Xu Hướng 6/2023 # Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Rửa Tay # Top 12 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Rửa Tay # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Rửa Tay được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vi-rút đường hô hấp gây những bệnh như viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (Covid-19) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa vi-rút xâm nhập vào cơ thể của bạn từ mắt, mũi hay họng, chủ yếu là qua bàn tay. Bàn tay cũng chính là một trong những cách phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác.

1. Rửa tay đúng cách như thế nào?

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước

Bước 2: Lấy xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều

Bước 3: Chà 2 bàn tay vào nhau, mặt trong, mặt ngoài – miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay – trong vòng ít nhất 20 giây.

Bước 4: Tráng sạch tay dưới vòi nước

Bước 5: Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần

2. Tôi nên rửa tay trong bao lâu?

Bạn nên rửa tay ít nhất trong vòng 20-30 giây. Có một cách rất dễ giúp bạn rửa tay đủ thời gian cần thiết là vừa rửa tay vừa hát bài chúc mừng sinh nhật, đủ hai lần.

Khi bạn dùng dung dịch rửa tay khô thì nên loại có chứa ít nhất 60% cồn, xoa dung dịch vào tay trong ít nhất 20 giây để làm sạch cả bàn tay.

3. Khi nào thì tôi cần rửa tay?

Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, bạn cần rửa tay vào những thời điểm sau:

Sau khi xịt mũi, ho hay hắt hơi

Sau khi đến nơi công cộng, sau khi đi các phương tiện giao thông công cộng, đi chợ và những nơi thờ cúng khác

Sau khi chạm vào những bề mặt ở môi trường bên ngoài, kể cả tiền giấy

Trước, trong và sau khi chăm sóc người ốm

Trước và sau khi ăn

Nói chung, bạn nên rửa tay vào những thời điểm sau đây:

Sau khi đi vệ sinh

Trước và sau khi ăn

Sau khi bỏ rác

Sau khi chạm vào động vật và vật nuôi

Sau khi thay tã lót cho em bé hoặc giúp trẻ đi vệ sinh

Khi bàn tay của bạn bị bẩn

4. Tôi có thể giúp con tôi rửa tay như thế nào?

Bạn có thể giúp con mình rửa tay bằng cách làm cho việc rửa tay trở nên dễ dàng với trẻ nhỏ, ví dụ như, để sẵn một chiếc ghế nhỏ để giúp con dễ dàng với tới vòi nước và xà phòng. Bạn cũng có thể làm cho việc rửa tay trở nên vui vẻ hơn bằng cách hát cùng con bài hát mà con yêu thích khi giúp con xoa bàn tay.  

5. Tôi có cần dùng nước ấm để rửa tay không?

Không, bạn có thể dùng nước ở bất kỳ nhiệt độ nào rửa tay cũng được. Nước lạnh và nước ấm đều có tác dụng diệt vi trùng và vi-rút như nhau – miễn là bạn phải dùng xà phòng!

6. Tôi có cần lau khô tay bằng khăn không?

Vi trùng lây lan từ làn da ướt dễ dàng hơn so với da khô, do vậy lau khô tay là một bước quan trọng. Khăn giấy hoặc khăn vải có tác dụng tốt nhất để loại bỏ vi trùng mà không làm lây lan sang những bề mặt khác.

7. Rửa tay bằng xà phòng và nước hay dung dịch rửa tay khô: cái nào tốt hơn?

Nói chung, cả rửa tay bằng xà phòng và nước và dung dịch rửa tay khô, nếu dùng đúng cách, rất có tác dụng diệt vi trùng và mầm bệnh. Khi ở bên ngoài thì dung dịch rửa tay khô thuận tiện hơn, nhưng lại đắt hoặc khó mua khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. Thêm nữa, dung dịch rửa tay khô có cồn có thể diệt vi-rút corona, nhưng không diệt được tất cả các loại vi khuẩn và vi-rút, ví dự như norovirus và rotavirus.

