Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bé 7 Tháng Tuổi Dễ Tăng Cân, Ngon Miệng được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gợi ý mẹ cách lên thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi vừa dễ chế biến lại giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển thể chất tốt nhất.Bước sang tháng thứ 7, hầu hết các bé đã bắt đầu nhai nuốt tốt hơn (với các bé đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6). Đây là lúc các mẹ cần có sự linh hoạt trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho con cũng như chú trọng tới việc cân bằng dinh dưỡng để bé vẫn tăng cân tốt trong giai đoạn ăn dặm.
3 quy tắc quan trọng trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
1. Mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đủ chất
Bé nên được cung cấp đủ các nhóm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn.
Ở tháng thứ 7, ngoài tinh bột và rau củ quả, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn các món có chứa chất đạm. Nhóm thực phẩm bé có thể ăn trong tháng này gồm thịt gà, thịt lợn, trứng, cá thịt trắng và đậu hũ.
Lưu ý là với tôm, cua hoặc các loại hải sản, mẹ chỉ nên cho bé ăn thử với lượng nhỏ. Nếu con không có phản ứng dị ứng thì mẹ có thể cho ăn lượng tăng dần một ít một.
– Với thịt gà: Mẹ nên chọn phần ức gà vì đây là phần có nhiều dinh dưỡng và khá mềm. Nếu mẹ cần rây hoặc xay cho bé thì phần thịt này rất phù hợp mà bé cũng dễ ăn hơn.
– Với thịt lợn: Mẹ nên chọn phần thịt ít mỡ như thịt thăn bởi phần thịt này mềm, ngọt và dễ chế biến.
– Thịt cá: Nên chọn loại cá thịt trắng như cá lóc, cá chép, cá chẽm, …
Trong tháng thứ 7 của bé, mẹ cũng cần ưu tiên cho bé ăn nhiều rau củ và hoa quả bởi đây là nguồn thực phẩm giúp bé nhuận tràng tốt (đặc biệt với các bé mới chuyển qua giai đoạn ăn dặm), cung cấp nhiều vitamin để cơ thể bé có sức đề kháng tốt.
2. Mẹ cần cho bé ăn một lượng thức ăn phù hợp với cân nặng của trẻ
Cân nặng của bé ảnh hưởng lớn đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Một em bé 9 kg sẽ cần lượng thức ăn khác với bé 10kg.
Mẹ hãy quan sát việc tăng cân của bé. Nếu trong vòng 2 tháng con tăng cân ít, quá chậm, chiều cao không đạt chuẩn thì chắc chắn rằng lượng dinh dưỡng đang bị thiếu hụt so với nhu cầu của bé, cần thay đổi thực đơn cho bé 7 tháng để phù hợp hơn.
3. Cho con ăn đúng giờ
Đây là quy tắc vô cùng quan trọng để giúp cơ thể con tự xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh cũng như nhận biết nhu cầu đói thực sự. Nếu mẹ áp dụng cho bé ăn có kỷ luật và đúng giờ thì con sẽ tăng cân tốt, đều đặn hơn.
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé rằng:
– Bé cần duy trì bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, khoảng 600-700ml/ 24h.
– Khi chế biến đồ ăn, hãy hạn chếnêm cho gia vị vào thức ăn của bé.
– Nếu bé ăn cháo, mẹ cần nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng dành cho mẹ tham khảo
1. Hoa quả xay nhuyễn hoặc nạo dành cho bé
2. Các món cháo cho bé
3. Một số món bánh ăn dặm cho bé 7 tháng
Với những gợi ý về cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi như trên, hi vọng mẹ đã có thêm những ý tưởng mới cho bữa ăn đầy hào hứng của bé trong những ngày sắp tới đây.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng và khoa học cho bé 6 tháng tuổiCách chế biến hạt Chia cho bé ăn dặm phát triển tốtCác món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất định không thể thiếu trong thực đơn của béNhững món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ quả bơ cho bé
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Nhanh Mà Dễ Nấu Cho Mẹ
Thành phần dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Chất đạm:
Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể bổ sung thêm chất đạm vào thực đơn ăn dặm của bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về số lượng cũng như cách chế biến. Những loại thực phẩm giàu đạm mẹ có thể bổ sung như: thịt heo, xương heo, trứng, đậu phụ…một vài loại cá trắng.
