Bạn đang xem bài viết Nấc Cụt Ở Trẻ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là tiếng nấc. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi.
Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City, nấc cụt là phản xạ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 04 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Nếu làm cho bé hít vô lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại sẽ giúp bé hết nấc cụt (cho bú, chọc cho bé cười). Phản xạ này sẽ hết khi bé lớn hơn.
Làm sao để giảm nấc cụt cho trẻ?Nếu bé đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi. Thực hiện nhẹ nhàng bé sẽ tự động hết nấc.
Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé bú thêm sữa mẹ.
Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.
Thay đổi tư thế khi bé trẻ cũng giúp cắt cơn nấc cụt.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:
Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.
Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.
Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.
Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.
Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
Sau khi cho bú, không đùa giỡn với bé vì khi bé bú no việc chơi giỡn với bé không những làm bé nấc cụt mà còn khiến bé ọc sữa.
Khi nào cần cho bé đi khám bác sĩ?
Nấc được coi là bình thường đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí nấc cụt cũng có thể xảy ra trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt liên tục, kéo dài hơn 48 giờ, hay đặc biệt nếu bé có cảm giác khó chịu hoặc kích động khi bị nấc cụt, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Đây có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý khác. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn nấc đang làm phiền giấc ngủ của bé hoặc các cơn nấc tiếp tục xảy ra thường hơn sau ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Không nên đùa giỡn với bé quá lâu vì có thể khiến trẻ nấc cụt.
Thời gian khám bệnh Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế CityKhám Nhi trong giờ hành chính:
Phòng khám Nhi khám bệnh từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy. Sáng từ 7:00 – 12:00. Chiều từ 13:00 – 16:30.
Đặt lịch hẹn khám: (028) 6280 3333. Máy nhánh 0.
Khám Nhi ngoài giờ:
Phụ huynh vui lòng đưa bé đến Khoa Cấp cứu để bác sĩ khám.
Thời gian làm việc tại Khoa Cấp cứu: 24/7.
Điện thoại: (028) 6290 1155.
Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Cạnh siêu thị Aeon Mall Bình Tân).
ĐT: (028) 6280 3333. Máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.
Website: www.cih.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh
Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.
Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, 3 nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.
Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
Sử dụng núm vú giả Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.
Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinhNgoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:
Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.
Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.
Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.
Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.
Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm những điều sau:
1. Ợ hơi sau bú cho bé tốt: sau bú ẵm bé áp bụng vào người bạn, vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.
2. Khi bú bình chú ý không để bé nuốt hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi
3. Không cho ăn bú quá no, ăn bú nhiều bữa cách đều nhau để đạt cân nặng phù hợp theo tuổi là tốt nhất, không nên để bé quá cân
Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt?
1. Nấc cụt là gì?
Cơ hoành là một cơ lớn chạy ngang dưới đáy của khung xương sườn. Nó di chuyển lên xuống khi một người hít thở.
Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành. Các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này buộc không khí thoát ra thông qua dây thanh âm bị đóng lại, tạo nên âm thanh nấc cụt.
2. Nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấc cụt ở trẻ có xu hướng xảy ra mà không có lý do rõ ràng, nhưng việc cho ăn đôi khi có thể khiến cơ hoành bị co thắt. Hoặc đôi khi nấc cụt húng có thể xuất phát từ một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Một số nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh là:
Cho con bú quá no: Khi con bú quá no, dạ dày của con sẽ bị giãn ra. Tình trạng này có thể khiến cho cơ hoành bị đẩy lên cao, gây cơ hoành co thắt. Vì thế có thể gây nên nấc cụt.
Bú quá nhanh.
Nuốt quá nhiều khí vào bụng: Bé bú bình có thể khiến bé nuốt nhiều không khí hơn vì sữa trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ. Bé nuốt quá nhiều không khí cũng khiến dạ dày to và giãn ra. Việc cho bé bú bằng bình quá no có thể khiến trẻ dễ bị nấc cụt.
Dị ứng: Bé có thể dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Ngoài ra, bé bú mẹ cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản: Cơ vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Thức ăn được tiêu hóa một phần cộng thêm axit dạ dày, trào ngược lên vùng thực quản. Lúc này, chúng có thể gây kích thích và co thắt cơ hoành. Vì vậy gây nên nấc cụt.