8. Nếu tôi không có xà phòng thì sao?

Dùng nước có clo hay dung dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn là hai cách tốt nhất nếu bạn không có xà phòng và nước sạch. Trong trường hợp không có nước có clo hay dung dịch rửa tay khô, nước xà phòng hay tro cũng có thể diệt vi khuẩn, mặc dù không có tác dụng bằng. Nếu dùng nước xà phòng hay tro thì cần phải rửa tay ngay khi bạn tìm được nơi rửa tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh hoặc các bề mặt.

9. Tôi còn có thể giúp chấm dứt lây lan vi-rút corona như thế nào?

Phép lịch sự khi hắt hơi hay ho: lấy khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy sau khi dùng và rửa tay

Tránh chạm tay lên mặt (mắt, mũi, miệng)

Tránh tiếp xúc trực tiếp: tránh bắt tay, ôm hôn, chia sẻ đồ ăn, đồ dùng cá nhân, cốc và khăn

Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị cảm hoặc có những triệu chứng giống bị cúm

Nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu sốt, ho hoặc khó thở, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe

Lau sạch những bề mặt có thể lây lan vi-rút, nên lau sạch các bề mặt thường xuyên hơn (đặc biệt là ở những khu vực công cộng)

Bấm vào đây để tìm hiểu tất cả các hướng dẫn của UNICEF về COVID-19. 

Vô Sinh Và Tất Cả Những Điều Cần Biết

Vô sinh là không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sáu tháng nếu người phụ nữ 35 tuổi trở lên). Người có khả năng mang thai nhưng không thể giữ được thai cũng được xem là vô sinh. Khoảng 10% phụ nữ ở Mỹ (6.1 triệu) độ tuổi từ 15-44 gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc giữ thai. theo CDC – Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh.

Vô sinh là gì

Vô sinh có phải là một vấn đề phổ biến không?

Vô sinh có phải chỉ là vấn đề của phụ nữ?

Điều gì dẫn đến tình trạng vô sinh ở đàn ông?

Điều gì làm tăng nguy cơ vô sinh của một người đàn ông?

Điều gì gây ra vô sinh ở ngời phụ nữ?

Điều gì làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ?

Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh con của người phụ nữ?

Phụ nữ nên cố gắng để mang thai trong bao lâu trước khi gọi bác sỹ?

Làm thế nào dể bác sĩ phát hiện ra vấn đề về sinh sản?

Vô sinh được chữa trị như thế nào?

Loại thuốc nào được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ?

Thụ tinh trong tử cung là gì?

Công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì? (ART)

Có những loại công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) nào?

Vô sinh là gì?

Vô sinh là không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sáu tháng nếu người phụ nữ 35 tuổi trở lên). Người có khả năng mang thai nhưng không thể giữ được thai cũng được xem là vô sinh.

Cơ thể người phụ nữ phải giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng)

Trứng phải đi qua một ống dẫn trứng về phía tử cung (tử cung).

Tinh trùng của người đàn ông phải tham gia (thụ tinh) với trứng trên đường đi.

Trứng thụ tinh phải gắn vào bên trong tử cung (cấy).

Vô sinh có thể xảy ra nếu có vấn đề với bất kỳ bước nào trong số những bước này.

Vô sinh có phải là một vấn đề phổ biến không?

Câu trả lời là có. Khoảng 10% phụ nữ ở Mỹ (6.1 triệu) độ tuổi 15-44 gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc giữ thai theo thống kê của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC)

Vô sinh có phải chỉ là vấn đề của phụ nữ?

Không chính xác. Không phải lúc nào vô sinh cũng là vấn đề của phụ nữ. Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể gặp phải những vấn đề dẫn đến vô sinh. Khoảng ⅓ trường hợp vô sinh là do phụ nữ. ⅓ trường hợp còn lại là do đàn ông. Các trường hợp khác có thể gây ra bởi cả đàn ông và phụ nữ hoặc do những vấn đề chưa xác định được.

Điều gì dẫn đến tình trạng vô sinh ở đàn ông?

Vô sinh ở đàn ông hầu hết gây ra bởi:

Một vấn đề được gọi là “giãn tĩnh mạch tinh” (Varicocele). Xảy ra khi các tĩnh mạch trên tinh hoàn của người đàn ông quá lớn, làm nóng tinh hoàn. Sức nóng ảnh hưởng đến số lượng hoặc hình dáng của tinh trùng.

