Xu Hướng 3/2023 # Thai Nhi Quay Đầu Sớm Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Nhận Biết? # Top 7 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thai Nhi Quay Đầu Sớm Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Nhận Biết? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Quay Đầu Sớm Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Nhận Biết? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông thường, khoảng từ tuần 28 – 32, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và chào đời. Vị trí quay đầu xuống sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, quá trình sinh nở tiến hành thuận lợi cũng như an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Một số trường hợp thai nhi thực hiện điều này ở tuần 32 – 36, số khác sẽ quay đầu sau tuần 37 và một tỷ lệ nhỏ em bé mới đầu quay đầu xuống khi người mẹ chuyển dạ.

Và nếu thai nhi quay đầu trước tuần thứ 28 của thai kỳ thì đó chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Trong một vài trường hợp, bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ.

Khoảng 80% thai nhi sẽ quay đầu ở khoảng 28 – 32 tuần trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Có nhiều cách để tìm hiểu xem em bé của mẹ đã xoay đầu hay chưa, chẳng hạn như:

Bác sĩ có thể xác định vị trí đầu của bé bằng cách sờ nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm thai.

Nếu mẹ ấn nhẹ quanh xương mu và cảm thấy thứ gì đó cứng và tròn, thì đó là đầu của con. Lưu ý, nhiều mẹ bầu nhầm mông em bé thành đầu, nhưng thật ra mông của thai nhi sẽ mềm hơn.

Mẹ bầu có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim. Khi nghe thấy tiếng phát ra từ bụng dưới thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã quay đầu.

Một dấu hiệu khác giúp mẹ bầu cảm nhận được con yêu đã quay đầu là tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng những cú đá mạnh ở phía bụng trên. Tiếng đập nhẹ xuất phát từ bàn tay, ngón tay của bé, trong khi các cú đá sẽ đến từ đầu gối và bàn chân.

Thai nhi quay đầu ở vị trí thế nào là tốt nhất?

Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu em bé chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ (ngôi trước). Vị trí này giúp em bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng sẽ cảm thấy đỡ đau hơn rất nhiều so với các vị trí quay đầu khác của bé khi sinh.

Một số trường hợp, em bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của người mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau. Và vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ, vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không?

Các bác sĩ cho biết, thai nhi quay đầu sớm trong tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về việc này. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho mẹ đó là, nếu em bé quay đầu trước tuần thứ 32 thì mẹ nên tránh vận động nhiều, nếu không em bé sẽ có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.

Thai nhi quay đầu sớm trong tam cá nguyệt thứ 3 là bình thường (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, những em bé quay đầu ở vị trí ngôi sau thì cần phải chú ý nhiều hơn, bởi ở vị trí này, quá trình vượt cạn có thể gặp một số rắc rối như:

Thời điểm bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng vỡ dễ gây suy thai.

Nếu không sinh nở kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ.

Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội.

Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính.

Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao.

Làm thế nào để thai nhi quay về ngôi thai thuận?

Vị trí đúng của thai nhi sẽ là, đầu của bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước của cơ thể úp vào lưng người mẹ. Cột sống thai nhi sẽ đối diện với bụng của mẹ. Theo chiều này thì khi sinh thường, em bé có thể chào đời với tư thế úp mặt xuống.

Để đạt được tư thế này, mẹ bầu cần nhớ một số điều sau đây:

Tư thế ngồi: Khi ngồi, luôn để đầu gối thấp hơn hông. Khi ngồi ghế, ngồi ô tô… nên sử dụng miếng lót để hông cao hơn đầu gối. Không ngồi một chỗ quá lâu, tốt nhất là nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút.

Tư thế nằm: Phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp bé dễ xoay người.

Tập thể dục: Mẹ bầu có thể tập thể dục khi mang thai, đặc biệt từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu nên tập những động tác thể dục sử dụng cả tay, chân và hông để dễ dàng sinh nở. Những mẹ bầu có ngôi thai không thuận khi tập thể dục sẽ giúp ngôi thai dễ xoay chuyển hơn.

Bơi lội: Ở tuần thứ 30 thai kỳ, mẹ bầu có thể đi bơi. Trong quá trình bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ quay đầu hơn. Bơi lội cũng giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thai kỳ.

Tập bò mỗi ngày: Mẹ bò cả bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, ở tư thế này có thể giúp em bé tránh nằm ở vị trí ngôi sau.

