Bạn đang xem bài viết Nghệ Nhân Nguyễn Khang Một Đời Thổi Hồn Vào Sáo Trúc được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Thethaovanhoa.vn) – Với tiếng sáo điêu luyện của mình, nghệ nhân sáo trúc Nguyễn Khang từ lâu đã góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa của dân tộc, truyền cho thế hệ trẻ niềm đam mê bất tận với những giá trị âm nhạc truyền thống.
Niềm đam mê vô tận dành cho sáo trúc
Lần đầu tiên gặp nghệ nhân Nguyễn Khang, tôi đã bị cuốn hút bởi tiếng sáo trúc da diết trầm lắng như muốn khơi sâu tận cõi lòng với biết bao kỉ niệm thời ấu thơ. Không chỉ là người say mê làm sáo, thổi sáo, ông còn là người thầy dạy cho rất nhiều thế hệ học trò biết thổi sáo của dân tộc mình. Sáo trúc có lẽ là loại nhạc cụ lâu đời nhất trong các loại nhạc cụ dân gian Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên tại Xã Xuân Sơn, Đô Lương, Nghệ An, nơi đây thi thoảng vang lên những âm thanh khi trầm, khi bổng, đó là những lúc ông thả hồn vào cây sáo, tiếng sáo vang lên như ru trẻ trong những giấc ngủ trưa, sáo theo trẻ ra đồng réo rắt trên lưng trâu, cho tới khi chiều tà.
Hàng ngày gắn bó với những cây sáo trúc như một thú vui không thể thiếu, đó là sự nghiệp mà nghệ nhân Nguyễn Khang đã đeo đuổi suốt cuộc đời từ khi còn là một cậu bé chăn trâu cắt cỏ ngoài đồng, từ cảm nhận thơ ngây của trẻ thơ đã đưa ông đến với nghiệp làm sáo. Ông đắm mình trong từng làn điệu vút lên từ ống sáo. Yêu thích thứ âm nhạc diệu kỳ đó, ông không ngừng học hỏi để rồi với bàn tay khéo léo, sáng tạo, ông đã làm ra những cây sáo, biến ước mơ thành hiện thực.
Năm 1973, ông tham gia kháng chiến tại sư đoàn 324, chiến đấu ở chiến trường miền nam, phục vụ văn hóa văn nghệ cho sư đoàn. Những lúc rảnh rỗi, ông đem sáo ra tập và thổi cho đồng đội nghe. Ông tự tìm tòi học, từ gam, nốt nhạc đến vật liệu và cách thức làm sáo. Nghệ nhân Nguyễn Khang không đi theo con đường học sáo theo trường lớp chuyên nghiệp, những kiến thức ông có được là tự ông tìm đọc sách vở.
Đến năm 1977 đất nước hoàn toàn giải phóng Bắc Nam một nhà, toàn dân đứng lên xây dựng đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, ông trở về quê lao động sản xuất, làm kinh tế. Niềm đam mê với sáo trúc dường như đã làm ông quên đi những vất vả khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nào cũng vậy, trong đầu ông lúc nào cũng nghĩ đến việc nghiên cứu và chế tạo cho ra bằng được cây sáo trúc ưng ý. Ông đi khắp các khu rừng miền trung tìm nguyên liệu làm sáo, bằng tài năng thiên bẩm, chỉ cần nhìn qua là ông đã có thể xác định được cây trúc đó có tạo ra được âm thanh dịu dàng bay bổng theo đúng tiêu chuẩn hay không. Bởi theo ông để cây sáo có âm thanh tốt trước tiên phải chọn được nguyên liệu, chất liệu và vóc dáng phù hợp.
Thời đó, nhân dân còn đói khổ ít ai có thú vui với sáo trúc bởi như nhà văn Nam Cao đã từng nói: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”.
Nghề làm sáo lúc bấy giờ không thể giúp ông trang trải cuộc sống cho cả gia đình, nhưng không vì điều đó mà ông bỏ đi niềm đam mê của mình với cây sáo. Ông đi bán kem để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình nhưng vẫn không quên treo bó sáo trên xe để bán kèm, lúc rảnh lại đem ra thổi cho đời cho mình.
