Bạn đang xem bài viết Rau Tần Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Rất Hiệu Quả, Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với những trường hợp trẻ sốt không cao, các mẹ hoàn toàn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cây thuốc mọc phổ biến trong vườn nhà Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể
Vài nét về cây rau tần hạ sốt cho trẻ sơ sinhCây húng chanh còn gọi là rau tần, tần lá dày, là một vị thuốc trong Đông y có công dụng bổ phế trừ đờm, giải cảm, ra mồ hôi, thông khí, giải độc, trị các chứng ho, viêm họng, nghẹt mũi, cảm cúm, mất tiếng, giọng khàn…Cây rau tần phát triển rất mạnh hằng năm theo 2 mùa là: mùa Hè, mùa Thu
1. Cây rau tần hạ sốt cho trẻ sơ sinh rất hiệu quảTrong dân gian, cây rau tần được biết đến như một cây thuốc hạ sốt trong trường hợp bị sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm lạnh đặc biệt dùng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, rau tần trị sốt còn có công dụng làm trị các cơn đau bụng, khắc phục tình trạng viêm họng, khan cổ họng, hen suyễn và trị dứt điểm các vết thương rắn cắn, bò cạp cắn và nổi mề đay
Cách làm bài thuốc rau tần hạ sốt cho trẻ sơ sinh– Lấy một nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch giã nát. – Cho thêm một chút muối và một ít nước sôi để nguội đổ vào và trộn đều rồi vắt lấy nước để uống (nếu hạ sốt cho trẻ em mỗi lần cho bé uống một thìa cà phê nước rau). – Bã húng chanh lọc ra bỏ đi hoặc cho vào một chút rượu, bọc trong chiếc khăn mỏng rồi xoa khắp người trẻ.
Giống với cây rau tần, cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, đây là loại cỏ mọc hoang rất dễ tìm ở nước ta. Tuy là một loại cỏ mọc hoang nhưng cây nhọ nồi lại là một cây thuốc hạ sốt rất hiệu quả đã được dân gian sử dụng từ lâu để hạ sốt trẻ em bé
Cách dùng:– Cây nhọ nồi đem bỏ gốc và hoa đem ngâm rửa sạch sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội. – Dùng cối giã nát hoặc máy xay xay nhuyễn ra sau đó lọc lấy nước để uống (nếu là trẻ nhỏ sốt các bạn chỉ cho bé uống mỗi lần 50ml đối với bé trên 1 tuổi, bé dưới 1 tuổi chỉ cho 2 đến 3 thìa cà phê, uống 2 đến 3 lần trong ngày). – Trong trường hợp bị sốt kèm thêm ho, viêm họng nên cho thêm ít muối vào trong nước để uống. – Nếu dùng hạ sốt cho trẻ nhỏ nhất là các bé dưới 1 tuổi các bạn có thể đun sôi để nguội rồi cho bé uống. – Bã cây nhọ nồi sau khi lọc ra cho vào khăn mỏng lau người.
3. Hạ sốt bằng cây diếp cáNgoài cây rau tần ra, cây diếp cá hay còn gọi là dấp cá, đây cũng là loại thảo dược khả hiệu nghiệm trong việc hạ sốt, đặc biệt là hạ sốt ở trẻ em. Vì trong cây diếp cá có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt ký sinh trùng, tiêu viêm.
Cách dùng:– Lấy một nắm lá cây diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống. Nhưng dùng diếp cá theo cách này rất khó uống vì có vị tanh. – Với trẻ nhỏ thì nên sử dụng diếp cá theo cách này để làm mất vị tanh vốn có, giúp trẻ dễ uống hơn: Đun 1 nắm lá cây diếp cá với 1 bát nước vo gạo đặc trong 20 phút với lửa nhỏ rồi chắt lấy nước, để nguội, cho trẻ uống ngày từ 2-3 lần. Các mẹ có thể thêm một chút đường để tạo vị ngòn ngọt khiến bé thích uống hơn. Để bé nhanh hết sốt, các mẹ có thể kết hợp giữa uống và chườm rau diếp cá cho con theo cách: Rau diếp cá sau khi giã, vắt bớt nước thì chia làm 3 phần, 2 phần kẹp vào nách, phần còn lại chườm lên trán bé. Lặp lại 2-3 lần như vậy, bé sẽ đỡ sốt đến 80-90%.
4. Cây húng quế và gừngNgoài rau tần thì húng quế không chỉ được biết đến như một loại rau thơm đặc trưng được dùng trong nhiều món ăn, mà húng quế còn được biết đến là cây thuốc hạ sốt có tác dụng hạ sốt nhanh. Khi kết hợp với gừng thì hỗn hợp gừng và húng quế ngoài tác dụng tống nhiệt lượng của cơn sốt ra khỏi cơ thể còn giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch trong cuộc chiến với vi khuẩn, virus.