Trái cây bổ sung Vitamin:
Trái cây chính là nguồn bổ sung các Vitamin, nhất là Vitamin C cho bé tốt nhất. Mẹ có thể dễ dàng cho bé ăn vì cách chế biến cũng khá đơn giản, chỉ cần loại bỏ vỏ, hạt, xơ rồi nghiền nát hoặc xay nhuyễn là bé đã có ngay bữa ăn dặm bổ sung rồi.
Rau xanh bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất:
Rau xanh cung cấp một lượng lớn các Vitamin cũng như khoáng chất tốt cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Hầu hết các loại rau đều phù hợp với bé, trong đó tốt nhất là các loại rau như: rau cải bó xôi, rau ngót, rau dền, rau lang, rau bắp cải… Mẹ có thể chế biến bằng cách luộc, hấp rồi nghiền nhỏ trộn vào cháo cho bé.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Trẻ 7 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ, nên mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu bé muốn. Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày 2 bữa và ăn khoảng 500-800ml sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên kết hợp một bữa ăn bột ngọt và một bữa bột mặn để bé thay đổi khẩu vị cũng như kích thích bé ăn. Trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi mẹ đã có thể bổ sung thêm chất đạm từ thịt, trứng và một số loại cá thịt trắng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cũng như lượng Vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé. Thời gian một bữa ăn dặm mẹ không nên kéo dài quá 30 phút dù bé ăn ít hay ăn nhiều.
Tổng hợp các thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân nhanh nhất
1. Cháo thịt bò.
Nguyên liệu:
Thịt bò: 30g
Cháo trắng: vừa đủ
Ớt chuông: vừa đủ
Nấm rơm, ngô bào tử, dầu oliu, phô mai
Cách làm:
Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước, thái lát nhỏ
Ớt chuông, nấm rơm, ngô bào tử đem rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu
Cho nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu oiu vào và cho thịt bò vào đảo. Sau đó cho thứ tự các loại ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều và xào chín.
Cháo nấu chín rồi cho hỗn hợp vừa xào lên đảo đều. Tắt bếp và cho phomai vào.
Múc cháo ra bát để bớt hơi nóng rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.
Thực đơn ăn dặm BLW 7 tháng tuổi cho bé
Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
2. Bột tôm khoai mỡ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân
Nguyên liệu:
Bột gạo tẻ: 25g
Tôm thịt: 5 con
Khoai mỡ: 25g
Dầu ăn trẻ em: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, làm sạch gân lưng và bụng rồi bằm nhuyễn.
Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm qua chút nước cho hết nhựa, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cho nước vào bột gạo khuấy đều rồi cho lên bếp đun lửa vừa. Cho tôm bằm nhuyễn và khoai mỡ vào khuấy đều tay cho đến khi bột nở và chín là được.
3. Cháo sườn rau củ.
Nguyên liệu:
Bột Gạo tẻ: 25g
Sườn non: 4-5 miếng
Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan
Dầu ăn trẻ em
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng món cháo sườn rau củ:
Sườn non mua về đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó mẹ đem gỡ lấy thịt rồi xay nhỏ cho mịn.
Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
Pha nước và bột gạo và đun lên bếp. Mẹ lưu ý khuấy đều tay để bột không đứng đáy nồi.
Sau khi bột chín cho thịt và hỗn hợp rau củ đã nghiền nhỏ vào đảo đều rồi sôi thêm vài phút. Sau đó tắt bếp và cho thêm chút dầu ăn để nguội là bé có ngay bát bột thơm ngon, giàu dưỡng chất.
