Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Viết Văn Hay # Top 3 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phương Pháp Viết Văn Hay # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Viết Văn Hay được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với nhiều học sinh, việc viết văn dường như là một nhiệm vụ nặng nề, huống hồ là viết một bài văn hay lại càng khó hơn. Hôm nay, trung tâm day kem TRÍ TUỆ VIỆT sẽ chia sẻ đến các bạn phương pháp để viết được một bài văn hay đơn giản và hiệu quả nhất có thể.

Những kỹ năng này sẽ giúp các bạn có thể cần bút viết được một bài văn không lạc đề và đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất của đề bài đưa ra.

1.1Chuẩn bị trước khi viết:

– Đọc kỹ đề nhiều lần, xác định chính xác yêu cầu của đề bài.

– Xác định đối tượng người đọc để có hướng hành văn hợp lí, giọng văn phù hợp.

– Chuẩn bị tài liệu.

– Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết

1.2Lập dàn ý

– Lựa chọn hướng mở bài: trực tiếp hay gián tiếp, trừu tượng đến cụ thể…

– Xác định những luận điểm cơ bản, luận cứ đi kèm.

1.3Viết bài: Dựa trên dàn ý và tư liệu chuẩn bị tiến hàn viết nháp trước sau đó viết lại.

Phương pháp viết văn hay

2.1Tạo nguồn cảm hứng và kiến thức văn học:

– Đọc nhiều sách văn học

– Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra xung quanh trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ đó, hãy tập phân tích, tổng hợp theo nhiều khía cạnh khác nhau.

– Đề thi Văn luôn có 2 phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn viết tốt bài nghị luận xã hội, bạn phải nắm bắt những tin tức xã hội chính yếu nhất bởi đề thi không nằm ngoài các sự kiện này. Thường xuyên theo dõi tin tức qua nhiều kênh thông tin như chương trình thời sự, báo chí, internet…

2.2 Trong quá trình viết cần chú ý các vấn đề sau:

– Phân bổ thời gian hợp lý, đọc kỹ đề, lập dàn ý.

– Tuân thủ nghiêm các nguyên tắc : Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng.

– Cần có trí tưởng tượng dồi dào

– Công phu gọt dũa

Ngoài ra, các em cần rèn luyện để tăng tốc độ viết , có nghệ thụt bắt chước người khác về cách hành văn…

Quý phụ huynh và các bạn có nhu cầu xin liên hệ:

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Văn Phòng 1: 82 Nguyễn Phúc Chu, P. 15, Q. Tân Bình

Văn Phòng 2: 32/2 Đường Số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân

Văn phòng 3: 141/6 Đường HT06, P. Hiệp Thành, Q. 12

Điện Thoại : 0906 801 079 – 0932 622 625 (Thầy Huy – Cô Oanh)

Xin cảm ơn quí PH-HS đã xem tin !!!

Làm Thế Nào Để Viết Văn Hay?

Không phải tự nhiên mà trong chương trình đào tạo từ lớp 1 cho đến lớp 12 đều có môn văn và nó là một môn chính cùng với môn toán. Quả thật trước giờ mình vẫn ngán môn văn nhất, nó lại được xếp vào đúng cái giờ con người ta mệt mỏi và buồn ngủ nhất nên hầu như đối với học sinh thì giờ văn như là một cực hình. Nhưng không phải vì vậy mà môn văn hoàn toàn không có lợi, nó có lợi rất nhiều nữa là khác. Kỹ năng trình bày, bao gồm kỹ năng nói và viết sẽ rất cần cho chúng ta sau này, một người nói hay, viết giỏi thì ai cũng thích đọc và thích tiếp thu cả, còn nói năng và viết không đâu ra đâu, nghe rồi đọc mà cũng không rõ được vấn đề, nghe một hồi là tai hết muốn nghe, đọc một hồi là mắt không muốn đọc, là một người diễn đạt ta sẽ cảm thấy bị hụt hẫng khi ý kiến của mình không được mọi người tiếp thu bởi lý do đơn giản là mình trình bày quá kém cõi. Vì thế mà có những chính kiến rất hay nhưng do không biết cách diễn đạt mà ta lại gánh phần thiệt thòi về cho mình. Thế nên việc viết văn làm sao cho hay, làm sao để người ta thích đọc là một việc rất quan trọng trong công việc và trong đời sống hàng ngày. Ngày trước mình học văn rất tệ, và còn không thích về nó nữa. Thế nên nếu bạn đã qua cái thời học sinh rồi, và bây giờ muốn viết truyện hay viết những bài nghị luận nêu lên quan điểm của mình hay chỉ đơn giản là để giao tiếp hằng ngày được tốt hơn thì cũng không quá trễ. Mình sẽ chỉ cho các bạn làm thế nào để viết văn hay hơn, giúp cho mọi việc được suông sẻ hơn.