3. Làm gì khi con bị nấc cụt
Nấc cụt thường không gây hại cho trẻ sơ sinh. Trong khi người lớn có thể thấy nấc cụt khó chịu, chúng có xu hướng ít gây sự khó chịu cho trẻ sơ sinh hơn.
Có khoảng nghỉ để ợ hơi
Hãy cho trẻ một khoảng nghỉ khi bú để trẻ ợ hơi, như vậy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt. Bởi vì sự ợ hơi có thể giúp loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày của trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo nếu trẻ bú bình, hãy cho trẻ ợ hơi sau mỗi 60 – 90 ml sữa. Nếu trẻ của bạn được bú sữa mẹ, bạn nên cho chúng ợ hơi sau khi chúng đổi vú.
Núm vú giả
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh không luôn luôn xuất phát từ nguyên nhân do trẻ bú. Khi em bé của bạn tự xuất hiện nấc cụt, có thể cho phép chúng thử ngậm núm vú giả. Vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành, do đó có thể giúp ngăn chặn các cơn nấc cụt.
Massage lưng cho bé
Xoa lưng nhẹ nhàng cho bé có thể giúp em bé thư giãn. Vì vậy có thể ngăn chặn các cơn co thắt cơ hoành gây ra nấc cụt.
Nấc cụt tự dừng lại
Tiếng nấc cụt của bé yêu sẽ tự dừng lại. Vì vậy, nêu nấc cụt không gây khó chịu cho em bé của bạn, bạn có thể chỉ cần chờ đợi cho đến khi nấc cụt tự hết.
Trong trường hợp, nếu bạn không can thiệp và tiếng nấc cụt không thể dừng lại, hãy báo cho bác sĩ của bạn về tình trạng này. Mặc dù hiếm, nhưng nấc cụt cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào đó.
4. Không nên làm gì khi con bị nấc cụt?
Một số hành động được cho là gây hại và hoàn toàn không cớ cơ sở khoa học khi con bạn bị nấc cụt. Bao gồm:
Làm cho con giật mình.
Kéo lưỡi hay xương của trẻ: Trẻ sơ sinh còn rất yếu nên bạn không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé.
Ấn vào nhãn cầu mắt.
Cho trẻ uống nước trong khi trẻ lộn ngược xuống.
Những hành động này không chỉ không có ích khi nấc cụt mà còn gây nguy hiểm hơn cho con của bạn.
5. Ngăn ngừa những cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Có một số cách để giúp ngăn ngừa các cơn nấc cụt cho em bé của bạn. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn việc con bạn bị nấc cụt, Hãy thử một số phương pháp sau để giúp ngăn ngừa nấc cụt:
Bạn không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Điều này có nghĩa là không chờ đợi cho đến khi em bé của bạn đói đến mức chúng bực bội và khóc trước khi bắt đầu bú.
Sau khi cho bé ăn, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn như nảy lên hoặc xuống hoặc chơi nhiều năng lượng.
Giữ em bé của bạn ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.
Bạn cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng
6. Khi nào nấc cụt là tình trạng đáng lo ngại?
Nấc cụt được coi là bình thường đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 12 tháng tuổi. Chúng cũng có thể xảy ra khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị nấc rất nhiều, đặc biệt là nếu chúng tỏ ra khó chịu hoặc kích động khi nấc, thì nên nói chuyện với bác sĩ của bé. Đây có thể là một dấu hiệu của các vấn đề y tế tiềm tàng khác. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nấc cục làm phiền giấc ngủ của con bạn.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân & Cách Chữa Nấc Cho Bé
Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Cơn nấc cụt vô hại, kéo dài không lâu, tuy chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng nếu không có mẹo trị nhanh, rất dễ làm bé thở dốc, nôn trớ.
Chữa nấc cục cho người lớn khá đơn giản, nhưng ở trẻ sơ sinh cần thận trọng hơn. Bố mẹ cần chú ý cẩn thận, tránh các động tác quá mạnh tay hoặc dùng các biện pháp không phù hợp như cho bé uống nhiều nước, bắt trẻ nín thở… Như vậy sẽ vô tình tổn hại sức khỏe bé
Nấc cụt là hiện tượng gì?Nấc cụt là hiện tượng với những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại. Nấc cục là do trong quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đóng lại bất chợt dẫn đến bị nấc cục.
