Xu Hướng 12/2023 # Sức Mạnh Của Hiện Tại # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sức Mạnh Của Hiện Tại được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Eckhart Tolle ( sinh năm 1948 ở Đức) là một nhà tâm linh, nổi tiếng nhất với vai trò tác giả cuốn sách The Power of Now và A New Earth. Năm 2011, ông được nhà sách Watkins Books xem là người có ảnh hưởng nhất thế giới về tâm linh.[1] Năm 2008, một bài viết của The New York Times đã gọi Tolle là “tác giả về tâm linh nổi tiếng nhất nước Mỹ”.

Eckhart Tolle từng nói rằng ông đã bị trầm cảm trong phần lớn cuộc đời của mình cho đến khi trải qua “một sự chuyển hóa tâm linh sâu sắc” năm ông hai mươi chín tuổi, làm thay đổi hoàn toàn những gì ông từng nghĩ về chính mình và hướng đi của đời ông. Ông đã dành vài năm sau đó để tìm hiểu và đào sâu thêm vào sự chuyển hóa này, rồi trở thành một vị thầy tâm linh. Ông đã bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên của mình, The Power of Now, được phát hành vào năm 1997 và đã lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất (Best Sellers) của New York Times. Năm 2003, cuốn sách đã dẫn đầu danh sách này.

Tính đến năm 2009 riêng tại Bắc Mỹ, số lượng tiêu thụ của The Power of Now và A New Earth được ước tính lần lượt là 3 triệu và 5 triệu bản.[5] Sách của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. Từ năm 1995 đến nay, ông cư ngụ tại Vancouver, Canada.

Sự kiện trong cuộc đời tác giả:

Vào cuối thập niên 70, ngày nào bậc thầy tâm linh Eckhart Tolle cũng đi ăn trưa với một hai người bạn ở một quán ăn thuộc trung tâm sinh viên của Đại học Cambridge mà ông đang theo học. Có một người đàn ông đi xe lăn cũng thỉnh thoảng đến ngồi ở bàn bên cạnh; ông thường có ba, bốn người đi theo cùng. Một ngày kia, khi ông ngồi ở bàn đối diện với Eckhart, bậc thầy tâm linh không thể nào ngăn mình khỏi việc nhìn ông ta chăm chú và cảm thấy rúng động bởi những gì mình nhìn thấy. Người ông gần như tê liệt hoàn toàn, thân người gầy yếu, đầu thì luôn cúi gục về phía trước. Một trong những người đi theo ông rất cẩn thận đưa thức ăn vào miệng cho ông, có nhiều thức ăn vung vãi rơi xuống một chiếc đĩa nhỏ do một người khác giữ ở dưới cằm ông. Thỉnh thoảng ông thều thảo một vài chữ mà nếu không quen thì khó nghe ra và một người khác cúi người ghé sát tai vào miệng ông để lắng nghe; và lạ thay người đó lại diễn đạt được những gì ông muốn nói.

Sau đó Eckhart Tolle có hỏi bạn ông và biết rằng người liệt đó là giáo sư toán ở một trường Đại học và những người đi cùng với ông là những sinh viên đã tốt nghiệp. Ông bị một căn bệnh về thần kinh khiến cho các bộ phận trên cơ thể dần dần bị tê liệt. Ông chỉ sống được nhiều nhất là 5 năm nữa thôi. Đây có lẽ là một trong những số phận bi thảm nhất đối với một con người.

Sau đó vài tuần, khi Eckhart Tolle đang bước ra khỏi tòa nhà thì người đàn ông liệt kia lăn xe đến và khi Eckhart giữ giúp cánh cửa để ông lăn xe vào thì mắt hai người chạm nhìn nhau. Eckhart ngạc nhiên thấy mắt nhà toán học liệt rất sáng và trong. Chẳng có dấu vết gì của một con người bất hạnh. Eckhart biết ngày là nhà toán học này đã từ bỏ tất cả sự chống đối và sống với sự chấp nhận hoàn toàn tình trạng sức khỏe của ông. Vài năm sau, khi đang mua một tờ báo, Eckhart ngạc nhiên khi thấy hình nhà toán học liệt ở trang nhất của một tạp chí quốc tế rất nổi tiếng. Không những ông vẫn còn sống, mà ông đã trở thành một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu thế giới. Tên ông là Stephen Hawking. Trong bài báo, ông có nói một câu rất hay, khẳng định những gì mà Eckhart đã cảm nhận về ông vài năm trước đó khi hai người chạm nhìn nhau: - Tôi như thể là quá hạnh phúc, chẳng còn mong muốn gì hơn những gì tôi đang có.

Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi

Giới thiệu sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi – Tác giả Warren Berger

Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi

Bạn có phải là người thích đặt câu hỏi không? Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao luôn có những người rất hào hứng với việc đặt câu hỏi? Họ đặt câu hỏi bất cứ khi nào, tại bất kỳ đâu, với tất cả mọi người!

Họ làm thế, bởi câu hỏi có sức mạnh đặc biệt trong việc khơi gợi các tiềm năng và ý tưởng. Nó là một trong những công cụ thúc đẩy chúng ta hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ một câu hỏi thật-sự-hấp-dẫn sẽ có khả năng thay đổi cả cuộc đời bạn.

