Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Các Điều Trị Đau Viêm Xoang được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có thể dùng thuốc để cải thiện tình hình. Thuốc giảm đau chứa paracetamol hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau xoang và đau đầu. Thuốc thông mũi có thể giảm bớt nghẹt mũi và có nhiều dạng như nhỏ giọt, dạng xịt mũi, viên uống và các loại bột hòa tan dùng để uống nóng.
Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc thông mũi không cần kê toa vì ban đầu có thể có tác dụng nhưng tình hình có thể tệ hơn nếu dùng lâu hơn từ 3 đến 5 ngày.
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ
Đối với hầu hết mọi người, khi không còn tắc nghẽn, cơn đau xoang sẽ thuyên giảm. Nếu triệu chứng cảm lạnh và đau xoang kéo dài trong 10 ngày hoặc lâu hơn, hoặc các triệu chứng trở nặng trong vòng 10 ngày sau khi chứng cảm lạnh bắt đầu thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cảm cúm.3
CHVN/CHPAN/0015/16r
Tài liệu tham khảo
1. US National Institutes for Health. National Institute of Allergy and Infectious Diseases. Sinus infection (sinusitis). Available at: http://www.niaid.nih.gov/topics/sinusitis/Pages/Index.aspx. Accessed August 2010.
2. UK NHS Choices. Sinusitis. Available at: http://www.nhs.uk/Conditions/Sinusitis/Pages/Introduction.aspx. Accessed August 2010.
3. US Medline Plus. Sinusitis. Available at: http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000647.htm. Accessed August 2010
Đau Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Họng là cửa ngõ đầu tiên đón nhận các tác động bên ngoài vào cơ thể. Họng cũng chính là nơi giao thoa của đường tiêu hóa và đường hô hấp. Vì thế, họng là cơ quan dễ bị viêm nhiễm nhất. Đồng thời chịu nhiều tác động từ bên ngoài và dễ dẫn đến tình trạng đau họng.
Cổ họng bạn sẽ đau rát, khiến bạn khó ăn uống và cảm thấy khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng, và việc nắm rõ nguyên nhân đau họng là cách tốt nhất để có liệu pháp điều trị phù hợp.
Thời tiết thay đổiĐây là một trong những nguyên nhân gây đau họng phổ biến nhất. Thời điểm giao mùa là khi nhiệt độ nóng lạnh thất thường, thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội phát triển. Vào thời gian này, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hô hấp, gây ra tình trạng đau họng.
Nhiễm trùng do vi khuẩnNhững chất ô nhiễm trong không khí khiến sức khỏe suy giảm. Cộng với sức đề kháng yếu, và các tác nhân bên ngoài khác như khói bụi, thuốc lá,… dễ dẫn đến đau họng kéo dài, ngứa họng cũng như các bệnh hô hấp mãn tính khác.
Trào ngược dạ dày thực quảnKhi dạ dày tiết axit nhiều hơn bình thường, gây trào ngược thực quản, khiến cổ họng bị kích thích. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra cảm giác khó chịu, vướng và đau họng.
Ung thư vòm họngUng thư vòm họng khiến lớp niêm mạc họng bị bao phủ bởi chất nhầy, không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển, dẫn đến đau họng lâu ngày không khỏi.
Triệu chứng đau họng điển hình
Cổ họng đau rát, có khi bị sưng tấy: Dấu hiệu đặc trưng là những cơn đau họng âm ỉ, khó chịu. Lúc này, chỉ cần nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau và vướng.
Ngứa họng: Cảm giác vướng víu, nóng rát và khô cổ họng khiến người bệnh khó chịu. Khi bị ngứa họng, thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt và muốn khạc nhổ.
Đau họng không phải là căn bệnh nguy hiểm và dễ chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, thì đau họng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm tấy quanh amidan
Áp xe thành họng
Viêm xoang, viêm tai giữa
Viêm khí quản, viêm phế quản
Bệnh viêm phổi
Viêm khớp
Bệnh viêm cầu thận
Viêm cơ tim cấp và mãn tính
Cách điều trị đau họng Chữa đau họng bằng thuốc Tây y Thuốc kê đơnTùy thuộc vào nguyên nhân gây đau họng, tình trạng bệnh và cơ địa mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người.
Nếu bị đau họng do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho người bệnh, có thể gồm Amoxicillin, Erythromycin, và sử dụng tối đa trong 10 ngày.
Với người bị đau họng do viêm họng nặng, người bệnh sẽ được tiêm hoặc uống corticosteroid để điều trị triệu chứng bệnh. Liệu pháp này không dùng cho trẻ em.
Thuốc gây tê tại chỗ: Loại thuốc này dùng để điều chỉnh triệu chứng phồng rộp ở sau cổ họng.
