Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Điều Trị Bệnh Mất Ngủ được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mất ngủ là một trạng thái hưng phấn quá mức của đại não tăng lên nên dẫn đến việc khó khăn khi đi vào giấc ngủ , hay thức giấc nhiều lần trong đêm.
Do mất ngủ về đem nên ban ngày người bệnh có tinh thần uể oải, chú ý không tập trung, một số trường hợp có thể bị ù tai, đầu óc bị choáng váng dễ cáu giận.
Phương pháp tự chữa bệnh mất ngủ bằng các bài thuốc Đông y– Lấy 30 gam ngọc trúc và hoàng tinh cộng với 9 gam hạt quất minh, 3 gam xuyên khung, sắc uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần 1chén.
– Lấy 6 gam hạt táo chua và bột từ đan pha bằng nước ấm ngày uống 2 lần sáng – tối.
– Dùng 30 gam quả dâu chính mang nấu canh rất thích hợp cho việc chữa trị bệnh mất ngủ.
– Dùng 30 gam lá lạc chia thành 2 lần sắc, mỗi ngày một chén.
– Dùng 30 g hạt sen còn tâm bóc võ, 5 gam long nhãn loại dày cơm, nấu cùng với cháo trắng
– Chế biến món ăn với một quả tim heo và 10 quả táo đỏ đễ trị bệnh mất ngủ
– Lấy lòng đỏ của 2 quả trứng gà với 10 gam hoàng linh, 12 gam bạch thược, 6 gam , xuyên liên, 10 gam a dao, 30 gam sinh địa, ngày uống 1 chén, chia làm 2 lần uống.
– Luyện tập bộ môn dưỡng sinh thái cực quyền
– Đeo một túi thơm dễ ngủ với 30 gam chu sa và từ thạch, hổ phách 3 gam, tất cả nghiền thành bột và cho vào túi vải, trước khi ngủ thì bỏ túi vải vào một trong mũi vải đội lên đầu.
– Rửa chân bằng nước thuốc: từ thạch 50g, hoa cúc 10g, hoàng linh 10g, dạ dao đằng 30g, đun lấy nước, rửa chân trước khi ngủ (rửa trong 20 phút).
– Gãi da đầu: Trước khi ngủ có thể dùng lược gỗ cùn đầu, chải từ trán lên đỉnh rồi ra sau, từ đỉnh đầu chải nhẹ nhàng sang 2 bên, chải đi chải lại chừng 15 phút. Khi chải phải tĩnh tâm để thể nghiệm cái thú vui của nó. Tay chải cần nhẹ nhàng (lúc nặng lúc nhẹ).
– Phương pháp gối thuốc: Gối làm ruột bằng kháng cúc hoa, lõi bấc đèn là hiệu quả nhất.
– Phương pháp bôi dầu phong: Khi trong lòng khó chịu, váng đầu không thể chợp mắt được, dùng dầu thanh phong bôi vào 2 huyệt thái dương và phong trì.
Làm Thế Nào Để Điều Trị Bệnh Mất Ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ và/hoặc ngủ không sâu. Bệnh có những triệu chứng như: khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại, dậy quá sớm vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh. Vậy để điều trị bệnh mất ngủ cần phải làm gì?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
⌨ CHAT FACEBOOK
===
Chẩn đoán bệnh mất ngủBác sĩ có thể hỏi một số câu nhằm chẩn đoán tình trạng mất ngủ của bạn. Họ có thể yêu cầu bạn phải hoàn thành một bảng câu hỏi để xác định mô hình ngủ-thức và mức độ buồn ngủ của bạn vào ban ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một cuốn nhật ký giấc ngủ để kiểm tra mô hình giấc ngủ của bạn.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có nguyên nhân khác gây mất ngủ, họ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm để xác định điều đó. Trong một số trường hợp và dựa trên các thiết bị, họ có thể yêu cầu theo dõi và ghi lại hoạt động cơ thể của bạn trong khi bạn ngủ, bao gồm sóng não, hơi thở, nhịp tim, cử động mắt và chuyển động cơ thể.
Điều trị bệnh mất ngủ
Điều trị bệnh mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Việc chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị mất ngủ
Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn- thiền
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Điều trị mất ngủ
Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ của mình, chẳng hạn uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng nhất, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ tuy nhiên cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Có thể điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.