Khi nào thì đáng lo ngại?
Nếu bé bị nấc quá lâu và nấc quá nhiều lần, cha mẹ đã áp dụng các biện pháp chữa nấc cho bé mà bé vẫn không hết nấc thì đây là triệu chứng nguy hiểm. Bạn cần đưa bé tới bác sỹ chuyên khoa để bé được khám và tư vấn một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.
Các nguyên nhân nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Giữ ấm cho trẻ không đúng cách, khiến trẻ bị trào ngược khí gây nấc cụt.
Trẻ uống sữa không đúng cách cũng có thể bị nấc. Khi uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại, không tiêu hóa, hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thông. Theo đó, chức năng dạ dày bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây nấc cụt.
Do trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.
Mẹ có thể thấy, đa phần trẻ sơ sinh bị nấc là do bú quá no, kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Chỉ mươi mười phút, cơ thể trẻ sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nếu sốt ruột, mẹ có thể tham khảo cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh được bật mí sau đây để giúp con dễ chịu hơn.
Những cách chữa bệnh nấc cụt ở trẻ sơ sinhCó những mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng ngay khi cơn nất vừa khởi phát để bé không rơi vào trạng thái khó chịu. Tuy nhiên mẹ cần nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.
Thay đổi tư thế cho con bú. Bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú có thể do mẹ cho con bú sai tư thế. Vì vậy, nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong, mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.
Vỗ nhẹ trên lưng bé, có thể vỗ ở vai, nhưng nhớ thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi, bé sẽ hết nấc.
Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đã đủ để ngăn chặn.
Nếu bé nhà bạn đang ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần làm sao nhãng các dây thần kinh và ngăn chặn tình trạng co thắt.
Thay núm vú bình sữa, bởi núm vú quá lớn có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.
Ngăn ngừa bé bị nấc cụt bằng cách nào?Nguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ cháu có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định.
Bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió. Các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
Cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ ko nóng gắt như Trường Sơn) vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé).
Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt Nhiều Vì Sao? Chia Sẻ 8 Mẹo Chữa Nấc Cụt Cho Trẻ Nhỏ Đơn Giản Hiệu Quả
Phần 1: Nấc cụt là gì? Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh 1.1 Khái niệm nấc cụt
Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Điều này có thể xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Kể cả các trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị nấc cụt. Thậm chí, các bé còn nấc cụt nhiều hơn.
1.2 Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị nấc cụt
Bé nấc cụt ngay sau khi bú bình: Rất nhiều bé có hiện tượng nấc liên tục sau bú. Lý giải cho điều này là bởi trong lúc bé bú, không khí trong bình sữa đã được nuốt cùng với sữa. Khi đạt đến mức quá cao nó gây nên kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo nên tiếng nấc.
Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc: Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.
Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc (GERD – Gastroesophageal reflux disease): Khi xuất hiện hiện tượng này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.
1.3 Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là bình thường và không đáng lo ngại
Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh,…
Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.
Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.
Phần 2: 8 cách đơn giản xử lý hiệu quả dứt điểm chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinhPhần lớn nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều vô hại và thường tự khắc khỏi. Chỉ một số ít các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và khóc quấy. Để giúp trẻ, mẹ có thể làm theo các cách sau:
2.1 Cho bé uống nước hoặc bú sữaTrong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. Đối với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.
2.2 Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé
Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ. Sau khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong ít giây đầu. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc.
Mặt khác, mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Nếu trẻ có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.
2.3 Vỗ nhẹ lưng cho béĐơn giản hơn, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
2.4 Cho trẻ ăn đườngĐường có vị ngọt sẽ đánh lừa được hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh khỏi cơn nấc cụt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên.
2.5 Dùng mật ong chữa nấc cụtMột vài giọt mật ong cũng có thể giúp trẻ qua được cơn nấc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với mật ong gây nên ngộ độc. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cách này cho trẻ lớn. Nếu cần dùng, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ mật ong cho trẻ để chữa nấc cụt.