Thuốc dị ứng: Điều trị đau họng do dị ứng hoặc mẫn cảm.
Nếu bị đau họng do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh H2 nhằm giảm lượng axit và ức chế bơm proton trong dạ dày.
Thuốc không kê đơnNếu tình trạng đau họng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử về gan, viêm loét dạ dày, hoặc bệnh thận, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách chữa đau họng tại nhàTừ xa xưa, ông cha ta đã áp dụng các mẹo dân gian để điều trị đau họng hiệu quả ngay tại nhà. Hiện nay, cách điều trị đau họng tự nhiên ngay tại nhà cũng được khuyến khích, chỉ cần cải biến theo cơ địa của mỗi người.
Súc họng bằng nước muối là một trong những cách điều trị đau họng đơn giản nhất ngay tại nhà. Đây là cách thực hiện dễ dàng nhưng mang đến hiệu quả cao.
Nước muối có khả năng diệt khuẩn và sát khuẩn rất tốt. Việc súc họng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp giảm đau cổ họng, làm loãng dịch nhầy, làm sạch cổ họng.
Uống nhiều nướcViệc uống đủ nước là rất quan trọng, đặc biệt khi bị đau họng thì điều này càng quan trọng hơn. Uống nhiều nước giúp cổ họng giữ được độ ẩm cần thiết, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Việc giữ ẩm cho cổ họng sẽ tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các tác nhân gây kích thích.
Ngoài uống nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây, nước canh, các loại súp để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo các chuyên gia, việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung cũng như lúc bị đau họng nói riêng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Tỏi chứa nhiều allicin, là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn rất tốt. Khi bị đau họng, người bệnh có thể ngậm một tép tỏi từ 5 đến 10 phút để giảm cảm giác đau ngứa cổ họng. Bên cạnh đó, ngậm tỏi còn hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Hiện nay, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng những người đau họng súc miệng bằng nước rễ cam thảo sẽ ít bị tái phát hơn so với những người không sử dụng.
Trà chanh mật ongMật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng.
Pha một ly trà nóng, sau đó thêm nước cốt chanh và 1 muỗng cà phê mật ong vào. Trà chanh mật ong sẽ làm màng nhầy co lại, tăng hiệu quả bảo vệ cổ họng lên gấp đôi.
Với lá tía tô, bạn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau để điều trị đau họng.
Rửa sạch tía tô, rồi nghiền lấy nước uống hàng ngày. Uống 5 lần mỗi ngày cho đến khi bớt.
Phơi khô lá hoặc rễ tía tô. Sau đó nấu cháo với gạo nếp rang cùng vỏ quýt để trị đau họng. Có thể thêm hành và hạt tiêu để diệt khuẩn gây bệnh ở hầu họng.
Tinh bột nghệCho ½ muỗng tinh bột nghệ vào ½ ly nước nóng, khuấy đều và uống. Uống 1 lần 1 ngày. Uống liên tục trong 3 ngày hoặc cho đến khi cảm giác đau họng thuyên giảm.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin CVitamin C có tác dụng xoa dịu cảm giác rát ở cổ họng. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, măng cụt
Đau họng không phải là bệnh nguy hiểm và thường sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nó khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Sau khi sử dụng những biện pháp đơn giản tại nhà mà tình trạng đau họng không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh.
https://viemphequan.net/
Đau Bụng Đi Ngoài: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
5
/
5
(
8000
bình chọn
)
1. Các trường hợp đau bụng đi ngoàiĐau bụng đi ngoài là triệu chứng chung phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện:
1.1. Đau bụng đi ngoài sau khi ănNhiều người thắc mắc ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tình trạng này có thể là do bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.
Bữa sáng quen thuộc của người Việt Nam thường là bún, miến, phở, xôi, bánh mì… Có gia đình tự nấu tại nhà nhưng hầu hết đều ăn tại hàng quán. Tuy nhiên, với một số người “bụng dạ yếu” có thể bị đau bụng và hết sau khi đi ngoài.
1.3. Đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạMột số người có hệ tiêu hóa kém, dễ nhạy cảm với đồ ăn lạ dẫn đến việc bị đi ngoài ngay sau khi ăn. Kèm theo đó là các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phù nề, khó thở, ngứa…
1.4. Đau bụng đi ngoài do bia rượuSau khi uống bia rượu, một số người gặp phải trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi, ấm ách khó chịu. Nặng hơn có thể bị đau bụng, đi vệ sinh ngay sau khi uống hoặc đi ngoài vào ngày hôm sau, 1 ngày có thể đi đến 4 – 5 lần, phân lỏng, nát.
Đây có thể là phản ứng bình thường khi uống rượu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nặng hơn là ngộ độc. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng theo dõi triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời.
