Bạn đang xem bài viết Muốn Sinh Con Khỏe Mạnh, Mẹ Bầu Phải Làm Những Xét Nghiệm Gì ? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Muốn sinh con khỏe mạnh, mẹ bầu phải làm những xét nghiệm gì ?
Mỗi lần nhìn con, chị MHK (36 tuổi, Hà Nội) lại không kìm nổi nước mắt, chị luôn tự dằn vặt mình: “giá khi mang thai, chị làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh …”. Nhớ lại lúc mang bầu, chị đã thật hạnh phúc, chị từng đi siêu âm rất nhiều nơi, từng mê mải ngắm con qua những hình chụp 3 D, 4D. Chị đã từng nghĩ rằng, chỉ cần siêu âm sẽ phát hiện được dị tật thai nhi. Nỗi đau luôn tự dằn vặt của người mẹ… Chị MHK (36 tuổi, Hà Nội) lấy chồng đã 7 năm, trải qua một thời gian lo lắng, chạy chữa thuốc thang, rồi một ngày, chị đã mang bầu. Nhớ lại thời điểm khi biết có bầu, chị đã rất hạnh phúc. Chồng chị chăm đưa chị đi siêu âm ở nhiều phòng khám. Thậm chí, thời gian đầu khi mới biết mang bầu, chị và chồng có sở thích xem hình siêu âm con, có khi tuần nào chồng cũng chở chị tới phòng siêu âm. Hai vợ chồng đều nghĩ rằng, siêu âm và thấy cân nặng của con đạt chuẩn là yên tâm. Tuy nhiên, khi thai nhi được 13 tuần, vì chị ở độ tuổi có nguy cơ con dễ bị Down, bác sĩ khuyên chị nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Khó khăn mãi mới có một mụn con cộng thêm lo sợ làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ dễ bị sảy thai, chị K đã tự tìm tới những phòng khám siêu âm khác và không đi làm các xét nghiệm. Và thật buồn, sau khi sinh được 2 tháng, biết con có những dấu hiệu không nhanh nhẹn, lờ mờ đoán trước kết quả nhưng hai vợ chồng vẫn một lần nữa tìm hy vọng đưa con đi làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy, em bé bị mắc hội chứng Down. Mẹ bầu cần tuân thủ theo những xét nghiệm do bác sĩ chỉ định
Mẹ bầu cần tuân thủ theo những xét nghiệm do bác sĩ chỉ định
Những xét nghiệm bà bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ Theo chúng tôi Nguyễn Nghiêm Luật – BV Đa khoa Medlatec, khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình. chúng tôi Nguyễn Nghiêm Luật lưu ý, chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác. Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh; Thai phụ đã trên 35 tuổi; Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi; Thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin; Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai; Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao; Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân; Thai phụ hút thuốc lá; Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm. Theo PGS-TS. Nguyễn Nghiệm Luật: chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật sớm và chính xác.
Theo PGS-TS. Nguyễn Nghiệm Luật: chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật sớm và chính xác.
1. Lần khám thai đầu tiên Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ. 2. Đo độ mờ da gáy Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13. Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần thì chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm. Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%. Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi
3. Làm xét nghiệm Double test và Triple test
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ. Để thực hiện xét nghiệm Double test, Triple test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần. Nếu xét nghiệm tiến hành đúng lúc, kết hợp cả xét nghiệm máu và siêu âm, thì độ chính xác cho các hội chứng Down, Edwards và dị tật ống thần kinh đạt khoảng 94 – 96%. 4. Xét nghiệm máu Đây là xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ. Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu. Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan b, C… hay không. Muốn xét nghiệm Double test và Triple test, chỉ cần lấy máu của các mẹ
Muốn xét nghiệm Double test và Triple test, chỉ cần lấy máu của các mẹ
5. Xét nghiệm nước tiểu Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh. Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp. Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao. Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh
Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh
6. Siêm âm 4D Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này. 7. Siêu âm trước khi sinh Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn. Xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn. PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết, với các xét nghiệm Double test, Triple test, xét nghiệm máu, nước tiểu, mẹ bầu nếu mệt mỏi, không muốn xếp hàng chờ đợi, có thể gọi dịch vụ tận nhà tới lấy mẫu. Kết quả sẽ có nhanh chóng trong ngày và sẽ có bác sĩ tư vấn qua điện thoại cho mỗi mẹ bầu. Hiện dịch vụ này đang phát triển ở nhiều cơ sở y tế trong cả nước.
Lót chống thấm giúp mẹ vệ sinh cho bé tại chỗ tiện lợi hơn. Lót chống thấm còn giúp bé an toàn phòng trường hợp tràn bỉm hoặc ba mẹ đóng bỉm không đúng kỹ thuật dẫn đến tràn nước tiểu. Lót chống thấm còn giúp bé an toàn những khi bé tè dầm.
HelloBaby giới thiệu cùng ba mẹ miếng lót chống thấm từ sợi tre thiên nhiên với cấu trúc bề mặt đặc biệt, giúp thấm hút nhanh, lan toả đều đồng thời chống thấm ngược, bảo vệ bé tốt hơn.