5 năm bán kem ròng rã, khi tích góp được chút vốn, ông cùng vợ mở quán ăn ở thị trấn. Cuộc sống bận rộn nhưng ngày nào ông cũng dành thời gian để làm sáo và thổi sáo, dù không mấy ai mua nhưng vì đam mê ông vẫn say sưa tìm tòi và nghiên cứu.
Khi cuộc sống dần ổn định, ông nghỉ tiệm cơm để tập trung toàn bộ tâm lực và trí lực theo đuổi đến tận cùng của đam mê dù tuổi đã gần 50. Đến tận bây giờ nhiệt huyết đó vẫn không hề bị mất đi, ông vẫn học tập, nghiên cứu để làm ra những cây sáo trúc đạt chuẩn theo yêu cầu về âm thanh.
Tiếng sáo Việt Nam khơi lên từ đâu không ai biết, người nào thổi ta cũng không hay, có thể là một chàng nông dân, dưới bóng mát gốc cây hay một chú mục đồng trên mình trâu đang thả điệu véo von theo từng mây lơ lửng. Cho đến bây giờ, khi đã bước sang tuổi 61, đã có rất nhiều người biết đến biệt tài làm sáo với thâm niên quá nửa cuộc đời, cuộc sống ngày càng phát triển cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần.
Những văn hóa thuộc về truyền thống ngày được con người đón nhận bằng một niềm tự hào dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của đất nước từ ngàn đời xưa đặc biệt là thế hệ trẻ. Mọi người tìm đến ông với mong muốn được sở hữu một cây sao trúc ngày một nhiều, hơn nữa họ muốn được học, được nghe ông thổi. Mỗi ngày vài ba cây sáo, đó là niềm vui của ông, cây nào cũng khiến ông hài lòng bởi chất lượng của âm thanh luôn đạt chuẩn.
Nhiều người đam mê sẵn sàng trả giá cả triệu đồng cho mỗi cây sáo do chính tay ông. Một đời dành trọn niềm đam mê, tâm huyết với sáo trúc, ông còn truyền lại cho đời sau – những người trẻ tuổi có thêm kiến thức về sáo trúc. Nhiều người ở xa không đến học được đã “thụ giáo” ông qua điện thoại. Như chị Nguyễn Minh Hòa (Hà Nội) vì quá yêu thích thổi sáo nên đã tìm đến ông để mua sáo, đồng thời cũng nhờ ông hướng dẫn thêm trong quá trình tập. Tình yêu với cây sáo trúc của ông lan tỏa sang thế hệ trẻ với mục đích gìn giữ những nhạc cụ của dân tộc.
Tiếng sáo sẽ sống mãi trong tâm hồn người Việt theo những thế hệ, không chỉ dừng lại ở đây, cây sáo Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa theo thời gian và không gian, vươn ra thế giới để khẳng định một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếng sáo vang lên làm ta đã thấy nhớ nhà, nhớ người thân yêu, nhớ bờ tre đầu ngõ, nhớ bụi chuối sau vườn, nhớ những kỉ niệm mến thương, nhớ hồi đầm ấm tươi vui cũng như ngày khổ đau, nước mắt.
Tiếng sáo gợi dậy thời thơ ấu, tiếng sáo vẽ nên những đêm trăng, tiếng sáo gọi hồn những mối tình dang dở, tiếng sáo làm ta gắn bó với quê hương, tiếng sáo của những buổi trưa hè vẳng lên từ khoảng đồng lộng gió, nghe sao vẫn véo von gợi buồn man mác mơ hồ.
Hơn nửa đời người cần mẫn thổi hồn vào sáo trúc, nghệ nhân Nguyễn Khang đã cho ra đời hàng ngàn cây cùng biết bao thế hệ học trò. Nhưng điều làm ông hạnh phúc nhất đó chính là những cây sáo của ông ngày một phổ biến và được rất nhiều người dân Việt Nam cũng như bạn bè thế giới đón nhận.
Mặc dù đã ngoài 60, nghệ nhân Nguyễn Khang vẫn không ngừng sáng tạo và miệt mài cho từng cây sáo trúc. Với bàn tay tài hoa của mình, ông mong muốn giới trẻ Việt Nam sẽ đem tiếng sáo Việt vươn xa hơn nữa, xứng tầm thế giới.
Chương 217: Thổi Sáo Trong Rừng Trúc
– Không đi!
Độc Cô Niệm từ chối rất dứt khoát.
