng, dọc theo bề mặt nướu và trên bề mặt lưỡi. Từ đó, vi khuẩn miệng phá vỡ các hạt thức ăn thừa này, dẫn đến việc giải phóng các hóa chất. Những hóa chất có mùi hăng và khó chịu.

Để giải quyết trình trạng trên, chúng ta cần tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Theo Phòng khám May, hôi miệng vào buổi sáng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Thực phẩm. Ngoài các hạt thức ăn còn sót lại trong miệng, một số loại thực phẩm có thể gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Sau khi được tiêu hóa, tỏi, hành và các loại gia vị khác sẽ đi vào máu. Sau đó, chúng sẽ được đưa đến phổi của bạn, từ đây chúng có ảnh hưởng xấu đến hơi thở, đặc biệt là đối với thực phẩm được ăn vào buổi tối muộn hoặc trước khi đi ngủ.

Khô miệng. Nước bọt chính là trợ thủ đắc lực của bạn trong việc vệ sinh răng miệng. Nước bọt giúp tiêu diệt vi khuẩn và rửa trôi những hạt thức ăn còn sót lại trong miệng. Khô miệng, còn được gọi là xerostomia, làm giảm khả năng sản xuất nước bọt của miệng. Khi bạn ngủ, lượng nước bọt được tiết ra sẽ giảm đi, do đó, chúng ta thường thức dậy với hơi thở khó chịu trong miệng.

Bỏ bê việc chăm sóc răng miệng. Ngoài việc ngó lơ việc loại bỏ những hạt thức ăn thừa và vi khuẩn gây hại bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, coi thường việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng có thể dẫn đến bệnh nha chu.

Thuốc lá. Có một lý do khiến những người hút thuốc bị hôi miệng. Đó là bởi vì họ dễ bị mắc bệnh nha chu hơn những người không hút thuốc.

Dược phẩm. Khô miệng là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một số loại thuốc khác, sau khi được hấp thụ bởi cơ thể, sẽ giải phóng các hóa chất có mùi hôi vào hơi thở của bạn.

Biện Pháp Trị Hôi Miệng Nhanh Chóng

Chải răng. Sau khi thức dậy, chải răng là điều đầu tiên bạn cần làm. Bàn chải đánh răng của bạn sẽ loại bỏ bất kỳ hạt phía sau nào gây ra hôi miệng.

Súc miệng. Nếu bạn muốn đợi cho đến khi ăn sáng xong rồi mới chải răng, hãy súc miệng nhanh sau khi thức dậy. Súc miệng không chỉ giúp miệng bạn tươi mát hơn, mà còn giúp rửa trôi các mảng bám nhắm vào răng và nướu.

Bắt đầu nhai. Giữ một gói kẹo cao su không đường, hương vị bạc hà ở đầu giường của bạn và nhai một chiếc kẹo sau khi thức dậy. Nhai kẹo cao su sẽ khiến miệng tiết ra nước bọt và hương bạc hà sẽ để lại dư vị dễ chịu.

Ăn nhiều rau xanh. Luôn để rau mùi tây tươi trong tủ lạnh của bạn. Chỉ cần nhai một nhánh mùi tây tươi là hơi thở của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Từ bỏ các thói quen xấu. Một cách đơn giản và hiệu quả để phòng tránh hôi miệng vào buổi sáng là tránh những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Điều đó có nghĩa là bạn cần cân nhắc về những loại thực phẩm mà bạn ăn vào ban đêm, từ bỏ thói quen hút thuốc lá và luôn giữ đủ độ ẩm cho miệng của bạn. Nếu bạn chợt tỉnh giấc vào ban đêm và cảm thấy khát, hãy để một ly nước bên cạnh giường của bạn để bạn có thể lấy nhấp một ngụm nhỏ.

Bất kể vào khoảng thời gian nào trong ngày, hôi miệng tình trạng không ai mong muốn và có thể là điềm báo không tốt cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Một điều bất biến trong mọi phương pháp trị hôi miệng là duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Điều đó có nghĩa là chải răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thường xuyên. Và việc khám răng định kỳ cũng quan trọng không kém. Hãy đánh bật hơi thở có mùi khó chịu, thức dậy và mỉm cười với một hơi thở thơm mát.

Làm Cách Nào Để Dậy Sớm Mà Không Mệt Mỏi,Buồn Ngủ

Một ngày có 24 tiếng, bất kể giàu nghèo, vậy làm sao để tận dụng 24 tiếng cả ngày cho hợp lí. Có lẽ là việc dậy sớm để có thể làm được những việc quan trọng trong tinh thần thoải mái , sung sức nhất. Vậy làm cách nào để dậy sớm ?