Nhìn chung, thai nhi quay đầu sớm trong giới hạn cho phép từ tuần 28 – 37 của thai kỳ là bình thường, mẹ không cần phải lo lắng. Điều mẹ cần quan tâm lúc này chính là việc bồi dưỡng sức khỏe cơ thể thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Ngôi thai ngược là gì, có nguy hiểm không? : Ngôi thai ngược được hiểu là vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, mông bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con trong quá trình …

Làm Sao Để Nhận Biết Thai Nhi Đã Quay Đầu Hay Chưa?

Vào những tháng cuối thai kỳ việc nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa sẽ giúp mẹ bầu có những chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ.

Em còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến ngày dự sinh rồi mà đi khám thai, siêu âm bác sĩ bảo em bé chưa chịu quay đầu khiến em lo sốt vó các mẹ ạ! Bác sĩ cảnh báo nếu từ giờ đến lúc chuyển dạ mà thai nhi vẫn nằm ở ngôi thai ngược thì em nên chuẩn bị tinh thần vì khả năng sinh mổ là khá cao. Hic, cơ mà em lại ao ước sinh thường thôi.

Thú thiệt với các mẹ ai ham sinh mổ chứ em nghe là hoảng lắm. Em có bà chị hồi trước sinh mổ mà suốt một năm sau sinh vẫn phải ra vô bệnh viện như cơm bữa vì vết mổ bị nhiễm trùng, hành đau nhức. Mà không chỉ có thế thôi đâu em nghe ai sinh mổ cũng than, bảo sinh mổ tuy nhàn lúc sinh nhưng cái hậu sau sinh thì không nhàn tý nào đâu các mẹ ạ! Từ lúc thăm khám về là em cứ cầu trời khấn phật, mong thằng con trong bụng ngoan ngoãn quay đầu trước khi chuyển dạ chứ em thiệt không muốn sinh mổ tý nào đâu huhu

Các kiểu ngôi thai thường gặp

Ngôi đầu

Thai nhi ở ngôi đầu là trạng thái mà em bé ở tư thế quay đầu xuống hướng âm đạo, mông hướng về ngực của mẹ. Ngôi đầu, cụ thể là ngôi chỏm và ngôi mặt là vị trí thuận lợi nhất để sinh thường, nếu em bé không quá nặng cân.

Ngôi mông

Ngôi mông là trường hợp ngôi thai ngược, đầu em bé hướng lên phía trên, mông hướng về phía âm đạo.Đối với những thai nhi nằm ở ngôi mông thì sẽ sinh khó hơn so với ngôi đầu. Theo đó các bác sĩ sẽ dựa trên kiểu ngôi mông đã nêu ở trên để xác định sinh bằng đường âm đạo hay sinh mổ.

Ngôi xiên hoặc ngôi ngang

Ngôi thai xiên hay ngôi ngang là tư thế lưng của bé hướng xuống phía dưới, một bên bả vai có thể chạm ở “cửa ra”. Khi bác sĩ khám cho mẹ bầu, có thể sờ vào vai của em bé. Đối với ngôi thai này, các mẹ chỉ có một cách duy nhất là sinh mổ vì các bộ phận của bé đều rất lớn so với âm đạo của mẹ, không thể thực hiện theo cách sinh tự nhiên được.

Làm sao để biết thai nhi đã quay đầu, chuẩn bị lọt lòng?

Thông thường đối với các mẹ mang thai lần đầu, đến tuần thứ 35 bé sẽ quay đầu. Đối với các trường hợp mang thai lần 2, thời gian quay đầu của bé sẽ muộn hơn, khoảng tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ.

Ở tuần thai thứ 36 thì siêu âm chính là cách chính xác nhất để xác định thai đã quay đầu hay chưa. Nếu xác định ngôi thai quá sớm, em bé có thể tiếp tục di chuyển và thay đổi ngôi thai sau đó, dẫn đến chẩn đoán ngôi thai khi sinh không thật chính xác.

Ngoài ra mẹ cũng có thể đoán biết thai đã quay đầu hay chưa thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ có giống thông thường hay không hay có sự thay đổi về vị trí.

Việc ngôi thai bình thường hay bất thường có thể là do cơ thể mẹ, cũng có thể do bé. Một số mẹ mới mang thai lần đầu, thành bụng dày và chắc, em bé không thể xoay đầu trong các tuần cuối thai kỳ. Các mẹ đã sinh con nhiều lần, thành bụng giãn, không thể cố định em bé. Ngoài ra, tử cung bị u xơ hoặc mắc các bệnh về sinh sản cũng dễ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai không cố định.