1.5. Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngàyLà khi người bệnh đi ngoài với tần suất 5 – 6 lần/ngày, phân nát, sống, không thành khuôn. Việc đi ngoài nhiều lần còn khiến cơ thể bị suy kiệt, mất nước… Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không ổn định của hệ tiêu hóa hoặc cảnh báo bệnh lý.
1.6. Đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoàiĐau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo ổ bụng có vấn đề. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan, không tự ý mua thuốc về uống mà cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
1.7. Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ emĐối với trẻ em nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm sốt có thể cảnh báo tình trạng tắc ruột. Ngoài ra có thể thêm triệu chứng như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi. Để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
2. Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?Nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như:
2.1. Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắtĐây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Lúc này, bạn có thể gặp phải các cơn co thắt ở đường ruột mạnh và kéo dài hơn người bình thường, khiến cho thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
2.2. Rối loạn vi sinh đường ruộtNếu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống, khả năng cao do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Đây là hiện tượng rối loạn vi sinh đường ruột.
2.3. Polyp đại trực tràngNếu bạn gặp phải triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài, đã uống thuốc nhưng không đỡ có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh polyp đại trực tràng. Để có kết quả chính xác bạn nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm.
2.4. Viêm đại tràngTình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (5-6 lần) kèm theo cảm giác đau bụng dọc khung đại tràng; đau âm ỉ hoặc đau quặn; tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn; khi đó có thể bạn đã mắc bệnh viêm đại tràng.
Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, viêm đại tràng còn do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…
3. Biến chứng của đau bụng đi ngoàiNếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp này kèm theo các triệu chứng ngày càng nặng và không điều trị tận gốc thì có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
3.1. Ung thư dạ dàyĐau bụng, đi vệ sinh nhiều lần kèm theo triệu chứng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, viêm ruột.
Người bệnh có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, buồn nôn, cảm giác nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…
3.2. Ung thư đại tràngCũng có trường hợp người bệnh không đi lỏng mà đi ngoài phân cứng. Hoặc lúc đầu phân táo sau nát, phân sống, đi ngoài có mùi tanh. Người bệnh vừa đau bụng vừa cảm thấy đau rát hậu môn, trong phân có kèm theo máu hoặc chất nhầy. Trường hợp đi ngoài ra máu, nặng mùi kéo dài có thể là một trong những biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính hoặc ung thư đại tràng.
3.3. Ung thư ganNgười bệnh kèm theo dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu, đau bụng…
3.4. Ung thư tuyến tụyNgười bệnh luôn trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ dẫn đến tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, đau vùng eo và lưng, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
4. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài 4.1. Ngộ độc thực phẩmNgộ độc thực phẩm
Do người bệnh sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
4.2. Tiêu chảyNgười bệnh bị đi ngoài liên tục, phân lỏng, lượng phân giảm dần sau mỗi lần đi, có nhày, bọt hoặc toàn nước. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, chán ăn, khát nước… Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi uống thuốc cầm tiêu chảy.
4.3. Rối loạn tiêu hóaHiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, khi người bệnh chỉ cần ăn đồ lạ là bị đau bụng đi ngoài hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc.
Biểu biện của rối loạn tiêu hóa là đau âm ỉ bụng dưới, có trường hợp đau cả bụng trên và xung quanh rốn. Đau kèm với đi ngoài nhiều lần, giảm sau khi đi.
4.4. Các nguyên nhân khácNgoài ra, một số đối tượng khác cũng thường xuyên bị đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần. Ví dụ như bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thay đổi hóc môn trong cơ thể, khiến các cơ ruột bị thả lỏng. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn.
Nếu ăn quá nhiều, hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị sẽ rất dễ dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đi ngoài là hệ quả thường thấy. Ngoài ra, hệ miễn dịch toàn cơ thể của mẹ bầu cũng không được như trước, nên dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật ngoại lai hơn.
5. Đau bụng đi ngoài nên làm gì?Đây là câu hỏi thường gặp khi mắc phải triệu chứng này. Để giải quyết tình trạng này người bệnh có thể:
5.1. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?Cụ thể là Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa.
Tuy nhiên, các loại thuốc tây thường có nhiều tác dụng không mong muốn, gây hại đến gan, thận, dạ dày… nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là đối với người già hoặc trẻ bị đau bụng đi ngoài. Đặc biệt người bệnh không tự ý sử dụng mà không có chỉ định của nhân viên y tế để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
5.2. Bài thuốc dân gian chữa đau bụng đi ngoài tại nhàMột số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài rất tốt mà người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà.
5.2.1. Mật ongLấy khoảng 10-15ml mật ong hòa cùng với nước ấm, uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng.
5.2.2. Gường tươi và vỏ quấtKết hợp gừng tươi và vỏ quất: Có thể nấu 1-2 lít nước lọc với 20g gừng tươi và vỏ quất để uống liên tục trong 4-5 ngày. Cách này có tác dụng làm ấm bụng và kích thích tiêu hóa, giúp làm giảm triệu chứng.