2.6 Thay đổi tư thế bú của béNếu trẻ bị nấc nhiều sau mỗi lần bú bình, bạn có thể đổi tư thế bú cho trẻ để hạn chế bớt lượng không khí bé nuốt vào. Đồng thời, mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách to không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào nhiều hơn.
2.7 Giúp bé ợ hơi sau khi búSau khi bú no, trẻ có thể hạn chế hiện tượng đầy hơi do khí, nguyên nhân gây nên nấc cụt bằng cách ợ hơi. Mẹ hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào phần lưng trên của bé để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi ngay. Cách này cũng giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.
2.8 Dùng hạt cây hồiCách chữa này được áp dụng cho trẻ lớn. Theo đó, bạn dùng một chén nước sôi và cho vào đó ít hạt hồi. Đợi khoảng 15 phút khi nước nguội hãy mang cho trẻ uống.
Phần 3: Hỏi đáp tư vấn về tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh và biện pháp khắc phục điều trị 3.1 Trẻ sơ sinh bị nấc, phải làm sao?Hỏi: Tôi có con gái 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hoặc sau khi tắm, cháu thường bị nấc. Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào cho cháu khỏi nấc. (Thao Nhi – TPHCM)
Trả lời của bác sỹ nhi khoa:
Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.
3.2 Làm gì khi trẻ bị nấc cục nhiều?Hỏi: Bé nhà tôi được 17 tháng. Mỗi lần ăn xong hoặc cười đùa cháu rất hay bị nấc. Xin hỏi bác sĩ, nấc nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không và làm thế nào để hạn chế nấc? (Minh Hiền, Hà Nội)
Trả lời của bác sĩ:
Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.
Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ, vì thế bạn không cần phải lo lắng khi con mình hay bị nấc, nhất là khi ăn .
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc, bạn cũng không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả. Khi trẻ bị nấc, bạn có thể làm theo một số mẹo như: Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước. Nếu trẻ lớn, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối…Trong trường hợp trẻ bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân để được can thiệp sớm.
Hỏi: Bé gái 2 tháng tuổi, từ khi sinh ra đã hay bị nấc và nấc rất lâu. Mỗi lần bé thường nấc khoảng từ 7 tới hơn chục phút, có lần tới 20 phút, ngày nấc 3 – 4 lần.
Xin bác sĩ cho hỏi có cách nào chữa được nấc cho bé không? (Phan Nhung – Hà Nội)
Trả lời của bác sĩ:
Nấc cụt ở bé thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn vì quá nhiều hơi hoặc thức ăn. Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn – bú đúng giờ trước khi bé quá đói và không nên để quá no.
Bé bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí. Nếu cho bé bú bình, các bà mẹ nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa.
Ngoài ra, nấc cụt ở bé còn có thể do trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.
Nấc cụt là hiện tượng hết sức bình thường và hay xảy ra đối với bé sơ sinh, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi.
Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hơi hoặc để cho bé ngậm, mút một cái gì đó.
Hỏi: Chào bác sĩ! Bé nhà em thường xuyên bị nấc cụt từ 1 tháng tuổi đến nay (hiện bé đã được 3 tháng 3 ngày tuổi).
Lúc bé 1 và 2 tháng tuổi thì khi bé bú xong em đã cho bé ợ hơi rồi mới đặt bé nằm xuống, nhưng bé nằm xuống và vận động tay chân thì bị trào ngược sữa và bé bị nấc cụt. Từ khi bé bắt đầu có nước bọt bé hay bị nấc cụt là lúc em để bé nằm rồi trò chuyện với bé, bé cười hoặc ê a khoảng tí là bé nấc cụt ngay (không biết có phải do nước bọt nhiều quá bé nuốt không kịp làm cho bé nấc cụt không, vì dạo này miệng bé tiết rất ra nhiều nước bọt), 1 ngày bé bị nấc cụt khoảng 3 đến 4 lần, mỗi khi bé bị nấc cụt thì em cho bé uống nước, có lúc thì bé uống nước tí là hết nấc cụt nhưng có khi bé uống nước rât nhiều nhưng vẫn không hết nấc cụt em phải pha sữa cho bé bú thì mới hết.
