Bạn đang xem bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Điều Đáng Lưu Ý được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé trước và sau khi sinh. Chính bởi vậy, phụ nữ mang thai hay bà bầu sau sinh cần trang bị các kiến thức về tiểu đường thai kỳ để có thể giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Giai đoạn mang thai từ tuần thứ 24-28, phụ nữ mang thai thường được bác sĩ cho kiểm tra dung nạp đường để xác định bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu thai phụ không may bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ có những bước kiểm soát bệnh cụ thể.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi chúng ta ăn, glucose vào máu. Nhờ insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy), glucose vào trong tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Đối tượng nào dễ bị tiểu đường khi mang thai?
– Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
– Có đường trong nước tiểu
– Gia đình có người trực hệ bị tiểu đường
– Trên 35 tuổi
– Có tăng huyết áp
– Người ở vùng đông á, nam á
– Tiền căn mang thai lần trước
– Thai lưu (thai chết trong bụng) không rõ nguyên nhân
– Sanh con dị tật, đặc biệt là các dị tật tim, thần kinh.
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng gì đến em bé?
Em bé của bà mẹ tiểu đường thường lớn hơn bình thường, tâm lý các bà mẹ Việt Nam đều thích con mình nặng cân. Tuy nhiên, các em bé này thường có nhiều vấn đề về sức khỏe.
– Bé to thường dễ bị gãy xương đòn khi sinh hay kẹt vai lúc sinh (đầu bé sinh ra khỏi âm hộ nhưng vai bị kẹt lại). Khi đó BS sẽ làm 1 số thủ thuật để sinh bé, các thủ thuật này có nguy cơ làm gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, bé ngạt.
– Tăng nguy cơ bị mổ lấy thai vì bé to không qua được đường sinh.
– Sau sinh bé dễ bị hạ đường huyết, những trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, co giật, tổn thương não.
– Bé thường có vấn đề về hô hấp, phổi của bé thường chậm trưởng thành hơn so với bé của bà mẹ không bị tiểu đường.
– Dễ bị hạ calci máu, có thể ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của tim bé.
– Tăng nguy cơ vàng da nặng sau sinh.
– Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ.
– Tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non.
– Bé thường thừa cân, béo phì về sau.
– Khi bé lớn, dễ bị bệnh đái tháo đường.
Yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên bạn?
– Em bé to, làm bạn tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
– Nếu sinh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn. Vết cắt ở tầng sinh môn cũng dài hơn.
– Về sau, bạn dễ bị bệnh đái tháo đường hay thừa cân.
Làm sao để biết có bị tiểu đường thai kỳ hay không?
Như các yếu tố nguy cơ ở phía trên, có 1 yếu tố là người có nguồn gốc từ đông á hay nam á. Do vậy, đa phần phụ nữ Việt Nam là người có yếu tố nguy cơ. Bạn sẽ được làm kiểm tra dung nạp đường trong thời điểm từ 24-28 tuần. Nếu bạn có quá nhiều yếu tố nguy cơ, bạn sẽ được kiểm tra khi khám thai lần đầu và lập lại lúc 24-28 tuần.
Test dung nạp đường được thực hiện như thế nào?
Bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm, trước đó bạn nên ăn bữa cuối như bình thường. Vào nơi xét nghiệm bạn sẽ được thử đường huyết đói, sau đó được uống 75g đường glucose, rồi được thử đường huyết 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường. Do vậy, sẽ dễ hơn khi thực hiện test này vào buổi sáng, bạn nên đến sớm để hoàn thành sớm 3 lần lấy máu rồi đi ăn sáng, nếu bạn đến trễ, thời gian nhịn đói kéo dài bạn dễ bị hạ đường huyết
Tiểu đường thai kỳ và các bước kiểm soát bệnh
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
– Ba bữa ăn chính cần ăn ít lại, thêm vào 2 đến 4 bữa phụ. Chia nhỏ bữa ăn giúp cho lượng đường nạp vào ổn định không phải lúc quá cao lúc quá thấp. Bữa ăn vẫn gồm các chất chứa glucose như chế độ ăn bình thường nhưng lượng ít hơn, tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm chứa glucose và chất xơ như khoai, đậu, … Các chất xơ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa và phóng thích glucose chậm và từ từ giúp ổn định đường huyết hơn các nguồn glucose khác.
– Chất đạm là rất quan trọng, giúp cho bạn thấy no, cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt.