5.2.3. Rau samTrong rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột.
Cách thực hiện: Rau sam: 100g và cỏ sữa tươi 50g. Sắc hai loại nguyên liệu trên lấy nước đặc uống hàng ngày. Trường hợp đi ngoài ra máu bổ sung thêm nhọ nồi (20g), rau má (20g) để cầm máu.
Lá ổi chữa chất tannin có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn giúp giảm đau bụng đi ngoài.
Dùng từ 7 đến 9 búp ổi non trộn với muối trắng, sau đó nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ hai đến ba lần cho đến khi khỏi hẳn.
Trường hợp không ăn được trực tiếp có thể sắc nhỏ lửa với nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày uống 1 chén, uống trong vài ngày liên tục.
5.2.5. Chè xanhNgoài búp ổi, có thể dùng lá chè xanh với muối. Cũng thực hiện nuốt phần nước cốt của trà xanh và muối để kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
5.2.6. Quả sungQuả sung chứa nhiều thành phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Chọn quả sung bánh tẻ, tươi, thái lát mỏng hoặc đập dập. Sau đó đem phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài. Mỗi lần dùng lấy từ 8 – 10g bột sung pha với nước lọc, ngày uống 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
5.2.7. Lá mơ nôngCác chất có trong lá mơ lông như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng.
Cách thực hiện: lá mơ nông (30 – 50g) với lòng đỏ trứng gà (2 quả), rửa sạch lá mơ nông, thái nhỏ trộn đều với trứng, sau đó đem rán hoặc hấp, ăn hàng ngày.
5.2.8. Hạt vừng đenHạt vừng đen chứa dầu có tác dụng bôi trơn, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Rang nóng vừng đen sau đó lấy 1 muỗng canh tầm 15g vừng trộn với 1/3 muỗng canh mật ong, ngày uống 2 lần.
5.2.9. Hồng xiêm xanhHồng xiêm xanh có vị chát chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả. Lấy hồng xiêm xanh thái lát lỏng, phơi khô rồi sao vàng, cho vào hũ dùng dần. Mỗi lần dùng lất tầm 10 lát, đổ ngập nước, sắc uống, ngày 2 lần.
5.3. Bấm huyệtBấm huyệt là cách giúp điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn trong hệ tiêu hoá. Sau khi thực hiện bấm huyện xong người bệnh nên nằm duỗi thẳng tay và chân. Nắm các bàn tay và kéo nhẹ các cánh tay, hít một hơi sâu. Sau một lúc, thả lỏng cánh tay, các bàn tay và từ từ thở ra bằng miệng, cơ thể hoàn toàn thư giãn.
Lưu ý, bấm huyệt phải được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn cũng như đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ làm giảm triệu chứng tức thời, nếu bệnh nặng, rất có thể hiện tượng đau bụng buồn đi ngoài sẽ lại tái phát.
7. Đau bụng đi ngoài khi nào cần gặp bác sĩ?Trong trường hợp ở mức độ nhẹ do tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc cầm tiêu chảy có hiệu quả thì bạn không cần quá lo ngại. Nếu bị nặng, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Đau bụng đi ngoài không chỉ gây mệt mỏi, chán nản mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Nếu không có phương pháp chữa trị dứt điểm, người bệnh còn đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý uống các thuốc đau bụng đi ngoài có chứa thành phần gây hại đến gan, thận, dạ dày…
Thay vào đó, bạn có thể tìm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị triệu chứng này từ các sản phẩm bằng Đông y, vừa an toàn, vừa có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Bên cạnh việc thăm khám, nên chủ động bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế ăn đồ tanh sống, giàu chất béo, hạn chế rượu bia và duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao đồng thời uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0865 344 349 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
XEM THÊM:
Chứng Đau Hông Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đau hông là chứng bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực của tử cung đến lưng và chân. Vậy thế nào là chứng đau hông ở bà bầu và làm thế nào để triệu chứng này thuyên giảm?
Dấu hiệu nhận biết đau hông khi mang thai– Đau nhức: Tại vùng hông, khớp háng.. sẽ xuất hiện cơn đau nhức khi thực hiện vận động đi lại, leo cầu thang… Mẹ bầu ngủ không ngon giấc do thường xuyên tỉnh giấc vì cơn đau
– Tê bì: Ngoài đau nhức, còn có cảm giác tê bì ở hông và lan ra các bộ phận xung quanh như mông, chân..
– Co cứng khớp: Đau hông vào thời kỳ mang thai sẽ đi kèm triệu chứng co cứng khớp mỗi khi thức dậy.