Một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn như tim sen, lá vông …
Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng nếu như chỉ thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì bạn cũng có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mạn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ sẽ càng khó đến. Vì thế hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong bạn hãy gác lại hoàn toàn và chờ đến ngày mai giải quyết, không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Làm gì để cải thiện chứng mất ngủ?Để khắc phục tình trạng mất ngủ, các chuyên gia y tế khuyên:
Lưu ý chế độ ăn uống
Không dùng những đồ kích thích làm mất ngủ như nước trà đặc, cà phê, thuốc lá.
Điều hòa ăn uống, không nên ăn no quá, nên chọn các món ăn dễ tiêu và dể ngủ
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thức ngủ đúng ngày đêm. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày.
Tập thư giãn tinh thần, làm việc và kết hợp nghỉ ngơi đúng lúc
Tránh giận dữ, lo lắng thái quá
Tăng cường vận động tay chân, tập thể dục dưỡng sinh.
Đa số thuốc an thần đều có không tốt cho sức khỏe nên chỉ dùng khi thật cần thiết. Dùng thuốc ngủ dài hạn có thể khiến bạn quen thuốc và lệ thuộc thuốc.
Duy trì nếp sống điều độ, điều hòa ăn uống phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh, điều tiết giấc ngủ ổn định hơn, tinh thần phấn chấn, thoải mái.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Mộng Du Là Gì? Phương Pháp Điều Trị Bệnh Mộng Du
Ví dụ, một số người mộng du có thể đi đến nhà bếp, lấy đồ ăn hoặc mở khóa một cánh cửa và đi ra ngoài. Mặc dù không phổ biến, vẫn có những trường hợp người mộng du lái xe ra đường trong trạng thái vô thức.
Mộng du đã được mô tả trong các tài liệu y khoa có niên đại trước Hippocrates (460 TCN-370 TCN). Trong vở bi kịch của Shakespeare, cảnh di chuyển trong vô thức nổi tiếng của Lady Macbeth đã ám ảnh rất nhiều người.
Mộng du là gì?Người bị mộng du đang ngủ tự dưng đứng dậy, đi ra khỏi giường hoặc đi lòng vòng quanh nhà trong trạng thái vô thức. Cảnh tưởng này làm liên tưởng đến các bộ phim ma của Hollywood. Người thân trong gia đình lần đầu bắt gặp hiện tượng mộng du thì rất sợ hãi cứ nghĩ người thân của mình bị ma nhập.
Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Y Stanford, khoảng 5% dân số có xu hướng bị mộng du. Các đợt mộng du thường xảy ra vài giờ sau khi ngủ, và thường kéo dài chỉ vài phút. Sau khi thức dậy, người bị mộng du thường không nhớ những gì mình đã làm.
Mộng du xảy ra nhiều ở trẻ em hơn là người lớn, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, mộng du ở trẻ em không phải là vấn đề đáng lo ngại. Một số hoạt động của trẻ ban ngày như chạy nhảy, leo trèo…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động não của bé vào ban đêm. Theo Bệnh Viện Cleveland, hầu hết trẻ em bị mộng du sẽ hết bệnh khi chúng lớn lên.
Một số câu hỏi về bệnh mộng du Có nên đánh thức ai đó đang mộng du không?Một số người nói rằng, bạn không nên đánh thức người đang mộng du vì nó sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như một cơn đau tim, sang trấn tinh thần hoặc nặng hơn là chấn thương nếu người đó đang có những hành động nguy hiểm (lái xe, đi trên thành tường, leo nóc nhà). Do đó, chúng ta nên nhẹ nhàng hướng dẫn họ trở lại giường ngủ là cách tốt nhất.
Làm thế nào để ngăn ngừa mộng du?Bệnh mộng du không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa. Vì thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ nếu ngày hôm đó ta làm việc quá sức. Tuy nhiên, bệnh này có thể giảm bớt, nếu bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Vì thế, nên phát triển những thói quen tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Ví dụ, nên dành khoảng 30 phút cho việc ngủ trưa, có đủ ánh sáng mặt trời trong ngày và hạn chế sử dụng nhiều chất kích thích chẳng hạn như cafe, rượu bia vài giờ trước khi đi ngủ.