Các yếu tố khác khiến cho người đàn ông xuất ra ít tinh trùng hoặc thậm chí là không có.

Chuyển động của tinh trùng. Điều này có thể do hình dạng của tinh trùng gây ra. Đôi khi vết thương hoặc những tổn thương khác tới hệ thống sinh sản ngăn chặn tinh trùng

Đôi lúc, người đàn ông được sinh ra với những vấn đề ảnh hưởng đến tinh trùng. Những thời điểm khác, các vấn đề bắt đầu muộn hơn trong cuộc sống vì ốm đau hay bị thương. Ví dụ như bệnh u xơ nang có thể gây ra vô sinh.

Điều gì làm tăng nguy cơ vô sinh của một người đàn ông?

Tinh trùng của đàn ông có thể bị biến đổi bởi sức khỏe và lối sống của họ. Một số nguyên nhân có thể làm giảm sức khỏe và số lượng tinh trùng bao gồm:

Uống nhiều rượu

Ma túy

Thuốc lá

Tuổi tác

Độc tố môi trường bao gồm thuốc trừ sâu và chì

Vấn đề sức khỏe như quai bị, các bệnh nguy hiểm như bệnh thận, hoặc các vấn đề về nội tiết tố

Thuốc

Xạ trị và hóa trị do ung thư

Điều gì gây ra vô sinh ở người phụ nữ?

Hầu hết các trường hợp vô sinh ở phụ nữ đều do các vấn đề về rụng trứng. Nếu không rụng trứng, sẽ không có trứng để thụ tinh. Một số dấu hiệu cho thấy một người phụ nữ không rụng trứng bình thường bao gồm kinh nguyệt thất thường hoặc không có kinh nguyệt.

Các vấn đề về rụng trứng thường do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra. Đây là vấn đề mất cân bằng nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô sinh ở phụ nữ. Một nguyên nhân khác nữa là suy buồng trứng sớm (POI). POI xảy ra khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. POI không giống với mãn kinh sớm.

Một số nguyên nhân khác:

Ống dẫn trứng bị tắc do bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật cho mang thai ngoài tử cung.

Các vấn đề về tử cung

U xơ tử cung – những khối mô không cấu thành ung thư và cơ vón cục ở thành tử cung

Điều gì làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Tuổi tác

Hút thuốc

Sử dụng rượu bia quá mức

Căng thẳng

Ăn uống không đủ chất

Huấn luyện điền kinh

Thừa hoặc thiếu cân

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Bệnh khiến thay đổi hooc môn như hội chứng buồng trứng đa nang và suy buồng trứng sớm

Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh con của người phụ nữ?

Lão hóa làm giảm khả năng sinh con của người phụ nữ vì:

Giảm sản xuất trứng

Còn lại ít trứng

Trứng không còn khỏe mạnh

Có thể gặp các vấn đề về sức khỏe gây ra vấn đề về sinh sản

Dễ bị sảy thai

Phụ nữ nên cố gắng để mang thai trong bao lâu trước khi gọi bác sỹ?

Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng ít nhất là 1 năm, con số này đối với phụ nữ 35 hoặc già hơn 6 tháng. Khả năng có con của phụ nữ giảm nhanh chóng sau tuổi 30.

Một số vấn đề về sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ vô sinh. Bởi thế, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sỹ nếu họ:

Kinh nguyệt thất thường hoặc không xuất hiện

Đau đớn trong kỳ kinh nguyệt

Lạc nội mạc tử cung

Viêm vùng chậu

Sảy thai hơn một lần

Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cố gắng mang thai sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho việc có em bé. Họ cũng có thể trả lời các câu hỏi về khả năng sinh sản và đưa ra các mẹo về thụ thai.

Làm thế nào để bác sĩ phát hiện ra vấn đề về sinh sản?

Đối với đàn ông, bác sĩ thường bắt đầu với việc kiểm tra tinh dịch. Họ nhìn vào số lượng, hình dạng và sự chuyển động của tinh trùng. Thỉnh thoảng bác sĩ cũng sẽ gợi ý về việc kiểm tra lượng hooc môn.