4. Cháo cá quả
Nguyên liệu:
Bột gạo tẻ: 20g
Cá quả: 20g
Dầu ăn, rau ngót
Cách làm:
Cá quả mua về mẹ làm sạch thịt, đem hấp chín rồi lọc bỏ xương. Sau đó đem nghiền nhỏ
Rau ngót mẹ có thể xay rồi lấy nước để hòa với bột gạo và khuấy cho chín cả bột và rau.
Sau khi bột chín cho cá quả nghiền vào đảo thêm 2 phút rồi tắt bếp và cho dầu ăn vào là được.
5. Cá hồi, cà rốt, đậu cô ve, khoai tây.
Nguyên liệu cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng món cháo cá hồi:
Cá hồi: 25g
Cà rốt: ½ củ
Đậu cove: 2-3 quả
Khoai tây: ½ củ
Cách làm
Cá hồi rửa sạch, bỏ da, bỏ xương và cắt thành khúc nhỏ rồi chiên sơ với chút gừng.
Cà rốt, đậu cove, khoai tây làm sạch vỏ, cắt thanh dài khoảng 2cm rồi mang luộc hoặc hấp cho chín mềm.
Bày lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn.
6. Cơm, tôm, súp lơ xanh, chuối.
Nguyên liệu:
Cơm: 2-3 nắm nhỏ dạng thanh hoặc vo tròn
Tôm: 3 con
Bông cải xanh: 3g
Chuối chín: ½ quả
Cách làm:
Cơm nấu chín vo tròn hoặc dạng thanh
Tôm làm sạch đem hấp chín mềm
Bông cải xanh rửa sạch, ngâm qua muối và hấp chín mềm
Chuối cắt khoanh nhỏ
Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn.
7. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng món thịt gà, nấm mộc nhĩ, khoai tây, bí đỏ
Nguyên liệu:
Thịt gà: 2 – 3g
Nấm mộc nhĩ: 1 tai
Khoai tây, bí đỏ: mỗi thứ vài khoanh
Cách làm:
Thịt gà làm sạch, rửa nước muối để ráo nước rồi xay nhỏ cùng với nấm mộc nhĩ. Đem vo từng viên rồi chiên qua dầu cho chín.
Khoai tây, bí đỏ cắt dạng khúc rồi hấp hoặc luộc cho chín mềm.
Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn và bốc ăn.
8. Trứng gà luộc, nui, bí ngòi xanh.
Nguyên liệu:
Trứng gà sạch: 1 quả
Nui, bí ngòi xanh
Cách làm:
Trứng gà đem chiên chín
Nui và bí ngòi đem rửa sạch rồi luộc chín tới độ mềm bé ăn được
Bày tất cả lên bàn cho bé tự chọn và bốc ăn.
9. Thịt cua, măng tây, su su thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng lạ miệng
Nguyên liệu:
Càng ghẹ (cua): 2-3 càng nhỏ
Măng tây: 2-3 ngọn
Susu: ¼ quả, cắt thanh
Cách làm:
Càng cua (ghẹ) đem rửa sạch, hấp chín rồi bóc vỏ lấy mỗi phần thịt bên trong
Măng tây và su su đem luộc chín mềm
Bày tất cả lên bàn ăn cho bé tự bốc ăn.
10. Bánh mỳ Sandwich, thịt bò, dưa leo.
Nguyên liệu cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng awb BLW:
Bánh sandwich: 3 lát
Thịt bò, dưa leo: vừa đủ
Pho mai
Cách làm:
Bánh mỳ chọn lát mềm rồi đem cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài
Thịt bò chọn loại mềm, không có gân đem rửa sạch, thái lát mỏng và chiên với pho mai.