Nếu có thể, cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một khoảng thời gian mỗi ngày để có được một nhịp sinh học phù hợp. Ngoài ra, bạn nên giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực như: căng thẳng, lo lắng, tức giận…
Mộng du có nguy hiểm không?Mộng du không phải là một bệnh nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây thương tích cho người bệnh khi có những hành động nguy hiểm trong trạng thái này. Nếu mộng du dẫn đến rối loạn giấc ngủ kéo dài, nó cũng có thể dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi sáng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.
Những ai thường bị mộng du?Theo thống kê có khoảng 1-15% dân số bị mộng du và đa số là trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 10, và một số ít trường hợp là người trưởng thành.
Nhiều người trưởng thành có các hành động kỳ lạ trong khi ngủ như nói mớ, vung tay vung chân… Đây được cho là điều bình thường, không phải dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý thần kinh nào.
Theo các chuyên gia, có 2 yếu tố chính làm tăng nguy cơ bị mộng du ở một người là:
Gen di truyền: Nếu bạn có cha hoặc mẹ từng bị mộng du thì nguy cơ bạn bị mộng du tăng lên gấp đôi.
Tuổi tác: Mộng du thường xảy ra ở trẻ nhỏ (dưới 10 tuổi).
Làm thế nào tôi có thể giữ con tôi an toàn nếu chúng bị mộng du?Nếu con bạn bị mộng du, việc tạo ra một môi trường an toàn là yếu tố quan trọng nhất. Để giữ cho con bạn khỏi nguy hiểm, hãy xem xét việc lúng túng trong quá trình di chuyển của chúng, đảm bảo rằng cửa sổ và cửa ra vào bị khóa. Ngoài ra, đừng để con bạn ngủ trên tầng cao nếu nhà bạn sử dụng giường tầng.
Nguyên nhân gây mộng duKhi bạn bước vào giai đoạn đầu của giấc ngủ sâu, não của bạn tạo ra các sóng não chậm, nhưng bạn vẫn chưa vào giấc ngủ NREM. Mộng du có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn này.
Theo các nhà nghiên cứu ở Stanford, những người có vấn đề tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm, có nguy cơ bị mộng du cao hơn người thường.
Các yếu tố dẫn đến bệnh bao gồm thiếu ngủ, chất kích thích, bệnh sốt và các loại thuốc nhất định. Các yếu tố di truyền, môi trường và sinh lý học cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mộng du.
Yếu tố di truyềnMộng du xảy ra thường xuyên hơn ở những cặp song sinh giống hệt nhau, và có nguy cơ xảy ra nếu ba mẹ của trẻ có tiền sử bệnh mất ngủ.
Yếu tố môi trườngRối loạn giấc ngủ, sốt, căng thẳng, thiếu magiê, và ngộ độc rượu có thể gây ra mộng du. Các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần, thuốc kích thích và thuốc kháng histamine (thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng ) cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh trầm trọng hơn.
Các yếu tố sinh lýCác yếu tố sinh lý có thể góp phần vào mộng du bao gồm:
Chiều dài và chiều sâu của giấc ngủ sóng chậm NREM, có thể là một yếu tố làm gia tăng tần số mộng du ở trẻ em.
Các điều kiện như mang thai và kinh nguyệt được biết là làm tăng tần suất mộng du ở phụ nữ.
Loạn nhịp tim.
Bệnh sốt.
Trào ngược dạ dày thực quản.
Hen suyễn ban đêm.
Cơn động kinh ban đêm.
Tắc nghẽn hơi thở khi ngủ.
Rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý, hoặc các trạng thái mâu thuẫn (rối loạn đa nhân cách).
Triệu chứng của mộng duMộng du thường bắt đầu trong thời gian ngủ sâu nhưng có thể xảy ra trong các giai đoạn ngủ nhẹ của NREM, thường là trong vòng vài giờ sau khi ngủ, và người bị mộng du có thể bị kích động một phần trong giai đoạn này.
Ngoài việc đi bộ xung quanh nhà trong thời gian ngủ sâu, các triệu chứng của mộng du khác bao gồm:
Nói mớ.
