Bạn đang xem bài viết Nổi Mụn Nước Ở Môi Là Bị Gì? Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nổi mụn nước ở môi là bị gì? 1. Bệnh nấm miệngBệnh nấm miệng khởi phát do bị nấm Candida xâm nhập và phát triển. Bình thường, loại nấm này sẽ tồn tại ở miệng với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm Candida sẽ phát triển mạnh và dẫn đến bùng phát các triệu chứng nấm miệng.
Các triệu chứng thường gặp khi bị nấm miệng bao gồm:
Xuất hiện những mảng màu trắng đục ở cổ họng, trên lưỡi, mặt trong hai bên má
Nổi các mụn nước li ti, có màu đỏ và nứt ở khóe miệng
Có cảm giác khó chịu trong miệng hoặc mất vị giác
Cảm giác đau khi nuốt hoặc ăn
Bệnh nấm miệng có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn những người bình thường. Hiện nay, các triệu chứng bệnh nấm miệng có thể kiểm soát hiệu quả bằng các loại thuốc kháng nấm.
2. Viêm da cơ địaCác triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở vùng mặt và môi. Tổn thương điển hình viêm da cơ địa là gây nổi các mụn nước tương tự như mụn trứng cá ở môi hoặc mặt. Ngoài ra, bệnh có thể gây nổi sẩn đỏ, khiến da sần sùi ngứa ngáy khó chịu.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc sử dụng các mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng có chứa Fluoride có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước ở môi.
3. Bệnh Herpes ở miệngNguyên nhân phổ biến có thể gây nhiễm trùng và hình thành các mụn nước ở môi và miệng và do virus Herpes Simplex. Các mụn nước này thường có kích thước nhỏ và chứa dịch tiết. Những mụn này thường sẽ khiến người bệnh đau rát, khó chịu, tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Khi các mụn nước do virus này gây ra bị vỡ, dịch tiết ra có thể gây loét ở vùng miệng và môi khiến bạn đau rát. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh lý này thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau 1 -2 tuần nếu kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách và điều trị cải thiện theo chỉ định của bác sĩ.
4. Bệnh giang maiĐây là bệnh lý nhiễm vi khuẩn lây qua đường tình dục. Khi khởi phát, bệnh thường xuất hiện các vết đỏ lở loét, không gây ra đau rát ở bộ phận sinh dục hay hậu môn. Tuy nhiên, những mụn nước này có thể phát sinh ở bên trong miệng và môi trên.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh giang mai thường có các triệu chứng nhận biết ban đầu nhẹ. Do đó nên nhiều người rất khó nhận ra dấu hiệu của bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, y học sử dụng các loại thuốc kháng sinh để kiểm soát các triệu chứng bệnh giang mai.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên môi, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị vì bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
5. Bệnh lở miệngBệnh lở miệng đặc trưng bởi các vết loét nhỏ, phản xuất hiện bên trong môi, miệng, hai bên má hoặc nướu răng. Các vết loét thường chứa các dịch lỏng hoặc dịch mủ gây đau rát, khó chịu. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát ở thanh thiếu niên và có nguy cơ tái lại.
Các mụn nước do bệnh lở miệng gây ra khiến người bệnh đau rát nhưng không có khả năng lây nhiễm. Những yếu tố dẫn đến tình trạng này thường do các chấn thương ở miệng, dung nạp những thực phẩm như đậu phộng, cà phê, chocolate, cà chua, dâu tây.
Hiện tượng nổi mụn nước ở môi do bệnh lở miệng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có xu hướng thuyên giảm sau một tuần nếu bạn có các biện pháp chăm sóc đúng cachs, hạn chế dung nạp các thực phẩm cay nóng.