Em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng, hay có vấn đề về cổ, gáy, hoặc bị sinh non đều gặp phải trường hợp bị ngôi thai bất thường.

Những mẹo hay giúp mẹ tự xoay ngôi thai thuận để dễ sinh

Chống chân

Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 để giúp bé đổi ngôi thuận.

Bơi lội

Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.

Phương pháp nóng – lạnh

Phương pháp này đơn giản là mẹ dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

Bài tập với đầu gối – ngực

Với bài tập này mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Để thực hiện bài tập này mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Động tác nên được thực hiện chậm rãi và mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Cách này giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết để dễ sinh nở.

Cho bé nghe nhạc hay nói chuyện với bé

Hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày. Cách này khiến giúp bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn và cũng giúp quay đầu.

Khi Nào Thai Nhi Quay Đầu? Dấu Hiệu Nhận Biết Em Bé Quay Đầu

Khi nào thai nhi quay đầu? Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay đầu về phía âm đạo của mẹ vào phần tam cá nguyệt thứ 3 giúp cho giai đoạn sinh nở bé diễn ra dễ dàng hơn. Nếu không xuất hiện tình trạng này, cả mẹ lẫn con có thể gặp trường hợp nguy hiểm.

Đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, 95% trường hợp thai nhi sẽ quay đầu về vị trí tử cung của mẹ, điều này giúp quá trình chuyển dạ của mẹ diễn ra nhanh hơn, giai đoạn sinh nở an toàn cho cả mẹ lẫn con. Trong bài viết sau, HappyFamily sẽ chia sẻ tầm quan trọng của việc em bé quay đầu và dấu hiệu thai nhi quay đầu xuổng tử cung mẹ cần biết.

Vì sao nên để ý đến việc thai nhi quay đầu?

Khi mang thai, bạn nên chú ý đến giai đoạn sắp chuyển dạ và thai nhi quay đầu bởi các lý do sau:

Trong giai đoạn sinh con, khi mẹ rặn là lúc đầu bé ra ngoài đầu tiên. Nếu thai nhi quay đầu đúng hướng thì sẽ giảm được hạn chế biến chứng khi sinh con, rút ngắn thời gian chuyển dạ cho mẹ cũng như khi sinh mẹ không quá đau đớn, hạn chế những rủi cho xảy đến cho tính mạng của mẹ và bé.

Khi thai nhi bắt đầu quay đầu xuổng cổ tử cung, tử cung của mẹ sẽ nhận áp lực lớn hơn giúp chúng mở rộng từ từ, giúp kích thích các tiết tố cần thiết cho khu vực này, tạo tiền đề cho cuộc chuyển dạ sớm hơn.

Khi quay đầu ra tử cung, phần đầu của bé sẽ quay xuống đáy xương chậu, đây là phần rộng giúp bé dễ dàng đi qua. Từ đó giúp bé chào đời một cách suôn sẻ tránh gặp nhiều trở ngại.

Ý nghĩa của việc thai nhi quay đầu

Việc thai nhi quay đầu sẽ giúp mặt trươc trước của bé úp vào phần lưng của người mẹ. Lúc này, cột sống của thai nhi sẽ úp vào phần bụng của bạn, đây là tư thế tự nhiên nhiều bé thường ra đời với tư thế úp mặt xuống.

Tháng thứ mấy thì thai nhi quay đầu?

Thai nhi được bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống? Theo các chuẩn đoán hiện nay, thai khi khi đạt mốc từ 32 – 36 tuần là giai đoạn bắt đầu quay đầu xuống. Có một số thai nhi quay đầu khá trễ ở khoảng 37 tuần và có 1 tỷ lệ rất nhỏ gần tới ngày sinh mới bắt đầu quay đầu.

Thai quay đầu bao lâu thì sinh? Theo thống kế, thai nhi sẽ quay đầu từ 3 – 7 tuần là có thể sinh được.

Dấu hiệu em bé quay đầu trong giai đoạn cuối thai kỳ

Có thế cách để bạn nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu, bao gồm:

Bác sĩ có thể xác định vị trí đầu của bé đang nằm đâu bằng cách sờ bụng mẹ, dựa trên máy siêu âm hoặc máy nghe tim thai.