Hành vi không phù hợp như đi tiểu trong tủ quần áo (phổ biến hơn ở trẻ em).
Hét lên (khi mộng du xuất hiện cùng với giấc mơ ác mộng).
Hành động hung bạo.
Nói chuyện trong lúc ngủ.
Nhầm lẫn sau khi bị đánh thức.
Không giao tiếp với người khác khi đang di chuyển.
Nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó.
Có những hành động vụng về.
Dấu hiệu bị mộng du phổ biến nhất là đi bộ trong khi ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, người bị mộng du có thể đi trên tường, mở cửa đi ra khỏi nhà hoặc lái xe ra đường. Trên thực tế, việc đánh thức những người mộng du trong trường hợp này là khá nguy hiểm.
Phương pháp điều trịMột người thường xuyên bị mộng du có thể thực hiện các biện pháp sau:
Ngủ đủ giấc.
Thiền định, tập thể dục, yoga hay nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ.
Tránh bất kỳ loại kích thích trước khi đi ngủ.
Giữ cho môi trường ngủ an toàn, không có đồ vật độc hại gây nguy hiểm.
Ngủ ở tầng trệt để ngăn ngừa té ngã khi xuống cầu thang.
Khóa cửa ra ngoài và cửa sổ phòng ngủ.
Loại bỏ các trở ngại trong phòng.
Đặt một báo động di chuyển hoặc chuông ở cửa phòng ngủ và các cửa sổ đối với những trường hợp nặng.
Trong nhiều trường hợp, không cần dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh mộng du, nhất là đối với trẻ em. Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tạo ra một môi trường an toàn cho bé, để chúng không bị tổn thương hơn là điều trị mộng du.
Nếu bệnh vẫn kéo dài trong quá trình phát triển của bé hoặc có nguy cơ thương tích trong các giai đoạn, thì lúc đó, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Hãy tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ để có nhịp sinh học phù hợp.
Việc điều trị bệnh cho người lớn cũng không cần thiết. Nhưng nếu mộng du dẫn đến hành vi bất thường hoặc tiêu cực trong khi ngủ, chẳng hạn như rời khỏi nhà, lái xe, leo nóc nhà hay các hành động nguy hiểm khác thì nên được tư vấn điều trị.
Nếu người bệnh có tiền sử rối loạn giấc ngủ, thì đây là nguyên nhân góp phần làm họ cảm thấy mệt mỏi dẫn đến bệnh. Điều trị các rối loạn có thể làm giảm đi triệu chứng mộng du, cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Những người bệnh mộng du cũng có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ và ngăn chặn tình trạng thiếu ngủ.
Ví dụ, tập thể dục trước giờ ngủ để giảm căng thẳng và hạn chế dùng chất kích thích như: rượu, thuốc lá, chúng tôi nghe những bản nhạc thư giãn nhẹ nhàng để giúp bộ não cân bằng và ngủ ngon.
Một yếu tố quan trọng nhất đối với những người bệnh mộng du là đảm bảo môi trường an toàn cho họ, giảm thiểu các nguy cơ va đập, rơi xuống cầu thang…
Tin vui là cho hầu hết mọi người là bệnh mộng du không phải là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng. Hiện tượng này sẽ biến mất nếu người bệnh thay đổi thói quen sống để giúp thể chất và tinh thần phát triển tích cực.
Phương Pháp Điều Trị Nghiện Rượu
Điều trị nghiện rượu
Bệnh nhân (bệnh nhân) nam, 38 tuổi, nhân viên ngân hàng được gởi đến khám vì rối loạn tâm thần do nghiện rượu. Cách đây 3 năm, bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm nặng và điều trị bằng một thuốc SSRI. Khí sắc cải thiện nhưng bệnh nhân vẫn không kiểm soát được việc uống rượu đã ảnh hưởng đến công việc và hôn nhân của mình.
Bệnh nhân cho biết cha mình là một người nghiện rượu (nghiện rượu) nặng và thấy mình cũng gặp khó khăn tương tự. Bệnh nhân nhớ lại lúc còn nhỏ mình luôn có tửu lượng cao hơn bạn bè. Các giai đoạn quên bắt đầu từ lúc học đại học những ngày uống rượu nhiều và hiện nay xảy ra hầu như hàng tuần. Gần đây, bệnh nhân đã bị thu bằng lái do lái xe trong lúc say rượu.