Ghi lại những thay đổi nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng trong nhiều tháng

Ghi lại xem chất nhầy ở cổ tử cung trông thế nào trong vài tháng

Sử dụng bộ kiểm tra rụng trứng tại nhà (có sẵn tại cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa)

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra quá trình rụng trứng bằng việc xét nghiệm máu. Hoặc họ có thể siêu âm buồng trứng. Nếu quá trình này bình thường, sẽ thực hiện các bài kiểm tra sinh sản khác.

Một số bài kiểm tra phổ biến ở phụ nữ:

Hysterosalpingography: Chụp x-quang tử cung vòi trứng. Bác sĩ sẽ tiêm một loại chất màu đặc biệt vào tử cung qua âm đạo. Chất này xuất hiện trong x-quang. Sau đó, bác sĩ có thể theo dõi xem chất này có di chuyển tự do qua tử cung và ống dẫn trứng không? Điều này có thể giúp họ tìm ra các khối u có thể gây ra vô sinh. Các khối này có thể ngăn cản trứng di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung, một số khối cũng có thể giữ cho tinh trùng tiếp cận trứng.

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc giải phẫu nhỏ để nhìn vào bên trong ổ bụng. Họ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở vùng bụng dưới và chèn ống nghe vào. Với phương pháp này, bác sỹ có thể kiểm tra buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể được tìm ra bởi phương pháp nội soi.

Tìm nguyên nhân gây vô sinh có thể là một quá trình dài nên chị em đừng lo lắng nếu vấn đề không được xác định ngay lập tức.

Vô sinh được chữa trị như thế nào?

Vô sinh có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thụ tinh nhân tạo, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hoặc kết hợp các phương pháp này. Phần lớn sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Các bác sĩ khuyên nên điều trị cụ thể cho vô sinh dựa trên:

Kết quả kiểm tra

Thời gian vợ chồng cố gắng để mang thai

Tuổi tác

Sức khỏe tổng thể

Mong muốn của các cặp đôi

Phương pháp chữa trị được áp dụng đối với nam giới:

Vấn đề tình dục: Bác sĩ có thể giúp nam giới đối phó với bất lực hoặc xuất tinh sớm, sử dụng thuốc hoặc liệu pháp hành vi, hoặc kết hợp cả hai.

Quá ít tinh trùng: Phẫu thuật hoặc thuốc kháng sinh (làm sạch các nhiễm trùng ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng)

Chuyển động của tinh trùng: Phẫu thuật

Với phụ nữ: phẫu thuật

Nhiều loại thuốc sinh sản được dùng để giải quyết vấn đề về rụng trứng. Cần nói chuyện với bác sĩ để biết được những lợi ích và tác hại của việc dùng thuốc. Bạn nên hiểu rõ được các mối nguy hiểm, lợi ích và tác dụng phụ của thuốc.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết Các nghiên cứu tiếp theo về phương pháp điều trị vô sinh

Loại thuốc nào được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ?

Clomid: Thuốc này gây rụng trứng bằng cách tác dụng lên tuyến yên. Nó thường được sử dụng với phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề khác với rụng trứng. (Uống)

hMG (Repronex, Pergonal): Thuốc này sử dụng cho người không rụng trứng do các vấn đề về tuyến yên. Thuốc hoạt động trực tiếp trên buồng trứng để kích thích rụng trứng. (Tiêm)

FSH: Hoạt động giống hMG

Gn-RH: Được sử dụng cho những phụ nữ không rụng trứng thường xuyên mỗi tháng. (Tiêm hoặc xịt mũi)

Metformin (Glucophage): Dùng cho người kháng insulin hoặc PCOS. Thuốc giúp giảm mức độ hooc-môn nam ở phụ nữ. (Uống)

Bromocriptine (Parlodel): Dùng cho người rụng trứng do prolactin cao. (hoocmon tạo ra quá trình sản xuất sữa)

Nhiều loại thuốc làm tăng khả năng mang thai đôi, ba, hoặc nhiều hơn ở phụ nữ. Phụ nữ mang nhiều bào thai gặp nhiều vấn đề hơn khi mang thai. Nhiều bào thai mẹ sẽ có nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non thường có sức khỏe không đảm bảo và gặp vấn đề về sự phát triển.

Thụ tinh trong tử cung là gì?