Nếu bạn ấn nhẹ quanh xương mu và cảm nhận có cái gì đó cứng và tròn thì đó là lúc đầu của bé đã quay về phía tử cung. Một số mẹ khi sờ thì có thể nhầm mông với đầu nhưng phần đầu sẽ cứng hơn phần mông.

Mẹ bầu có thể vào phòng cách âm và nghe nhịp tim của bé xuất phát ra từ đầu, nếu mẹ nghe nhịp tim của bé phát ra từ phần bụng dưới thì đây là dấu hiệu báo rằng thai nhi đã quay đầu thành công.

Một trong những dấu hiệu thai nhi quay đầu là mẹ cảm nhận được tiếng nấc và đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng những cú đạp của bé ở phần bụng trên. Tiếng đập có thể do bé chuyển động tay hoặc đầu trong khi đó các cú đạp có thể đến từ chân.

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Nếu đã qua tuần 35 hoặc 38 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, nguyên nhân có thể đến từ:

U xơ tử cung

Do dây rốn quá dài

Xung quanh em bé có nhiều hoặc quá ít nước ối

Đa thai, hiện tượng này thường xuất hiện khi sinh đôi, 2 bé ở tư thế đối ngược nhau

Tử cung của mẹ nhỏ hoặc có hình dạng không đều

Nguy cơ có thể mắc phải nếu thai nhi không chịu quay đầu

Nhìn chung, trong giai đoạn mang thai việc thai nhi không quay đầu sẽ ít ảnh hưởng đến bé yêu của bạn nhưng khi đến gần giai đoạn sinh nở bé không quay đầu sẽ có nguy cơ kẹt trong ngã âm đạo cao hơn và mẹ không thể cung cấp đủ lượng oxy cho bé thông qua dây rốn.

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2000 trên 2000 phũ nữ đang mang thai tại 26 quốc gia cho thấy rằng, nếu thai nhi không có hiện tượng quay đầu trong giai đoạn cuối thì bác sĩ đành phải thực hiện theo kế hoạch sinh mổ đã đề ra. Khi đó, rủi ro và tỷ lệ tử vong của mỗi bé cũng giảm đi đáng kể.

Một số cách giúp thai nhi quay đầu dễ dàng

Ngồi trên quả bóng mềm hay dùng khi tập thể dục thay vì ngồi trên ghế

Quỳ bằng bốn chân giống tư thế của các bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống trong vòng vài phút. Thực hiện theo cách này vài lần mỗi ngày để bé nhanh quay đầu xuống.

Đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày, tránh việc ngồi im một chỗ. Khi đi bộ sẽ có lực tác động lên khung xương chậu của mẹ, từ đó giúp bé quay đầu xuống dưới dễ dàng hơn.

Khi ngồi trên ghế, bạn nên hạ chân xuống không nên để đầu gối cao hơn hông.

Nếu vẫn trong giai đoạn làm việc thì khi làm việc được 1 khoảng thời gian bạn hãy rời ghế đi lại cho khuây khỏa thay vì ngồi 1 chỗ trong thời gian dài.

Quỳ trên 1 chiếc nệm có độ dày thấp, cho hai tay chạm xuống sàn và cúi đầu thường, lưng giữ thẳng sau đó nâng mông lên cao. Thực hiện thao tác này trong vài giây rồi ngồi dậy để nghỉ ngơi.

Khi nằm ngủ mẹ nên ưu tiên quay về hướng bên trái thay vì nằm ngửa

Vào tam cá nguyệt thứ 3 thì bé sẽ nghe được những âm thanh bên ngoài và có thể phản ứng với chúng. Do đó, điều bạn cần làm là tránh những âm thanh ôn ào như tiếng xe cô ngoài đường, cho bé nghe những bản nhạc êm dịu, bé từ đó có xu hướng quay đầu ra nơi phát tiếng động.

Nên làm gì nếu thai nhi không chịu quay đầu?

Nếu bạn đã thử theo những phương pháp hướng dẫn ở trên nhưng thai vẫn không chịu quay đầu thì hãy đưa mẹ đến bác sĩ để nhận được phương pháp khắc phục phù hợp. Bác sĩ sẽ biết những bài dùng lực để giúp em bé quay đến vị trí như mong muốn.

Thai 28 Tuần Đã Quay Đầu Chưa ? Cách Nhận Biết Thai Quay Đầu Hay Chưa

Mẹ mang thai được 28 tuần tức là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này mẹ đã đi được 2/3 chặng đường về đích, chỉ còn 2 tháng nữa thôi là mẹ và bé có thể được gặp nhau. Thế nhưng, để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt ấy, thì thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Ở tam cá nguyệt này, thai có sự phát triển như thế nào?