Bệnh nhân đã cố cai rượu 3 lần trong 6 tháng qua nhưng không thành công. Lần cuối, bệnh nhân đã bỏ rượu được 3 tháng nhưng thấy trong thời gian đó khí sắc của mình vẫn không thay đổi.
Với những bệnh nhân tích cực như trên, Viện quốc gia Hoa kỳ về lạm dụng và nghiện rượu (NIAAA) coi thuốc là điều trị được chọn đầu tiên cùng với tâm lý trị liệu và các nhóm tương trợ. Các thuốc có hiệu quả được FDA chấp thuận gồm disulfuram, naltrexone, acamprosate, và topiramate (off-label).
Các thuốc này tác dụng khác nhau; một số có ích trong cai rượu ban đầu, số khác lại hiệu quả hơn trong duy trì cai rượu. Do một số bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm về các thuốc này, chúng tôi sẽ đề cập đến liều dùng và tác dụng phụ là những khác biệt quan trọng để hướng dẫn chọn lựa và cho thuốc.
Tiếp tục ca bệnh – Bệnh lý nào xuất hiện trước?Khi bệnh nhân trên có biểu hiện trầm cảm, bác sĩ cho biết rượu có thể gây triệu chứng trầm cảm và khuyên bệnh nhân nên ngưng rượu. bệnh nhân tạm thời giảm rượu nhưng vẫn tiếp tục có khí sắc trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, mệt mỏi, và chán ăn. Bệnh nhân được điều trị với escitalopram 10mg/ngày, và trầm cảm cải thiện. Bệnh nhân không có mưu toan tự sát và không cần nhập viện.
Sau khi được khám kỹ và lượng giá chi tiết bệnh sử uống rượu, việc sử dụng các chất khác, triệu chứng khí sắc, bệnh nhân được chẩn đoán nghiện rượu không lệ thuộc cơ thể và rối loạn trầm cảm nặng nguyên phát (primary MDD).
Chẩn đoán nghiện rượu dựa trên trong 12 tháng qua, bệnh nhân không kiểm soát được việc uống rượu, nhiều lần cai không thành công, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và quan hệ xã hội, vẫn tiếp tục uống rượu dù biết rằng điều này làm gia tăng các triệu chứng cảm xúc. Bệnh nhân không lệ thuộc cơ thể do không có hội chứng cai trong lần cai rượu gần đây.
Về khí sắcTriệu chứng khí sắc do chất thường giảm hoặc mất đi khi trạng thái cai được duy trì trong khi triệu chứng khí sắc nguyên phát không thay đổi, và các can thiệp, bao gồm thuốc men là cần thiết.
Ở bệnh nhân trên, triệu chứng khísắc bắt đầu trước khi uống rượu và tồn tại trong giai đoạn cai rượu. Do đó, rối loạn trầm cảm nặng nguyên phát là chẩn đoán có nhiều khả năng hơn RLKS do chất.
Kết hợp liệu pháp hành vi và dược lý được xem là thích hợp do bệnh nhân muốn cai rượu và sẵn sàng tham gia một kế hoạch điều trị cũng như vào các nhóm tương trợ.
Các loại thuốc điều trị nghiện rượu DISULFURAMDisulfuram ức chế không hồi phục men aldehyde dehydrogenase, được dùng để duy trì cai rượu bắt buộc ở bệnh nhân nghiện rượu mãn. Ức chế aldehyde dehydrogenase sẽ ngăn chận chuyển hóa rượu thành acetate, đưa đến sự gia tăng acetaldehyde.
Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng disulfuram uống rượu, sự tăng nồng độ acetaldehyde sẽ gây ra “phản ứng disulfuram-rượu” rất khó chịu với vã mồ hôi, mặt đỏ bừng, nôn, ói, đau đầu, tim nhanh, và hạ huyết áp. Độ nặng của phản ứng tỉ lệ với liều disulfuram và lượng rượu uống.