Dưa leo rửa sạch, ngâm nước và cắt thành thanh vừa cầm
Bày tất cả lên bàn cho bé tự chọn và ăn.
11. Mì sợi, thịt nạc, rau cải bó xôi và bơ chín.
Nguyên liệu:
Mỳ sợi: 25g
Thịt nạc lợn: 20g
Rau cải bó xôi: 4-5 ngọn
Bơ chín: 1/6 quả
Cách làm:
Mỳ sợi đem rửa sạch và luộc cho chín mềm
Thịt nạc đem dập lát mỏng và hấp chín
Rau lấy phần lá đem rửa sạch và hấp chín
Bơ chín bỏ vỏ thái miếng
Bỏ tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn
12. Tôm, bắp, đậu cô ve, cà rốt, nho
Nguyên liệu:
Tôm thịt: 3 con
Ngô bào tử, đậu cove: 3-4 quả
Cà rốt: ¼ củ nhỏ
Nhỏ: 3 quả
Cách làm:
Tôm mua về bóc sạch vỏ, rửa sạch, lấy phần chỉ lưng và bụng rồi băm nhỏ
Bắp nón, đậu cove, cà rốt băm nhỏ và trộn đều
Cho chút bột vào hỗn hợp trên, trộn đầu và vò thành các lát mỏng rồi đem chiên
Nho rửa sạch, ngâm nước muối loãng, bóc vỏ, bỏ hạt rồi cho bé ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng của viện dinh dưỡng
Thực đơn ngày thứ 2 và thứ 4
Thực đơn ngày thứ 3 và thứ 5
Thực đơn ngày thứ 6 và chủ nhật
Thực đơn ngày thứ 7
Bài viết trên là những thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi vừa đơn giản, dễ làm lại đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ tham khảo và làm cho bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ thành công.
22 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân
Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì giai đoạn bé 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới.Mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để bé có sự phát triển toàn diện nhất.
Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng một bữa ăn của bé cần được đáo ứng đầy đủ các nhóm chất sau:
Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.
Mẹ cần đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán.
Rau xanh, trái cây tươi là thành phần không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Hầu hết ở độ tuổi này bé có thể ăn được các loại rau xanh.
Giai đoạn này bé đã ngồi vững, mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế, tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Với những mẹ có răng rồi, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn lên để giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn.
Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.
1/ Cháo trứng gà khoai lang
Bánh ăn dặm cho bé tốt nhất cho trẻ 9 tháng
Nên mua tã bỉm Pampers hay Goo.N cho con
3/ Cháo thịt bò cải thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân nhanh
4/ Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là.
Gạo tẻ :1/4 lon
Cá hồi: 30g
Sữa tươi không đường
Cà chua: 1 quả
Cà rốt: 1/3 củ
Gia vị: gừng, dầu ăn.
Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ
Cá hồi rửa sạch, bỏ da và đem ngâm với sữa tươi tầm 20 phút cho khử bớt mùi chúng tôi đó đem hấp cùng với chút gừng, rồi đem nghiền nhỏ.
Cà rốt gọt sạch vỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn
Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua đã nghiền nhỏ vào, đảo đều và cho sôi thêm 3 phút là được
Múc cháo ra bát và cho chút dầu ăn vào đảo đều.
5/ Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc.
Cá chép đem cạo sạch vảy rồi rửa sạch . Sau đó chọn phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương rồi xé nhuyễn.
Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Mẹ có thể xay bằng máy xay sinh tố.
Cho chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho phần thịt cá chép vừa bằm vào xào.
Cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi thêm 3 phút. Tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai lên trên.
6/ Cháo gà ngô ngọt măng tây thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cho bé lười ăn
7/ Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ.
yến mạch: 40g
Cá hồi: 25g
Sữa tươi không đường: 1 hộp
Bí đỏ: 20g
8/ Cháo đậu xanh gạo thịt heo cải thìa.