Tình trạng đau ở lưng hoặc ở bên hông trong thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu là do các nguyên nhân sau:
Relaxin là một loại hormone tăng lên trong thai kỳ. Hormone này làm nới lỏng các khớp để xương chậu của thai phụ nới rộng ra hỗ trợ quá trình em bé chui qua khi chuyển dạ.
Thế nhưng relaxin lại gây nên tác động xấu đến các khớp khác trong cơ thể của mẹ bầu, trong đó có khớp hông. Khi nới lỏng khớp sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép khi xương di chuyển làm cho các mẹ bị đau hông khi mang thai.
Tư thế của mẹ thay đổi khi ở trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, lúc này thai nhi lớn khiến bụng to gây mất cân bằng cơ thể. Khi ngồi và đi lại xương hông chịu áp lực nặng nề dẫn đến đau kéo dài.
Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể đều xuất phát từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Vì vậy, khi mang thai tử cung sẽ gây áp lực lên 2 dây thần kinh, kéo theo cảm giác tê bì, đau ở hông, đùi và mông.
Gây ra tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng khi em bé có bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí trong bụng.
Đau hông khi mang thai có nguy hiểm không?Triệu chứng đau hông ở bà bầu sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ, cơn đau khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, ngồi xuống đứng lên phải có điểm tựa.
Đau hông được coi là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho mẹ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, hãy cẩn trọng và đến cơ sở y tế khám ngay:
Đau hông dữ dội, liên tục và lan sang phần bụng dưới hoặc bụng trên
Chảy máu âm đạo
Mỏi thắt lưng
Chóng mặt và mệt mỏi
Không cảm nhận được thai nhi
Điều trị đau hông khi mang thaiCó thể giảm bớt tình trạng đau hông bằng các cách sau đây:
Gối bầu có thể hỗ trợ nâng đỡ toàn cơ thể của mẹ bầu, điều chỉnh tư thế cho vùng bụng, chân và lưng cho tư thế nằm ngủ thoải mái hơn
Khi gần ngày sinh, thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ theo tư thế nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và co chân lại. Có thể kê thêm gối dưới bụng và chân để giảm áp lực lên hông giúp thoải mái hơn.
Tắm bồn nước ấm hoặc chườm nóng
Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chườm túi nóng lên vùng hông để giảm đau.
Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc pilates
Hạn chế đừng và di chuyển nhiều
Tình trạng đau hông sẽ nặng thêm nếu mẹ bầu đứng và di chuyển nhiều trong ngày, nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể bằng cách ngồi và nằm ở tư thế thoải mái và dễ chịu nhất.
Viêm Họng Do Uống Nước Đá Lạnh Giải Khát: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
Khi thời tiết nắng nóng, hoạt động cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến mất nước. Do đó, chúng ta sẽ cảm thấy khát nước, cách giải quyết nhanh nhất giải tỏa cơn khát là uống nước đá lạnh. Đặc biệt trẻ em khi uống nước lạnh rất dễ bị sốt và viêm họng vì niêm mạc ở cổ họng trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích thích.
Nước đá (nước đun sôi được làm lạnh) có nhiệt độ quá lạnh có thể làm tổn thương niêm mạc. Ở vùng họng, amidan lại thường có vi khuẩn nên xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu khi nuốt nước bọt hay nói chuyện. Do đó, bạn sẽ có cảm giác đau họng vì uống nước đá.
Uống nước đá gây viêm họng do không rõ nguồn gốc, nước đá có thể chứa các chất kích thích khác kèm theo nhiều vi khuẩn khác trong thành phần nước nên càng tăng khả năng bị viêm họng cao.
2. Điều trị viêm họng do uống nước đá lạnhKhi bị viêm họng do uống nước đá lạnh, cổ họng bạn sẽ dễ bị tổn thương, đau rát và cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi đó tốt nhất bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm hay nước uống có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Nên dùng các loại thực phẩm có nhiệt độ vừa phải.
– Súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này giúp bạn diệt được vi khuẩn gây đau họng.
– Hạn chế nói nhiều khi viêm họng. Vì khi nói sẽ làm cho họng đau và sưng, có thể khàn tiếng và mất tiếng.
– Nghỉ ngơi, đồng thời uống nhiều nước. Bình quân mỗi người uống từ 1,5-2 lít nước/ngày.
– Dùng 10ml nước vỏ xoài trộn với 125 – 150ml nước để súc miệng sẽ giảm được triệu chứng đau họng hiệu quả.
– Ngậm đường phèn.
– Uống nước trà hoa cúc ấm. Lấy một thìa lá hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm nước và rót nước sôi vào. Ngâm khoảng 5 phút và uống dần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau họng khá tốt.