Việc đầu tiên để có thể viết văn được lưu loát hơn, được hay hơn là bạn phải đọc. Cho dù bạn có là thiên tài bẩm sinh cỡ nào nhưng nếu bạn không đọc một cái gì, không được tiếp xúc một câu văn nào thì bạn cũng không thể viết được một đoạn văn nào có hồn cả. Nó giống như một đống thuốc nổ, đó là chất rất dễ cháy và cháy rất nhanh, nhanh đến nỗi nó làm không khí giãn nở không kịp nên tạo thành một vụ nổ, nhưng nếu không có một đóm lửa nhỏ nào để mồi nó cháy thì cho dù bạn có làm cách nào đi chăng nữa thì cái đống thuốc nổ đó cũng chỉ là một đống bột vô vụng mà thôi. Việc đọc cũng như vậy, bạn không hề đọc một thứ gì thì làm sao mà bạn có ngôn từ, có câu chữ để mà viết được. Cho nên việc đọc sẽ đem lại ngôn từ, giúp cho bạn có thêm nhiều cách để có thể diễn đạt ý một cách trôi chảy. Đó là lý do vì sao mà những cuốn sách tham khảo cứ ra đời ồ ạt. Đọc nhiều sách, đọc nhiều tác giả, được tiếp xúc với nhiều văn phong khác nhau dần dần sẽ giúp bạn hình thành văn phong riêng, từ đó bạn sẽ có một lối viết cho riêng mình và tất nhiên việc viết văn sẽ trôi chảy lên rồi.

Không chỉ thế, việc đọc nhiều sách cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức về xã hội mà bạn khó có thể tìm thấy ở sách giáo khoa. Nếu bạn thích thể loại nào, bạn hãy đọc nhiều ở thể loại đó, tìm những tác giả lớn có tên tuổi mà đọc. Nếu bạn thích viết báo, thích văn nghị luận thì cứ đọc nhiều bài báo, nhiều bài luận để nâng cao kỹ năng của mình. Còn nếu bạn thích truyện như mình đây thì cứ tìm nhiều truyện mà đọc. Còn nếu bạn không thuộc văn chương mà thuộc những thứ về kỹ thuật hay công nghệ, thì cứ tìm những bài báo hay những quyển sách về lĩnh vực đó để đọc. Bạn sẽ học hỏi được cách trình bày của họ từ đó hình thành lối viết cho riêng mình. Trở lại với vấn đề được đặt ra ở đầu đoạn, tại sao lại nói đọc văn mà lại có kiến thức về xã hội bên trong đó nữa? Chắc nhiều bạn cũng thắc mắc điều này. Quả thật là như thế đó bạn ạ. Vì văn học phản ánh xã hội mà, cho nên xã hội như thế nào thì văn học sẽ phản ánh như thế. Bạn đọc nhiều sách của nhiều tác giả nước ngoài khác nhau, bạn sẽ hiểu thêm về nét văn hóa của họ. Ví dụ như khi bạn đọc nhiều sách ở phương tây, chắc chắn bạn sẽ nhận ra lối sống du mục của họ, những người nay đây mai đó hay những con người cùng cực phải đi khắp nơi để kiếm sống. Việc đọc nhiều và hiểu nhiều còn giúp bạn có thêm nhiều ngôn từ trong khi giao tiếp, từ đó cuộc nói chuyện được thú vị hơn. Giả dụ như khi bạn nói chuyện với một ai đó, mà họ nhắc đến một nhân vật trong văn học nào đó như Gatsby chẳng hạn, nếu bạn không biết đến họ thì hoàn toàn bó tay rồi, từ đó có thể người ta sẽ có một nhận định nào đó có thể sai lầm về bạn. Trong nhiều truyện của ông nhà văn người Nhật Haruki Murakami, ông ấy thường nhắc đến nhân vật Gatsby, có lẽ ông ấy rất thích truyện này. Có một đoạn trong một truyện ngắn nhắc đến như thế này: cô gái không biết rõ công việc của anh chàng người yêu là gì, nhưng anh ta rất giàu, vậy là nhân vật “tôi” trong truyện nói rằng “trông giống như Gatsby đấy nhỉ”. Hay ở ngoài đời, một người bạn hay đối tác nói một người nào đó trông giống như Gatsby, thì nếu bạn không đọc truyện Gatsby vỹ đại bạn sẽ không hiểu ý của người đó đang nói về điều gì. Nhưng nếu bạn đã đọc rồi thì bạn sẽ hiểu câu nói ấy ám chỉ việc người được nói đến có công việc rất mờ ám vì suốt truyện ta sẽ thấy công việc của Gatsby rất mờ ám, hay để chỉ rằng đó là một anh chàng chung tình, là mọi việc chỉ vì tình yêu vì Gatsby đã làm mọi việc để giàu có, mục đích duy nhất chỉ để được nhìn thấy tình yêu của mình mặc dù người ấy đã có chồng. Hay người ta nói một gia đình nào đó là Tà dương tộc, nếu bạn có đọc rồi thì bạn sẽ hiểu cách nói đó ám chỉ cho những gia đình giàu có, quý tộc đã bị thất thế, còn nếu chưa đọc thì đành bó tay. Trong những tác phẩm ấy còn có những câu nói, những giai thoại rất kinh điển khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục, và nếu như bạn lồng ghép được nó vào câu văn hay lời nói của mình thì rất là tuyệt vời.