Bệnh nhân dùng disulfuram phải cai tất cả các loại rượu, kể cả thuốc cảm và nước súc miệng có rượu. Cần dặn bệnh nhân nếu uống chỉ một ít rượu cũng có thể gây ra phản ứng, ngay cả nhiều ngày sau khi dùng disulfuram.
Hiệu quảThử nghiệm lâm sàng với disulfuram cho kết quả chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu có kiểm soát lớn nhất cho đến nay, Fuller và cs nhận thấy không có khác biệt về tỉ lệ cai rượu hoàn toàn, việc làm, hoặc ổn định xã hội sau 1 năm trong 605 đàn ông được tư vấn và dùng disulfuram 250mg/ngày, hoặc placebo. Nghiên cứu disulfuram khác thấy có sự giảm nhẹ tần suất uống rượu nhưng không tác dụng trên tỉ lệ cai rượu.
Vì tuân thủ là yếu tố tiên đoán kết quả quan trọng nhất với disulfuram, việc theo dõi tuân thủ và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này với bệnh nhân có thể làm tăng hiệu quả của thuốc. Disulfuram hiệu quả nhất ở bệnh nhân có động cơ cao với sự nâng đỡ xã hội ổn định hoặc được kết hợp trong chương trình điều trị ngoại trú.
Liều lượngDisulfuram có ở dạng viên nén 250mg và thường dùng ở liều từ 125-500mg/ngày. Điều trị có thể bắt đầu sau khi bệnh nhân cai rượu ≥ 12 giờ và có nồng độ rượu trong máu bằng 0.Tác dụng phu. Buồn ngủ là than phiền hay gặp khi dùng disulfuram, thường tự hết và có thể giảm đi bằng cách dùng thuốc vào buổi tối.
Tăng men gan dưới lâm sàng gặp trong 25% bệnh nhân dùng disulfuram. Mặc dù hiếm, nhiễm độc gan có thể gây tử vong cũng đã được báo cáo (với liều thấp khoảng 200mg/ngày), xảy ra trong giai đoạn đầu điều trị với vàng da và sốt. Một nghiên cứu ước lượng tử vong do nhiễm độc gan khoảng 1/30000 bệnh nhân/năm.
Cần xét nghiệm chức năng gan trước điều trị, 10-14 ngày sau khi dùng disulfuram và khoảng 4 tuần sau nữa. Sau đó, chỉ cần theo dõi mỗi 3-6 tháng ở bệnh nhân không có triệu chứng gan.
Tác dụng phụNghiêm trọng do disulfuram gồm viêm thần kinh thị giác, viêm thần kinh ngoại biên, viêm gan ứ mật, co giật và loạn nhịp tim. Loạn thần cũng có thể xảy ra, thường với các liều ≥ 500mg/ ngày. Tránh sử dụng đồng thời disulfuram và metronidazole, có thể gây loạn thần cấp.
Sự ức chế cytochrome P-450 do disulfuram có thể làm tăng nồng độ trong máu và gây ngộ độc các thuốc chuyển hóa qua gan như warpharin, phenytoin và izoniazid.
Chống chỉ địnhKhông dùng disulfuram ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim (ischemic heart disease) và phụ nữ mang thai. Cũng tránh dùng disulfuram ở bệnh mạch máu não, tiểu đường, loạn thần hoặc rối loạn nhận thức.
Khuyến cáoDisulfuram là chọn lựa tốt ở bệnh nhân nghiện rượu có động cơ cao, ổn định về nội khoa và tâm thần với sự tuân thủ điều trị được theo dõi chặt chẽ.
NALTREXONENaltrexone là đối vận của thụ thể m-opioid, làm giảm tác dụng tăng cường của rượu qua đường beta-endorphin. Trong điều trị nghiện rượu, naltrxone làm giảm tái phát và số ngày uống rượu.
Hiệu quảHầu hết nghiên cứu naltrexone như một phần của chương trình điều trị bao gồm trị liệu hành vi. Mới đây, nghiên cứu ngẫu nhiên kết hợp thuốc và can thiệp hành vi (COMBINE), có kiểm soát với placebo cho thấy naltrexone hoặc liệu pháp hành vi đều cải thiện cai rượu và nếu kết hợp cả hai thì hiệu quả còn cao hơn từng điều trị riêng rẽ.