Cách dùng:– Lấy khoảng 20 lá húng quế đem rửa sạch. – Gừng tươi 5g đem băm nhỏ. – Đổ 200ml nước vào hỗn hợp trên sau đó đem đun sôi để nhỏ lửa khi nào lượng nước còn lại khoảng một nửa là được. – Lọc lấy nước để uống (có thể cho thêm ít mật ong vào cho dễ uống). – Uống 2 đến 3 lần trong ngày, uống trong vòng ba ngày cho đến khi cơn sốt chấm dứt hẳn.
5. Cây rau máCũng giống như cây rau tần thì rau má không chỉ là một loại rau thông dụng dùng ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, giải độc, táo bón, hạ sốt. Cách dùng rau má để hạ sốt rất đơn giản, có thể ăn sống hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Còn với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì nên dùng 2 lạng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt nước ra một cốc lớn. Cứ khoảng 1 tiếng lại cho bé uống vài thìa.
Một số lưu ý khi dùng cây rau tần hạ sốt cho trẻ sơ sinhBên cạnh dùng các cây thuốc hạ sốt, để hạ sốt nhanh, hiệu quả chúng ta cần chú ý: – Mặc đồ thoáng mát, không mặc nhiều quần áo hay đồ bó sát làm nhiệt trong cơ thể không thoát được. – Không đắp nước lạnh hay đá lạnh lên cơ thể. – Bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước bằng cách uống nhiều các loại nước (nước lọc, nước cam, oresol…) – Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. – Ăn nhiều rau xanh nhất là các loại rau xanh đậm, có lá. – Khi sốt trên 40 độ C, cần tới cơ sở y tế ngay để được chữa trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp.
3 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Lá Rau Diếp Cá Tại Nhà
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốt nếu như môi trường sống không được thoáng mát, sạch sẽ hay khi mới tiêm phòng về, thay đổi thời tiết… Mỗi khi con sốt, mẹ nào cũng phải đau đầu về việc không biết phải làm sao để hạ sốt khi mà thuốc kháng sinh không được uống.
Các mẹ nên lựa chọn rau diếp cá để hạ sốt cho trẻ sơ sinh vì chúng là loại thực phẩm quen thuộc, tự nhiên nên an toàn nếu như mẹ biết cách sử dụng. Rau diếp cá hay lá rau diếp cá còn được dân gian ví như loại “thuốc kháng sinh” tự nhiên được dùng để hạ sốt. Bởi nó có tính bình, vị chua mát có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, sát khuẩn, tiêu viêm, không hề độc vì vậy có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh.
Việc sử dụng rau diếp cá để hạ sốt cũng cần phải lưu ý vì với mỗi đối tượng sẽ sử dụng liều lượng và cách thức khác nhau. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá sẽ có phần khác so với người lớn. Vì thế, phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu với các mẹ 3 cách hạ sốt khác nhau từ loại rau thanh nhiệt này!
3 Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá rau diếp cá 1. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá khi đắp lên tránTrẻ sơ sinh ngoài 6 tháng tuổi mới có thể bổ sung đồ ăn dặm và uống nước. Vì thế, Các bé dưới 6 tháng không thể cho uống nước rau diếp cá trực tiếp để hạ sốt mà nên dùng phương pháp đắp lá rau diếp cá khi đã giã nhỏ lên trán sẽ hiệu quả và tốt cho sức khỏe của con.
Nguyên liệu chuẩn bị:
1 nắm rau diếp cá
1 chiếc băng gạc dài hoặc khăn mặt hay khăn xô sạch dùng cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá như sau:
Lá rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra, đem giã nát, sau đó lấy bã đắp lên trán, lấy băng gạc hoặc khăn xô quấn lại.
Để như vậy trong 30 phút thì tháo ra. Tính mát từ rau diếp cá sẽ giúp bé nhanh hạ nhiệt.
Ngoài ra mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng nước rau diếp cá ấm để lau người cho bé sẽ nhanh hạ sốt hơn.
2. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá ép lấy nướcĐối với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi đã bắt đầu ăn dặm thì có thể uống nước rau diếp cá sống để hạ sốt nhanh.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Sau khi ngâm nước muối loãng 10 phút và rửa sạch thì đem lá rau diếp cá giã nát.
Đổ thêm một chút nước vào và lọc lấy nước uống.
3. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá nấu lấy nướcPhương pháp nấu nước rau diếp cá cũng như cách thứ 2 là chỉ áp dụng với các bé trên 6 tháng tuổi khi đã có thể ăn dặm.