Không xem TV / máy tính sau 8 giờ tối

Do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có khả năng khiến quá trình tạo ra melatonin – một loại hormone giữ nhiệm vụ điều hòa giấc ngủ. tuy vậy, với những người phải làm việc vào buổi tối thì bạn có khả năng làm dịu ảnh hưởng của loại ánh sáng này bằng cách cài đặt các áp dụng bảo vệ mắt như Twilight hay Sunrise để có giấc ngủ ngon hơn.

Bật đèn tỏa ra mùi thơm

Trước khi đi ngủ, ví dụ đèn tinh dầu sẽ giúp bạn thư thái, chìm vào trạng thái ngủ sâu nhanh hơn và thức dậy với tâm trạng dễ chịu nhất.

Không ăn trước khi đi ngủ

Vì nếu như sáng dậy bụng cảm thấy hơi đói thì bạn sẽ có động lực ra khỏi giường hơn đó.

Nếu buồn ngủ, hãy đi ngủ

Bất kể đó mới chỉ khoảng 8 giờ tối. Một giờ hoặc vài giờ thảnh thơi sẽ giúp bạn sáng suốt hơn thay vì cố gắng làm việc trong trạng thái mắt lờ đờ, thiếu tập trung và mệt mỏi.

Đặt mục đích thời gian để thức dậy

Nếu như bạn đang mong muốn có khả năng hoàn toàn sẵn sàng để chuẩn bị rời khỏi nhà vào 6 giờ sáng, thật tuyệt vời! đây chính là mục đích của bạn. Đây sẽ là mục tiêu mà bạn hướng đến thực hiện vào hàng ngày trong tuần. tuy vậy, hãy tiến hành một bí quyết từ từ để làm giảm gây sốc cho cơ thể của bạn.

Đúng vậy, vào mỗi ngày trong tuần, gồm có cả ngày cuối tuần. Chỉ khi cơ thể của bạn được tái cài đặt tất cả các mặt, tình trạng ngủ nướng sẽ biết mất. tuy nhiên sau khi bạn đã làm quen với việc thức dậy sớm, bạn sẽ không luôn phải ngủ nướng!

Có thể để cửa sổ mở khi ngủ hoặc ngủ trong căn phòng thoáng đãng

Để khí CO2 không bị giữ lại trong phòng quá nhiều và bạn có thể cảm nhận được ánh nắng vào buổi sáng hơn. chắc chắn sẽ có sự sai biệt khi mà bạn làm điều này đấy.

Không đặt đồng hồ báo thức cạnh gường ngủ

Hãy cố hết sức để xa nhất có thể, thậm chí là để sang một phòng khác miễn là bạn có thể nghe thấy tiếng chuông. Để càng xa thì khi nó báo thức, bạn sẽ phải ra khỏi giường để tắt nó.

Thiết lập chuông báo thức bằng một bài hát yêu thích

Có khả năng là một bài hát sôi động hoặc một bài hát khiến bạn cảm nhận thấy bị thôi thúc, luôn phải ra khỏi giường để thực hiện công việc gì đó. Đừng để những bản nhạc nhẹ nhàng vì chủ đạo nó sẽ “ru ngủ” bạn đó.

Tạo sự hào hứng cho bản thân.

Để có thể rời khỏi chiếc giường ngủ của mình vào buổi sáng với cảm giác phấn chấn, bạn cần phải tìm một tác nhân nào đấy khiến bạo hào hứng muốn rời khỏi giường. Vì lẽ đó, hãy tìm một điều nào đó khiến bạn cảm thấy hứng thú! nếu bạn chẳng thể nghĩ ra được điều gì, hãy dùng mục tiêu thức dậy sớm như là động lực thúc đẩy bạn cảm thấy hào hứng. Dù sao thì cố gắng hình thành một thói quen mới giúp đem lại năng suất cao thật sự là điều đáng để bạn tự hào.

XEM THÊM Hướng dẫn mua laptop dưới 15 triệu mới nhất

Bạn trông chờ điều gì vào ngày hôm sau ? Bất kể đấy có là một điều nào đó nhỏ nhặt hay to tát cũng không đặc biệt – sự kiện nhỏ cũng có khả năng đem đến hiệu quả. Ngay cả tình trạng hào hứng khi được thưởng thức tách cà phê yêu thích sau khi thức dậy cũng có khả năng giúp ích cho bạn! Ngon thật. Bạn có đang nhận thấy được hương vị của nó không?