Làm Thế Nào Để Mẹ Nhiễm Hiv Sinh Con Ra Khỏe Mạnh
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ sang con khi chưa tiến hành các can thiệp dự phòng là rất cao chiếm khoảng 35-40%, tuy nhiên nếu được can thiệp dự phòng thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ khoảng 2% thậm chí là thấp hơn.
Tại Đồng Nai, theo báo cáo Khoa Phòng, chống HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện đang có 27 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các Phòng khám điều trị ngoại trú HIV/AIDS (OPC) trên địa bàn tỉnh. Riêng tại phòng khám OPC của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có 6 trường hợp hằng tháng đến khám, lãnh thuốc và xét nghiệm theo định kỳ. Nhờ tuân thủ điều trị tốt, từ năm 2019 đến nay tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV đều sinh con khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV.
BS Vũ Thị Ngọc, khoa HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, HIV lây truyền từ mẹ sang con qua 3 giai đoạn: trong khi mang thai, lúc sinh và thời kỳ sau sinh. Để con sinh ra khỏe mạnh, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ thì cần thực hiện tốt các bước sau:
Trước khi mang thai:
Người mẹ chưa nhiễm HIV cần chủ động đến các cơ sở y tế để tư vấn và xét nghiệm HIV, đồng thời nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định mang thai.
Đối với những người mẹ đã nhiễm HIV cần phải điều trị ARV sớm và tuân thủ điều trị tốt để đạt được tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu và nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa về thời điểm mang thai.
BS.Vũ Thị Ngọc, Khoa Phòng chống HIV/AIDS, CDC Đồng Nai đang khám và tư vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.Trong khi mang thai:
Khám thai định kỳ ở cơ sở y tế chuyên khoa sản để được tư vấn, hướng dẫn về chăm sóc thai sản, chọn nơi sinh phù hợp.
Người mẹ đang nhiễm HIV cần phải tuân thủ điều trị để tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml nhằm giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền HIV cho con.
Trong quá trình sinh:
HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da bị sây sát của trẻ trong quá trình sinh.
HIV cũng có thể từ trong máu của mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục của mẹ xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Vì vậy những người mẹ nhiễm HIV thường được tư vấn sinh mổ để hạn chế sây sát da em bé, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV.
Sau khi sinh:
Người mẹ cần đến cơ sơ điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV.
HIV có thể lây từ mẹ sang con do HIV có trong sữa mẹ hoặc máu, dịch tiết từ các vết nứt ở núm vú người mẹ, vì vậy tốt nhất không cho trẻ bú mẹ.
Nếu nuôi con bằng sữa thay thế thì cần phải đáp ứng cung cấp đủ sữa thay thế hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, có nước sạch và chuẩn bị sữa ăn thay thế an toàn, hợp vệ sinh và đủ số lượng phù hợp với tuổi của trẻ.
Nếu không có điều kiện, phải nuôi con bằng sữa mẹ, thì người mẹ phải được điều trị ARV và tuân thủ tốt để tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu. Và cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không nên kết hợp vừa bú mẹ vừa cho trẻ bú sữa ngoài.
Thanh Tú
Làm Sao Mẹ Bầu Biết Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh?
Ngoài việc khám thai theo lịch trình, ăn uống dinh dưỡng, ngỉ ngơi phù hợp với bầu để cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh, nhưng có một số dầu hiệu bình thường để cho mẹ bầu được biết hằng ngày thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh!
Thai nhi phát triển khỏe mạnh là khi mẹ bầu có các dấu hiệu sau:
Mẹ có các dấu hiệu thai nghén
Ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu sẽ có các triệu trứng nghén. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng. Đến khoảng tháng thứ 4 – 5, dấu hiệu nghén sẽ dần mất đi đi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong bụng mẹ. Bé bắt đầu đạp và cử động nhẹ nhàng. Đến tháng thứ 6 bé có các phản ứng cụ thể với âm thanh bên ngoài. Do đó mẹ bầu có thể cho bé nghe nhạc để thư giãn và cho bé làm quen với âm thanh.
Để biết em bé của mình luôn khỏe mạnh, trong ngày bạn cần đếm được số lần bé nhúc nhích, cử động, đạp trong bụng bạn khoảng 10 lần. Nếu bé máy quá ít, có thể là do bé mệt, nếu bé máy quá nhiều có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người.
Nhịp tim dao động từ 110 đến 160 nhịp/ phút
Việc khám thai đúng và đủ theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bạn biết được nhịp tim của mẹ và bé và tình trạng của em bé trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Bạn cũng có thể chạm vào bụng của mình, chú ý thì sẽ lắng nghe được nhịp tim của thai nhi. Bằng cách này bạn dễ dàng xác định được em bé của mình đang khỏe mạnh hay không.
Thai nhi hiếu động
Vào khoảng giữa tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những cử động đầu tiên của bé. Đây là những trải nghiệm tuyệt với cho những mẹ bầu háo hức mong chờ đứa con mình ra đời.