Nhưng vấn đề chính ở việc đọc là bạn phải biết chọn lọc. Hãy nên nhớ là mình chỉ đọc, chứ không phải viết theo, không phải bắt chước theo. Bạn chỉ cần đọc, có hiểu hay không hay đọc rồi quên luôn cũng không sao. Khi đọc nhiều thì đầu óc của bạn sẽ nắm rõ được những điều đó trong đầu mà bạn sẽ chỉ biết được điều đó khi bạn viết ra hoặc nói ra thôi. Có một câu truyện ngắn nói về việc đó như thế này. Đứa cháu thấy ông mình hàng ngày đọc sách, cháu cũng làm theo nhưng đọc bao nhiêu cũng chẳng hiểu gì cả. Thế rồi nó hỏi ông, ông đưa cho nó cái rỗ đựng than bảo nó hãy xách nước đến. Cái rỗ thì làm sao mà đựng nước được, nó hiểu điều đó nhưng vẫn cố mà múc nước để chứng minh cho ông thấy. Khi đã mệt nhoài thì ông mới bảo đứa cháu nhìn lại cái rỗ, lúc này nó đã không còn dính bụi than đen xì nữa. Đọc sách cũng giống như vậy, nó sẽ dần dần làm đầu óc ta minh mẫn hơn giống như việc cái rỗ được nước làm sách sẽ vậy, sách chính là những giọt nước ấy, nó chỉ lướt qua và không đọng lại gì nhưng nó đã làm đầu óc ta tiến bộ rất nhiều. Nhưng phải nhớ là đọc những gì đáng đọc. Đừng đọc mấy truyện ngôn tình với mấy truyện dịch Trung Quốc. Cái cách viết đó vô cùng kém cỏi nên khi bạn đọc những thứ đó, nó sẽ hình thành trong đầu bạn lối viết càng kém cỏi hơn. Nếu bạn đọc văn học, hãy tìm đến những tác phẩm kinh điển, bây giờ không có khi để biết mấy tác phẩm đó vì theo năm tháng, hàng chục hàng trăm năm nó vẫn còn nổi tiếng. Điều đó chứng tỏ nó là một tác phẩm đáng để bạn đọc. Còn những thể loại khác thì cứ tìm đến những tác giả có tiếng tâm mà đọc, nếu đọc báo thì phải đọc những trang báo uy tính, có bề dày về kinh nghiệm. Đọc những thứ non yếu và cẩu thả cũng rất ảnh hưởng đến lối tư duy của bạn. Nhưng vấn đề trên hết là bạn phải đọc để hiểu, chứ không phải đề làm theo y chang như vậy.