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước rau diếp cá hạ sốt, trị ho:
Cách thực hiện:
Lá rau diếp cá sau khi rửa sạch sẽ dùng để giã bằng cối hoặc xay nhỏ.
Sau đó sử dụng nước vo gạo và diếp cá đã giã nhỏ cho vào nồi đun sôi.
Đun hỗn hợp này trong khoảng 20 phút và để nguội, rồi chắt cho bé uống.
Duy trì cho con uống 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn, chỉ sau 2 – 3 ngày trẻ sẽ khỏi hẳn.
Rau diếp cá khi được đun sôi sẽ không còn vị tanh khó uống nên mẹ không cần phải lo con sợ uống.
Lưu ý: Dù là áp dụng theo cách nào thì trước khi tiến hành hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá mẹ cũng phải làm sạch rau cẩn thận vì lá rau chứa nhiều bụi bẩn. Bên cạnh đó nên kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại rau này bằng cách lấy nước ép bôi ra mu bàn tay của trẻ.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!
Nguồn: chúng tôi
Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi Hiệu Quả Tại Nhà
Lý do khiến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Có thể nhiều mẹ không biết, trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống không thể tự điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt như người lớn. Vì thế, khi bị sốt thì nhiệt độ của bé sẽ tăng cao và khó kiểm soát hơn. Đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh đó, việc bé 2 tháng tuổi bị sốt kèm theo các bệnh lý khác cũng rất nguy hiểm. Do đó, ngay sau khi thấy trẻ bị sốt, mẹ nhớ theo dõi kỹ càng để nắm được nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt nguyên nhân do đâu?
Do nhiễm trùng: Trẻ có thể bị nhiễm siêu vi nên gây ra tình trạng sốt. Một số loại siêu vi khá nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi thủy đậu… Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt do nhiễm vi trùng thường gặp nhất là viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi…
Do tiêm phòng: Giai đoạn này bé phải thực hiện lịch tiêm chủng nhiều, mỗi lần tiêm thì khả năng bé sốt rất cao. Nếu bé không có biểu hiện gì đáng lo ngại thì mẹ không cần phải quá lo lắng.
Ảnh hưởng của thời tiết: Việc thời tiết quá nóng, quá lạnh hay mẹ cho bé mặc quá nhiều/ít quần áo cho bé cũng có thể làm bé bị sốt.
Ngoài ra, bé còn có thể bị sốt khi mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng về phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não… Để xác định rõ ràng mẹ nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốtTrẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt sẽ biểu hiện cho bố mẹ biết bé gặp một số vấn đề về sức khỏe. Một số biểu hiện khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt mà mẹ nên chú ý như sau:
Sử dụng nhiệt kế: Nếu nhiệt độ dưới 38 độ C thì trẻ bị sốt nhẹ còn khi vượt quá 38 độ C thì bé bị sốt cao.
Đưa tay chạm vào cơ thể của bé nếu thấy nóng hơn bình thường, nhất là vùng bụng, vùng nách và trán thì bé đã bị sốt.
Môi và má của trẻ 2 tháng tuổi thường sẽ đỏ hơn mức bình thường, nên mẹ có thể nhìn mắt bé nếu thấy không có sự linh hoạt mà trở nên lừ đừ thì trẻ đã bị sốt.
Ngoài ra, bé khi bị sốt sẽ có thêm biểu hiện lạnh run và tăng tiết mồ hôi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả tại nhà Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổiMột vài cách hạ sốt cho trẻ 2 tháng tuổi bị nhẹ mẹ có thể áp dụng tại nhà:
Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ: Muốn bé nhanh chóng hạ thân nhiệt mẹ hãy mặc quần áo có chất liệu co giãn, mềm, mát và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
Lựa chọn nơi thoáng mát cho bé nằm ngủ: Khi trẻ bị sốt mẹ nên lựa chọn không gian thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ cho bé thoải mái hơn. Mẹ có thể sử dụng thêm quạt ở mức nhỏ nhất để đảm bảo trẻ không bị cảm lạnh và kéo dài tình trạng sốt.
Sử dụng khăn mềm để đắp và lau người: Mẹ chuẩn bị những chiếc khăn bông mềm nhúng nước ấm để đắp lên trán trẻ có thẻ hạ sốt. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng để lau những vụng chủ yếu như nách, bẹn, chân tay, bàn tay… để làm trẻ thoải mái và dễ chịu hơn.
Bù nước cho bé bằng việc cho bú nhiều lần: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi bị sốt nhẹ thì cơ thể cũng sẽ mất đi một lượng nước nhất định. Do đó, mẹ nên cho con bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú ở một lượng vừa đủ là được.