– Bữa ăn sáng rất quan trọng, đường huyết thường giảm vào buổi sáng, do sau 1 đêm dài không ăn. Hạn chế tinh bột, ăn nhiều đạm hơn
– Ăn nhiều chất xơ: rau, trái cây tươi, ngủ cốc,… các chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.
– Hạn chế sữa (có nhiều lactose). Trong sữa thường có calci, bạn cần bổ sung calci bằng nguồn khác. Chú ý bổ sung các vitamin và chất khoáng.
– Các chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol. Các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa là: dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ.
Tiểu đường thai kỳ có phải tập thể dục không?
– Tập thể dục vừa phải có thể giúp cơ thể bạn tăng tiêu thụ lượng đường. Tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi, đạp xe.
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần dùng thuốc?
– Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, bạn cần đến thuốc để ổn định đường huyết. Thuốc hạ đường huyết phổ biến nhất dùng trong thai kỳ là insulin tiêm.
Sau sinh người tiểu đường thai kỳ cần làm gì?
Trong lúc mang thai bạn cần phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ và kiểm soát đường huyết tốt. Và sau khi sinh xong, để giảm các nguy cơ và biến chứng tiểu đường bạn cần chú ý những điều sau:
– Cho bé bú sớm để tránh hạ đường huyết cho bé. Bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường cho bé về sau.
– Vì bé dễ bị béo phì, bệnh tim mạch về sau, bạn cần nuôi con bằng chế độ ăn tốt cho sức khỏe, giữ cân nặng phù hợp và tăng cường hoạt động thể lực.
– Sau sinh 6-12 tuần, bạn cần làm lại test dung nạp đường để xem cơ thể mình có thể cân bằng đường huyết bình thường như trước khi mang thai không.
– Giảm cân, ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên.
– Cho con bú giúp giảm cân sau sinh, góp phần giảm nguy cơ tiểu đường type 2 và bệnh lý tim mạch.
Để sức khỏe của mẹ và bé luôn khỏe mạnh, trong gia đoạn thai kỳ, các mẹ nên thực hiện nghiệm pháp đường huyết, để có thể phát hiện sớm mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, từ đó có những điều chỉnh về chế độ ăn uống tập luyện phù hợp.
Trong các cơ sở y tế tại Hà Nội, Phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh là một trong những phòng khám tư uy tín, chất lượng. Với chuyên khoa Sản, cùng thiết bị máy móc hiện đại từ Trung tâm xét nghiệm và đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu nghiệp vụ, đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ.
Mọi băn khoăn, lo lắng trong quá trình thai kỳ cần được tư vấn hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 02438535522/02473096888 hoặc Fanpage Thái Thịnh Medic.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe!
Những Loại Thực Phẩm Dễ Gây Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Loại Thực Phẩm Có Thể Phòng Ngừa Tiểu Đường Thai Kỳ
Trong những năm gần đây, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trở nên kĩ càng hơn và có không ít phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, rất khó để ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh không chỉ đối với mẹ mà còn đối với thai nhi. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.
1. Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ– Bánh mì
– Gạo
– Mỳ
– Pasta
Bằng việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột ở trên, đường chứa trong tinh bột là nguyên nhân khiến thai phụ tăng cân nhanh chóng và dẫn đến béo phì. Tinh bột được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong vòng 2 giờ và được hấp thụ trong máu. Do nồng độ glucose này tạm thời đang cao, nên dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu này là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Với cơ chế như vậy, cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ là chú ý về lượng tinh bột ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên vì sợ bị bệnh mà không hấp thụ tinh bột, nên hấp thụ một lượng thích hợp.
1.2 Thực phẩm chứa đường hoặc fructose– Trái cây
– Bánh kem
– Cookie
– Sôcôla
– Kem
– Bánh kẹo
– Đồ uống giải khát
Người ta thường cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường, các loại bánh kem của phương Tây được làm từ các nguyên liệu như bột mì và kem tươi, về cơ bản hàm lượng calo và tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, nhiều người có thể nghĩ rằng bánh kẹo Nhật Bản vẫn tốt hơn? Nhưng thực tế có nhiều đường được sử dụng trong bột đậu đỏ làm bánh ở Nhật, chẳng hạn như vỏ của bánh bao chứa lượng đường cao hơn so với bánh kem.
Trong hoa quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy thai phụ nên chon ăn lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều.