Kế đến là viết thôi. Bạn phải viết nhiều vì không có ai thành công mà không tập luyện cả. Thiên tài thì cũng một phần ít thành công của họ là bẩm sinh, đa phần còn lại là nỗ lực tập luyện không ngừng. Thế nên bạn phải đọc và viết thường xuyên, như vậy sẽ khiến lối viết của bạn ngày càng tiến bộ hơn. Bạn có thể thấy văn phong của người này người kia hay và áp dụng thử vào một vài bài viết của mình. Mình cũng có một vài truyện có cái lối lặp từ khó hiểu cũng là vậy. Sau đó bạn sẽ hình thành văn phong riêng từ những lối viết ấy và sẽ tạo nên sự khác biệt cho riêng mình. Nhưng nhớ là đừng có bắt chước theo, tôi đã nhắc lại quá nhiều rồi, sự sáng tạo mới là có ích chứ không phải sự bắt chước, nhái theo. Bạn phải viết nhiều thể loại khác nhau và vận dụng những gì mà mình đã đọc vào. Vận dụng cách hành văn ngắn gọn của người nước ngoài, vận dụng những yếu tốt sướt mướt nếu viết văn sướt mướt, vâng vâng và mây mây. Dần già rồi bạn sẽ viết hay lên thôi.

Trong khi viết thì bạn cũng phải tự tập dần lối viết và lối tư duy của riêng mình. Điều đó sẽ làm cho những thứ của bạn trở nên khác biệt và nổi bậc hơn. Chẳng ai thích đọc cả một bài văn dài dòng mà nội dung chỉ có thể gom gọn lại trong một câu cả, hay giữa một cách đồng có có một bông hoa thì chắc chắn bông hoa sẽ nổi bậc hơn rồi. Bạn cũng phải xem những người khác viết gì để có thể học hỏi những cái hay của họ và tránh những cái dỡ từ họ. Người ta nói biết địch biết ta trăm trận trăm thắng mà.

Bạn cũng đừng quá tự tin vào chính mình. Không gì là hoàn hảo cả. Vì vậy, đừng quá kêu ngạo một khi mình đã viết hay lên rồi. Khi nhiều người khen văn của mình hay và nó hay thật thì cũng đừng lấy đó là điểm dừng, một người tự cao thì lúc nào cũng thấp kém cả. Vì vậy phải tự nỗ lực không ngừng. Phải thường xuyên viết để văn chương của mình không bị mai một đi. Văn chương cũng giống như cơ bắp mình vậy, không tập luyện thì cũng sẽ bị teo đấy. Phải thường xuyên học hỏi và trao đổi để ngày càng tiến bộ. Nếu ta viết hay mà dừng lại ở đó, thì những người khác họ không ngừng trao dồi, họ ngày càng hay hơn thì tự nhiên ta sẽ trở thành kẻ sau cùng mà thôi.

Chung quy lại là bạn phải đọc thật nhiều và có chọn lọc. Rồi áp dụng vào nó để viết thì dần dần cách viết của bạn sẽ có tiến bộ lên thôi. Có thể trong nay mai hoặc thậm chí là vài năm thùy thuộc vào mỗi người. Vì vậy cũng đừng có buồn nếu bạn vẫn chưa viết hay lên được. Văn chương sẽ rất quan trọng trong cuộc sống, không chỉ viết mà còn trong giao tiếp nữa. Một người nói chuyện hay và có duyên sẽ có lợi thế hơn những người khác rất nhiều. Vậy nên phải luôn trao dồi nó giống như trao dồi kinh nghiệp công việc và cuộc sống vậy. Nhưng mà bạn đã đọc đến những dòng này thì tất nhiên bạn đã ý thức về điều này rồi. Mình mãi đến năm hai đại học mới bắt đầu viết thứ này thứ kia, mình đâu có học gì về văn đâu, nhưng cũng phải đọc và viết thường xuyên đấy thôi. Cái gì có lợi thì không bao giờ là thừ thải cả.