Chuẩn bị tinh thần để thức dậy sớm

Suy xét về những thói quen mà bạn thường hành động vào buổi sáng để có khả năng lên kế hoạch cho việc thức dậy sớm. nếu bạn có kế hoạch chi tiết, bạn sẽ không cần phải suy xét về nó – chỉ phải hành động.

Nếu như bạn cần phải bước ra khỏi cửa để đi làm hoặc đi học vào một khoảng thời gian chắc chắn, hãy suy xét về khoảng thời gian mà bạn phải cần để có khả năng hoàn tất những thói quen vào mỗi buổi sáng của bạn. Hãy suy xét xem liệu bạn có thể bỏ bớt một vài hoạt động nào đó để có thể phù hợp hoá quá trình thức dậy sớm: bạn có thiết yếu phải tắm, hoặc uống một tách cà phê hay không?

XEM THÊM Hướng dẫn cách làm giàu từ buôn bán mới nhất 2023

Khi mà bạn đang nằm ở trên giường và dần dần chìm vào giấc ngủ, hãy tự nói với bản thân rằng: “Ngày mai mình phải dậy sớm. Mình cần phải thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, pha một ấm cà phê, tắm, cạo râu, và bước ra khỏi cửa vào lúc 5 giờ 45 phút. Từ nhà đến sân bay sẽ mất khoảng 20 phút lái xe, 10 phút để đậu xe tại bãi giữ xe qua đêm, và 15 phút để bước qua cổng kiểm soát an ninh. Sau đấy mình có khả năng ăn sáng nhanh tại nhà chờ của sân bay trước khi bước lên máy bay.”

Giảm Thị Lực Sau Sinh, Nguyên Nhân Do Đâu?

Giảm thị lực sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu và các bà mẹ trẻ cần lưu ý những gì? Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh.

Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm thị lực sau sinh

Các mẹ biết không sự rối loạn nội tiết tố sau sinh là một trong những nguyên nhân chính khiến thị lực của mẹ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc mắt mờ và yếu hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến mẹ bị giảm thị lực sau sinh như:

Sự giữ nước trong mắt

Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường khiến đến thị lực bị mờ.

Tiền sản giật khi mang thai

Nếu mẹ bầu từng bị tiền sản giật trong thai kỳ thì đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến mẹ nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực sau sinh. Lúc này, cách tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

Đái tháo đường

Sau khi mang thai, tỷ lệ đường trong máu có thể dao động. Điều này dẫn đến việc phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc khiến mẹ sau sinh dễ bị mờ mắt. Thêm vào đó, nếu mẹ bị đái tháo đường thì khả năng thị lực bị giảm là rất cao.

Tăng huyết áp

Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và có khả năng gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng này có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác ở mẹ sau sinh.

U tuyến yên

U tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. Bệnh gây ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề về thị giác sau khi sinh.

Triệu chứng của giảm thị lực sau sinh

Trước khi sinh mắt rất tốt nhưng sau khi sinh mắt nhìn không được rõ và hay bị nhòe.

Khi đưa mắt nhìn, phải nhìn kỹ và lâu mới có thể thấy rõ vật đang nhìn.

Hay bị khô mắt, rát mắt

Mắt cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng.

Tình trạng khúc xạ và điều tiết của mắt thay đổi, dao động trong thai kỳ và suốt thời gian cho con bú.

Các phương pháp điều trị

Sau khi sinh, vấn đề thị lực kéo dài khoảng sáu tháng. Ngoài ra, cũng có một số biện pháp điều trị các vấn đề về thị lực sau khi mang thai như:

Khô mắt

Vấn đề khô mắt có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.

Mờ mắt

Nếu tình trạng mờ mắt kéo dài sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật laser Lasik nếu bạn hết cho con bú hoặc mang kính áp tròng cho mắt.

Tiền sản giật

Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosterois hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ

Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.

Cách khắc phục tình trạng giảm thị lực sau sinh

Thường thì sau khi sinh một vài tuần, thị lực của mẹ sẽ khôi phục trở lại. Trong quá trình sinh nở, nếu mẹ sinh thường sẽ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Khoảng vài tuần sau khi sinh, những tình trạng này mới giảm dần đi.

Tuy nhiên, một thời gian sau sinh, nếu mẹ vẫn cảm thấy mắt mờ và yếu thì nên khám chuyên khoa mắt ngay để xem có nguy cơ mắc những bệnh lý về mắt khác như rối loạn điều tiết, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp, khô mắt… hay không.

Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác.

– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu.

– Dùng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và tránh làm khô mắt.

– Bổ sung Omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Nguyễn Thị Thu Thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy – Nguyên Nhân Do Đâu? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!