Warren Berger đã đưa vào cuốn sách của mình 44 câu hỏi lớn, và ở mỗi phần lại có nhiều câu hỏi nhỏ. Trong “Sức mạnh của đặt câu hỏi”, ông kể cho độc giả những câu chuyện ấn tượng về các ý tưởng đột phá và về sự cách tân mạnh mẽ. Những cá nhân trong tác phẩm này luôn ở trong trạng thái thật tích cực, sẵn sàng kiến tạo những điều mới mẻ – bởi họ dường như luôn biết đặt ra những câu hỏi tuyệt vời. Các câu hỏi đó có thể đến từ bất cứ lúc nào, tại những nơi bạn không ngờ tới – chỉ cần bạn biết thay đổi một chút góc nhìn và tư duy.

Đôi khi chúng ta thầm nhủ rằng mọi câu hỏi trên thế giới đều đã có lời đáp. Nhưng nếu ngưng lười biếng, bạn sẽ lập tức nhận ra không phải lúc nào những đáp án sẵn có trong sách vở, từ các chuyên gia… cũng phù hợp với câu chuyện của mình. Hãy đọc cuốn sách này để biết cách đặt ra những câu hỏi của-riêng-mình, và tìm ra các câu trả lời của-riêng-mình. Khi đó, bạn chắc chắn sẽ có thể bước vững vàng về phía trước, và tự tin trả lời những thắc mắc sâu thẳm vẫn giấu kín trong lòng.

Tên sách: Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi

Số trang: 484

Tác Giả : Warren Berger

2. Đánh giá Sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi

Tuyệt vời – Nhận xét bởi Linh

Tác phẩm “Sức mạnh của đặt câu hỏi” nói về những “chuyên gia chất vấn” tương tự Dunant – những người không chấp nhận với các thực tại – dù chúng có vẻ không-thể-thay-đổi-được. Tác giả Warren Berger khiến độc giả tin rằng các câu hỏi tuyệt vời có thể đến bất cứ lúc nào, tại những nơi ta không ngờ tới.

Review sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi

Sức mạnh thực sự của đặt câu hỏi không nằm ở việc hỏi về những điều chưa biết, mà là hỏi về những điều ta đã biết.

Chúng ta đặt hàng trăm câu hỏi liên tục cho những người xung quanh. Mỗi ngày, các ông bố bà mẹ đều phải kiên nhẫn để trả lời những thắc mắc vô tận của con mình. Những câu hỏi đôi lúc ngây ngô, đôi lúc thật khó giải thích, có lúc thì mới lạ đến mức người lớn còn chưa nghĩ tới bao giờ.

Danh hài người Mỹ Louis C.K chỉ ra rằng, đôi khi ta đánh giá cao sự tò mò của con trẻ, đôi khi ta lại bực tức và không muốn chúng hỏi quá nhiều:

Tất cả bắt đầu bằng một câu hỏi ngây thơ thế này: “Bố ơi, chúng ta không thể ra ngoài chơi sao?”, rồi sau đó Louis phải trả lời hàng loạt những câu hỏi như tại sao trời đang mưa, tại sao lại có mây, tại sao anh lại không biết mây có từ đâu, tại sao anh lại không học giỏi ở trường, tại sao bố mẹ anh lại không quan tâm đến việc học của anh và tại sao ông bà anh cũng không quan tâm đến việc học của bố mẹ anh.

Khi trẻ con bước vào thế giới, các em bắt gặp những thứ không thể định nghĩa, những thứ chưa được dán nhãn hay phân loại. Trẻ con hỏi “tại sao” không phải để làm người lớn khó chịu, chúng chỉ muốn hiểu rõ ngọn ngành. Nếu người lớn trả lời qua loa, chúng sẽ lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nếu hài lòng với câu trả lời rồi, chúng sẽ tiếp tục hỏi những câu tiếp theo.

Nhưng khi lớn lên…

Chúng ta không còn đặt thật nhiều câu hỏi nữa. Khi lên trung học, chúng ta gần như dừng hẳn việc đặt câu hỏi. Có những người kết luận rằng thế giới không còn quá nhiều thứ cần hỏi như khi còn nhỏ vì chúng đã được phân loại và dán nhãn, cộng thêm việc chúng ta có thể tra google. Nhưng vấn đề ở đây là sự hứng thú, sự khao khát thông tin và tìm hiểu ngọn ngành sự việc sụt giảm khi chúng ta lớn lên, và điều đó khiến chúng ta không còn kĩ năng đặt câu hỏi nữa. Sự thật là, những gì mà việc đặt câu hỏi đem đến cho con người không chỉ là thông tin mà còn hơn thế nữa.

Khi tôi dự một giờ học khoa học của học sinh lớp bảy, lũ trẻ bắt đầu hỏi về vũ trụ và những vì sao và giáo viên chỉ nói: “Các con nhìn đây này, đây là các hành tinh, giờ thì nhớ lấy điều này đi”. Điều này có nghĩa là giáo viên đã truyền đi thông điệp ngầm trong lớp: “Chúng ta không có thời gian cho các câu hỏi đâu”.

Tại sao cần đặt câu hỏi?