– Bổ sung chất kẽm. Chất kẽm sẽ làm dịu đau họng và những triệu chứng của cảm lạnh. Các thực giàu chất kẽm như: thịt gà, thịt bò, trai, hến,…
– Đeo khẩu trang để tránh hít phải không khí ẩm ướt.
– Không nên uống rượu bia và hút thuốc khi bị đau họng.
Mặc dù uống nước lạnh gây viêm họng nhưng chúng ta vẫn vì cơn khát nhất thời mà không chú ý đến những biến chứng nguy hiểm mà viêm họng gây nên sau đây:
– Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, …
– Ngoài ra viêm họng còn lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
– Nguy hiểm hơn, viêm họng có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn như viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim.
Các biến chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ viêm họng do nhiễm liên cầu tan huyết nhóm A. Vi khuẩn này xâm nhập vào vùng họng của trẻ gây viêm họng. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ sinh ra các kháng thể chống vi khuẩn, đồng thời các kháng thể này tấn công phá hủy các mô ở tim khớp thận. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.
– Giữ ấm vùng cổ họng. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải khí lạnh, bụi bẩn và các vi khuẩn.
– Không nên uống nước đá lạnh.
– Giữ vệ sinh răng miệng.
– Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối để tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
– Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi loại bệnh tật.
– Khi bị bệnh, phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh.
(Visited 29.378 times, 12 visits today)
Sẹo Lồi: Nguyên Nhân Và Điều Trị
Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen da lành tính. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng tỉ lệ tái phát còn cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị.
Hình ảnh sẹo lồi ở một số vị trí trên cơ thể
Sẹo lồi thường là do đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, có thể có sẹo lồi tiên phát ở những vị trí không có tiền sử chấn thương. Sẹo lồi thường ngứa và/hoặc đau, thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi.
I. Thế nào là sẹo lồi?
- Sẹo bình thường là một vết sẹo có hình dạng và kích thước tương ứng với hình dạng và kích thước của vết thương. Sẹo không bị lồi hoặc lõm hơn so với bề mặt da, không đỏ, không đau và có màu sắc tương đối giống với màu sắc của da lành vùng xung quanh sẹo.
- Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Tuy nhiên, đối với sẹo phì đại thì chúng ta không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12 tháng.
- Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu. Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su. Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.
Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.
II. Những vị trí nào thường bị sẹo lồi?
- Thường gặp nhất là vùng trước xương ức.
- Kế đến là dái tai (sau xỏ lỗ tai), da mặt, cổ dưới, ngực trên, bụng, vai, lưng, cổ, tứ chi.
III. Nguyên nhân gây sẹo lồi?
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:
- Chấn thương, vết rách da do tai nạn.
- Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
- Bỏng da.
- Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
- Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
- Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
- Tồn tại vật lạ trong da.
Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.
IV. Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Nhiều báo cáo điều trị thành công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.
- Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi:
+ Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi.
+ Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng.
+ Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
- Nội khoa: Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, Imiquimod.
- Ngoại khoa: cắt bỏ và phẫu thuật lạnh.
- Xạ trị và các biện pháp vật lý khác.
1. Điều trị nội khoa
a. Tiêm Steroid
Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen.
- Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tình trạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolone vào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới.
- Có thể tiêm lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1-2 tháng tùy theo diễn tiến của sẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân hay không.
- Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả.
b. Điều trị bằng Interferon
Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát. Liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều sẹo lồi hoặc những sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phải được tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúm do Interferon gây ra.
c. Điều trị bằng 5-flurouracil
Liệu pháp tiêm chất 5-flurouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn.
d. Điều trị bằng Imiquimod:
Imiquimod 5% dạng kem gây sản xuất tại chỗ Interferon tại nơi bôi thuốc. Nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi cắt bỏ sẹo lồi và bôi hằng ngày liên tục trong 8 tuần. Hơn 50% bệnh nhân bị tăng sắc tố tại chỗ điều trị.
e. Các phuơng pháp điều trị trị nội khoa khác:
- Băng keo Flurandrenolide (Cordran) được dán trên sẹo lồi trong 12-20 giờ một ngày thường làm cho sẹo lồi mềm dần và phẳng lại. Cordran còn có tác dụng làm vết sẹo hết ngứa. Dùng lâu dài có thể gây teo da.
- Bleomycin (1mg/ml; 0,1-1 ml) được tiêm trực tiếp vào sẹo để điều trị những sẹo lồi nhỏ. Thuốc có thể làm thoái triển hoàn toàn vài sang thương.
- Thuốc mỡ hoặc gel Clobetasol, bôi hai ngày một lần, có thể làm mềm và/hoặc làm phẳng sẹo lồi, giúp bệnh nhân hết ngứa, hết cảm giác đau hay khó chịu do sẹo lồi. Dùng lâu dài thuốc sẽ gây mất sắc tố, teo da và giãn mạch.