6. Phản ứng dị ứngTrong một số trường hợp các phản ứng dị ứng có thể gây ra tình trạng sưng môi, viêm môi, nổi mụn nước nhỏ ở môi. Các yếu tố có thể gây kích phản ứng dị ứng ở môi bao gồm:
Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, đậu phộng, đậu nành,…
Lông động vật hoặc vảy da
Các sản phẩm dưỡng môi, son môi có chứa hoạt chất mạnh và Titan
Những phản ứng dị ứng này thường không có mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng cách tình trạng dị ứng sẽ kéo dài và gây ra các rủi ro. Do đó, khi bị dị ứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
7. Hạt bã nhờnHạt bã nhờn mọc thành cụm có màu trắng hoặc vàng khu trú ở gần môi. Những hạt bã nhờn thường không gây ra cảm giác đau đớn và không có nguy cơ lây nhiễm. Hạt bã nhờn thường có kích thước rất nhỏ, bên trong có chứa dịch nước.
Một số trường hợp tuyến bã nhờn này có xu hướng lan rộng trên môi và các vùng da lân cận. Các hạt bã nhờn thường tập trung ở những mô ẩm như bên trong miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục.
Nổi mụn nước ở môi do hạt bã nhờn hầu hết không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này cũng sẽ cải thiện sau một thời gian mà không cần đến sự can thiệp y khoa.
8. Mụn trứng cáTình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá. Mụn thường nổi ở đường viền môi và môi. Trong những nốt mụn thường chứa các dịch lỏng có mủ hoặc không và có xu hướng dễ vỡ khi tác động.
Mụn trứng cá ở môi có thể gây đỏ và đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống của người bệnh. Vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố và lạm dụng mỹ là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở môi.
Mụn trứng cá nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe, để lại sẹo thâm khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, mụn trứng cá khi tiến triển ở mức độ nặng có thể ăn sâu vào tế bào và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết.
9. U nang nhầy ở môiU nang nhầy ở môi là hiện tượng nổi một mụn nước chứa dịch lỏng xuất hiện dưới môi, niêng mạc bên trong miệng hoặc nướu. U nhầy này có thể gây đau rát nhưng thường lành tính và không tác động đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến hình thành u nhầy ở môi chủ yếu là tắc nghẽn tuyến nước bọt hoach sau chấn thương ở môi. Phần lớn các trường hợp bị nổi mụn nước ở môi do u nhầy thường có thể tự thuyên giảm mà không cần đến can thiệp y tế.
10. Bệnh hạt kêBệnh hạt kê là tình trạng xuất hiện các khối nang nhỏ có màu trắng, có thể chứa dịch hoặc không nổi trên bề mặt da. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tập trung ở vùng má, cằm và mũi. Tuy nhiên, hạt kê cũng xuất hiện xung quanh đường viền môi.
Bệnh lý là hệ quả của các tuyến bã nhờn bị bí tắc và các tế bào chết của da. Các triệu chứng bệnh hạt kê thường không gây đau nhức và không cần can thiệp y tế, những khối nang này sẽ tự biến mất sau vài tháng.
11. Bệnh ung thư miệngMặc dù rất ít xảy ra nhưng hiện tượng nổi mụn nước ở môi cũng có thể là biểu hiện của ung thư miệng. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện một khối u phát triển ở niêm mạc miệng hoặc niêm mạc môi.
Các tác nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư miệng bao gồm:
Sử dụng rượu thường xuyên
Hút thuốc lá
Là nam giới
Tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
Khi mới khởi phát, ung thư miệng thường gây ra các mụn nước nổi trên môi hoặc các vết loét nhỏ. Những vết loét này sẽ có xu hướng phát triển và lan rộng trong nướu, miệng, lưỡi, hàm. Một số trường hợp mụn nước có thể chuyển sang màu đỏ.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường mà bạn nghi ngờ là ung thư miệng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm và điều trị phù hợp.
Khi nào nên gặp bác sĩ?Hầu hết những trường hợp bị nổi mụn nước ở môi đều không gây nguy hiểm và có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.