Cuốn sách này không tập trung vào việc trả lời những câu hỏi triết học hay tâm linh, mà trọng tâm là hành động, được xây dựng xung quanh bốn mươi câu hỏi để mở ra tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và các giai đoạn tạo ra một câu hỏi tuyệt vời của Warren Berger. Ông cho rằng việc đặt câu hỏi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai, trong việc giúp chúng ta nhìn nhận những vấn đề, cơ hội và cách để nắm bắt nó. Ta đều thèm khát những câu trả lời hay. Nhưng trước hết, ta cần học cách đặt đúng những câu cần hỏi đã.

Đặt câu hỏi trong thời đại của những câu trả lời

Như đã đề cập đến ở trên, có thể mọi người cho rằng chúng ta ngừng đặt câu hỏi vì chúng ta có thể tìm kiếm câu trả lời rất dễ dàng với Internet, Google, gõ những từ khóa và nhận được kết quả trong chưa đến một giây. Chúng ta thậm chí còn đang bị quá tải thông tin.

Khởi đầu của những ý tưởng

Trong thời đại mà “cái gì không biết thì tra Google”, chúng ta được giúp đỡ rất nhiều trong việc “hiểu biết”. Nhưng chỉ qua những câu hỏi hiệu quả, con người mới có thể khai thác những thông tin đã biết để hoàn toàn khám phá, thăm dò, tiếp cận và vượt ra khỏi giới hạn với những khởi đầu đột phá. Nhà báo David Pogue của tạp chí New York Times viết về những thứ vốn là cuộc sống của chúng ta ngày nay nhưng máy ATM, chai dầu gội, đều được bắt đầu theo một cách giống nhau: Ta có những đột phá này “khi ai đó nhìn cách mọi thứ vốn đang vận hành rồi tự hỏi tại sao?”

Những ý tưởng đột phá được bắt đầu bằng những câu hỏi. “Tại sao quả táo lại rơi xuống mà không bay lên?” Có lẽ Newton không phải là người đầu tiên bị một vật gì đó rơi trúng đầu, nhưng ông là người đầu tiên đặt câu hỏi về điều mà không ai để ý, và say mê tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mà những người khác bỏ qua. Một câu hỏi hay có thể bắt đầu cho những câu hỏi mới, những nghiên cứu kéo dài hàng thập kỉ, hay thay đổi cả suy nghĩ và tư tưởng.

Trong những nghiên cứu của Hal Gregersen, giám đốc điều hành của trung tâm lãnh đạo tại Đại học MIT, ông nhận thấy rằng những người hay đặt câu hỏi thường thể hiện “sự pha trộn giữa khiêm tốn và tự tin” – họ khiêm nhường đủ để nhận biết bản thân vẫn còn thiếu sót, lại tự tin đủ để thừa nhận điều ấy trước mặt những người khác.

Những người đặt câu hỏi luôn thoải mái về những hạn chế của bản thân. Họ hiểu rằng họ không biết tất cả mọi thứ, họ không “hiểu biết”, và điều này khiến họ không ngừng học hỏi dường như trong suốt cuộc đời mình.

Ông Joi Ito của Học viện Công nghệ Massachusetts nói rằng, khi ta chấp nhận trở thành những người học cả đời để khám phá những điều mới lạ (thay vì chỉ học trong những năm đầu đời), ta phải cố để duy trì hoặc đánh thức lại sự tò mò, cảm giác thắc mắc, khuynh hướng muốn thử cái mới, và khả năng thích ứng mà ta từng có trong tuổi thơ.

Để làm được điều này, ta phải sử dụng một công cụ giống như những đứa trẻ: các câu hỏi.

Tại sao cần phải học cách hỏi?

Nếu những “cơ bắp câu hỏi” đã bị teo đi khi học trung học, vậy thì nó sẽ tệ như thế nào khi bạn lên đại học. Khi một kỹ năng tư duy quan trọng như vậy lại không được đưa vào trường học, có phải chúng ta sẽ lớn lên và đánh mất khả năng đặt câu hỏi không? Warren Berger tin rằng chúng ta có thể mài giũa và học được các kỹ năng học câu hỏi, và đó là lý do ông viết cuốn sách Sức mạnh của đặt câu hỏi.

Dựa vào kinh nghiệm của những người luôn đặt câu hỏi, cũng như mượn những ý tưởng và ảnh hưởng từ lý thuyết đã có về sự sáng tạo, thiết kế cách tư duy và giải quyết vấn đề, ông đã chia giai đoạn tạo ra một câu hỏi thành ba phần: Tại sao – Sẽ ra sao nếu – Bằng cách nào. Nó giống như một cái khung để dẫn bạn đi qua các giai đoạn của một câu hỏi hơn là một công thức, bởi không có công thức nào cho những câu hỏi cả. Bạn sẽ tìm được cách để đặt một câu hỏi sao cho đúng và hữu ích trong cuốn sách Sức mạnh của đặt câu hỏi của Warren Berger.

Giai đoạn Sẽ ra sao nếu là giai đoạn mọi thứ có thể xuất hiện. Một khoảng thời gian không thực tế khi đặt câu hỏi này sẽ cho ra những ý tưởng mới lạ và thậm chí điên rồ. Câu hỏi Sẽ ra sao nếu là sự mở đầu cho hành động Làm thế nào.