Phương Lâm bĩu môi, không nói lời nào, tiến lên một tay nắm lấy Độc Cô Niệm xách lên. Sau đó, dưới biểu tình mất tự nhiên của Độc Cô Niệm, chắn chạy về phía Thúy Trúc lâm.
Dọc đường đi có rất nhiều đệ tử Đan tông đều nhìn Phương Lâm và Độc Cô Niệm với ánh mắt cổ quái. Nhất là Độc Cô Niệm. Nàng bị Phương Lâm một đường xách lên như vậy, có thể nói là mặt mũi lại ném về đến nhà.
Đến Thúy Trúc lâm, Phương Lâm mới thả Độc Cô Niệm xuống. Nàng lập tức quay về phía Phương Lâm nhe răng trợn mắt, phát tiết sự bất mãn và phẫn nộ của mình.
Phương Lâm xoa xoa đầu của nàng, cười nói:
– Đây không phải là ngươi sắp về nhà sao? Làm lão sư, ta tất nhiên giúp ngươi thực tiễn.
Độc Cô Niệm nghe vậy, cái miệng nhỏ nhắn mím lại. Nàng trở nên rầu rĩ không vui.
Hai người một trước một sau, đi ở trong rừng trúc. Không một ai nói lời nào, chỉ là đơn giản đi về phía trước như vậy. Bên tai truyền đến âm thanh lá trúc xào xạc.
Vào thời điểm này, không có bao nhiêu người sẽ đến Thúy Trúc lâm. Cho nên cả một mảnh rừng trúc lớn như vậy, có vẻ đặc biệt yên tĩnh và an bình.
– Mau nhìn kìa, con khỉ nhỏ.
Phương Lâm bỗng nhiên chỉ vào phía trước, vui mừng bất ngờ nói.
Độc Cô Niệm thoáng ngẩn người ra. Sau đó nàng phục hồi lại tinh thần, đã nhìn thấy Phương Lâm chạy theo con khỉ vào trong con đường nhỏ.
Độc Cô Niệm giậm chân, cũng vội vàng đi theo.
Con khỉ nhỏ này hình như thường xuyên nhìn thấy người, cũng không sợ người lạ. Trong tay nó cầm mấy cái lá trúc, đôi mắt to chớp chớp nhìn Phương Lâm và Độc Cô Niệm.
Trên mặt Phương Lâm đầy vẻ yêu thích. Hắn vốn thích những động vật nhỏ. Bình thường khi nhìn thấy những con thú nhỏ, hắn đều sẽ không đi nổi.
Độc Cô Niệm có chuyện trong lòng, lại không cảm thấy con khỉ nhỏ trước mắt này có gì đáng yêu.
Phương Lâm thấy Độc Cô Niệm vẫn rầu rĩ không vui, lập tức đưa tay ra xoa xoa lông cho con khỉ nhỏ này.
Con khỉ nhỏ cũng không né tránh, để mặc cho Phương Lâm xoa ở trên đầu nó.
– Ngươi cũng tới sờ nó đi.
Phương Lâm nói với Độc Cô Niệm.
Độc Cô Niệm vốn muốn cự tuyệt, nhưng vẫn đưa tay đi sờ một cái.
Khẹc khẹc!
Không biết tại sao con khỉ nhỏ này hoàn toàn không sợ Phương Lâm, nhưng lại hết sức sợ hãi Độc Cô Niệm. Thoáng cái nó đã chạy mất dạng.
Độc Cô Niệm tức giận đến mức hừ một tiếng. Phương Lâm cũng chỉ có thể lúng túng mỉm cười.
Hai người lại đi không mục đích ở bên trong rừng trúc. Chỉ có điều lần này là hai người đi song song, không giống như lúc trước Phương Lâm đi ở phía trước, Độc Cô Niệm đi theo ở phía sau.
Đi một hồi, Độc Cô Niệm lại không muốn đi nữa. Phương Lâm cùng nàng tìm một chỗ ngồi xuống.
Hai người ngồi đối diện nhau. Độc Cô Niệm chống cằm, bộ dạng tâm sự nặng nề. Phương Lâm nhặt một đoạn trúc cầm ở trong tay cẩn thận quan sát.
Độc Cô Niệm liếc mắt thoáng nhìn Phương Lâm. Khi thấy Phương Lâm tự nhiên cầm một đoạn trúc chơi đến mức say sưa như vậy, trong lòng nàng không biết tại sao lại cảm thấy tức giận.