Mẹ có biết, tới tuần thai thứ 28, bé yêu đã có những thay đổi đáng kể rồi không? Lúc này, bé có thể đang bận rộn với các kỹ năng mới như mút ngón tay, nháy mắt, nấc hoặc hít thở. Thật là thú vị phải không nào!

Thai nhi tuần 28 phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 28, em bé có kích thước bằng một quả cà tím. Với nhiều lớp mỡ, em bé giờ đã dài hơn 38cm và nặng khoảng 1,1kg.

Khi mang thai được 28 tuần, có một số bước phát triển thú vị của bé, chẳng hạn:

▪️ Bé đã có thể mở và nhắm mắt, có thể nhìn thấy một số ánh sáng chiếu qua bụng mẹ, thậm chí có thể phân biệt ánh sáng và bóng tối. ▪️ Bé có một số lông mi. ▪️ Bé bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể của mình do hệ thống thần kinh trung ương phát triển. ▪️ Có thể quay lại hoặc di chuyển xung quanh để phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng. Bé di chuyển nhưng vị trí của con thì sao ? Liệu con đã quay đầu để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới ?

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Thai nhi tuần 28 có thể có 3 khả năng sau:

▪️ Bé có thể có ngôi thai đầu: tức là đầu quay xuống dưới cổ tử cung. ▪️ Thai ngôi mông: đầu hướng lên trên; mông hoặc chân quay xuống phía dưới, hoặc cả 2 quay xuống dưới. ▪️ Thai ngôi ngang: phần vai của bé nằm ngang và bề mặt tiếp xúc khá lớn với âm hộ của mẹ. Lúc này, muốn biết chính xác vị trí của ngôi thai – tư thế nằm của thai nhi thì phải thông qua siêu âm.

Lưu ý rằng một số trẻ sẽ không thay đổi cho đến sau tuần 30, và một số có thể không bao giờ quay đầu (như trẻ ở tư thế ngôi mông). Trong trường hợp này, mẹ bầu có khả năng phải sinh mổ.

Ngoài siêu âm, làm thế nào mẹ biết được thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Khi thai nhi đã ổn định vị trí sinh, tức là đầu đã quay xuống dưới, lúc này tử cung mở rộng đè lên dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống.

Vào giai đoạn này, mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu, bên cạnh đó có thể có các dấu hiệu đau thần kinh tọa, như cảm thấy đau nhói, ngứa ran hoặc tê bì bắt đầu ở mông và lan xuống mặt sau của chân. Cơn đau thần kinh tọa đôi khi khá dữ dội, có thể qua đi nếu thai nhi thay đổi tư thế, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi mẹ bầu sinh xong.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định được ngôi thai thuận hay chưa bằng cách sờ nắn bụng. Nếu thai thuận thì bụng mẹ có hình ovan. Hoặc mẹ quan sát vị trí em bé đạp, nếu bé đạp lên trên hoặc 2 bên mạng sườn (không phải thúc xuống dưới) tức là thai đã quay đầu.

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 28

Để tuần thai thứ 28 trở đi không quá khó chịu với mẹ, hãy thực hiện theo một số cách sau:

▪️ Ngâm mình trong bồn nước ấm, nằm dài hoặc nghỉ ngơi trên giường có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. ▪️ Em bé to khiến da vùng bụng căng, ngứa. Mẹ hãy thoa một ít kem dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoặc sử dụng dầu dừa massage nhẹ nhàng để da dịu nhẹ đi. ▪️ Tình trạng táo bón có thể xảy ra và nặng hơn ở tuần thai thứ 28, vậy nên mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ hơn trong thực đơn của mình. ▪️ Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Có thể rồi hoặc chưa. Nhưng giai đoạn này, ngực mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Thế nên, để thoải mái, mẹ hãy chọn những loại áo ngực rộng rãi, nâng được bầu vú và thấm hút mồ hôi tốt. ▪️ Thai nhi 28 tuần, mẹ cũng cần phải khám thai đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ (thông thường là khám thai 2 tuần/lần) và siêu âm theo chỉ định. Bên cạnh đó, cần theo dõi hoạt động và lần đạp của bé.

Nguồn Sưu Tầm

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Quay Đầu Sớm Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Nhận Biết? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!