Là thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình này, người phụ nữ được tiêm tinh trùng đặc biệt. Đôi khi người phụ nữ cũng được điều trị với thuốc nhằm kích thích rụng trứng trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Thụ tinh nhân tạo thường được sử dụng khi:

Nam vô sinh nhẹ

Nữ có vấn đề với chất nhầy ở tử cung

Các cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân

Công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì? (ART)

Là một nhóm các phương pháp khác nhau được sử dụng để giúp các cặp vợ chồng vô sinh. Hoạt động bằng cách loại bỏ trứng khỏi cơ thể người phụ nữ. Trứng sau đó được trộn lẫn với tinh trùng để tạo phôi. Các phôi sau đó được đưa trở lại vào cơ thể người phụ nữ.

Tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản?

Tỷ lệ thành công khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số yếu tố ảnh hưởng:

Tuổi của bạn đời

Lý do vô sinh

Phòng khám bệnh

Loại ART

Trứng tươi hoặc đông lạnh

Phôi tươi hay đông lạnh

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thu thập tỷ lệ thành công về điều trị ARV ở một số phòng khám sinh sản. Theo một báo cáo CDC năm 2014 về ART, tỷ lệ trung bình của các chu kỳ điều trị ARV dẫn đến sinh con là:

39% ở phụ nữ dưới 35 tuổi

30% ở phụ nữ trong độ tuổi 35-37

21% ở phụ nữ tuổi từ 37-40

11% ở phụ nữ trong độ tuổi 41-42

ART có thể tốn kém và tốn thời gian. Nhưng nó đã cho phép nhiều cặp vợ chồng có con. Biến chứng thường gặp nhất của ART là nhiều bào thai. Nhưng đây là một vấn đề có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu theo nhiều cách khác nhau.

Có những loại công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) nào?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh bên ngoài cơ thể. IVF là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nó thường được sử dụng khi ống dẫn trứng của người phụ nữ bị tắc hoặc khi người đàn ông xuất quá ít tinh trùng. Bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc nhằm kích thích buồng trứng sản xuất ra nhiều trứng.

ZIFT

Giống với thụ tinh ống nghiệm (IVF), quá trình thụ tinh xảy ra trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi non được truyền vào ống dẫn trứng thay vì tử cung.

GIFT

ICSI

Thường được sử dụng cho các cặp vợ chồng gặp vấn đề nghiêm trọng với tinh trùng. Thỉnh thoảng được sử dụng cho các cặp vợ chồng lớn tuổi, hoặc những người thất bại với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trong ICSI, tinh trùng được tiêm vào trứng trưởng thành. Sau đó phôi được chuyển vào tử cung hoặc ống dẫn trứng.

Công nghệ hỗ trợ sinh sản sử dụng trứng từ những người hiến tặng (trứng của phụ nữ khác), tinh trùng hiến tặng hoặc phôi đông lạnh trước đây.

Trứng hiến tặng đôi khi được sử dụng cho phụ nữ không sản xuất được trứng. Trứng hay tinh trùng hiến tặng thỉnh thoảng cũng được sử dụng khi gặp vấn đề khi các cặp vợ chồng mắc bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho bé.

Một người phụ nữ hoặc các cặp đôi vô sinh có thể sử dụng phôi hiến tặng. Đây là phôi được tạo ra bởi các cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hoặc được tạo ra từ tinh trùng và trứng của người hiến tặng. Phôi được hiến tặng sẽ được chuyển đến tử cung. Đứa trẻ sẽ không bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ.

Mang thai hộ

Người có buồng trứng nhưng tử cung không dùng được cho việc mang thai (ví dụ do có vấn đề về sức khỏe) có thể cân nhắc đến phương pháp này.

Trong trường hợp này, người phụ nữ sử dụng trứng của họ. Trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng này sẽ được đặt trong tử cung của người mang thai hộ – người này sẽ không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ, sau khi sinh xong, sẽ đưa em bé cho bố mẹ ruột.

Nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy trẻ sinh nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản có khả năng mắc phải các dị tật bẩm sinh cao gấp hai đến bốn lần. Chúng có thể bao gồm vấn đề về tim và hệ tiêu hóa, hở hàm ếch môi hoặc vòm miệng.