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt nhẹ mẹ có thể tắm bằng nước ấm nhưng đảm bảo là nơi đó phải kín gió thì tình trạng sốt ở trẻ sẽ nhanh khỏi hơn.
Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng siro hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ việc điều trị nhanh và hiệu quả hơn.
Cách hạ sốt cao cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổiMẹ cần phải đưa bé bị sốt cao đến bệnh viện gặp bác sĩ khi có những biểu hiện sau đây:
Trẻ bị sốt không thấy có dấu hiệu giảm thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C.
Trẻ quấy và khóc khi cử động hay có người chạm vào, mẹ cũng không thể dỗ được.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt cao có thể bị khó thở, không bú được, dễ nôn và ói ra máu.
Trẻ ngủ li bì và khó đánh thức hơn.
Khi thấy trẻ có biểu hiện có giật mẹ nên cho bé lập tức đến bệnh viện. Bởi vì tình trạng này có thể diễn biến xấu rất nhanh chóng.
Để giúp các mẹ phục hồi sức khỏe, kiêng cữ khoa học, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ kết hợp với lấy lại vóc dáng sau sinh, các chuyên gia của Bảo Hà Spa đã xây dựng lên thương hiệu spa bầu, spa sau sinh chuẩn 5 sao sử dụng phương pháp massage sau sinh Nhật Bản và các dược liệu thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.
Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
Nội dung chính của bài viết [hide]
Sốt ở trẻ sơ sinh là gì Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng Khi nào nên đi khám bác sĩ Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh 1. Bổ sung đủ nước 2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ 3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh Các biến chứng do sốt ở trẻ em 1. Co giật do sốt 2. Cơn sốt cứ lặp lại 3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác Sốt ở trẻ sơ sinh là gì Khi hôn hoặc chạm vào trán của bé, nếu mẹ cảm thấy thân nhiệt bé nóng hơn bình thường, khi đó có thể bé đang bị sốt. Thân nhiệt cao hơn bình thường tức là bé bị sốt.
Sốt thường chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại vấn đề nhiễm trùng. Đo thân nhiệt cho trẻ có thể xác nhận liệu trẻ có đang bị sốt, đồng thời còn giúp gia đình và bác sĩ nhân định đúng tình trạng sốt của trẻ để có thể tìm ra phương án xử lý tốt hơn cho trẻ.
Hầu hết các bác sĩ – và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) – đồng ý rằng nhiệt độ cơ thể bình thường đối với em bé khỏe mạnh là từ 36 đến 37.9 độ C. Nếu nhiệt độ đo từ trực tràng của bé từ 38 độ C trở lên, khi đó bé đã bị sốt.
Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng Chỉ số nhiệt độ không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy cơn sốt có nghiêm trọng hay không. Ngoài ra, độ tuổi của trẻ cũng là yếu tố cần xem xét: Sốt đặc biệt nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng chính là hành vi của trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt cao nhưng vẫn chơi đùa và bú đủ thì có thể không phải là nguyên nhân đáng báo động.
Ba mẹ nên lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối và rơi vào giữa đêm và sáng sớm. Chu kỳ tự nhiên này giải thích lý do vì sao các người bệnh đều thông báo với bác sĩ rằng họ đều bị sốt vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.
Khi nào nên đi khám bác sĩ Ba mẹ là người đánh giá tốt nhất về việc con có thực sự bị bệnh hay không – vì vậy hãy gọi / hoặc đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu bạn lo lắng về tình trạng của con, bất kể nhiệt độ của bé là bao nhiêu:
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, vẫn tỉnh táo và bú đủ, và không có triệu chứng bệnh nặng nào khác, khi đó bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ cần đợi theo dõi trong vòng 24 giờ trước khi đưa bé đến bệnh viện. Vì sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, cho nên bác sĩ có thể sẽ không chẩn đoán được bất cứ điều gì đáng kể nếu bé được kiểm tra lâm sàn quá sớm.
Tùy thuộc vào mức độ khó chịu của bé, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu bé ít nhất 6 tháng tuổi) để hạ sốt.
Dù bé ở độ tuổi nào, nếu bé có các triệu chứng gợi ý bệnh nặng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đưa bé đến để được đánh giá, đến văn phòng (nếu bạn gọi trong giờ làm việc) hoặc đến phòng cấp cứu.
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm bảo vệ và chống lại vi khuẩn và vi rút, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng nhiệt độ tăng cao có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả hơn. (Vi khuẩn và vi rút thích nhiệt độ môi trường khoảng 37 độ C.) Một cơn sốt cũng khiến cho cơ thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
1. Bổ sung đủ nước Nếu cơn sốt nhẹ không ảnh hưởng đến hành vi của bé, bạn không cần phải cho bé dùng bất cứ thứ gì để hạ sốt. Hãy cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức để ngăn ngừa mất nước, và cũng đừng làm phiền hoặc bế bé khi ngủ.