Mụn nước xuất hiện trên môi một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm
Ngứa ngáy hoặc kích thích vùng da bị tổn thương
Có dấu hiệu sưng miệng hoặc sưng mặt
Khó thở hoặc khó nuốt
Xuất hiện những vết vón cục ở miệng, môi hoặc nướu
Đau nhức, tê, hoặc chảy máu ở môi, miệng hoặc nướu
Thay đổi giọng nói
Răng bị tổn thương
Viêm họng, đau họng
Những mụn nước ở môi có xu hướng lây lan nhanh chóng
Các biện pháp cải thiện nổi mụn nước ở môi Các liệu pháp tự nhiênTận dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ tái tạo các tế bào mới. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ áp dụng cho những trường hợp nổi mụn nước ở môi không có triệu chứng viêm nhiễm, có dịch mủ.
Sử dụng gel nha đam:
Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
Rửa sạch, gọt sạch vỏ và lấy lần gel
Dùng muỗng cạo lấy phần gel thoa lên vùng da bị tổn thương sau khi đã làm sạch
Sau 15 phút dùng nước sạch rửa lại
Dùng mật ong nguyên chất:
Chuẩn bị 1 muỗng mật ong nguyên chất
Sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương thì thoa đều lên
Để yên 20 phút thì rửa lại với nước sạch
Sử dụng dưa leo:
Chuẩn bị 1 trái dưa leo còn tươi, mọng nước mang đi rửa sạch và thái vài lát mỏng
Đắp trực tiếp lên vùng da môi bị nước sau khi đã được vệ sinh sạch
Để yên khoảng 20 phút rồi rửa da lại thật sạch với nước
Các biện pháp này cũng rất phù hợp để dưỡng da môi sau quá trình điều trị. Áp dụng thường xuyên không chỉ cung cấp độ ẩm cho môi mà có giúp môi trở nên sáng và khỏe hơn.
Sử dụng thuốc Tây điều trịĐối với các trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và sử dụng thuốc điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Nổi mụn nước ở môi do nhiễm trùng:
Sử dụng các loại thuốc chống nấm điều trị các bệnh như nhiễm trùng nấm, nấm miệng.
Các loại thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh giang mai, vi khuẩn.
Với trường hợp bị nhiễm virus Herpes sẽ được chỉ định các loại thuốc chống virus.
Nổi mụn nước ở môi do lở miệng:
Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ sử dụng để cải thiện đau nhức, khó chịu.
Các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa Corticoid, Fluocinonide, Dexamethasone, Clobetasol.
Nước vệ sinh răng miệng chứa Chlorhexidine.
Nổi mụn nước ở môi do viêm da quanh miệng:
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống đối với các trường hợp nặng.
Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng như: Tetracycline, Doxycycline, Erythromycin hoặc Minocycline.
Nổi mụn nước ở môi da dị ứng hoặc viêm:
Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.
Trường hợp nổi mụn nước ở môi do ung thư miệng:
Các phương pháp trị liệu đối với trường hợp bị ung thư miệng thường phức tạp và bắt buộc can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Áp dụng các biện pháp xử lý tại nhàBên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu bằng một số biện pháp tại nhà như sau:
Vệ sinh răng miệng và vùng môi cẩn thận khi bị nổi mụn nước ở môi. Mỗi ngày đánh răng ba lần, dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, sử dụng các sản phẩm tẩy răng môi phù hợp, tránh gây kích ứng môi sẽ khiến tình trạng nổi mụn nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh làm tổn thương da môi hoặc kích ứng môi. Đặc biệt không sử dụng son môi và mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.
Sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh môi giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và kích ứng.
Bạn có thể chườm mát để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát do nhiễm virus, mụn sưng trên môi.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có trong rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương do các bệnh lý gây ra.
Tránh chạm, chà xát hoặc cào gãi vào vùng da bị nổi mụn nước vì có thể khiến da bị tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Chen chắn và sử dụng kem chống nắng khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thường xuyên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập dẫn đến nổi mụn nước ở môi.