Các nhà nghiên cứu chưa biết tại sao điều này lại xảy ra. Các dị tật bẩm sinh có thể không phải do công nghệ mà do các yếu tố khác như tuổi tác của cha mẹ. Cần tìm hiểu thêm. Nguy cơ mắc phải dị tật tương đối thấp, nhưng các bậc cha mẹ cần cân nhắc điều này trước khi đưa ra quyết định nên tiến hành phương pháp nào.

Nguồn: https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/infertility

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.

Tất Tần Tất Những Gì Cần Biết Về Whipping Cream

Whipping cream là loại kem sữa béo, gồm có lượng lớn chất béo có trong thành phần, được dùng làm kem bông cho các món tráng miệng hay thực phẩm. Whipping cream có nguồn gốc từ động vật, được tách từ sữa bò tươi nguyên chất nên không chứa đường. Chỉ số béo (butter fat) ghi trên hộp từ 38 – 40%.Whipping cream dùng làm bánh mousse, caramen, pudding, cupcake, kẹo sôcôla tươi hoặc kẹo caramen; dùng làm kem trang trí mặt bánh kem. Ngoài ra, Whipping cream còn có thể dùng làm nguyên liệu cho món kem ngày hè và nhiều món ăn, món thức uống khác như café, cocktail, kem sundaes, sữa lắc…

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ cách sử dụng và bảo quản nó như thế nào. Ở bài viết này, Abby sẽ mách cho bạn tất tần tật những gì cần biết về whipping cream, bao gồm cách làm, cách sử dụng và bảo quản, cách chữa whipping cream bị hỏng.

I. Cách sử dụng và bảo quản whipping cream 1. Cách sử dụng: 2. Cách bảo quản

Bảo quản whipping cream trong ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không để trong ngăn đá vì khi dùng sẽ làm kem bị tách nước. Thời gian bảo quản tư 5-7 ngày sau khi mở nắp tùy nhiệt độ tủ.

Abby giới thiệu các bạn một tips nhỏ để bảo quản whipping được lâu hơn khi mua một chai whip lớn: Sau khi mua một chai whipping lớn khoảng 1L về, nếu dùng không hết, bạn cần lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp, bọc trong túi nilon rồi mới cho vào tủ. Nhưng chỉ sử dụng với một lượng nhỏ thì bạn có thể chia ra vào các chai nhỏ khoảng 100-200ml vệ sinh sạch sẽ và được khử trùng. Sau khi chia vào chai nhỏ, lau miệng chai và bảo quản tủ mát

Nếu bạn muốn để lâu hơn, khi mở hộp cream không nên mở nắp nhựa gắn sẵn trên hộp mà dùng kéo (đã khử trùng) cắt một lỗ thật nhỏ. Rót ra một lượng đủ dùng rồi lấy một túi nilon chụp xuống hộp cream (chụp sâu khoảng 1/3 hộp), lấy thun chặt quanh hộp, ngay chỗ miệng túi nilon. Sau đó để luôn vào tủ lạnh, đừng để ngoài lâu. Mỗi khi sử dụng thì lặp lại cách làm vừa rồi là được. Khi ấy thời gian sử dụng của whipping cream sẽ dài thành 1 tuần đến 15 ngày.

3. Mẹo đánh bông whipping cream ít tách nước và cách chữa whipping cream đánh quá tay

Để tránh whipping bị tách nước khi đánh, cần làm lạnh tô và que đánh à nên dùng tô kim loại. Ngoài ra nên đánh ở tốc độ vừa tránh whipping bị tách nước nhanh và bảo quản whipping lạnh (nhưng không đông cứng). Thêm đường bột hoặc một ít gelatin hoặc bột làm đứng kem sẽ giúp whipping đứng hơn.