2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ Nếu nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường vì mặc nhiều quần áo hoặc do thời tiết nóng, mẹ hãy giúp bé hạ nhiệt bằng cách cởi một vài lớp áo và để bé nghỉ ngơi hoặc chơi ở một nơi yên tĩnh, mát mẻ.
3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Nếu cơn sốt làm cho bé khó chịu, và bác sĩ nói với bạn rằng không sao cả, bạn có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để hạ nhiệt độ cho bé. (Ibuprofen không được khuyến nghị cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc cho những trẻ bị mất nước hoặc nôn mửa liên tục.)
Hãy thật cẩn thận khi dùng thuốc cho bé. Cần dựa vào cân nặng của bé để xác định đúng liều lượng thuốc. Luôn luôn sử dụng thiết bị đo đếm đi kèm với thuốc để cung cấp cho bé chính xác liều lượng phù hợp.
Các mẹ đừng cho bé dùng thuốc hạ sốt nhiều lần hơn so với khuyến cáo. Các hướng dẫn có thể sẽ nói rằng bạn có thể dùng acetaminophen sau bốn giờ (tối đa năm lần mỗi ngày) và ibuprofen cứ sau sáu giờ (tối đa bốn lần mỗi ngày).
Mẹ nhớ không bao giờ cho bé uống aspirin. Aspirin có thể khiến trẻ dễ mắc hội chứng Reye, một rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.
Điều cuối cùng cần lưu ý: Hầu hết các bác sĩ đều không khuyên dùng các chế phẩm trị ho và cảm lạnh cho bé mà không qua kê đơn, nhưng nếu em bé của bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khác, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Các phương thuốc trị ho và cảm lạnh có thể đã chứa những thành phần này, vì vậy sẽ có nguy cơ bạn cho bé uống thuốc quá liều.
4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh Bạn có thể thử giảm sốt cho bé bằng cách chườm nước ấm (nước ấm, chứ không phải nước lạnh) hoặc cho bé tắm nước ấm.
Lưu ý: Các mẹ không bao giờ thử hạ sốt cho bé bằng cách thoa rượu mát xa . Rượu mát xa có thể được hấp thụ vào máu của em bé qua da. Nó cũng có thể khiến cơ thể bé mát quá nhanh, và cũng có thể làm tăng nhiệt độ của bé.
Các biến chứng do sốt ở trẻ em 1. Co giật do sốt Sốt đôi khi gây co giật do sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Trẻ bị hiện tượng này có biểu hiện đảo mắt, chảy nước dãi hoặc nôn mửa. Tay chân bé có thể trở nên cứng và cơ thể bé có thể co giật hoặc giật. Trong hầu hết các trường hợp, các cơn động kinh là vô hại, nhưng điều đó luôn làm cho các bậc cha mẹ phải lo lắng.
2. Cơn sốt cứ lặp lại Thuốc hạ sốt tạm thời làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Nó không làm ảnh hưởng đến nguyên nhân gây nhiễm trùng, vì vậy em bé của bạn có thể bị sốt cho đến khi cơ thể không còn nhiễm trùng. Điều này có thể mất ít nhất hai hoặc ba ngày.
Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, có thể kéo dài năm đến bảy ngày. Và nếu em bé của bạn đang được điều trị bằng kháng sinh để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể mất 48 giờ để nhiệt độ của bé giảm xuống.
3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác Khi bé bị sốt không kèm theo sổ mũi, ho, nôn hoặc tiêu chảy, việc tìm ra vấn đề có thể rất khó khăn.
Có nhiều bệnh nhiễm virus có thể gây sốt mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Một số, chẳng hạn như bệnh sốt phát ban, gây sốt rất cao trong 3 ngày, sau đó là xuất hiện các đốm đỏ.
Nhiễm trùng còn nghiêm trọng hơn nữa, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu), cũng có thể gây sốt cao mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào khác. Nếu em bé của bạn bị sốt kéo dài (hơn 24 giờ) từ 39 độ C trở lên, hãy gọi cho bác sĩ, cho dù bé có các triệu chứng khác hay không.
Với những thông tin về sốt ở trẻ sơ sinh, và cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà của mình, hy vọng bố mẹ sẽ yên tâm hơn và không còn lo lắng băn khoăn mỗi khi bé bị sốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi cách mà tình hình vẫn không tiến triển, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp và kịp thời.
Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Tại Nhà
Trẻ sơ sinh chưa phát triển hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu nên khả năng chống lại nguồn bệnh gần như không có. Mỗi em bé sẽ bị sốt ít nhất là 1 lần trong đời. Vì vậy, các mẹ cần nắm được cách hạ sốt tại nhà để xử lý kịp thời cho trẻ. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tại nhà có dễ thực hiện? Bảo Hà Spa sẽ giới thiệu cho bạn cách hạ sốt nhanh và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốtHiện tượng sốt xảy ra khi cơ thể đang có sự tấn công của vi khuẩn, virus. Đây chính là cách cơ thể đang tạo ra kháng thể, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công, kích thích miễn dịch.
Ở người lớn, cơ thể có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nhanh chóng nên khi sốt ở nhiệt độ dưới 38 độ vẫn là nhiệt độ an toàn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hệ miễn dịch rất yếu, cơ thể không tự điều chỉnh được nhiệt độ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh như bị nhiễm trùng, cảm cúm, viêm họng,… Trẻ có thể sốt trong bất kỳ thời điểm nào và gần như không thể tránh được.
Trẻ bị sốt do mặc quá nhiều quần áo: Người lớn thường lo lắng trẻ bị lạnh nên mặc cho trẻ rất nhiều lớp quần áo, đặc biệt là vào mùa đông. Mặc quá ấm làm trẻ bị tăng thân nhiệt gây sốt nhẹ.
Trẻ sốt do thời tiết nắng nóng: Nhiệt độ cao trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây tăng thân nhiệt cho trẻ, thay đổi nhiệt độ từ trong phòng điều hòa ra nhiệt độ ngoài trời sẽ khiến trẻ sốc nhiệt gây sốt.
Trẻ sốt mọc răng: Có nhiều trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã mọc răng sớm khiến trẻ đau và sốt nhẹ. Nếu cha mẹ thấy trẻ chảy dãi nhiều, nướu sưng đỏ, sốt nhẹ 38 độ trở xuống, hay có hiện tượng cắn tay, đồ chơi,… thì rất có thể là bé đang mọc răng.
Trẻ sốt do tiêm chủng: Các mũi vắc-xin 5in1, 6in1, viêm gan,… là nguyên nhân khiến trẻ sốt phản ứng. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt trong thời gian từ 1 đến 3 ngày. Thân nhiệt của trẻ có thể tăng lên 39 độ.
Trẻ sơ sinh bị sốt cho viêm nhiễm, virus. vi khuẩn: Sốt virus cũng dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn ruột,… cũng làm bé bị sốt cao.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Khi cha mẹ không xác định được nguyên nhân gây sốt thì nên cho trẻ đến các trung tâm Y tế trẻ em để kiểm tra kịp thời.
Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh lớn hơn 37 độ. Trong đó, nhiệt độ ở nách từ 37.2 độ trở lên, trực tràng từ 38 độ trở lên, miệng từ 37.5 độ trở lên, hậu môn trên 37 độ.
Cha mẹ xác định nhiệt độ ở trẻ bằng cách sử dụng nhiệt kế. Trong trường hợp trẻ sốt cao không có sẵn nhiệt kế thì có thể xác định bằng cách áp tay lên trán, trẻ bú kém, quấy khóc, ngủ mê man, thở nhanh.
Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh chính xác nhất đó là đo nhiệt độ cơ thể sau khi trẻ ăn đồ nóng 30 phút. Có nhiều loại nhiệt kế nhưng chính xác nhất là nhiệt kế điện tử. Với trẻ 3 tháng tuổi, cha mẹ đo thân nhiệt ở vùng nách, trực tràng, có thể đo ở vùng miệng.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tại nhàKhi thấy trẻ bị sốt trên 38 độ cha mẹ áp dụng các hạ sốt ngay tức thì cho trẻ để bảo vệ trẻ. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi như sau:
Sử dụng thuốc paracetamol dành cho trẻ sơ sinh, liều dùng từ 10-15 mg tùy theo cân nặng của trẻ. Trên bao bì thuốc có ghi rõ ràng, đầy đủ liều lượng sử dụng, cha mẹ cần đọc kỹ để pha đúng lượng cho trẻ.
Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mỏng để làm mát cơ thể.
Lau người cho trẻ bằng nước ấm từ 29 đến 32 độ, có thể đắp khăn ấm lên trán trẻ, đắp liên tục để hạ sốt.
Cho trẻ bú mẹ nhiều lần. Khi trẻ bị sốt, cơ thể bị thiếu nước, lúc này sữa mẹ chính là nguồn nước và là nguồn dinh dưỡng, kháng sinh an toàn cho trẻ.