9/ Cháo thịt gà bí đỏ đậu Hà Lan thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng lạ miệng
11/ Món súp thịt bò khoai tây
12/ Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt
Tim lợn sau khi mua về, đem rửa sạch, lọc bỏ hết màng và gân cứng, đem băm nhỏ và xào chín với hành khô.
Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
Rau cải rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng và băm nhỏ
Cháo nấu chín thì cho cà rốt, khoai tây vào đảo đều.
Sau đó cho cải vào và nấu thêm 3 phút
Sau cùng cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều và múc cho bát nguội cho bé ăn.
13/ Cháo thịt heo – rau ngót
14/ Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng với món cháo lươn – cà rốt
15/ Cháo Óc heo – rau ngót thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng ngon miệng
16/ Cháo thịt gà – mướp – giá đỗ
17/ Cháo móng giò – hạt sen.
18/ Cháo tôm – gạo lức thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi biếng ăn
21/ Cháo trứng bắc thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhẹ cân
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Nhanh Và Khỏe Mạnh
1. Vì sao trẻ 6 tháng tuổi dễ bị sụt cân?
Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vì thế, đây là giai đoạn phù hợp để chuyển sang chế độ ăn dặm. Thế nhưng rất nhiều trẻ ở giai đoạn này bị đứng cân, sụt cân. Nguyên nhân phổ biến là do bé chưa quen cũng như chế độ ăn dặm chưa phù hợp với trẻ. Vì thế, khi tập cho bé ăn dặm, bạn cần phải tập từ từ, từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc.
2.1. Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi truyền thống
Phương pháp này thường được các bà mẹ ưu tiên sử dụng và đã có từ rất lâu. Cách chế biến cũng khá đơn giản giúp mẹ dễ dàng nấu cho bé bữa ăn đầy dinh dưỡng.
Cách chế biến của phương pháp này là mẹ nấu cháo kết hợp với các thực phẩm như rau, thịt, cá hoặc nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng riêng, sau đó chế biến xào, hấp, luộc một cách hiệu quả nhất để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Món ăn sẽ được xay, tán hoặc ray nhuyễn giúp bé dễ ăn. Thường xuyên thay đổi thực phẩm khác nhau để mang lại sự mới mẻ cho bé, kích thích thèm ăn ở trẻ.
Phương pháp này giúp bé nhận biết được mùi vị đồ ăn sớm do được chế biến một cách riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau đồng thời giúp mẹ biết bé dị ứng với thức ăn nào. Ngoài ra, phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi này giúp bé tiếp cận với thức ăn thô sớm.
Khi mới bắt ăn dặm, bắt đầu bé sẽ ăn cháo nhuyễn theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo :10 nước). Sau đó sẽ tăng dần tùy theo sự thay đổi khi trẻ lớn.
Phương này phức tạp hơn kiểu truyền thống nên đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để chế biến.
2.3. Ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi kiểu tự chỉ huy
“Tự chỉ huy” có nghĩa là bé sẽ tự ăn, tập ăn một cách chủ động và ăn cùng gia đình. Phương pháp này mang sự mới mẻ của phương Tây. Nó giúp trẻ cảm thấy thích thú và tò mò, tự mình trải nghiệm mà trở nên ngon miệng và vui vẻ hơn. Bé sẽ tự động chọn món ăn mình yêu thích và thưởng thức nó.
Phương pháp này sẽ có từng món riêng biệt trên bàn ăn gia đình cho trẻ và khác với 2 phương pháp trên là bé sẽ ăn các thức ăn thô thay vì xay nhuyễn.
Kiểu tự chỉ huy này giúp bé thoải mái dùng tay, mắt, miệng để lựa chọn và thưởng thức đồ ăn. Việc này giúp trẻ phát triển các kỹ năng một cách tự nhiên. Bé học được cách nhai sớm và học cách cảm nhận thức ăn.