- Tacrolimus là một thành viên mới trong các trang bị điều trị sẹo lồi. Một nghiên cứu phát hiện có sự tăng gen ung thư gli-l (glioma-associated oncogene homolog 1) trong các sẹo lồi nhưng trong các mô sẹo bình thường thì không có hiện tượng này. Vì Tacrolimus có thể ngăn chặn gen gli-1 nên được ứng dụng điều trị sẹo lồi. Cần có những nghiên cứu lâu dài và lớn hơn để xác định hiệu quả của liệu pháp này.
- Methotrexate kết hợp với cắt bỏ sẹo phòng tránh được sự tái phát. Cho người bệnh uống 15-20 mg Methotrexate mỗi lần, 4 ngày bắt đầu từ tuần trước phẫu thuật và liên tục trong 3-4 tháng sau khi vết cắt lành.
- Pentoxifylline (Trental) 400 mg 3lần/ngày cũng khá thành công trong dự phòng tái phát sẹo lồi đã cắt. Cơ chế tác động của thuốc chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có thể do tuần hoàn tăng, quét sạch những yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi.
- Colchicine đã được dùng để điều trị và dự phòng tái phát sẹo lồi bằng cách ức chế tổng hợp collagen, phá vỡ các vi ống và kích thích collagenase.
- Vì kẽm bôi ngoài da ức chế Lysyl oxidase và kích thích collagenase, nên được dùng để điều trị sẹo lồi, nhưng thành công còn hạn chế.
- Tretinoin bôi 2 lần/ngày làm giảm ngứa và những triệu chứng khác của sẹo lồi, có thể làm thoái triển sẹo lồi một phần nào.
- Một số thuốc khác đã được thử nghiệm nhưng thành công còn hạn chế hoặc tỷ lệ nguy cơ/lợi ích còn đáng ngờ là Verapamil, Cyclosporine, D-penicillamine, Relaxin tiêm vào sẹo lồi.
2. Điều Trị ngoại khoa
Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự tái phát của sẹo lồi như:
- Tiền sử gia đình về sẹo lồi;
- Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng;
- Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai);
- Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất);
- Căng da trong thời kỳ hậu phẫu;
- Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick.
Tỷ lệ tái phát cho thủ thuật cắt bỏ sẹo lồi đơn giản không kèm những biện pháp phụ trợ hậu phẫu dao động từ 50 – 80%.
a. Phẫu thuật:
- Một trong những qui trình dễ nhất và thường được áp dụng nhất để khử bỏ sẹo lồi là cắt bỏ rồi tiêm Corticosteroid. Hầu hết những sẹo lồi đã cắt đều cần phải điều trị phụ trợ thêm như: Corticosteroid tiêm trong vết thương, băng ép, Silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon. Vết khâu phải để yên trong 10-14 ngày vì hỗn hợp Lidocaine/Steroid để gây tê có thể làm chậm lành vết thương.
- Trong những trường hợp vết sẹo đã cắt không thể khép lại được, bác sĩ có thể chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô. Sự bành trướng mô dần dần cho phép có thể cắt và đóng sẹo lại, và không làm căng da.
- Đối với những bệnh nhân bị sẹo lớn hoặc nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì việc bào mòn sẹo cho ngang bằng với da bình thường xung quanh rồi bôi Imiquimod kéo dài trong tám tuần đôi khi cũng thành công nhưng thường bị tăng sắc tố làm cho vết sẹo có màu không hợp với màu da xung quanh.
b. Phẫu thuật lạnh
- Thủ thuật làm đông lạnh sẹo lồi bằng Nitrogen lỏng (nhiệt độ -196oC) hủy hoại tế bào và các mao mạch. Sự thiếu oxy sẽ làm mô sẹo bị họai tử, bị tróc ra và xẹp xuống. Áp hoặc phun Nitrogen lỏng trực tiếp lên sẹo, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Hơn 1/2 trường hợp sẹo lồi sẽ phẳng ra sau 8-10 lần điều trị.
- Phương pháp này đạt hiệu quả 50-70 %. Nếu kết hợp với chích steroid trong khi phẫu thuật lạnh thì tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng với điều trị là 84%. Nhiều bệnh nhân không trở lại tái khám sau phẫu thuật do đau sau mổ và vết thương chậm lành. Hiện tượng mất sắc tố thường kéo dài nhiều năm.
3. Xạ Trị
- Tia phóng xạ được dùng như một đơn liệu pháp hoặc kết hợp với phẫu thuật để dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau hai tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo (là thời gian mà các nguyên bào sợi ngày phẫu thuật.
- Xạ trị từng đợt ngắn liều cao kết hợp với cắt bỏ sẹo dường như đem lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị sẹo lồi và dự phòng tái phát. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 88%. Những tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.