Tình trạng nổi mụn nước ở môi thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở môi, lúc này nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Nổi Mụn Nước Ngứa Ở Chân Tay Là Bệnh Gì? Làm Sao Hết?
Khi có hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở chân tay có thể bạn đang mắc phải các vấn đề về da liễu, đó là khi cơ thể phản ứng với các chấn thương hoặc nhiễm trùng gây ra.
Bệnh viêm da tiếp xúcBệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Bệnh có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là nổi mẩn ngứa hoặc mụn nước, thường bộ phận tay chân sẽ có nguy cơ tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh nhiều nhất nên tình trạng nổi mụn nước cũng rất hay xuất hiện ở khu vực này.
Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại như sau:
Viêm da tiếp xúc do dị ứng: Bệnh thường gây ra vết thương phồng rộp trên da, ngứa ngáy ở vùng da tiếp xúc. Một trong các nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc dị ứng là do tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng có chất tẩy rửa cao, trang sức,…
Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, viêm da tiếp xúc ánh sáng đi kèm với các biểu hiện nổi mẩn ngứa, mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, sử dụng kem chống nắng không phù hợp cũng là một trong các nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.
Bệnh chàm eczemaBệnh chàm eczema là tình trạng da bị mất dần độ ẩm, trở nên khô ráp, nứt nẻ, dễ bị kích ứng có thể dẫn đến sưng phù và tiết dịch, chảy máu. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nhưng đa phần các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, vùng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như tay, chân, mặt.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chàm, các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ tránh được các biến chứng phát sinh như viêm da thần kinh, hen suyễn, mất ngủ.
Bệnh ghẻNguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Chúng sẽ xâm nhập vào da, làm tổ và sinh sản dưới da gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước, tiết dịch và lây lan sang các vùng da khác. Cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đây là thời gian hoạt động của các ký sinh trùng này.
Người bị bệnh ghẻ thường có các triệu chứng nổi mụn nước theo cùng cụm hoặc các u hạt nhạt màu. Khi ghẻ đóng vảy, các lớp vỏ dày bắt đầu xuất hiện trên da, dưới da lúc này là nơi các ký sinh trùng đẻ trứng. Bệnh thường tập trung ở các khu vực như kẻ tay, kẻ chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay.
Bệnh ghẻ thường kéo dài dai dẳng và hay tái lại, mỗi đợt bùng phát bệnh sẽ kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng. Để điều trị bệnh tận gốc, người bệnh cần loại bỏ những con rệp và trứng ghẻ ra khỏi da. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, các vật dụng như chăn, gối,…để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bệnh tổ đỉaBệnh tổ đỉa là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở chân tay. Bệnh tổ đỉa là một trường hợp của bệnh chàm. Bệnh khởi phát kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước sâu trong da khiến người bệnh khó chịu. Các tổn thương thường khu trú ở chân, tay, lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh tiến triển thành 3 giai đoạn chính, các triệu chứng cũng bệnh tồn tại từ 3 đến 4 tuần sau đó sẽ thuyên giảm dần. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa. Do đó, bệnh thường xuyên tái lại, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Dị ứng thuốc điều trịTrong quá trình sử dụng thuốc điều trị các bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng nổi mẩn ngứa, mụn nước trên cơ thể. Phát ban do thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể hoặc lan rộng toàn thân. Nhưng phổ biến của tình trạng này là nổi mụn nước ở tay chân.
Các loại thuốc có nguy cơ gây ra dị ứng cao như thuốc kháng sinh, thuốc Penicillin, thuốc thuộc nhóm Sulfa. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc điều trị, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn nên ngừng dùng thuốc và gặp bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
Các phương pháp chữa trị mụn nước ngứa ở chân tayCó rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở chân tay mang lại hiệu quả tích cực. Bạn có thể áp dụng các loại thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ, phương pháp quang trị liệu.