Cuối cùng, Làm thế nào chính là lúc bạn đưa những ý tưởng đến với thực tế. Bạn có thể sẽ phải cắt bỏ một vài điều cho phù hợp với thực tế và trăn trở tìm cách đưa Sẽ ra sao nếu thực sự xảy ra.

Khi đặt câu hỏi về những điều chưa biết, chúng ta nhận được thông tin. Nhưng khi đặt câu hỏi về những điều đã biết, chúng ta học được cách kiểm chứng thông tin, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và thích nghi với những khó khăn. Chúng ta có thể tìm ra con đường mới lạ và đột phá trong những điều rất đỗi bình thường hằng ngày, những điều mà chúng ta thậm chí còn không để ý đến. Và điều đó chỉ xảy ra nếu chúng ta không lãng quên những câu hỏi, công cụ mạnh mẽ để học hỏi và không ngừng tò mò về thế giới xung quanh mình.

Về tác giả

Warren Berger sinh ngày 20 tháng 10 năm 1958, là một nhà báo Mỹ và là chủ của trang web chúng tôi Ông đã viết khá nhiều sách và bài báo, chủ yếu là về vấn đề đổi mới, thiết kế, truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng.

Sau khi làm phóng viên báo ở Dallas, Berger chuyển về New York làm việc trong nhiều năm với tư cách là biên tập cho CBS. Berger cũng từng xuất hiện trên các chương trình Today Show của NBC, World News của ABC, All Eings Considered trên NPR và CNN.

Giá trên thị trường cuốn “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi” khoảng 61.000đ đến 112.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 3 “Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi Fahasa” (ngừng kinh doanh)

Đọc sách Sức Mạnh Của Đặt Câu Hỏi ebook pdf

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 31/07/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Sức Mạnh Của Biết Tha Thứ Và Khoan Dung

Sự yên bình chẳng thể nào có được nếu con người thiếu đi lòng vị tha.

Chúng ta từ bỏ sự tự do này khi chúng ta nắm chặt oán trách và giận dữ. Lãng phí năng lượng khi chúng ta kìm nén tình yêu, để cho sự tức giận hủy hoại tâm hồn và nuôi dưỡng những cảm xúc cay đắng. Lúc này, cách giải thoát duy nhất đó là sẵn sàng buông bỏ và tha thứ.

Tha thứ là gì?

Jack Kornfield đã từng đưa ra một định nghĩa về tha thứ như thế này:

Bị tổn thương và cảm giác khó chịu có lẽ sẽ luôn ở bên bạn nhưng biết tha thứ sẽ xoa dịu mọi thứ và giải phóng bạn khỏi sự kiểm soát vô hình của người đã làm hại bạn. Thậm chí, biết tha thứ còn tạo ra sự thấu hiểu, đồng cảm và lòng trắc ẩn trong chính con người bạn.

Tha thứ không có nghĩa là quên đi hay bào chữa cho những hành vi xấu đã gây ra đối với bạn hay chỉ là hòa giải với người mà đã làm hại bạn. Ngược lại, tha thứ nghĩa là từ bỏ khao khát trừng phạt người khác hay bản thân. Tha thứ mang đến sự yên bình mà sẽ giúp bạn tiếp tục đương đầu với những khó khăn khác trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đừng quên rằng bạn buộc phải giận dữ trước khi bạn có thể bắt đầu tha thứ.

Tha thứ hay trả thù?

Trả thù có thể là thứ mà bạn muốn làm khi có ai đó khiến bạn không hài lòng. Trong những lúc ấy, cảm thấy tức giận là lẽ tự nhiên và cũng rất bình thường khi nói ” tôi sẽ không để anh làm điều này một lần nữa “, bất kể ” ” là gì. Nhưng vấn đề là trả thù sẽ khiến bạn rơi xuống hố sâu của sự tệ hại và đặt bạn cùng “hàng ngũ” với những người xấu đó. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trả thù gia tăng căng thẳng, làm suy giảm hệ miễn dịch và có hại cho sức khỏe.

Tha thứ là từ bỏ mọi hy vọng có một quá khứ khác .

Anne Lamott

Thế nhưng, thực tế, tha thứ cho một người là điều không hề dễ.

Tại sao lại khó tha thứ cho người khác?

Nếu bạn trải qua một sự tổn thương khủng khiếp và ai đó bảo bạn rằng ” quên nó đi và tiếp tục sống ” thì theo suy đoán của tôi, phản ứng của bạn có thể là nói ra một trong những câu này:

” Làm sao mà tôi có thể tha thứ cho họ được! Tôi đã bị tổn thương quá mức chịu đựng! ”

” Tại sao tôi nên quên đi? Họ không hề tỏ ra hối lỗi một chút nào cả! Tôi không phải là một vị thánh! ”

” Anh nói nghe mới dễ làm sao! Nhưng anh đâu hiểu những gì tôi đã phải chịu đựng! ”

” Tôi đã thử bỏ qua nhưng ký ức về nó luôn hiển hiện trong đầu! ”

1. Làm sao mà tôi có thể tha thứ cho họ được! Không dễ đâu. Họ khiến tôi bị tổn thương quá lớn!

“Buông bỏ” không phải là việc nói điều người khác đã làm là tốt, là được. Buông bỏ nghĩa là quên đi nỗi đau của bạn. Đó là việc từ chối trừng phạt chính mình vì lỗi lầm của người khác.