4. Những liệu pháp vật lý khác
a. Băng ép
Băng ép Gradient (Jobst) là một phương tiện hỗ trợ điều trị sẹo lồi sau mổ hay sau phỏng để phòng tránh tái phát. Phương pháp này còn được dùng để điều trị sẹo lồi sau khi bôi một loại Steroid mạnh hoặc dùng băng keo Flurandrenolide. Một số phương pháp băng ép thường được dùng trong điều trị sẹo lồi là băng Ace, băng thun, băng nén (Coban), băng dán tai, băng có ống hỗ trợ.
b. Cột thắt
Cột thắt sẹo có thể được dùng cho những sẹo lồi có cuống ở những vị trí không thể cắt được hoặc bệnh nhân không cho cắt. Một loại chỉ khâu không tan 4-0 được cột chặt quanh đáy sẹo và được thay chỉ mỗi tuần. Những cọng chỉ này ngày càng ăn sâu vào gốc sẹo, làm cho gốc sẹo bị rơi ra. Một số trường hợp cần dùng thêm thuốc giảm đau (Acetominophen) vài ngày sau khi thắt.
c. Laser
- Việc sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi có kết quả không nhất quán. Laser Argon được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi khi được điều trị bằng Laser Argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.
- Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau mổ, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.
- Laser Neodymium; Nd:YAG “Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet” 1064nm, Laser Affirm công nghệ CAP “Combined Apex Pulse” dường như có ảnh hưởng đến chuyển hóa collagen.
- Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 585-595nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Tia Laser hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã cho thấy phương pháp này gây tốn kém nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát, cần được nghiên cứu thêm. Phối hợp tiêm Triamcinolone trong tổn thương với Laser PDL có thể làm tăng hiệu quả điều trị sẹo lồi.
d. Thuốc dán gel Silicon
Thuốc dán gel Silicon là một miếng thuốc dán mềm, dạng gel dùng để điều trị sẹo lồi. Sẹo lồi càng mới, bệnh nhân càng trẻ, sự đáp ứng càng tốt. Trẻ em thích phương pháp này vì miếng dán dạng gel không gây đau. Cần phải điều trị trong 6-12 tháng để đạt kết quả tốt nhất, nhưng sau vài tháng điều trị hầu hết các bệnh nhân đều không tuân thủ vì thời gian kéo dài, vì sự bất tiện của việc cắt và đặt miếng gel Silicon lên sẹo. Để dự phòng sự chảy nhão và nhiễm trùng thứ phát chỗ da được dán, chỉ nên đắp 22-23 giờ một ngày, rồi tháo ra ,lau sạch vết sẹo mỗi ngày và đảm bảo thông khí tốt.
Dùng băng Polyurethane (Curad) 20-22 giờ một ngày làm mềm sẹo lồi và làm thoái triển sẹo sau 8 tuần điều trị. Tác dụng điều trị tốt hơn nếu Polyurethane được dùng với lực nén.
5. Những liệu pháp tiềm năng mới
– Tia UVA bước sóng dài – black light (340-400nm; UVAl) có thể giúp dự phòng tái phát sẹo lồi do có khả năng làm giảm các tế bào bón (mast cell).
– Quercetin, một flavonoid, có tác dụng ức chế sự phát triển và co thắt các nguyên bào sợi quá thừa trong sẹo.
– Prostaglandin E2 (Dinoprostone) phục hồi sự sửa chữa vết thương bình thường.
– Chất tẩy màu mạnh(vì sẹo lồi không có ở bệnh nhân bạch tạng và thoái triển khi da trên sẹo lồi trở nên trắng ra).
– Chất ức chế tế bào bón (mast cell) mạnh: những tế bào bón không những tăng trong sẹo lồi mà còn có quan hệ gần với các nguyên bào sợi ở ngoài bìa bền vững và bị bào sợi – tế bào bón.
– Liệu pháp gene.
V. Kết luận
Sẹo lồi, một bệnh ngoài da lành tính về mặt nội khoa, là những tổn thương thứ phát từ một đáp ứng mô liên kết quá thừa ở những người có khuynh hướng tạo sẹo lồi. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng việc này cũng đặt ra một thách thức lớn cho các bác sĩ vì tỉ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị. Mặc dù tiêu chuẩn vàng hiện nay là cắt bỏ sẹo rồi tiêm Steroid hoặc dùng những liệu pháp phụ trợ khác nhưng, rất nhiều những chọn lựa điều trị đã chứng minh cho thấy rằng không có một liệu pháp duy nhất nào đạt hiệu quả 100%. Vì vậy y học còn cần phải nghiên cứu nhiều hơn về việc điều trị sẹo lồi.
BS CKI Phan Tấn Phong
Khoa Điều trị theo yêu cầu – Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Các Điều Trị Đau Viêm Xoang trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!