Vào thời gian này, bé bắt đầu hoạt động nhiều trong tử cung. Sang tháng thứ 7, bé sẽ phản ứng mạnh với những kích thích như ánh sáng, tiếng ồn và có xu hướng đạp mạnh vào thành bụng mẹ ở tháng thứ 8.
Các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên chú ý đến những cú hích đạp của em bé. Điều này chứng tỏ rằng bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Những cử động của bé sẽ giảm dần vào tháng thứ 9.
Nồng độ đường huyết bình thường
Một trong những nỗi sợ hãi của phụ nữ mang thai đó là bệnh tiểu đường trong quá trình thai nghén. Bởi căn bệnh này dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và em bé.
Chính vì vậy, nếu bà bầu kiểm tra thấy nống độ đường huyết bình thường thì bạn có thể yên tâm một phần rằng em bé của mình đang phát triển khỏe mạnh.
Cảm giác đau nhẹ
Tuy nhiên, một khi mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhói hoặc quá mức, một cách thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai sản sớm.
Cân nặng tăng đều
Em bé khỏe mạnh là em bé có mức tăng trưởng đều đặn. Thông thường, vào tháng thứ 5 em bé sẽ đạt được chiều dài khoảng 25cm nặng khoảng 300g. Đến tháng thứ 9, bé sẽ có chiều dài khoảng 40-50 cm, cân nặng từ 2,8 đến 3,5kg.
Việc theo dõi sức khỏe và khám thai đều đặn sẽ giúp mẹ có được các thông số cụ thể của bé, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong thai kỳ để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh, chờ đủ ngày đủ tháng chào đời.
Đi tiểu nhiều lần
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vì phải đi tiểu rất nhiều lần bất kể ngày đêm.Trên thực tế, đây là một dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ đang rất khỏe mạnh. Khi thai nhi lớn lên, thai nhi sẽ chèn ép lên dạ dày, bàng quang khiến người mẹ lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu. Hơn nữa, cơ thể người mẹ lúc này phải bài tiết chất thải của 2 người dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Nếu mẹ bầu gặp vấn đề này thì đừng nên lo lắng vì sau khi sinh bé, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Muốn Con Sinh Ra Có Lúm Đồng Tiền, Mẹ Bầu Hãy Làm Những Điều Cực Đơn Giản Này
Con trắng trẻo, có má lúm đồng tiền là điều mẹ nào cũng mong muốn. Cũng vì lẽ đó mà không ít bà mẹ muốn tìm mọi cách để con yêu của mình có được đôi má xinh xinh ấy.
Xin trẻ con cái má lúm đồng tiền nó đang có
Mẹo này chỉ các mẹ trong thời gian mang bầu hãy xí lấy một bé có lúm đồng tiền và hãy để dành đấy. Hôm nào không có ai để ý (để được linh nghiệm), tranh thủ đến véo nhẹ hoặc xoa hai tay vào hai lúm đồng tiền của bé đó rồi dùng hai bàn tay ấy xoay vào bụng mình.
Ăn quả lựu
Công dụng của quả lựu bỗng dưng kỳ diệu hơn khi từ chỗ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đã thành một thần dược “đúc” má lúm cho em bé trong bụng mẹ.
Các mẹ chỉ cần ăn thật nhiều lựu khi mang thai là bé sinh ra sẽ có lúm má xinh xinh rồi. Điều này có vẻ như đồng nhất với việc trong quả lựu có chất gì đó giúp hình thành nên má lúm đồng tiền.
Muốn bé có má lúm đồng tiền, mẹ hãy ăn nhiều hạt lựu
Má lúm đồng tiền có di truyền không?
Khoa học ngày nay đã chứng minh, má lúm đồng tiền có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với xác suất: Một là – Nếu chỉ có mẹ (hoặc bố) có má lúm đồng tiền thì khả năng đứa bé sinh ra có má lúm sẽ vào khoảng 25- 50%. Hai là – Cả bố và mẹ đều có má lúm thì đứa bé sinh ra có khả năng có má lúm rất cao, khoảng 50- 100%.
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, lúm đồng tiền được coi là một loại dị tật bẩm sinh da. Tuy nhiên, đây không phải là một “dị dạng” xấu.
Dị dạng này được gây ra bởi một số lỗi trong quá trình phát triển các mô liên kết dưới da. Má lúm đồng tiền có thể có trên các bộ phận khác của cơ thể nhưng chúng không nhiều mà tập trung ở trên mặt nhiều hơn. Khi lúm đồng tiền xuất hiện trên khuôn mặt thì có thể dễ dàng được nhìn thấy.
Điều này cũng khiến những em nhỏ có má lúm đồng tiền hiện nay nhưng chúng dần dần có thể biến mất khi bé lớn lên.
Má lúm đồng tiền trên khuôn mặt bé có thể thay đổi cùng với sự phát triển của cơ bắp, các chất béo trong cơ thể tăng hoặc giảm cũng ảnh hưởng đến má lúm đồng tiền.
Quỳnh Anh (T/H) Theo Đời sống Plus
Cập nhật thông tin chi tiết về Muốn Sinh Con Khỏe Mạnh, Mẹ Bầu Phải Làm Những Xét Nghiệm Gì ? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!