Liều lượngNaltrexone uống thường bắt đầu ở liều 25mg và tăng dần trong 2-3 ngày lên 50 hoặc 100mg/ ngày. Liều chuẩn là 50mg/ngày, mặc dù nghiên cứu COMBINE báo cáo hiệu quả ở liều 100mg/ngày.
Naltrexone uống hiệu quả tốt nhất ở bệnh nhân tuân thủ 70-90% thuốc. Dạng tác dụng kéo dài (liều 380mg TB mỗi 4 tuần) là một chọn lựa nếu tuân thu kém.
Tác dụng phụNgộ độc naltrexone có thể gây tổn thương tế bào gan. Không nên cho thuốc ở bệnh nhân viêm gan cấp hoặc bị bệnh gan giai đoạn cuối. Khi cho naltrexone, cần kiểm tra chức năng gan hàng tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng một lần. Tác dụng phụ thường gặp, ít nghiêm trọng gồm buồn nôn, đau cơ, và nhức đầu.
Naltrexone đối vận thụ thể opioid và gây hội chứng cai ở bệnh nhân lệ thuộc cơ thể opioid. Do đó, không nên cho naltrexone ở bệnh nhân cần dùng opioid vì đau mãn tính. Nếu bệnh nhân đang dùng opioid nhưng muốn chuyển sang thuốc chống đau khác, cần ngưng opioid ít nhất 7 ngày và xét nghiệm nước tiểu trước khi bắt đầu dùng naltrexone.
Xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy ít tốn kém và dễ sử dụng nhưng hiệu quả hạn chế. Nhiều que thử chuẩn giúp phát hiện heroin, morphine và codeine nhưng không phát hiện được oxycodone, hydrocodone, hoặc các opioid tổng hợp khác. Hiện có các xét nghiệm chuyên biệt để phát hiện oxycodone, hydrocodone, hydromorphone, buprenorphine và methadone. Tuy nhiên một số opioid tổng hợp (như fentanyl) còn khó phát hiện do có nồng độ thấp và chuyển hóa nhanh.
ACAMPROSATEAcamprosate có cấu trúc tương tự GABA và được cho là ức chế hệ glutamatergic. Điều này giúp acamprosate làm giảm sự tăng hoạt động glutamatergic thường thấy ở bệnh nhân nghiện rượu mãn.
Acamprosate được chỉ định để ngừa tái phát nghiện rượu. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả trong cải thiện tỉ lệ cai rượu so với placebo. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa nhận thấy hiệu quả của acamprosate ở bệnh nhân mới tái phát hoặc chỉ mới cai rượu ít ngày trước khi bắt đầu dùng thuốc. Do đó, acamprosate có hiệu quả tốt nhất khi dùng để duy trì cai rượu và ít hoặc không hiệu quả để khởi đầu cai rượu.
Liều lượngAcamprosate có viên nén 333mg, với liều khuyến cáo là 666mg × 3 lần/ngày. Tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Nên giảm liều còn 333mg× 3 lần/ngày cho bệnh nhân bị suy thận vừa (CrCl 30-50 mL/phút), và không dùng acamprosate cho bệnh nhân suy thận nặng (CrCl < 30mL/phút).
Tác dụng phụAcamprosate dung nạp tốt trong các thử nghiệm lâm sàng; tiêu chảy và các tác dụng phụ dạ dày-ruột hay gặp nhất.
TOPIRAMATETopiramate tăng cường GABA và ức chế dẫn truyền glutamate, đặc điểm được cho là đưa đến sự giảm phóng thích dopamine ở nhân nucleus accumbens khi sử dụng rượu. Mặc dù topiramate chưa được FDA chấp thuận trong nghiện rượu, dữ liệu còn hạn chế khi so sánh thuốc chống động kinh này với placebo cho thấy có sự giảm uống rượu và tăng tỉ lệ cai rượu.
Liều lượngBắt đầu 25 mg/ngày và tăng dần trong nhiều tuần đến 300mg/ngày chia thành nhiều lần.