Ngoài ra có thể tham khảo video đánh bông whipping bằng tay sau của Savourydays nha:

b. Cách chữa Whipping cream đánh hơi quá tay

Chẳng may đánh whipping cream hơi quá tay chút thì sao nhỉ? Nếu thấy kem mới chỉ chuyển sang trạng thái không mịn, lổn nhổn, chưa chuyển sang màu vàng, chưa tách béo và tách hẳn nước thì có nghĩa là kem chưa tách nước quá nhiều và vẫn có thể cứu chữa được. Khi ấy bạn chỉ cần thêm vào một ít kem tươi ở dạng lỏng rồi dùng phới lồng trộn đều, nhẹ nhàng cho tới khi kem mịn trở lại.

c. Cách tận dụng whipping cream tách nước

Nếu thấy phần chất béo tách riêng hẳn thành các cợn màu vàng nhạt và trong âu có cả nước thì kem đã bị tách nước quá nhiều, khả năng cứu chữa được là không cao. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng làm các món không cần đánh bông kem (Như súp, nama hoặc truffle chocolate), hoặc làm bơ homemade. Vừa không lãng phí whipping cream mà lại có bơ thơm ngon để dùng.

Kem whipping đánh bị lợn cợn và có màu hơi vàng nghĩa là kem đã bị tách nước. Đánh tiếp ở tốc độ vừa rồi hạ dần xuống thấp nhất (để nước khỏi bắn) tới khi chất béo được tách hẳn ra thành một khối.

Lọc qua rây, giữ lại phần sữa. Cho chất béo thu được vào bát sạch, dùng thìa ép cho sữa ra hết. Phần sữa này có thể uống hoặc dùng để nấu ăn, làm bánh

Đổ nước đá lạnh vào bát đựng bơ và dùng tay sạch nhào bơ nhẹ nhàng để ép sữa còn lại trong bơ ra ngoài. Khi nước chuyển màu đục thì đổ đi thay nước mới. Làm cho tới khi nước trong thì dừng lại (khoảng 3 lần). Việc làm này sẽ giúp giữ bơ được lâu hơn.

Bọc kín bơ bằng nilon bọc thực phẩm. Để ngăn mát tủ lạnh dùng trong 1 tuần hoặc đông đá dùng trong 2 tháng.

Giới thiệu tới bạn cách làm Nama chocolate với whipping

4. Phân biệt một số loại whipping cream

*Whipping dạng lỏng

-Whipping có xuất xứ châu Âu: Không có chất làm dày, loãng hơn nên đánh khó bông hơn

-Whipping có xuất xứ châu Úc: Có chất làm dày, đặc hơn nên đánh bông dễ dàng và nhanh hơn

*Với những bạn ở xa không có điều kiệm mua whipping kem dạng lỏng, có thể tham khảo sử dụng bột whipping, bột bảo quản ở nhiệt độ thường nên vận chuyển xa cũng không sợ hư. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được

Tên SP

% Chất béoĐóng gói

Xuất xứ

39.7%

250 ml

1L

Newzealand

35.1%

200ml

1L

Pháp

36%

1L

Newzealand

35.1%

1L

Úc

36%

1L

New Zealand

Những Điều Bạn Cần Biết Về Ung Thư Dạ Dày

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ DẠ DÀY

BVK – Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo Globocan 2023, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 ngừoi tử vong vì căn bệnh này. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.  

Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày

– Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng.  Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.

– Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

– Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.

Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:

– Sút cân

– Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn

– Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Đi ngoài phân đen

– Sờ thấy u ở bụng

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày

– Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa…

– Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP.

– Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.

– Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.

– Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, …

Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày như thế nào?

– Nội soi dạ dày là phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bằng hệ thống nội soi hiện đại, các bác sĩ có thấy phát hiện khối u rõ ràng.

– Sinh thiết – Các bác sĩ sẽ lấy một phần khối u qua nội soi dạ dày, sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán .

– Xét nghiệm máu

– Chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính hay siêu âm – phương pháp tạo lại các hình ảnh bên trong cơ thể để nhận định tổn thương.

Ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bạn. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau  khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hoá trị

Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.

Sau điều trị bạn sẽ phải làm gì?

Bạn sẽ phải đến khám 3 tháng/lần để kiểm tra có vấn đề gì bất thường hay bệnh tái phát trở lại không. Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng hay cắt lớp vi tính.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày

– Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục.

– Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.

– Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ

Chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng khác, hạn chế chất béo sẽ tốt cho sức khỏe của bạn

– Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh

– Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày

– Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hoá…

Nguồn: tổng hợp

(Tham khảo sách Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Rửa Tay trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!