1.3 Thực phẩm chứa mỡ động vật– Thịt bò
– Heo
– Thịt cừu
– Thịt xông khói
– Xúc xích
– Salami
– Bơ, kem tươi
Trong thịt và thịt đã chế biến có hàm lượng calo và mỡ động vật cao, chứa các axit béo bão hòa, làm tăng cholesterol có hại và dễ gây béo phì. Do axit béo bão hòa cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như các chế phẩm từ sữa, mayonnaise, sôcôla và snack ăn vặt, nên tốt nhất không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.
– Snack ăn vặt
– Mì hộp
– Đồ ăn nhanh
Về cơ bản đồ ăn vặt có lượng chất béo và hàm lượng calo cao nên phụ nữ mang thai nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Vì các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh có thể ăn nhanh, gọn nhẹ, nên sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau bữa ăn. Phụ nữ đang mang thai nên cố gắng không ăn đồ ăn vặt.
2. Thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ– Trứng
– Cải bó xôi, rau chân vịt
– Đậu tương, đậu phụ
– Các loại hạt
Trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, điều cần chú ý là việc lượng đường trong máu tăng. Hãy cẩn thận chú ý về các loại thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ đã được giới thiệu ở phần trên và cố gắng chuẩn bị các thực đơn tập trung vào các loại rau thông thường. Ngoài ra, hãy cố gắng nêm nếm gia vị không quá đậm và hạn chế muối càng nhiều càng tốt bằng cách dùng nước dùng rau củ thay thế.
Khi ăn nên ăn các loại rau có chứa chất xơ đầu tiên và ăn đồ ăn tinh bột sau cùng, nhai chậm khoảng 30 lần giúp kích thích cảm giác no bụng và hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều.Trường hợp thai phụ có các bữa ăn phụ như ăn đồ ăn nhẹ, nên chọn sữa chua, cá vụn, khoai lang,…
Nên tuân thủ một vài nguyên tắc trên trong cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ.
3. Những việc nên kết hợp đồng thời với việc ăn uốngCác công việc nhà bình thường hàng ngày cũng là bài vận động vừa phải, nhưng nếu thai phụ đi bộ khoảng 30 phút sau bữa ăn sẽ làm cho insulin hoạt động tích cực hơn, mang lại hiệu quả trong việc giữ ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đi bộ trong khi đi dạo là rất tốt, nhưng nếu thai phụ muốn tránh đi ra ngoài do mưa, có thể cố gắng đi lại nhiều trong nhà càng tốt. Bên cạnh đó, thai phụ nên tập yoga và bơi dành cho phụ nữ mang thai.
3.2 Kiểm tra cân nặngHãy tập thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày để xem liệu cân nặng có tăng nhanh hay không. Ngoài ra, thai phụ không thể quá gầy. Thai phụ có thể hỏi bác sĩ trong những lần khám thai về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý khi mang thai và tránh ăn quá nhiều để duy trì mức cân nặng hợp lý.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: Những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ tại chuyên mục Ăn uống và vận động
https://kienthuctieuduong.vn/
Tiểu Đường Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không Và Cách Phòng Tránh?
Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở khoảng 8% tổng số thai kỳ, thường ở nửa sau của thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nó hầu như luôn biến mất ngay sau khi con bạn được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị trong thai kỳ, bạn và em bé có thể gặp một số biến chứng.
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳHormone thai kỳ khiến cơ thể đề kháng với hoạt động của insulin, một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tụy giúp cơ thể bạn sử dụng nhiên liệu do thức ăn cung cấp.
Chẩn đoán để biết tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không bằng cách nào?
Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Mức đường huyết của bạn được đo sau khi bạn uống đồ uống ngọt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, bạn đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đôi khi một xét nghiệm là tất cả những gì cần thiết để chẩn đoán xác định. Thông thường, xét nghiệm sàng lọc ban đầu được thực hiện, sau đó là đánh giá lâu hơn.
Tiểu đường thai kỳ thường không xảy ra cho đến giai đoạn sau của thai kỳ, khi nhau thai sản xuất nhiều hormone cản trở insulin của người mẹ. Tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thường diễn ra trong khoảng từ tuần 24 đến 28, nhưng những phụ nữ có nguy cơ cao thường được tầm soát trong ba tháng đầu.
Những mẹ bầu nào dễ mắc tiểu đường thai kỳ có mức độ nguy hiểm cao?– Thừa cân.
– Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường.
– Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
– Có glucose trong nước tiểu của bạn
Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển của bạn theo một số cách:
Trọng lượng sơ sinh caoTiếp xúc với lượng đường cao hơn từ máu mẹ có thể dẫn đến sinh con lớn hơn và cân nặng sơ sinh cao. Tuyến tụy của em bé sản xuất thêm insulin để đáp ứng với lượng glucose cao hơn, dẫn đến việc em bé tích trữ thêm chất béo và lớn lên. Em bé lớn hơn có thể khiến việc sinh nở phức tạp hơn cho cả mẹ và bé.
Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng cao trong khi mang thai, em bé của bạn có thể bị lượng đường trong máu thấp, được gọi là hạ đường huyết, ngay sau khi sinh. Lượng insulin bổ sung mà bé sản xuất khi lượng đường trong máu cao sẽ tiếp tục làm giảm lượng đường trong máu của bé trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Nếu không được tiếp tục cung cấp đường từ máu mẹ, lượng đường trong máu của bé có thể xuống quá thấp.
Tuy nhiên, điều này chỉ là tạm thời và các y tá và bác sĩ chăm sóc trẻ sơ sinh của bạn sẽ theo dõi em bé của bạn cẩn thận và điều trị bất kỳ đợt hạ đường huyết nào có thể xảy ra.
Làm thế nào để tránh tiểu đường thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm Chế độ ăn cho mẹ bầu tránh tiểu đường thai kỳBước đầu tiên trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là thay đổi chế độ ăn uống của bạn để giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường. Bạn nên gặp một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký để lên một kế hoạch ăn uống tùy chỉnh nhằm giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn cũng có thể đọc các khuyến nghị về chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ tránh biến chứng nguy hiểm.
Tránh thức ăn nhiều đườngTrong thời gian còn lại của thai kỳ, tránh các món tráng miệng, đồ ngọt, kẹo, bánh quy, nước ngọt và nước hoa quả. Bạn nên ăn trái cây, nhưng vì trái cây có nhiều đường tự nhiên, nên hạn chế ăn một phần nhỏ mỗi lần.
Ăn khẩu phần hợp lý các loại thực phẩm giàu carbohydrate Ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơnLoại bỏ những thực phẩm chứa carbohydrate mà bạn tiêu thụ trong ngày. Cắt giảm khẩu phần thức ăn chứa carbohydrate ăn một lúc có nghĩa là bạn cần ăn nhiều bữa trong ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai. Ăn ba bữa nhỏ và ba hoặc bốn bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ăn kiêng khi mang thai mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Theo dõi lượng đường trong máuCách duy nhất để biết rằng bệnh tiểu đường thai kỳ của bạn đang được kiểm soát đúng cách là kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên. Bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất bốn lần mỗi ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói đầu tiên vào buổi sáng, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Đồng thời kiểm tra lượng đường trong máu của bạn một giờ sau khi bắt đầu ăn ba bữa chính: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Kiểm tra với bác sĩ để biết mức đường huyết mục tiêu cân bằng.
Điều trị khácHầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát lượng đường trong máu của họ chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của họ. Bạn sẽ cần tuân theo các nguyên tắc về chế độ ăn uống cho đến khi sinh con. Sau khi sinh, hầu hết phụ nữ có thể trở lại thói quen ăn uống bình thường. Tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn.
Đối với khoảng 30% phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, ăn kiêng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu và họ cần phải dùng insulin. Insulin an toàn trong thai kỳ. Nếu đang dùng insulin, bạn vẫn cần tiếp tục chế độ ăn kiêng theo quy định và theo dõi lượng đường trong máu.
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì? Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
Sau khi đẻSau khi em bé của bạn được sinh ra, lượng đường trong máu của bạn sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng nó bình thường. Tiểu đường thai kỳ hầu như biến mất sau khi bạn sinh con. Nếu lượng đường trong máu của bạn không trở lại bình thường, điều đó có thể là bạn đã mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai.
Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là kiểm tra lượng đường trong máu trước khi mang thai trở lại. Những phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai có nguy cơ cao bị các biến chứng thai kỳ. Đường huyết của người mẹ tăng cao trong 12 tuần đầu của thai kỳ, khi các hệ cơ quan chính đang phát triển, làm tăng nguy cơ cho thai nhi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể giúp cải thiện cơ hội sinh con khỏe mạnh bằng cách bình thường hóa lượng đường trong máu trước khi mang thai.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn.