Em đã thử kê gối cho đầu bé cao hơn mình bé lúc nằm để khắc phục tình trạng này nhưng vẫn không có kết quả (hiện em cho bé nằm loại gối vỏ đậu).
Xin hỏi bác sĩ bé bị nấc cụt nhiều vậy có bị bệnh gì không và làm sao để khắc phục được tình trạng này. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Trả lời của bác sĩ:
Nấc cục là phản xạ của bé dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Nếu làm cho bé hít vô lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại sẽ giúp bé hết nấc cục (cho uống nước, bú, chọc cho bé cười). Phản xạ này sẽ hết khi bé lớn hơn.
4.1 Chia sẻ của mẹ bé SocolaMẹ bé Socola lo lắng khi con hay bị nấc: Bé nhà em được 2 tháng 1 tuần tuổi. Từ khi bé trong bụng mẹ bé đã nấc cụt liên tục, hầu như ngày nào cũng nấc, em mỗi ngày canh bé nấc chứ ko cần canh bé đạp. Lúc bé sinh ra thì cũng bị nấc luôn. Mặc dù em có đọc trên web nói bé sơ sinh bé nào cũng dễ nấc cụt, nhưng bé nhà em nấc cụt hơi bị nhiều, cụ thể như sau:
Bé thức dậy nằm chơi một lúc là tự nhiên nấc;
Bé kêu nằm chơi đồ chơi, kêu ii, ee rất vui vẻ, kêu phấn khích quá là….nấc;
Bé đang nằm chuẩn bị tè là nấc hoặc đôi khi tè ướt đít nấc;
Thi thoảng đang bế bé tự nhiên kêu to vui vẻ, phấn khích cũng nấc;
Tắm xong chưa kịp mặc quần áo thì nấc (cái này em nghĩ nấc do lạnh).
Em mua xe đẩy về cho bé nằm bên trong cho cao đầu lên nhưng bé cũng nấc. Một ngày bé nấc phải 5,6 lần.
Mỗi khi bé nấc, em cho bé bú mẹ, bú chút xíu là sẽ hết nấc. Bé nhà em khá ngoan, rất chịu khó nằm chơi, nằm tự nói chuyện i i đáng yêu lắm, nhưng nằm tí lại nấc như em nói trên. Mà khi nấc bé rất biết hợp tác với mẹ, hễ nấc là dù đã bú no cũng chịu khó bú tiếp để khỏi nấc.
Vấn đề đáng lo ngại là hết tháng 9 em sẽ đi làm lại, lúc đó chẳng có “ti mẹ” ở nhà để chữa nấc cho bé (em cũng đang tập cho bé bú bình nhưng bé ko thích lắm nên ko dùng bình sữa chữa nấc được), bé nhà em ko chữa nấc bằng cách cho khóc được, vì bé chỉ khóc tí xíu là nín thôi nên ko đủ “đô” để hết nấc. Với lại với tần suất nấc nhiều như thế, cho bé khóc hoài cũng tội.
4.2 Chia sẻ của mẹ Ngọc DungNguyên nhân gây nấc là sự thay đổi nhiệt độ hoặc luồng không khí đột ngột. Do đó, mẹ cháu có thể tránh bằng cách giữ nhiệt độ, không khí trong phòng được ổn định. Ví dụ:
Bé thức dậy thì choàng thêm chiếc khăn xô vào cổ cho bé để không bị gió, các cửa sổ cửa chính khép lại hoặc để hướng gió sang hướng khác để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
Cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được, hoặc bôi chút dầu gió (dầu Phật Linh sẽ ko nóng gắt như Trường Sơn) vào cổ tay, gáy, 2 dái tai bé)
Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé, ị tè thì thay ngay để tránh bị lạnh dẫn đến nấc, ho…
4.3 Chia sẻ của mẹ bé Chi ChiBé nhà mình cũng bị nấc từ trong bụng mẹ, ra ngoài mới thấy khổ, mình phải để ý con suốt ngày chả rời đi đâu được. Bé nấc thì không ngừng, mỗi tiếng hức hức như người lớn, cào cấu cho bé khóc mà đôi khi không khóc nổi nữa. Mỗi lần nấc là cả nhà như chữa cháy, nào nước, nào mật ong đủ cả mà không ăn thua. Mình chỉ biết là bị co thắt cơ hoành còn chữa thế nào thì cũng chưa biết ở đâu chữa cả. Có trường hợp nhưng là người lớn nấc liên tục thì đến bệnh viện châm cứu vào huyệt nào đó thì hết nấc nhưng con nhà mình bé quá mình chưa muốn dùng phương pháp này.