Các Phương Pháp Học Tốt Tin Văn Phòng

Các phương pháp để học tốt tin văn phòng

Làm thế nào để học tốt tin văn phòng. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đi tìm lời giải đáp. Hôm nay tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình học tin văn phòng từ những phiên bản Office 2000.

Trước khi học tin văn phòng chắc hẳn các bạn đã sử dụng máy tính sẽ hiểu thế nào là CPU, Mornitor, … Tôi xin nếu 1 số cách học

a. Đầu tiên các bạn nên tập gõ 10 ngõn bằng phần mềm Typing Master pro. Không ai nhớ được ngón tay nào gõ phím nào cả, mà nó sẽ theo quán tính khi chúng ta tập nhiều. Không tin bạn có thể thử.

b. Nhớ cách gõ tiếng Việt.

c. Chúng ta tìm hiểu giao diện và chức năng của từng Menu trong Word – Excel.

d. Chúng ta thực hành với các văn bản thực tế, làm đi làm lại 5 lần để hiểu bản chất.

e. Trong Word chúng tâm tập chung vào tìm hiểu định dạng văn bản và trang in.

f. Trong Excel chúng ta thực hiện các hàm, hiểu cấu trúc của 1 hàm, tác dụng của hàm đó, các nhóm hàm hay dùng trong Excel.

g. Tập chung làm các bài tập Excel thiên về quả lý vì trong Excel thường dùng để quản lý hàng hóa, nhân sự, kế toán. Chúng ta cần tìm hiểu về lọc đối tượng, sắp xếp.

Phương pháp dạy tin học văn phòng độc đáo chỉ có tại Tri Thức Việt

Môi trường học tập: thân thiện, thoải mái, tiện nghi và hiện đại.

Phòng học điều hoà, mỗi học viên 1 máy tính.

Học viên được thi cấp chứng chỉ của Bộ cuối khoá học.

Thời gian: Khóa học khai giảng liên tục, đến đăng ký là được xếp lớp học luôn. Học viên được lựa chọn thời gian học phù hợp với mình.

Ca học linh động với 5 ca/ngày và 6 ngày/tuần:

Thời gian khoá học tin văn phòng linh động hoặc xen kẽ hoàn toàn do học viên đăng ký từ thứ 2 đến chiều thứ 7:

Sau khi kết thúc khóa học tin văn phòng đảm bảo học viên sẽ thành thạo đánh máy, sử dụng máy tính, công cụ bàn phím và các thao tác trong nội dung học đối với Microsoft Word, Microsoft Excel, Power point.

ĐỐI TÁC CỦA IIG VIỆT NAM TẠI MIỀN BẮC TRONG ĐÀO TẠO VÀ ĐĂNG KÝ LUYỆN THI MOS – IC3

Địa chỉ học tin văn phòng, học autocad, luyện thi mos, luyện thi IC3 uy tín nhất tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3 Phố Dương Khuê – Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

(gần nhà sách Tri Tuệ – ĐH Thương Mại Đường Hồ Tùng Mậu)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 024.6652.2789 hoặc 0976.73.8989

Comments

Làm Thế Nào Để Học Sinh Viết Được Đoạn Văn, Bài Văn Hay.

Như chúng ta đã biết, để có một bài văn hay thì ta phải có từng đoạn văn hay, để có từng đoạn văn hay thì ta phải có từng câu văn hay. Vậy, Làm thế nào để học sinh viết được đoạn văn, bài văn hay.

Để làm làm được đoạn văn, bài văn hay ngoài những kiến thức cơ bản vốn tự, vốn sống, xây dựng cảm xúc cho học sinh thì việc hình thành câu văn, đoạn văn hết sức quan trọng; trong phạm vi thời gian cho phép, tôi xin được trao đổi với các đồng chí

I. Vấn đề thứ nhất: Về Câu văn

là một bộ phận của đoạn văn. Muốn đoạn văn hay thì cần có câu văn hay. Muốn viết câu văn hay ngoài việc sử dụng chinh xác từ, đủ thành phần câu thì câu cần có hình ảnh, khi câu có hình ảnh sẽ có màu sắc, đường nét. Do đó khi viết câu cần sử dụng từ gợi tả, từ gợi cảm( là từ láy, từ ghép), biện pháp nghệ thuật ( so sánh, nhân hóa, ..) để thể hiện được sự sinh động, gần gủi hơn, người đọc dễ hình dung sự vật hơn.

* Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết câu văn

– Viết câu đủ thành phần, diễn đạt trọn vẹn ý

– Viết câu linh hoạt, không theo công thức đơn điệu

Cần viết linh hoạt, không đơn điệu ( Chủ ngữ- vị ngữ hoặc trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ) nên thay đổi cấu tạo của câu.

VD: Đối với câu ” Trên sân trường, hoa cúc vàng rực.”

Có thể viết: Hoa cúc khoe màu vàng rực rỡ trong sân trường.

Sân trường vàng rực màu hoa cúc.

Hoa cúc vàng rực

– Có thể diễn đạt bằng nhiều cách

Cũng với một nội dung có thể viết diễn đạt bằng các câu khác nhau

VD: Bầu trời hôm nay rất đẹp.

Có thể diễn đạt: Hôm nay trời quang, mây tạnh.

Từng đám mây trắng nhởn nhơ bay.

Bầu trời trong xanh không gợn mây

– Cần sử dụng từ gợi tả, gợi cảm, biện pháp nghệ thuật

VD: Tả tiếng chim hót

Tiếng chim hót vang

Khi sử dụng từ gợi tả, biện pháp nghệ thuật ” Tiếng chim hót lảnh lảnh, vang xa. Hoặc Tiếng chim hót véo von.

II. Vấn đề thứ 2: Về đoạn văn

a. Đoạn văn gồm nhiều câu văn liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Đoạn văn nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng. Một đoạn văn nói về một đề tài nhỏ

b. Cấu tạo một đoạn văn :

– Câu mở đoạn: Nêu nội dung cần nói đến ( có thể diễn đạt bằng một câu)

– Câu thân đoạn: Các câu làm rõ nội dung câu mở đoạn ( mỗi gợi ý có thế diễn đạt bằng 2-3 câu)

– Câu kết đoạn: Có thể viết một câu tóm lại ý của đoạn hoặc nêu nhận xét, nêu tình cảm, cảm nghĩ , lợi ích …về nội dung đang nói.

Ví dụ: Đoạn văn viết về mẹ lớp 2

Câu mở đoạn: Mẹ em là một phụ nữ thật tuyệt vời.

Các câu thân đoạn: là các câu tả ngoại hình, tính tình, sự chăm sóc gia đình, chăm lo công việc của mẹ.

Câu kết đoạn: Em rất yêu quý mẹ, em hưá chăm ngoan, học tập thật giỏi để không phụ lòng tin yêu của mẹ.

c. Các bước hướng dẫn học sinh viết đoạn văn

– Hướng dẫn học sinh làm miệng bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý, sắp xếp các câu hỏi theo trình tự.

– Học sinh nêu hướng làm bài, một số em khá nêu miệng( lớp 2-3)

– Học sinh thực hành làm bài( quy định thời gian, Giúp đỡ kịp thời cho học sinh yếu, khuyến khích được học sinh làm tốt)

– Nhận xét- sữa lỗi ( Học sinh đọc bài – hs khác nhận xét), giáo viên giới thiệu một số bài hay.

d. Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn

Trong chương trình lớp 2-3 đang chú trọng viết đoạn văn, là tiền đề để lớp 4-5 viết bài văn do đó khi viết đoạn văn cần chú ý một số vấn đề là:

– Các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau, thể hiện nội dung đã nêu ở câu mở đoạn và sắp xếp theo thứ tự hợp lí tránh trường hợp hợp sinh chỉ liệt kê dựa vào câu hỏi gợi ý.

Ví dụ: Sách TV 2 để viết đoạn văn thường các em dựa vào câu hỏi gợi ý. Do đó giáo viên là người hướng dẫn rèn cách để học sinh chuyển từ các câu trả lời về đoạn văn bằng cách như

+ Mỗi câu hỏi giáo viên có thể cho học sinh diễn đạt từ 2-3 câu

+ Khi viết các câu liền mạch thành đoạn văn từ các câu, giáo vên cần nhắc học sinh có thể thêm vào trước một số câu các từ nối, từ thay thế cho hợp lí.