Đau Răng Khôn Và Những Điều Cần Lưu Ý
Quá trình mọc răng cấm (răng khôn) thường khiến cho cơ thể người bệnh mệt mỏi và đau nhức kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần. Tìm hiểu các kiến thức về quá trình này để có biện pháp khống chế các cơn đau kịp thời và hợp lý nhất.
Bị đau răng cấm nhưng không được nhổ phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là nam, 15 tuổi. Cháu bị đau răng nửa năm nay, đau răng cấm, tái phát nhiều lần. Cháu có đi khám thì bác sĩ bảo không nhổ răng đó được, phải để nó bung ra. Hiện cháu có dùng thuốc giảm đau nhưng thường xuyên bị tái phát. Mỗi khi uống nước lạnh, răng cháu lại tê nhức, khi ăn nhai cũng đau. Xin hỏi bác sĩ cháu phải làm gì để hết đau ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Răng cấm là thuật ngữ dân gian, trong thuật ngữ y học, đó là răng số 6. Hiện tượng đau răng của bạn có thể do nhiều bệnh lý gây nên: các bệnh viêm nhiễm (viêm lợi, viêm quanh răng,…), bệnh sâu răng, mẻ răng, viêm tủy răng… Đối với các viêm nhiễm, trước tiên cần chữa trị bảo tồn bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Nếu các viêm nhiễm của răng miệng hay sâu răng không được chữa trị tốt có thể dẫn tới tổn thương tủy răng, biểu hiện đau thường đi kèm với hiện tượng tê buốt ở răng bị tổn thương. Khi đó sẽ cần phải chữa trị tủy hoặc thay thế bằng răng giả thì mới có thể hết đau được.
Trường hợp của bạn, nghi ngờ có tổn thương tủy răng, vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để bác sĩ khám và chữa trị tiếp cho bạn.
Đau răng cấm làm đau các dây thần kinh 1 bên đầu có phải đau dây thần kinh V không?
Câu hỏi bởi: văn Lợi
Thưa bác sĩ!
Người thân của tôi 20 tuổi, là nữ, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Tôi muốn hỏi bác sĩ đấy có phải là đau dây thần kinh V hay không và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Trước hết bạn cần biết vài điều về bệnh lý dây thần kinh số V. Dây thần kinh V là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ của người. Dây thần kinh này thực hiện cả hai chức năng vừa cảm giác vừa vận động. Tuy vậy, chức năng chính là cảm giác, và mỗi dây V sẽ tiếp nhận cảm giác cho một bên mặt. Dây V được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh là V1 – V2 – V3, mỗi nhánh nhỏ này cảm giác cho một phần của nửa mặt (do đó dây V còn gọi là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sinh ba). Đau dây thần kinh V là cảm giác đau một nửa mặt tại vùng chi phối của dây V.
Đặc điểm cơn đau:
– Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Tần suất của cơn đau quyết định độ năng của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện vào ban ngày là nhiều.
– Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
– Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
Ngoài biểu hiện đau thì bệnh nhân không thấy dấu hiệu bất thường nào khác. Đây là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Người thân của bạn là nữ, 20 tuổi, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Như vậy có thể là người thân của bạn đã bị viêm dây thần kinh số V. Tuy nhiên cơn đau hơi khác là lại hay nặng về đêm. Do vậy người thân của bạn cần đi khám bác sĩ để xác định lí do và chữa trị.
Bị sâu hai lỗ răng cấm rất đau, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Van tran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 14 tuổi, là nữ giới. Cháu bị sâu hai lỗ răng cấm rất đau vậy có cách nào tự chữa không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Nếu chưa có điều kiện đi khám bác sĩ Nha khoa, cháu có thể tự dùng kháng sinh và thuốc giảm đau để giảm bớt các biểu hiện đau đang có. Tuy nhiên, cháu bị sâu răng mà rất đau tức là có thể đã tổn thương đến ngà răng hoặc tủy răng rồi. Răng là một bộ phận của cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Ban đầu sâu răng triệu chứng là sự đổi màu tại một trong các mặt của răng (mặt nhai, kẽ giữa hai răng…) và lúc này chưa có biểu hiện.