3. Thời gian và cách ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trong thời gian mới bắt đầu, các mẹ được khuyên nên cho bé ăn các món ăn xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm ngũ cốc giàu sắt hoặc sữa bột, sau khi làm quen dần thì chuyển sang thức ăn thô như trái cây, rau củ và thịt nạc như vậy bé sẽ dễ tiếp nhận hơn.
Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày.
Lượng sữa bột/sữa mẹ: tùy theo nhu cầu của bé.
Độ mềm của thực phẩm: Xay nhuyễn.
Thứ tự các nhóm thực phẩm cho bé ăn:
Nhóm 1: Ngũ cốc hoặc cháo trắng nghiền thật nhỏ
Nhóm 2: Rau củ, quả như khoai lang, bí đỏ, chuối, cà rốt, khoai tây, bơ
Nhóm 3: Thịt heo, thịt gà nạc.
Mẹ nên chú ý không nên quá vội mà bắt trẻ ăn nhanh vì sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, phải tập trẻ làm quen dần dần với thức ăn vả trở nên thích thú.
Bé cần ăn dặm đúng cách. Mỗi bé sẽ có cách tiếp nhận thức ăn khác nhau. Mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục và thử lại thức ăn sau 2-3 tuần nếu trẻ không chịu ăn.
4. Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bé tăng cân?
4.1. Hãy bắt đầu với loại bột nhạt
Hiện nay có rất nhiều loại bột ăn dặm trên thị trường với đầy đủ hương vị khác nhau. Mặc dù vô cùng tiện lợi nhưng lại gây khó khăn cho bố mẹ để chọn đúng loại bột cho bé. Tốt nhất, bạn nên chọn loại bột nhạt có hương vị gần giống với sữa mẹ hoặc sữa bình bé thường hay uống, nhờ đó, bé sẽ dàng “chấp nhận” hơn. Một số loại bột nhạt mẹ có thể chọn cho bé gồm: bột ăn dặm gạo sữa FRISO GOLD, bột ăn dặm RIDIELAC GOLD gạo sữa, bột ăn dặm Nestlé Cerelac – gạo sữa…
4.2. Lượng chất đạm của trẻ 6 tháng tuổi trong 1 ngày như thế nào?
Đối với bé 6 tháng tuổi, lượng đạm của bé cần trong 1 ngày sẽ từ 20 – 30g thịt (cá, tôm) khoảng 2 – thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa. Còn nếu ăn trứng thì lượng đạm sẽ tương đương ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
4.3. Linh hoạt thay đổi nước để kích thích vị giác của bé
Mặc dù ở thực đơn mẫu dành cho bé 6 tháng tuổi bên trên chỉ có nước ép cam và quýt, tuy nhiên về sau bạn có thể linh hoạt thay đổi các loại nước khác như bưởi, lựu, sơ ri… để giúp bé bổ sung vitamin C cũng như làm quen với các vị trái cây tốt hơn.
4.4. Có thể bổ sung một vài thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh chóng
Sau khi bé đã quen với bột nhạt, bạn hãy kết hợp với những loại trái cây, rau củ. Trong đó, bơ, khoai lang, chuối… không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn rất dễ ăn và giúp bé tăng cân nhanh chóng.
4.5. Tuyệt đối không ép bé ăn
Tập cho bé ăn đòi hỏi bố mẹ cần cực kỳ kiên nhẫn. Thế nhưng rất nhiều phụ huynh vì lo sợ tình trạng còi cọc của bé mà liên tục ép bé ăn. Điều này có thể khiến bé bị biếng ăn tâm lý (sợ ăn) hoặc bị béo phì. Thay vào đó, bố mẹ nên cùng bé vận động để giúp bé nhanh đói hơn. Nhờ vậy, bé không chỉ ăn ngon mà còn tạo được nền tảng sức khỏe tốt về sau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bé 7 Tháng Tuổi Dễ Tăng Cân, Ngon Miệng trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!