2. Nhưng tổn thương quá lớn!

Bất kể tổn thương bạn phải chịu đựng có lớn tới mức nào thì nó cũng đã xuất hiện (và có thể chỉ xuất hiện một lần). Điều bạn đang nghĩ tới hoặc trải qua bây giờ chỉ là ký ức của nỗi đau đó.

Ký ức có thể thật, rất mạnh mẽ nhưng chúng vẫn chỉ là ký ức, là suy nghĩ của bạn về những gì đã xảy ra.

Bị thương về thể xác 1 lần và bị chấn thương về tinh thần 100 lần. Họ làm bạn đau một lần. Và giờ bạn tiếp tục thọc sâu vào nỗi đau đó.

3. Có phải ý bạn đang nói đó là lỗi CỦA TÔI? Tôi mới là người khiến tôi đau khổ?

Đây là sự hiểu sai căn bản: nhầm lẫn giữa việc ” chịu trách nhiệm với chính bản thân ” và ” đổ lỗi cho chính mình “.

Nỗi đau không phụ thuộc vào liệu đó là lỗi của bạn hay không. Nó đơn giản sẽ xuất hiện khi bạn quá giày vò bản thân mình hoặc trách móc người khác. Vậy thì chẳng có lý do gì tha thứ lại phụ thuộc vào việc ai là người mắc lỗi cả. Bạn hoàn toàn có thể khoan dung với cả chính mình lẫn người khác.

4. Tôi nhận thấy giờ đây tôi chịu trách nhiệm cho việc hàn gắn những nỗi đau của tôi. Nhưng làm thế nào tôi có thể hàn gắn? Sao tôi có thể quên? Những ký ức chẳng hề biến mất.

Những kỷ niệm luôn ùa về. Đó là sự thật. Chúng có lẽ thế. Tuy nhiên, bản thân tâm trí sẽ tự hàn gắn mọi thứ. Bạn không cần phải làm gì cả. Chỉ cần bạn sẵn sàng buông bỏ những điều phiền muộn là được.

Giả sử có ai đó bảo bạn độc ác. Bạn có cảm thấy bị chọc tức không? Có chứ? Một tình huống khác, nếu một đứa trẻ 3 tuổi gọi bạn là kẻ độc ác bởi vì bạn không cho nó vài chiếc bánh quy thì bạn thấy sao? Rõ ràng là cảm giác bị chọc tức “nhẹ nhàng” hơn nhiều. Điều này cho thấy tác động về mặt cảm xúc không được quyết định bởi từ ngữ mà là mức độ nghiêm trọng của sự việc do chính bạn nghĩ.

Nếu tâm trí của bạn một lần nữa trải qua đau đớn hay có một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ nào đó thì không tránh được rằng ký ức sẽ trỗi dậy. Khi nào, tại sao và chúng trỗi dậy như thế nào phụ thuộc vào hàng trăm niềm tin, chất xúc tác, tâm trạng, hoàn cảnh – tất cả đều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đó là cách mà tâm trí được tạo ra.

Nhưng nỗi đau mà bạn trải qua sẽ phụ thuộc vào ý nghĩa mà bạn gán cho ký ức đó ở thời điểm đó. Thiếu đi ý nghĩa, chúng chẳng là gì ngoài những hình ảnh và biểu tượng.

Càng nhiều năng lượng mà bạn dành cho chúng thì chúng dường như càng thực hơn. Bạn càng kháng cự, bạn càng cảm thấy nhiều đau đớn. Và chúng càng trở nên dai dẳng.

Tuy nhiên, nếu coi chúng chỉ là những ký ức trong quá khứ và không còn hiện diện nữa thì dần dần, bạn sẽ không còn vương vấn chúng nữa. Bạn để chúng đến. Và đi.

Phai nhạt dần là bản chất của ký ức. Trừ khi bạn luôn nghĩ về hoặc giữ chúng bên mình theo cách nào đó.

Bạn không thể kiểm soát ký ức. Nhưng bạn có thể chọn lựa liệu rằng bạn có muốn giữ chúng hay không. Buông bỏ là việc từ bỏ những ký ức đang hiện hữu chứ không phải là cố gắng kiểm soát hay kháng cự chúng.

7 điều cần nhớ về lòng vị tha

1. Tha thứ không có nghĩa là bạn phải quên mọi thứ. Chúng ta không quên tất cả. Những người bị đối xử tàn bạo, bị phớt lờ và là nạn nhân sẽ không bao giờ quên nỗi đau của họ và thực sự họ cũng không cần làm vậy. Họ có thể học cách tha thứ nhưng luôn nhớ rõ những gì họ đã trải qua.

2. Tha thứ không có nghĩa là tối thiểu hóa những gì mình đã phải chịu đựng. Bằng cách tha thứ bạn không phải nói rằng ” ổn thôi… nó có tệ lắm đâu “. Không phải như vậy! Bạn có thể tha thứ nhưng vẫn thừa nhận rằng sự ngược đãi và đau đớn là rất thật và rất khắc nghiệt.