Đối với trường hợp tình trạng nổi mụn nước nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, mẹo dân gian để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy tốt hơn, tránh lan rộng sang các khu vực da khác.
Điều trị bằng thuốc TâyKhi có dấu hiệu nổi mụn nước ngứa chân tay, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp nặng, có nguy cơ bị bội nhiễm.
Thuốc mỡ chứa corticoid và kem dưỡng ẩm: Có công dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, phục hồi các tế bào da bị tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thường được áp dụng như Elidel, Protopic, Steroid,…Bạn cũng nên lưu ý trong thời gian dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Trong quá trình dùng thuốc Tây điều trị, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nghiêm túc điều trị không được tự ý thêm bớt thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài áp dụng điều trị bằng thuốc, trường hợp bị nổi mụn nước ngứa ở chân tay có tiến triển nặng sẽ được áp dụng phương pháp quang trị liệu. Với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên, quang trị liệu chưa được sử dụng phổ biến vì có nguy cơ gây ra các tác dụng cao cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Điều trị tại nhàSử dụng kem dưỡng ẩm
Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. Vì vậy, đây là một biện pháp điều trị nổi mụn nước ngứa chân tay tại nhà được đánh giá cao. Bạn có thể tham khảo một số loại kem dưỡng ẩm như Alavert, Lubriderm, Vaseline, Benadryl,…
Ngoài ra, bạn có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy bằng cách dùng các loại tinh dầu tự nhiên như tràm trà, oải hương bôi lên vùng da bị bệnh để cung cấp độ ẩm và hỗ trợ chữa lành tổn thương da.
Sử dụng muối biển
Muối biển có công dụng sát khuẩn, làm sạch da, cải thiện các cơn ngứa do nổi mụn nước gây ra. Khi sử dụng muối biển bôi trực tiếp lên da lúc đầu sẽ có cảm giác hơi rát, đó là hiện trạng chung nên bạn không cần quá lo lắng.
Để áp dụng biện pháp này, bạn cần thực hiện như sau:
Chuẩn bị một ít muối biển sạch, không chứa tạp chất.
Vệ sinh sạch vùng da bị nổi mụn nước, sau đó dùng muối bôi lên da và massage nhẹ nhàng.
Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Lưu ý, không dùng muối biển bôi lên vùng da có vết thương hở vì sẽ gây đau rát.
Chườm đá lạnh
Chườm lạnh lên vùng da nổi mụn nước là một trong các phương pháp được nhiều người áp dụng và có hiệu quả. Dựa vào nhiệt độ của nước đá có thể làm tê liệt các dây thần kinh, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể thực hiện chườm đá đơn giản sau đây:
Lấy đá viên cho vào chiếc khăn mỏng đã được làm sạch.
Sau khi vệ sinh vùng da bị nổi mụn nước sạch sẽ thì tiến hành chườm đá lên da và kết hợp thư giãn khoảng 15 phút.
Áp dụng thực hiện mỗi ngày đến khi mụn nước biến mất.
Tận dụng các dược liệu tự nhiên
Chuẩn bị một nắm rau má tươi ngâm nước muối rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Cho rau má vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống, bạn có thể cho thêm một ít đường để dễ uống hơn.
Uống rau má mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị mụn nước ở chân tay hiệu quả.
Chuẩn bị một nhánh nha đam, gọt vỏ rửa sạch, lưu ý bỏ phần màu vàng gần gốc nha đam vì có thể gây kích ứng da.
Dùng muỗng cạo lấy lớp gel thoa lên vùng da bị bệnh và kế hợp massage nhẹ nhàng.
Mỗi ngày thực hiện 2 lần để mang lại hiệu quả.
Do các thảo dược tự nhiên nên tác dụng nó mang lại cũng sẽ lâu hơn, vì vậy bạn nên kiên trì áp dụng để cải thiện các triệu chứng.