4.4 Chia sẻ của mẹ bé NhímBé nhà mình ăn xong cũng thi thoảng bị nấc, bạn có thể chữa bằng 1 số cách:
1. Cho bé bú (cách này là nhanh nhất) 2. Búng vào gót chân bé để bé khóc (cách này Nhím nhà mình vô tác dụng, với cả mình cũng chả dám búng mạnh) 3. Ghì bé thật chặt vào lòng để bé khóc Thường thì mình hay cho bú, nếu không chịu bú mà bị mẹ ép quá Nhím sẽ la oai oái, kêu 1 lúc là hết.
Đừng để bé nấc, bé sẽ bị mệt.
4.5 Mẹo chữa nấc theo dân gian của mẹ Phạm Hải Bình 4.6 Mẹo hay chữa nấc cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi của một bà mẹ giấu tênTrẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết.
Để chữa nấc cho trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.
Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.
Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.
Cuối cùng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Để Trẻ Hết Nấc Cụt?
Chào bác sĩ, em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn về vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc. Bé nhà em thường xuyên bị nấc cụt từ 1 tháng tuổi cho đến nay (hiện bé nhà em đã được 3 tháng 3 ngày tuổi).
Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị nấcBởi sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, khiến cho khí hít vào bị ngưng lại đột ngột, thanh môn của bé bất ngờ đóng kín lại. Nấc cụt thường kéo dài vài phút, xảy ra vài lần trong 1 ngày. Hay có thể hiểu, nấc cụt là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai nhằm chuẩn bị vận hành những cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi bé chào đời.
Ngay cả đối với những trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều bị nấc và bị vào bất cứ lúc nào, đặc biệt là sau khi sinh. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 tuổi. Nấc thường xảy với trẻ trong những trường hợp sau: sau khi ăn, sau khi thay đổi tư thế, khi bị nóng hoặc lạnh…. Nếu trẻ em bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần khoảng 3 phút là bình thường không cần đi khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc?Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhưng nấc quá lâu bé sẽ bị mệt, thở dốc và nôn trớ. Các mẹ hãy tham khảo những phương pháp sau để giúp con yêu không khó chịu với những cơn nấc cụt.
– Làm con phân tâm: Cũng giống như người lớn, trò chơi và đồ chơi có thể giúp con phân tâm và tạm thời quên đi những cơn nấc cụt. Mẹ hãy chơi ú òa, cho con cầm đồ xúc xắc hay ngậm thứ gì đó. – Mát-xa lưng: Xoa bóp nhẹ nhàng lưng sẽ giúp các cơ, gân của con được thả lỏng, nhờ vậy mà cơ hoành cũng được thư giãn. Mát-xa kéo dài vài phút, theo hướng thẳng đứng và từ dưới lên trên vai sẽ hiệu quả nhất khi bé ngồi thẳng. – Cho bé ăn đường: Mẹ có thể đặt một ít đường lên lưỡi bé cho bé ngậm một vài phút. Vị ngọt của đường có tác dụng đưa cơ hoành về trạng thái bình thường và trẻ sẽ làm hết nấc. – Thay đổi tư thế cho con bú: Đôi khi bé nuốt nhiều không khí trong khi bú, dẫn tới hiện tượng nấc cụt. Chính vì vậy mẹ cần thay đổi tư thế trong khi con bú để hạn chế lượng không khí chiếm chỗ trong dạ dày của bé. Ngoài ra, nếu trẻ bị nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày, cho bé bú với tư thế ngồi thẳng đứng.
Lưu ý : Còn nếu trẻ sơ sinh bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa đến bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nấc Cụt Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!