Tác dụng phụTác dụng phụ bao gồm chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ, khó tập trung và sụt cân. Do topiramate được thải qua thận, giảm 50% liều ở bệnh nhân có CrCl < 70 mL/phút. Tăng ammonia máu khi dùng chung với valproic acid có hoặc không kèm theo bệnh não, ngay cả ở bệnh nhân đã dung nạp với từng thuốc này.
Các tác dụng phụ ở thận khác gồm tăng nguy cơ sỏi thận. Sự ức chế men carbonic anhydrase của topiramate có thể làm giảm nồng độ bicarbonate, đưa đến nhiễm acid chuyển hóa.
Tiếp tục ca bệnh – Thực hiện kế hoạch điều trịBệnh nhân trên được điều trị với naltrexone uống, 25mg/ngày và tăng dần đến 100mg/ngày. Mặc dù chưa xác định thời gian điều trị tối ưu, bệnh nhân cần dùng naltrexone ít nhất 3 tháng theo khuyến cáo của NIAAA, và có thể tiếp tục 1 năm hoặc hơn nếu đáp ứng tốt.
Bệnh nhân được khám mỗi tuần trong tháng đầu để theo dõi tác dụng phụ và điều chỉnh liều thuốc nếu cần. bệnh nhân cũng tiếp tục dùng escitalopram 10mg/ngày đã kiểm soát tốt các triệu chứng trầm cảm nặng của bệnh nhân.
Thuốc điều trị nghiện rượu thường được nghiên cứu khi dùng hổ trợ cho liệu pháp hành vi. Nghiên cứu COMBINE trong 1383 bệnh nhân cai rượu nhận thấy naltrexone kết hợp chăm sóc nội khoa có hiệu quả tương đương với liệu pháp nhận thức hành vi đơn thuần. Chăm sóc nội khoa gồm môi trường nâng đỡ, khuyến khích sự tuân thủ, đồng cảm tạo quan hệ điều trị tốt, và tham gia các nhóm tương trợ. Như vậy, thuốc có vai trò trong cai rượu, nhưng liệu pháp hành vi vẫn là một phần quan trọng trong điều trị toàn diện lạm dụng chất.
Khi chọn các thuốc, cần xem xét các khác biệt lâm sàng chủ yếu của chúng:
Naltrexone và topiramate ( ít khẳng định hơn) có ích cho bệnh nhân nghiện rượu khi bắt đầu điều trị và ngừa tái phát.
Acamprosate có thể ngừa tái phát ở bệnh nhân cai rượu.
Disulfuram vẫn là một lựa chọn giá trị ở bệnh nhân có động cơ tốt với sự nâng đỡ xã hội để đảm bảo sự tuân thủ.
Do bệnh nhân trên bắt đầu điều trị sau khi sử dụng rượu mới đây, các thuốc như naltrexone và topiramate được chọn do có ích trong lúc đầu điều trị (lẫn ngừa tái phát). Trong 2 thuốc trên, naltrexone là lựa chọn tốt hơn do topirame làm giảm tập trung, ảnh hưởng đến kết quả làm việc của bệnh nhân. Naltrexone uống nên được dùng khởi đầu điều trị do chỉ dùng 1 lần trong ngày. Loại tác dụng kéo dài, đắt tiền hơn, chỉ dùng 1 lần trong tháng, được xem là chọn lựa điều trị hàng thứ hai khi có vấn đề về tuân thủ.
Quá mẫn cảm là một chống chỉ định với mọi thuốc. bệnh nhân trên dung nạp tốt với liều khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên 50 rồi 100mg sau nhiều ngày. Nên tăng naltrexone uống lên 100mg/ngày – mặc dù thường được cho ở liều 50mg/ngày- do bằng chứng gần đây cho thấy thuốc hiệu quả và an toàn ở liều cao hơn.
Kết luậnCác thuốc như disulfuram, naltrexone, acamprosate, và topiramate có thể giúp ích cho liệu pháp hành vi trong điều trị nghiện rượu. Một số thuốc giúp khởi đầu cai rượu trong khi một số khác giúp duy trì cai rượu. Để thúc đẩy sự tuân thủ điều trị với những thuốc này, thầy thuốc cần xem xét kỹ bệnh sử, các bệnh kết hợp, và sở thích của bệnh nhân khi xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Điều Trị Bệnh Mất Ngủ trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!