Phòng tránh nổi mụn nước ngứa ở chân tayBên cạnh việc điều trị nổi mụn nước ngứa ở chân tay, bạn cũng nên lưu ý các biện pháp để phòng tránh tình trạng này tái lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây ngứa ngáy, nổi mụn nước như hóa chất độc hại, xà phòng, sữa tắm, kim loại,…
Vệ sinh da chân, da tay bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng có chất tẩy rửa cao vì có thể gây bào mòn và khô da dẫn đến nổi mụn nước.
Đối với người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, phải có đồ bảo hộ, găng tay để tránh tình trạng nổi mẩn ngứa, mụn nước.
Tránh lạm dụng tắm nước nóng vì có thể gây khô da, nổi mụn nước. Bạn chỉ nên tắm nước mát và nước ấm để đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da.
Kết hợp ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường dung nạp các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh căng thẳng, áp lực quá mức vì có thể gây nên các triệu chứng nổi mẩn ngứa, mụn nước. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng để tăng cường kháng thể chống lại bệnh.
Nổi mụn nước ngứa ở chân tay tuy không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ của người mắc phải. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý về da liễu. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Nổi Mụn Mọc Mụn Ở Mông Là Bị Bệnh Gì Và Cách Trị Hiệu Quả
– Mụn mọc ở mông không chỉ khiến làn da sần sùi, gây đau và khó chịu mà còn để lại những vết sẹo thâm đen cho nhiều người. Đây cũng là khu vực da ít nhìn thấy và thường xuyên bị bỏ quên nên khi gặp tình trạng này chị em có rất nhiều thắc mắc. Phổ biến nhất trong số đó phải kể đến mọc mụn ở mông là bị sao và cách trị như thế nào cho hiệu quả.
– Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết sau, chúng tôi mang đến thông tin hữu ích để giúp bạn giải đáp chi tiết nhất. Đừng để những nốt mụn ở vòng 3 khiến bạn trở thành rào cản khiến bạn trở nên tự ti, buồn phiền.
– Mọc mụn ở mông là biểu hiện của rất nhiều vấn đề cũng như bệnh lý về da. Bạn có thể tham khảo các yếu tố sau đây để biết mình đang gặp phải tình trạng nào.
1.1 Mọc mụn ở mông bị bít tắc lỗ chân lông
– Nếu bạn mọc mụn ở mông thì có thể do vùng da khu vực này bị bít tắc lỗ chân lông. Đây là lý do phổ biến nhất khiến mụn trứng cá ở mông xuất hiện. Tình trạng này là do bụi bẩn, mồ hôi, da chết tích tụ lâu ngày sẽ khiến lỗ chân lông bị viêm và tạo điều kiện cho vi khuẩn P-acnes sinh sôi, gây mụn.
– Nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông có rất nhiều, đa số là do thói quen vệ sinh, chăm sóc da không đúng cách.
Nổi mụn ở mông là bị gì?
– Ví dụ như việc không thay đồ lót thường xuyên, không tắm rửa sau khi tập thể dục cũng khiến mồ hôi dễ tích tụ, kết hợp với bụi bẩn làm lỗ chân lông bị bít tắc.
– Bên cạnh đó, thói quen mặc đồ bó, vải khó thấm hút cũng khiến khu vực da này bị bí, dẫn đến tình trạng mụn sinh sôi.
– Trường hợp không tẩy tế bào chết đúng định kỳ, bôi kem dưỡng ẩm với kết cấu quá dày cũng gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.
1.2 Mọc mụn ở mông là bị rối loạn nội tiết
– Đây là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi bước vào các giai đoạn như: dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone trong cơ thể thay đổi, khiến nội tiết bị rối loạn. Lúc này tuyến dầu sẽ bị kích thích, tiết ra bã nhờn nhiều hơn thường lệ.
– Đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở mông. Ngoài ra, việc căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng ảnh hưởng đến nội tiết, gián tiếp sinh mụn.