– Ngươi biết thổi sáo không?
Phương Lâm đột nhiên hỏi.
Độc Cô Niệm tức giận nói:
– Ta không biết!
Phương Lâm cười đắc ý:
– Ta biết!
Nói xong, hắn lại nhanh chóng chỉnh đoạn trúc trong tay thành một cây sáo đơn giản, thử thổi một cái, có thể phát ra âm thanh du dương thanh thúy.
– Cho ngươi thấy lão sư đa tài đa nghệ thế nào.
Phương Lâm cầm cây sáo được chế tạo đơn giản này ở trong tay qua một vòng, sau đó lại bắt đầu thổi.
Trên mặt Độc Cô Niệm lộ vẻ xem thường.
Còn nói đa tài đa nghệ. Nàng cùng Phương Lâm sớm chiều ở chung lâu như vậy, cũng chưa từng thấy qua hắn thổi sáo bao giờ.
Hơn nữa theo Độc Cô Niệm thấy, Phương Lâm là một kỳ tài đan đạo, chắc hẳn phải đặt rất nhiều tinh lực và thời gian ở trên phương diện đan đạo, làm sao có thời gian đi nghiên cứu âm luật?
Chỉ có điều khi Phương Lâm thật sự thổi cây sáo trong tay, đồng thời tiếng sáo đặc biệt dễ nghe êm tai, Độc Cô Niệm thoáng cái lại choáng váng.
Người này lại còn thật sự hiểu âm luật sao?
Cũng khó trách được Độc Cô Niệm sẽ giật mình như vậy. Thật ra bản thân nàng cũng hiểu âm luật, đánh đàn cầm rất hay. Nàng biết rõ âm luật này cần phải tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu.
Nhưng cho tới bây giờ, nàng chưa từng thấy Phương Lâm thổi sáo. Lẽ nào người này từ khi còn ở trong bụng mẹ, đã lại bắt đầu tiếp xúc với mấy thứ này sao?
Tiếng sáo du dương.
Phương Lâm thổi, chính là một khúc nhạc do một vị sư muội ở Đan Thánh cung năm đó dành cho hắn. Nhịp điệu uyển chuyển du dương, mang theo sức sống cùng sinh động, khiến cho người nghe cảm thấy trong lòng khoan khoái.
Độc Cô Niệm lẳng lặng lắng nghe, cũng lặng lẽ nhìn Phương Lâm. Nàng cảm thấy, khi Phương Lâm thổi sáo, đặc biệt có sức hấp dẫn, khiến cho người ta nhìn không chớp mắt.
Giống như bị tiếng sáo ảnh hưởng, tâm tình của Độc Cô Niệm cũng tốt hơn. Trên mặt nàng dần dần hiện lên một nụ cười rạng rỡ.
Độc Cô Niệm không thể không thừa nhận, chiêu thức thổi sáo của Phương Lâm vô cùng đẹp, không có bất kỳ sai sót nhỏ nhặt nào. Thậm chí có thể dùng từ hoàn mỹ không tỳ vết để hình dung.
Nhưng không biết sao, Độc Cô Niệm mơ hồ nghe được trong tiếng sáo hình như mang theo tâm tình nào đó. Giờ phút này, tâm tình đó hoàn toàn tương tự với tâm cảnh của Độc Cô Niệm.
Độc Cô Niệm nghe một hồi, trước mắt có phần mơ hồ, hơi nước làm ướt vành mắt của nàng.
Thổi xong một khúc nhạc, Phương Lâm buông cây sáo trúc xuống, nhìn Độc Cô Niệm, cười nói:
– Thế nào lại khóc rồi? Thổi khó nghe đến như vậy sao?
Độc Cô Niệm dụi dụi con mắt:
– Ở đây gió quá lớn, có hạt cát rơi vào mắt.
Phương Lâm mỉm cười. Hắn suy nghĩ một lát, khắc tên mình ở trên cây sáo trúc.
– Nếu ngươi sắp về nhà, chúng ta coi như là sư đồ một hồi. Cây sáo này ta lại đưa cho ngươi, mang về giữ làm kỷ niệm.
Phương Lâm nói.