Mẹo dành cho mẹ: Thay vì sử dụng nước ấm thông thường lau cho trẻ thì mẹ có thể dùng nước lá cỏ mực, trà xanh, tía tô hoặc sài đất để lau người cho trẻ. Các loại lá mát giúp hạ sốt, sát khuẩn vô cùng hiệu quả. Hoặc tự phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bé yêu bằng việc sử dụng Thảo dược tắm Hatomo/ Cốt gừng Hatomo dùng làm nguyên liệu để pha nước tắm cho bé hàng ngày.
Thảo dược tắm Hatomo: chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên như Kinh giời, Tía tô, Xuyên tâm liên, Kê huyết đằng, Cúc tần, Sài Đất có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, ngăn ngừa các bệnh về da cho trẻ sơ sinh.
Cốt gừng hạ thổ Hatomo: chiết xuất 100% từ củ nghệ tươi có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa và tránh cảm mạo cho trẻ sơ sinh.
Khi áp dụng hết mọi cách mà trẻ vẫn sốt cao thì cha mẹ nên cho trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám kịp thời. Thời gian theo dõi tại nhà là khoảng 3 ngày.
Hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần tránh gì?Ngoài việc áp dụng đúng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thì trong một số trường hợp tâm lý bố mẹ thường lo lắng quá, dẫn đến việc lạm dụng thuốc, áp dụng phương pháp hạ sốt sai cách,… Vậy cha mẹ cần tránh điều gì khi hạ sốt cho trẻ tại nhà?
Không đo nhiệt kế mà chỉ sử dụng cảm giác để xác định thân nhiệt của trẻNhiều người không có thói quen đo nhiệt kế hoặc trẻ không cho đo nên chỉ sử dụng tay để cảm nhận. Người lớn có thân nhiệt thấp hơn trẻ, nên việc dùng tay cảm nhận là không chính xác.
Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi không có sự chỉ định của bác sĩCác loại thuốc aspirin, ibuprofen có những tác dụng phụ gây hại cho trẻ sơ sinh. Khi tự ý cho con uống thuốc với liều lượng không chính xác sẽ khiến tình trạng bé nặng hơn, xảy ra nhiều biến chứng.
Chỉ dùng khăn lạnh chườm trán, lau người trẻVới suy nghĩ khi trẻ nóng thì cần được làm mát nên nhiều cha mẹ đã dùng khăn lạnh để hạ nhiệt cho bé. WHO đã đưa ra khuyến cáo không chườm lạnh bởi nó sẽ gây ra co mạch, lỗ chân lông khép lại, nhiệt trong cơ thể không thoát ra ngoài được.
Mặc nhiều quần áo, trùm nhiều chăn để trẻ toát mồ hôi cho nhanh khỏiCách này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, mồ hôi thoát ra nhiều có thể ngấm ngược lại cơ thể làm trẻ cảm lạnh, viêm phổi.
Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt dưới 38 độSốt ở nhiệt độ 38 độ trở xuống là sốt nhẹ ở trẻ. Mức thân nhiệt này chưa cần thiết phải sử dụng thuốc hạ sốt. Lạm dụng thuốc khiến trẻ có thể kháng lại thuốc.
Không tắm cho trẻ vì sợ sốt nặng thêmVệ sinh thân thể cho trẻ là một cách bảo vệ sức khỏe cho bé. Trẻ bị sốt sẽ kèm theo hiện tượng nôn, trớ, đi ngoài,… Nếu mẹ không vệ sinh cho trẻ thì vi khuẩn rất dễ sinh sôi, là mầm gây nên nhiều căn bệnh khác cho trẻ.
Không cho trẻ uống hạ uống bằng các bài thuốc dân gianMặc dù có nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền có tác dụng hạ sốt nhanh chóng nhưng cơ thể của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi rất yếu, phương pháp dân gian lại không được kiểm nghiệm nên mức độ an toàn với trẻ sơ sinh rất thấp.
Không nhất thiết phải đợi 3 ngày mới cho trẻ đi khám mà khi cha mẹ thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ thì cho trẻ khám bác sĩ. Sốt quá cao khiến trẻ bị co giật, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Cách phòng tránh sốt ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổiTrẻ sơ sinh bị sốt ít nhất là 1 đến 2 lần trong đời. Chính vì vậy, cách phòng tránh sốt chỉ là một liệu pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại virus, vi khuẩn. Đó là:
Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu, tốt nhất là bú đủ 24 tháng. Sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng vừa là nguồn kháng thể sống dồi dào giúp trẻ tăng sức đề kháng tối đa.
Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, phòng tránh các căn bệnh lây nhiễm cho trẻ
Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó là vệ sinh thân thể những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ để tránh đưa vi khuẩn lây sang trẻ. Sử dụng pha vào nước tắm cũng là cách làm ấm, tăng đề kháng cho cơ thể.
Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và cả môi trường xung quanh trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn khiến trẻ nhiễm bệnh.
Cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tắm nắng,… để trẻ thoải mái phát triển.
Cha mẹ nên bổ sung cho mình các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh bao gồm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tại nhà. Tuy nhiên, việc áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ phải đảm bảo đúng, tránh lạm dụng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để an toàn, cha mẹ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Để giúp các mẹ phục hồi sức khỏe, kiêng cữ khoa học, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ kết hợp với lấy lại vóc dáng sau sinh, các chuyên gia của Bảo Hà Spa đã xây dựng lên thương hiệu spa bầu, spa sau sinh chuẩn 5 sao sử dụng phương pháp massage sau sinh Nhật Bản và các dược liệu thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.
Mách Bạn: 6 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Song đôi khi con sốt cao lại khiến bạn lo lắng, bối rối không biết xử trí thế nào. Hãy tìm hiểu những cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà để giúp con yêu mau hết sốt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là gì?Bé có thể bị sốt do một trong những nguyên nhân sau:
Nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc nhiễm một căn bệnh nào đó. Sốt là cách cơ thể chiến đấu với nhiễm trùng bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, bạn có thể tìm cách hạ sốt cho trẻ khi tiêm phòng.
Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt không phải là do mọc răng.
Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi ở trẻ sơ sinh, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
6 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà 1. Đắp khăn ấm là cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinhCác mẹ nên dùng nước ấm khoảng từ 35 – 36 o C nhúng khăn làm ẩm, sau đó đắp lên trán, nách, bẹn của các bé.
Tuyệt đối không được nhúng khăn vào nước lạnh, bởi khi đó cơ thể đang sốt, nếu dùng lạnh đột ngột có thể gây co cơ, dẫn đến sốt cao hơn.
2. Uống bột sắn dây bổ sung nước giúp trẻ hạ sốt nhanhBột sắn dây là một thức ăn mát, dùng trong mùa hè rất tốt, có tác dụng thanh nhiệt, chống táo bón, chống nhiệt miệng. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến cơ thể mất nước, các mẹ có thể cho trẻ uống nước pha bột sắn dây để bù nước cho trẻ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm nước đỗ đen, oresol để bù dịch.
Vào những ngày hè các mẹ cũng có thể cho bé uống nước sắn dây để thanh nhiệt.
3. Dùng gừng, trứng gà đánh cảm cũng giúp trẻ hạ sốtCác mẹ cũng có thể dùng gừng, và trứng gà luộc để đánh cảm cho bé. Cách làm rất đơn giản, trứng gà luộc bỏ lòng đỏ, cho thêm gừng, dùng đồng xu bạc hoặc nhẫn bạc bọc trong túi vải, nhúng vào nước luộc trứng cho ấm rồi đánh xuôi từ trên xuống dưới.
4. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng cây nhọ nồiTrong Đông y, cây nhọ nồi là vị thuốc có tên Hạn Liên Thảo có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt.
Cách làm rất đơn giản, các mẹ giã nát cây nhọ nồi, vắt lấy nước cốt cho các bé uống, còn lại bã thì đắp lên ấn đường, đắp vào đỉnh đầu bé, hai bên thái dương, lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé. Cách làm này giúp cho trẻ được mát tim, an thần, giảm triệu trứng co giật.
5. Lá cây bạc hà cũng là một cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinhCác mẹ có thể đun lá cây bạc hà cho trẻ uống. Trong Đông y, lá cây bạc hà có vị cay, tính lương có tác dụng giải cảm mùa hè, tránh sốt cao.
6. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh bằng dùng phương pháp xông hơiBên cạnh đó, các mẹ có thể dùng cây cúc tần, kinh giới, lá bạc hà đun nước sau đó cho bé xông hơi. Giúp cho người bị bệnh có thể thoát được mồ hôi ra ngoài, từ đó giúp hạ sốt.
Tuy nhiên, để tránh việc trẻ sốt quá cao dẫn đến co giật, chuyên gia khuyến cáo các mẹ, nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho bé để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Khi thấy bé sốt tới 38,5 o C thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt để tránh bé dễ bị co giật.
Ngoài ra, để trẻ có thể nhanh chóng khỏe mạnh trở lại, thì các mẹ nên cho con ăn những thực phẩm mềm như cháo. Bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả như sấu ngâm, mơ ngâm… giúp trẻ tăng sức đề kháng. Đặc biệt, trong những ngày hè nên hạn chế cho trẻ ra ngoài nắng để tránh mắc các bệnh không đáng có.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Tần Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Rất Hiệu Quả, Cách Làm Đơn Giản Tại Nhà trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!