– Trường hợp bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn liền, chiên xào nhiều dầu mỡ cũng khiến nóng trong người, rối loạn nội tiết và mọc mụn ở mông.
1.3 Mọc mụn ở mông là bị viêm nang lông
– Một số cơ địa bẩm sinh đã mắc phải bệnh viêm nang lông nên dễ nổi các nốt mụn sưng, tấy ửng đỏ ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, trong đó có vùng mông.
– Ngoài ra, lỗ chân lông bị kích ứng, bít tắc lâu ngày không được cải thiện cũng khiến nang lông bị viêm.
Tại sao mụn mọc ở mông?
1.4 Mọc mụn ở mông là bị bệnh dày sừng nang lông
– Tương tự viêm nang lông, đây cũng là bệnh lý da liễu gây nổi mụn ở khu vực mông. Tuy nhiên, chúng có biểu hiện là các nốt mụn sần sùi, không gây ngứa hay đau. Nhưng, chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ.
1.5 Mọc mụn ở mông do bị áp xe da
– Tình trạng này là khi lỗ chân lông bị nhiễm trùng nặng, tạo thành các nốt mụn nhọt cỡ lớn, mọc thành cụm trên khu vực da mông.
– Chúng gây đau đớn và có thể biến chứng nếu không biết cách xử lý phù hợp. Đó là lý do, bạn nên đến bác sĩ để điều trị khi gặp phải căn bệnh này.
– Để cải thiện tình trạng mọc mụn ở mông, bạn nên tuân thủ theo các lưu ý sau đây:
+ Tắm rửa, vệ sinh da đúng cách
– Bạn nên tắm ít nhất 1 lần/ngày, sử dụng sữa tắm chuyên dụng với thành phần dịu nhẹ và lành tính cho làn da. Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh ra mồ hôi, nên tắm qua để tránh bít tắc lỗ chân lông.
Cách chữa trị mụn nổi ở mông hiệu quả cho bạn
– Không nặn, cạy hay chạm vào nốt mụn bằng tay bởi có thể khiến vi khuẩn lây lan và mụn nặng nề hơn.
– Bên cạnh đó, đừng quên, tẩy tế bào chết 1 lần/tuần để thông thoáng lỗ chân lông, cho da khỏe và ngừa mụn.
+ Mặc trang phục thoải mái, không nên ngồi nhiều
– Không nên mặc trang phục quá bó sát, ngồi liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, bởi chúng có thể khiến vùng da mông bị bí và nổi mụn.
+ Bôi thuốc ngoài da trị mụn
– Nếu tình trạng mụn vẫn chưa giảm sút, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê thuốc bôi trị mụn hiệu quả. Không được tự tiện sử dụng bất cứ dược mỹ phẩm nào bởi nó có thể khiến tình trạng mụn nặng nề hơn.
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm Nặng Ở Cổ Phải Làm Sao? Bôi Thuốc Gì?
Vào những ngày mùa đông lạnh giá, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, nách càng có cơ hội phát triển. Vấn đề “thầm lặng” này có thể khiến cho em bé khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ bú mà cha mẹ không hề biết nguyên nhân. Chỉ tới khi thay quần áo, tắm rửa mới “tá hỏa” ra vết đỏ loét trên da. Vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng phải xử lý làm sao chưa?
Đa phần mọi người đều nghĩ hăm da ở trẻ chỉ xảy ra ở bẹn hoặc nách chứ ít ai ngờ cổ cũng là nơi em bé rất dễ bị hăm. Thực tế, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hăm loét ở cổ ít hơn hăm bẹn, háng nhưng lại là nơi khó nhận biết nhất và trẻ cũng thường xuyên gặp phải.
Hăm cổ có thể xảy ra ở bất cứ em bé nào nhưng nhiều nhất vẫn là những trẻ có thân hình bụ bẫm. Thử hình dung mà xem, thật khó có thể nhận ra cổ bé như thế nào trong khi mặt và ngực của trẻ đang liền sát cạnh nhau. Hơn nữa làn da của trẻ thì rất mỏng manh và nhạy cảm. Do vậy, cổ chính là nơi mà bụi bẩn, vi khuẩn “ẩn náu” tạo điều kiện cho hăm da, lở loét phát triển.