3. Tha thứ không có nghĩa bạn là kẻ ngớ ngẩn, dễ dàng bị lợi dụng. Tha thứ không phải là dấu hiệu của kẻ yếu, ngây thơ hay ngu ngốc.

4. Tha thứ không phụ thuộc vào người khác phải xin lỗi hay chấp nhận lời đề nghị được tha thứ của bạn. Bạn không thể mong đợi một người đã có lỗi với bạn có thể hiểu hoàn toàn hoặc chấp nhận rằng anh ta đã sai. Họ có thể không bao giờ thừa nhận rằng hành động của họ là vấn đề. Điều này ổn thôi bởi vì bạn tha thứ vì lợi ích của bạn, chứ không phải vì họ. Bạn không cần bất cứ điều gì từ họ để bắt đầu tha thứ.

5. Tha thứ là một quá trình. Bạn có thể không bao giờ hoàn toàn tha thứ cho một người, nhưng bạn có thể nỗ lực để đạt được gần tới mức như vậy. Bạn có thể không bao giờ nhận được 10/10 điểm tha thứ nhưng bạn có thể cố gắng để đạt được điểm 6, 7 hoặc 8.

7. Điều bí mật của sự tha thứ đó là buông bỏ giận dữ. Tôi đã từng điều trị cho rất nhiều người từng bị trù dập và tổn thương về mặt thể xác, giới tính, tinh thần và bị lợi dụng tài chính. Tôi cũng đã điều trị cho nhiều người bị lạm dụng bởi những người mà đáng lẽ nên đối xử với họ một cách tử tế nhất như bố mẹ, anh chị em, bạn bè thân thiết và thậm chí là các mục sư. Trong số đó, những người mà tiếp tục sống và vượt qua được tổn thương là những người đã tìm ra cách để tha thứ cho chính họ và những người khác. Họ nỗ lực để loại bỏ giận dữ, oán trách và tiếp tục sống. Họ không quên và không cho phép bản thân mình bị trù dập. Họ bỏ qua sự giận dữ và lựa chọn tha thứ (cho dù người gây ra tổn thương cho họ có xứng đáng hoặc không).

Làm thế nào để tha thứ cho người khác?

Tham khảo một vài gợi ý của tiến sĩ Fredrick Luskin – một người tiên phong trong khoa học và thực tập về sự tha thứ.

1. Hiểu rõ cảm xúc của bạn về điều đã xảy ra và tự lý giải tại sao tình huống đó lại không ổn. Tiếp theo, chia sẻ nó với một người bạn tin tưởng.

2. Cam kết với bản thân sẽ suy nghĩ tích cực. Đừng quên rằng tha thứ là vì bạn chứ không phải vì bất cứ ai khác.

3. Luôn nhớ tha thứ không có nghĩa chỉ là bạn làm hòa với người đã gây ra lỗi. Nó không phải là bỏ qua cho hành động. Khi tha thứ nghĩa là bạn đang tìm kiếm sự yên bình cho chính mình.

4. Nhận ra sự bất an lúc này xuất phát từ cảm giác bị tổn thương và nỗi lo lắng hiện tại đang trải qua, chứ không phải từ người đã xúc phạm bạn hay khiến bạn tổn thương khi xảy ra tình huống.

5. Hít một hơi thật sâu lúc bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ.

6. Giảm kỳ vọng với những người mà họ không có thiện chí với bạn. Đừng mong mọi việc sẽ diễn ra theo ý của bạn.

7. Sống tử tế là “cách trả thù” tốt nhất. Thay vì tập trung vào những cảm xúc bị tổn thương và thể hiện chúng bằng những nắm đấm thì hãy tìm kiếm tình yêu, vẻ đẹp và sự tử tế xung quanh bạn. Dành nhiều năng lượng hơn vào việc trân trọng điều bạn có thay vì chú ý vào điều bạn không có.

8. Nghĩ về hình ảnh của người mà bạn yêu quý hay một nơi yên bình. Thả lỏng bản thân trôi dạt trong những cảm xúc tích cực của hình ảnh tuyệt đẹp đó. Sau đó, nhìn nhận lại sự việc với một thái độ tích cực.

Bài viết có sử dụng thông tin từ các nguồn:

Bộ Sách Nghệ Thuật Sống : Sức Mạnh Của Tĩnh Tâm, Tác Động Thầm Lặng

Trái tim của chúng ta giống như một chiếc cốc thủy tinh. Khi cốc đựng đầy nước ép trái cây, người ta sẽ nói: “Đây là một cốc nước ép hoa quả”. Khi nó đựng đầy sữa, người ta lại nói: “Đây là một cốc sữa”. Còn chỉ khi chiếc cốc trống trơn thì người ta mới nói: “Đây là một cái cốc”. Rất nhiều lúc, trái tim của chúng ta chất chứa quá nhiều thứ, đến nỗi không thể nhìn thấy được cái tôi chân thực. Vì vậy, chỉ có vứt bỏ mọi sự rối ren để tâm tĩnh lại thì mới có thể xoa dịu được tâm trạng lo lắng bất an trong lòng, lấy lại sự yên bình và niềm vui trong tim.

“Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, dù biết phía trước là vùng hiểm trở, bạn cũng có thể coi là đồng bằng để vững bước đi qua; dù trước mắt thế sự bãi bể nương dâu, đổi thay nhanh chóng, bạn cũng vẫn có được sự bình an trong lòng.”Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, tuy tạm thời phải chịu ấm ức và không vui, vẫn có thể yên lòng; tuy cuộc sống bình dị, cũng có thể tận hưởng năm tháng bình yên.

“Gặp được cái tôi tĩnh tâm”, cho dù tạm thời phải chịu đau khổ, song bạn cũng sẽ nhận được ý vị riêng của nó; cho dù cuộc đời trôi qua bình lặng song vẫn có thể tìm thấy được sự vừa ý và nhẹ nhõm của riêng mình.

Chúng ta đã biết nên tĩnh tâm hưởng thụ cuộc sống, tuy nhiên làm thế nào để có thể tĩnh tâm? Hãy để cuốn sách này dẫn dắt bạn, để sự “tĩnh” thẩm thấu dần vào từng chi tiết của cuộc sống, giúp bạn nhìn thấu tất cả vinh nhục, được mất, thị phi, trắng đen, và dùng sự tỉnh táo và lí trí để nhìn nhận cuộc đời.

Tác Động Tầm Lặng – Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Hướng Nội Thành Công

Nếu bạn là một người hướng nội thì bạn đang thuộc về một cộng đồng thiểu số nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong một thế giới mà dường như người ta nghe theo những người ăn to nói lớn, thì bạn đang gặp nguy hiểm, bởi những người ở vị trí cấp cao thường sẽ không nhìn thấy được khả năng cũng như ý tưởng của bạn.

Tác động thầm lặng tiết lộ những bí quyết để trỏe thành một người hướng nội thành công:

Mười thế mạnh cốt lõi của bạn và cách sử dụng chúng.

Mười trở ngại chính của bạn và cách vượt qua chúng.

Các chiến lược để thành công trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ, đàm phán, thuyết trình và thuyết phục.

Tác động thầm lặng là một hiện tượng quốc tế, một cuốn sách bán chạy hàng đầu với 150.000 bản được bán ra và được dịch ra mười ngôn ngữ. Sách dựa trên những nghiên cứu tâm lí học mới nhất, kèm theo những lời khuyên đơn giản nhưng cũng rất thực tế.

5 Thủ Thuật Giúp Bạn Tận Dụng Tối Đa Sức Mạnh Của Camera Trên Ios 11

27/09/2023 12:17

Live Photos giờ đây sống động hơn bao giờ hết

Chúng ta đều biết chức năng Live Photos có mặt trên iPhone từ thời iPhone 6S cho phép ghi hình 1,5 giây trước và sau khi người chụp bấm máy. Dù đã được giới thiệu từ 2 năm trước, đến giờ vẫn không quá nhiều người dùng mặn mà với Live Photos. Tuy nhiên, trên iOS 11 bạn đã có thể xóa các ứng dụng bên thứ ba trước vẫn dùng để chỉnh sửa ảnh Live Photos (như Motion Stills hay Lively), bởi iOS 11 đã cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh Live Photos ngay trong ứng dụng Ảnh. Chỉ cần chọn bức ảnh muốn sửa, thực hiện thao tác vuốt lên đơn giản và màn hình sẽ hiển thị một loạt các hiệu ứng cho người dùng lựa chọn. Bạn có thể tạo ra một đoạn video lặp lại, chạy đoạn phim nhanh hoặc phát ngược lại, thậm chí là tăng độ sáng với lựa chọn Long Exposure.

Hoặc chẳng may bạn chưa chụp được tấm hình ưng ý tại thời điểm bấm nút, bạn vẫn có thể tìm được một khung hình hài lòng trong Live Photos. Phần mềm mới cho phép người dùng chọn một khung hình nhất định làm khung hình chính của bức ảnh. Chỉ cần ấn nút chỉnh sửa gốc trên cùng bên phải, sau đó cuộn cho đến khi bạn chọn được khung hình ưng ý, và sau đó chọn “Make Key Photo”. Sau đó, khi chỉnh sửa ảnh, khung ảnh bạn chọn trước đó sẽ là bức ảnh được chỉnh sửa.

Thêm filter, vì chỉnh nhiêu đó thôi là chưa đủ

Ứng dụng camera trên iPhone đã có bộ lọc hình ảnh từ lâu, nhưng khi cập nhật lên iOS 11, camera sẽ có thêm một vài bộ lọc mới. Nếu là người “ngại” chỉnh sửa ảnh nhưng vẫn muốn chụp được những bức ảnh đậm chất nghệ thuật, hàng loạt filter chất lượng cao được chọn lọc kỹ lưỡng trên ứng dụng camera gốc là lựa chọn tối ưu nhất của bạn. Bạn có thể dùng Vivid – filter làm tăng độ sống động màu sắc bức ảnh, còn Noir và Silvertone lại mang đến một sắc thái mới cho những tấm hình trắng – đen.