Thời gian sau những điểm đổi màu này chuyển màu tối hơn (nâu hoặc đen) và xuất hiện lỗ sâu từ nhỏ đến to (tùy theo từng người) và xuất hiện các biểu hiện như đau, buốt khi gặp nóng, lạnh, do thức ăn giắt vào, do không khí… Nếu tổn thương sâu hơn có thể làm bong Calcium và mềm hóa… làm cho bệnh nặng hơn như gây viêm tủy răng, viêm chóp chân răng cấp hoặc mãn tính, vỡ cụt thân răng, mất chức năng cắn, xé và nhai của răng. Ngoài ra, sâu răng còn làm cho hơi thở rất khó chịu (có mùi hôi).
Để chữa răng sâu thì không có cách nào khác là phải đến bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để khám, chẩn đoán và chữa trị chứ không tự chữa được đâu cháu ạ. Có chăng thì cháu có thể ảnh hưởng để quá trình tiến triển của sâu răng chậm lại như vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày (không tạo điều kiện cho thức ăn giắt lại và chải răng đúng cách), xúc miệng Fluor…
Điều trị sâu răng tức là phải tái khoáng phần bị sâu: Trám các dung dịch gồm các chất Calcium, Phosphate, Fluorine vào nơi răng bị sâu (sử dụng cho răng chớm sâu). Nếu răng bị lỗ sâu rộng thì người ta phải nạo bỏ phần răng bị sâu, hàn trám lỗ sâu răng bằng vật liệu hàn thật chắc, trám đầy vào lỗ khuyết của răng làm cho thức ăn và vi khuẩn không có cơ hội bám lại và phát triển (hàn răng bằng Amangam, Composite…). Tốt nhất, cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được giải đáp và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏi!
Răng cấm bị sâu, nhức kéo dài nhiều ngày có nên nhổ?
Câu hỏi bởi: Bạn nhỏ
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 15 tuổi. Cháu đã bị đau răng cấm cả tuần nay. Răng bị sâu khá lớn, nhức kéo dài và tối đến lại càng đau hơn khiến cháu không thể ngủ được. Cháu đang mắc kì thi nên không thể đi khám được. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu và nếu sau này đi khám thì phải điều trị như thế nào ạ? Có cần phải nhổ răng không ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Răng cấm là thuật ngữ dân gian, trong thuật ngữ y học, đó là răng số 6. “Cháu bị đau răng cấm cả tuần nay. Răng bị sâu khá lớn, nhức kéo dài và tối đến lại càng đau hơn khiến cháu không thể ngủ được”. Như vậy là có dấu hiệu bị tổn thương tủy răng. Nguyên nhân có thể do cháu bị sâu răng mà không được chữa trị tốt, lâu dài đã tác động tới tủy răng. Cháu nên bố trí thời gian đi khám càng sớm càng tốt vì đau răng rất hại thần kinh, khiến cho việc học hành, thi cử của cháu cũng bị tác động. Về chữa trị, nên chữa trị bảo tồn bằng cách diệt tủy lấy tủy sạch sau đó hàn và làm chụp răng nếu lỗ hở lớn. Cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được giải đáp cụ thể.
Chúc cháu mạnh khỏe, thi tốt!
Đau hàm dưới có phải là mọc răng khôn không?
Câu hỏi bởi: Đạo
Thưa bác sĩ.
2 hôm trước em có bị đau răng ở chiếc răng sâu nhưng chỉ còn chân răng em bị đau ở lợi cảm giác rất khó chịu. Rồi cả đêm không ngủ được. Sáng hôm sau một bên mặt em sưng húp không mở được miệng rộng ăn uống rất chậm chạp. Bác sĩ cho em hỏi có phải là em mọc răng khôn không ạ? Em thấy nổi cục hạch ở hàm dưới sờ vào là đau. Từ hôm nay đến nay em thấy nó bé đi dần rồi nhưng em vẫn lo lắng không biết mình có bị bệnh gì không hay là do mọc răng khôn, em thấy ai cũng bảo em mọc răng mà em không rõ?
Em cảm ơn.
Hàm răng người trường thành có 28 chiếc răng, nhưng đến độ tuổi từ 18 – 25 sẽ có thêm bốn chiếc răng hàm mọc nữa. Hai chiếc ở hàm trên, hai chiếc ở hàm dưới, những chiếc răng này là răng khôn. Khi mọc răng khôn bệnh nhân thường có cảm giác đau, gọi là đau răng khôn. Trường hợp của em, ngoài khả năng đau do mọc răng khôn còn có thể là bị đau do sâu răng gây viêm tủy răng. Nếu tình trạng không đỡ em cần đi kiểm tra để chữa trị nếu cần.
Chúc em mạnh khỏe.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Điều Đáng Lưu Ý trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!