Độc Cô Niệm tiếp nhận cây sáo trúc này. Khi thấy trên cây sáo trúc có khắc hai chữ Phương Lâm, trong lòng nàng cảm thấy ấm áp, không khỏi nở nụ cười.
– Lễ vật này của ngươi cũng quá nghèo nàn đi? Còn đòi làm sư phụ.
Độc Cô Niệm cười nhạo nói.
Phương Lâm có phần xấu hổ, sờ sờ mũi:
– Cái này, ngươi cũng biết sư phụ là một người nghèo. Hơn nữa ngươi đường đường chính là hòn ngọc quý trên tay Độc Cô gia, cũng không thiếu thứ tốt gì. Tặng quà chỉ là một phần tâm ý, lễ nhẹ tình ý nặng không phải sao?
Độc Cô Niệm xì một tiếng. Chỉ có điều nàng vẫn nắm chặt cây sáo trúc này ở trong tay.
Hai người gần như không nói gì, lại rơi vào trong sự im lặng lúng túng.
– Còn có hơn hai tháng nữa, ta sẽ đi tới hang động vô tận dưới lòng đất.
Phương Lâm mở miệng nói.
Độc Cô Niệm thoáng ngẩn người ra. Ngay lập tức, đôi mi thanh tú của nàng nhíu lại:
– Hang động vô tận dưới lòng đất, một trong ba tử địa lớn của Càn quốc sao? Vì sao ngươi muốn đi tới đó?
Phương Lâm than thở:
– Không phải ta muốn đi. Mà là tông môn an bài, ta không thể không đi.
Độc Cô Niệm nhất thời cũng cảm thấy tức giận:
– Dựa vào cái gì chứ? Tử Hà tông các ngươi nhiều người như vậy, vì sao còn muốn để cho ngươi đi? Nếu chẳng may xảy ra chuyện thì phải làm sao bây giờ?
Phương Lâm lắc đầu nói:
– Không có việc gì, không có nguy hiểm gì đâu. Hơn nữa tên Cổ Hàn Sơn kia cũng muốn đi. Ta đã chờ thật lâu, mới đợi được một cơ hội hung hăng trừng trị hắn. Ta tất nhiên không thể bỏ qua.
Nghe hắn nói như vậy, Độc Cô Niệm cũng không kêu la nữa. Chỉ có điều nàng vẫn căn dặn Phương Lâm phải thật cẩn thận.
Hai người ở trong rừng trúc ngồi hồi lâu, cũng hàn huyên rất lâu. Mãi đến khi mặt trời lặn ở phía tây, hai người ngắm nhìn cảnh nắng chiều chiếu xuống trong rừng trúc đẹp vô cùng. Sau đó bọn họ mới rời đi.
Suốt đêm không nói chuyện.
Ngày hôm sau, Phương Lâm đi ra khỏi sân, thoáng cái đã ngẩn người ra. Nhưng ngay lập tức, hắn lại lộ ra một nụ cười gượng.
Độc Cô Niệm đã rời đi. Nàng lặng lẽ không một tiếng động, rời đi không nói cho Phương Lâm biết.
Chỉ có điều, trên bàn đá ở trong sân lưu lại một lá thư.
Cách Thổi Sáo Trúc Ngang 6 Lỗ Cơ Bản Chi Tiết
Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.
Loại sáo thường được học là sáo ngang. Gọi sáo ngang để phân biệt với tiêu thổi dọc. Sáo trúc thuộc bộ hơi.
1 lỗ thổi hơi tạo âm thành nằm ở trên đầu sáo. 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm. Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.
Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm. Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.
Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanh theo nguyên tắc: Bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống. Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn.
Người ta kể: Cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơi thấy một con ong đục thủng một lỗ trên giông trúc. Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai. Sơn nhân bèn nảy ra ý định chế tạo cây sáo. Vì thế mà tiêu sáo làm say đắm lòng người.
Sáo ngang được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, song tấu, đệm cho hát chèo, đệm ngâm thơ, ca Huế, cải lương… Nó cũng có thể vừa hòa tấu với những dàn nhạc mới.
Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8. Có nghĩa có thể thổi nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và thêm một số âm cao nữa.
Sáo Đô, sáo Sol cao tiếng lanh lảnh, reo vui, réo rắt. Sáo có màu sắc cao dễ giả làm tiếng chim kêu, tiếng gà gáy…
Sáo La, Sáo Sol tiếng lại êm như nhung, mềm như lụa.