+ Thường các câu hỏi gợi ý gv cần đưa về đặt câu hỏi cho kiểu câu Ai thế nào?

– Gv cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng.

– Rèn luyện được kĩ năng quan sát cho học sinh

+ Quan sát theo trình tự hợp lí

. Từ xa đến gần

. Từ khái quát đến cụ thể

+ Quan sát tỉ mĩ, những điểm nổi bật để tìm được những đặc điểm riêng, tập tính riêng của sự vật.

– Chú trọng việc thể hiện tình cảm, sáng tạo tự nhiên của học sinh tránh rập khuôn, khuôn mẫu trong đoạn văn.

– Cần chú trọng sủa lỗi kịp thời cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau để học sinh khắc sâu, ghi nhớ được nội dung.

Việc nắm được cách viết một đoạn văn thì học sinh dễ dàng thể hiện tốt bài văn.

III. Vấn đề thứ 3: Về bài văn

Bài văn có cấu tạo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

a. Mở bài: Có hai cách mở bài là mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp

Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lung túng, viết cứng nhắc, thiếu sáng tạo khi mở bài.

Ví dụ: Tả con vật các em thường mở bài trực tiếp: Nhà em có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là..

Để khắc phục được lỗi trên tôi xin nêu ra Một số cách hướng dẫn học sinh mở bài hay như sau

: Trích một đoạn thơ, câu hát, ca dao, tục ngữ.

Ví dụ: Tả một loài hoa em yêu thích ta có thể mở bài:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Đúng vậy, hoa sen quả là đẹp. Nó mang vẻ đẹp vừa kiêu sa nên được nhân dân ta tôn vinh là ” quốc hoa”

Âm thanh có thể là tiếng nói, tiếng hát, tiếng gọi của con người, tiếng kêu của động vật…để bắt đầu sự việc một cách sinh động, bất ngờ và thú vị.

Ví dụ: Tả một em bé

” A, chị Hà, chị Hà về rồi! Đó là tiếng reo của bé Lan, con gái cô Hoa ở cạnh nhà em, mỗi khi thấy tôi đi học về.

Ví dụ: Tả con mèo

” Meo! Meo! Meo!” Đó là tiếng kêu nũng nịu của con mèo mimi nhà em, mỗi khi thấy em đi học về.

Mở bài bằng cách nêu tình huống

Ví dụ: Tả một người bạn em yêu mến

Vẫn còn nhớ như in, năm học lớp 2, tôi được chuyển về học tại lớp 2B. Bước vào lớp cô giáo và các bạn chào đón rất nhiệt tình. Một bạn đứng dậy chào và giới thiệu tên ” Minh là Nam, rất vui được chào đón bạn về lớp” . Từ đó đến nay tôi và bạn là đôi bạn thân nhất.

b. Thân bài: Sau khi đã xây dựng từng đoạn văn hay, các em sẽ viết được bài văn hay.

Có thể có 2 hoặc 3 đoạn văn trong phần này. Đoạn văn tả bao quát kết hợp tả chi tiết các bộ phận( cảnh); đoạn tả ích lợi

Người tả có thể tách ra mỗi phần là một đoạn văn cũng có thể tả kết hợp

Trong phần thân bài đa số các em biết nội dung cần tả nhưng thường tả theo kiểu liệt kê, không có trọng tâm. Vì vậy bài văn nhiều em gần giống nhau, không phân biệt được đối tượng được miêu tả từng bài.

Có 2 kiều kết bài:

– Kết bài mở rộng: Nêu tình cảm rồi nêu suy nghĩ, cảm nghĩ, niềm tự hào của bản thân.( cũng có thể câu hát , thơ, tục ngữ..) Nếu mở bài sử dụng thì kết bài không nên sử dụng

– Kết bài không mở rộng: Nêu ngắn gọn tình cảm người viết.

Tác giả: Lê Thị Thu Hiền

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Viết Văn Hay trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!