Chức năng đọc mã QR

iOS giờ đã hoàn toàn hỗ trợ chức năng đọc mã QR ngay trên ứng dụng hệ thống. Nếu trước đây người dùng buộc phải tải ứng dụng bên thứ ba để làm một việc xem chừng đơn giản là đọc mã QR, thì giờ đây, chỉ cần giơ camera lên nếu bạn cần truy cập vào một mã QR nào đó. Khi iPhone xác nhận thành công, bạn sẽ nhận được một thông báo về mã QR và các thao tác có thể thực hiện.

Scan tài liệu

Tuy không hẳn là chức năng nằm trong ứng dụng Camera, nhưng tính năng scan tài liệu trên iPhone chạy iOS 11 vẫn sử dụng đến cảm biến chụp ảnh của thiết bị. Cụ thể, khi ở trong ứng dụng Ghi chú, bạn chỉ cần nhấn nút “+” phía trên bàn phím và chọn Scan Documents và thao tác. Sau khi scan xong, bạn có thể chia sẻ cũng như chọn bút nhớ Markup để highlight đoạn văn bản, ký, hay chú thích lên văn bản trước khi gửi. Tuy chức năng khá gọn nhẹ và không hỗ trợ quá nhiều tính năng kèm theo, như nhận dạng văn bản cho phép tìm kiếm tài liệu, nhưng đối với mục đích sử dụng cơ bản chức năng này là quá đủ, và điều tuyệt vời nhất là bạn đã có thể xóa ứng dụng bên thứ ba đi, giải phóng thêm bộ nhớ iPhone.

Tiết kiệm dung lượng

Nhân tiện nói đến việc giải phóng bộ nhớ iPhone, cần nói thêm rằng lý do đầu tiên hầu hết iPhone nhận thông báo đầy bộ nhớ là do chứa quá nhiều ảnh và video. Với iOS 11, người dùng được Apple hỗ trợ một cách thức đơn giản để giải phóng thêm lượng GB bộ nhớ quý giá này. Trong mục Camera của phần Cài đặt, người dùng có thể tìm mục Formats để chọn giữa High Efficiency và Most Compatible. High Efficiency cho phép ảnh chụp lưu lại dưới định dạng HEIF và giảm dung lượng xuống còn một nửa so với JPEG mà không làm giảm chất lượng ảnh. Còn Compatible vẫn sẽ giữ nguyên định dạng ảnh để ảnh có thể tương thích với nhiều nền tảng hơn nhưng đồng thời cũng tăng dung lượng lưu trữ.

10 Bí Quyết Để Có Cơ Thể Khỏe Mạnh, Sức Khỏe Tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng nghĩ vậy, làm thế nào để có được sức khỏe sung mãn thì ai cũng muốn thế. Xin giới thiệu những bí quyết dễ thực hiện.

1. Vận động: Vận động không có nghĩa là bạn phải dành 1 tiếng hoặc 45 phút để ra sân vận động hoặc tập thể dục. Bạn chỉ cần tận dụng các cơ hội để vận động các cơ. Có thể là leo cầu thang thay vì đi thang máy, đi dạo với chú chó của bạn, chơi với trẻ, chơi bóng với bạn, cắt cỏ… Bất cứ động tác nào khiến tay chân bạn phải vận động đều có lợi cho sức khoẻ của bạn, thậm chí còn giúp bạn giảm stress.

2. Ăn ít chất béo: Hạn chế ăn các loại đồ rán, thịt mỡ hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn thích ăn bơ, phomát, kem hoặc uống sữa thì hãy chọn những loại có ít chất béo.

3. Bỏ thuốc: Hút thuốc rất có hại cho sức khoẻ. Vì vậy để có cơ thể khoẻ mạnh, hãy tránh xa thuốc lá.

4. Giảm căng thẳng: Bạn có thể làm được điều này bằng cách mỗi ngày dành ra 30 phút để làm những việc mình thích như đi dạo trên bãi biển, đi dạo trong công viên, chơi với chú chó mà bạn yêu thích,đọc sách, nghe nhạc, xem phim. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp massage mặt, thậm chí là đi cắt tóc. Trong trường hợp tức giận, mất bình tĩnh, bạn hãy đếm từ 1 đến 10. Nếu có thể, hãy tránh xa những người mà bạn không thích.

5.Tránh ô nhiễm: Tránh xa những căn phòng có khói thuốc, những khu vực giao thông đông đúc. Tránh tập thể dục gần những khu vực giao thông đông đúc. Bạn có thể tập thể dục trong nhà nếu chất lượng không khí tốt. Cách tốt nhất là trồng nhiều cây xanh trong vườn.

6. Thắt dây an toàn khi đi xe: Các số liệu thống kê cho thấy thắt dây an toàn là 1 trong những cách kéo dài tuổi thọ và giúp bạn giảm các chấn thương khi xảy ra tai nạn giao thông.

7. Đánh răng: Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đánh răng có thể kéo dài tuổi thọ

8. Tránh quá chén: Một, hai chén rượu mỗi ngày có thể giúp cơ thể chống được bệnh tim nhưng nếu uống quá chén thì lại rất có hại cho sức khoẻ. Có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gan, thận, thậm chí là ung thư.

9. Lạc quan: Nếu bạn nhìn mọi việc với con mắt lạc quan, bạn sẽ có cuộc sống tốt và 1 cơ thể khỏe mạnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sức Mạnh Của Hiện Tại trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!