Loại nhạc cụ này có thể diễn tấu được những câu nhạc chậm rãi, buồn lả lướt nhưng cũng có thể diễn tả được những đoạn nhanh, ríu rít. Như vậy, sáo trúc có thể diễn tả được các cung bậc cảm xúc phấn khởi, vui tươi, yêu đời, buồn đau, bi thương, tang tóc, tiếc nuối…
Hướng dẫn cách thổi sáo ngang 6 lỗ cơ bản
Chọn sáo phù hợp
Âm thanh của sáo rất quan trọng nên khi mua sáo cần phải thử âm thanh. Nếu âm thanh của sáo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Khi chọn sáo bạn cần so sánh chiều dài, hình dáng và độ dày của sáo. Tham khảo sự tư vấn của người có kinh nghiệm.
Giá của sáo đa dạng từ vài chục đến vài triệu. Tuy nhiên mới học chỉ nên chọn sáo giá rẻ tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên chọn một cây sáp quá rẻ bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, tuổi thọ của sáo.
Nghe, xem video thổi sáo thường xuyên
Cách thổi sáo
Bạn nên thường xuyên lên mạng nghe các clip thổi sáo trên youtube để xem cách thổi và tìm ra những cái hay của từng người thổi sáo để rút ra kinh nghiệm cho mình điều này sẽ giúp bạn cảm âm một cách dễ dàng và tạo ra sự thích thú, kiên trì hơn khi học.
Tư thế cầm sáo
Nếu cầm sáo không đúng tư thế thì âm thanh phát ra không chính xác hoặc không ra âm.
Cách cầm sáo đúng:
Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo.
Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo. Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo.
Sáo gồm 7 nốt: Đồ – C, Rê – D, Mi – E, Pha – Fa, Sol – G, La – A, Si – B. Các nốt được bấm như hình sau, trong đó lỗ đen là bịt kín còn lỗ trắng là mở ngón tay ra.
Lúc mới tập thổi thì bạn cần thổi từ từ, khi không bị vấp mới tăng tốc độ lên. Sau đó, bạn mới nên tập thổi một đoạn nhạc đơn giản rồi đến những đoạn khó hơn.
Thực hành với bài đơn giản Đàn gà con lông vàng
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Cách lấy hơi và thổi ra âm thanh
Vấn đề thường gặp phải của những người mới học thổi sáo là không ra âm thanh. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi và tư thế cầm sáo sai nên không ra tiếng.
Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:
Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.
Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới. Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.
Mím môi và thổi.
Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn.
Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao. Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.
Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén. Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao. Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại. Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh.
Tập thổi các nốt trên sáo trúc cơ bản
Luyện tập thổi những nốt cơ bản để ngón tay linh hoạt hơn.
Tập chạy những gam chính hoặc tập thổi những bài dễ như thần thoại, đồng thoại…
Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo
Những kỹ thuật cơ bản khi tập thổi sáo là rung hơi, đánh lưỡi đơn và luyến láy. Rung hơi chính là kỹ thuật quan trọng nhưng rất nhiều người luyện tập lại không đúng cách.
Làm cách nào để thổi được sáo nhanh nhất?
Để có thể tập thổi sáo được một cách nhanh nhất thì bạn cần:
Nhớ cách bấm nốt trên sáo, luyện tập thành thạo, rồi tập 1 đoạn ngắn đơn giản, sau mới tập đoạn dài, phức tạp hơn.
Luyện tập thổi đều đặn, thường xuyên mỗi ngày. Hãy luyện 20 – 30 phút mỗi ngày.
Kết hợp với việc nghe thổi sáo trên mạng thường xuyên để cảm âm tốt hơn.
Khi thổi sáo ngồi hoặc đứng thì mình phải thẳng.
Đàn Ukulele là gì? Cách chỉnh dây đàn Ukulele chi tiết nhất Những bài hát có hợp âm đơn giản nhất Shuffle dance là gì? Hướng dẫn nhảy shuffle dance cho người mới tập
Seri Hướng Dẫn Tự Học Thổi Sáo: Các Kỹ Thuật Thổi Sáo
Các kỹ thuật thổi sáo trúc, các kỹ thuật dùng trong tiêu sáo rất cần thiết để làm cho bản sáo hay hơn, hoa mỹ hơn. Và bài viết này là bài viết cuối cùng trong seri hướng dẫn tự học thổi sáo.