Để “điểm mặt, chỉ tên” cụ thể những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ xin kể ra một số gạch đầu dòng sau:
– Mồ hôi: Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn của người lớn. Trẻ rất hay bị đổ mồ hôi nhất là khi mẹ mặc quần áo, ủ ấm quá kỹ cho con. Đây chính là “thủ phạm” sinh ra các vết hăm đỏ kèm mụn li ti ở cổ trẻ sơ sinh.
– Các loại sữa, thức ăn vương vãi ở cổ em bé nhưng không được lau rửa và làm sạch cũng sinh ra hăm cổ.
– Không gian phòng bụi bẩn, quần áo mặc lâu ngày, tiếp xúc với lông động vật cũng sinh ra nhiều vi khuẩn, nấm mốc phát triển trên da nhất là ở cổ.
– Đôi khi, vì mặc một chiếc áo quá chật hoặc mép áo cọ vào cổ của em bé cũng sinh ra tình trạng cổ em bé bị hăm .
Hăm cổ không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của trẻ song nó khiến cho con luôn khó chịu, đau đớn, thậm chí bỏ bú từ đó làm chậm quá trình phát triển của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ nên bôi thuốc gì?Khi nhìn thấy bé yêu của mình bị hăm đỏ, 10 người thì chắc chắn cả 10 đều xót xa đi tìm phương pháp chữa trị. Và câu hỏi đầu tiên sẽ là bôi thuốc gì khi trẻ sơ sinh bị hăm nặng cổ.
Bé bị hăm nặng ở cổ có nên bôi dầu dừa, phấn rôm không?Trước tiên xin được trả lời dầu dừa khá an toàn khi chữa hăm da cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên áp dụng vì loại này rất dễ kích ứng cho da, hay bị nhờn rít.
Qua phấn rôm. Nếu mẹ mong muốn phấn rôm có thể hút ẩm và làm dịu chỗ hăm của trẻ thì hãy quên điều đó đi. Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo phấn rôm có thể sinh ra vi khuẩn, làm bít lỗ chân lông khiến cho tình trạng hăm càng trở nên nặng hơn đấy.
Các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi bị hăm nặng ở cổVệ sinh sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng để chữa hăm cho trẻ bất kể là mẹ có bôi thuốc gì đi chăng nữa. Các bước chăm sóc da em bé bị hăm cổ như sau:
– Vệ sinh, lau rửa nhẹ nhàng cổ trẻ ngày 2 lần bằng nước ấm và khăn mỏng.
– Thấm khô và để cho lớp da bị hăm được thông thoáng.
– Bôi một lớp kem hăm, lưu ý là chỉ một lớp mỏng để tạo hàng rào bảo vệ làn da trẻ.
– Khi tắm cho bé mẹ nên ngừng sử dụng sữa tắm hoặc chỉ nên dùng một chút loại dịu nhẹ, thành phần tự nhiên. Mẹ có thể tham khảo một số lá tắm chữa hăm cho trẻ: https://mebeaz.com/be-bi-ham-ta/
– Mặc quần áo thông thoáng, đủ ấm và không để mép áo cọ vào cổ em bé.
– Mỗi khi cho em bé bú hay uống sữa mẹ nên đặt một khăn mỏng trước ngực trẻ để sữa không chảy xuống cổ em bé.
Các mẹ thân mến! Tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ, nách, bẹn rất phổ biến trong những năm đầu đời của con. Mặc dù không quá nguy hiểm song hăm da cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, tốc độ phát triển của bé. Vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi ngày mẹ nên kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ thì các bệnh về da ở trẻ không có cơ hội “làm phiền”.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Nổi Mụn Nước Ở Môi Là Bị Gì? Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!