Các bài viết trước:
Các kỹ thuật được dùng trong sáo trúc (tiêu và sáo).
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Lấy hơi :
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Vuốt hơi và vuốt ngón và kỹ thuật hốt:
Là kỹ thuật dùng hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống (vuốt hơi), ngoài ra, các bạn có thể dùng ngón tay để vuốt trên lỗ bấm sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt (vuốt ngón). Và các bạn cũng nên kết hợp cả 2 phương pháp trên.
Hốt là kỹ thuật chạy ngón liên tiếp và nhanh từ các nốt thấp hơn hoặc cao hơn về nốt chính. Ví dụ hốt từ đô lên sol (sol là nốt chính) thì bắt đầu mở hơi ở nốt đô và mở liên tục và đầy đủ, lần lượt các nốt rê mi fa rồi đến nốt chính sol.
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật láy:
Láy là kỹ thuật thổi một nốt chính nhưng có 1 vài nốt phụ
Láy ngắn: vỗ ngón tay trên 1 lỗ có âm cao hơn của nốt nào đó thật nhanh. Ví dụ: láy nốt sol, thì các bạn mở nốt sol rồi vỗ nốt la hoặc si.
Láy dài: giống láy ngắn nhưng các bạn láy chậm hơn và có thể thay đổi tần số láy nhanh đến chậm hoặc chậm đến nhanh.
Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật nhanh. Láy rền nốt rê (nốt rê là nốt chính), ta sẽ mở nốt mi và fa lần lượt nhau thật nhanh thì đấy gọi là láy rền (khi mở nốt fa thì đóng nốt mi và ngược lai). Láy rền nốt sol (tương tự và ở đây nốt sol là nốt chính) ta sẽ mở nốt la và si lần lượt nhau thật nhanh. Điểm quan trọng ở láy rền là nhanh và cần rõ nét. Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp láy rền và nhấp nốt. Ví dụ láy rền nốt rê thì Rê (láy rền xuống re nhấp xuống đô mở nốt Rê).
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật Rung:
Là kỹ thuật thay đổi luồng hơi nhẹ mạnh nhẹ mạnh theo các tần số nhanh chậm khác nhau, tạo sự ngân nga, rung động trong tiếng sáo. Rung mạnh thì có thể tạo tiếng nấc, rung nhẹ sẽ tạo sự mềm mại đầy cảm xúc. Các bạn có thể rung nhanh, rung chậm, rung mạnh rung nhẹ và cũng có thể thay đổi nhanh đến chậm hoặc mạnh đến nhẹ và ngược lại tạo các sắc thái khác nhau.
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật đánh lưỡi:
Là kỹ thuật dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi (không nên dùng sức của toàn lưỡi).
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật reo lưỡi – phi lưỡi:
Reo lưỡi hay phi lưỡi là kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt nhấn nhá cho tiếng sáo bằng cách làm lưỡi rung lên khi thổi hơi ra giống như chúng ta đọc chữ R kéo dài, Rờ rờ … Kỹ thuật này khá khó, và có nhiều người cần thời gian mới đọc được chứ R kéo dài. Sau khi đọc được rồi thì áp dụng vào sáo cũng khó và cần thời gian tập luyện.
Các phương pháp bổ trợ cho việc thổi sáo và tiêu hay hơn:
Phương pháp xông hơi: thổi từng nốt rõ ràng và kéo dài để điều chỉnh tiếng sáo đẹp hơn từng ngày, giúp tiếng sáo trong và đầy đặn hơn, lên nốt cao tốt hơn, thổi nốt trầm tốt hơn.
Phương pháp ém hơi: thổi sáo lòng bé hơn, hoặc ép cho tiếng sáo nhỏ hơn, giúp tiếng sáo trong hơn. Trong một số trường hợp nó sẽ là một kỹ thuật tạo sự đặc biệt trong bản nhạc.
SIÊU KHUYẾN MÃI – MUA 1 SÁO TẶNG 2 SÁO – MUA TIÊU TẶNG SÁO – MUA SÁO TẶNG TIÊU – GIẢM ĐẾN 40%
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Nhân Nguyễn Khang Một Đời Thổi Hồn Vào Sáo Trúc trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!