Xu Hướng 11/2023 # Tôi Đã Học Tiếng Nhật Như Thế Nào? – P1 # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tôi Đã Học Tiếng Nhật Như Thế Nào? – P1 được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết là những kinh nghiệm học tiếng Nhật của bản thân mình trong những năm qua.

Con đường học tiếng Nhật:

Tự học – Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

Học gì xong là nhớ rất lâu, vì phải tự mày mò hết tài liệu này đến tài liệu khác khi không hiểu điều gì đó.

Không bị gò bó về thời gian hay áp lực thi cử nên có thể học những gì mình thích

Trong quá mình mày mò táy máy, đôi khi khám phá ra một số kiến thức hay ho mà ở trường không bao giờ dạy 😀

Nhược điểm:

Mất thời gian hơn nhiều vì không có thầy, cô để hỏi ngay khi cần

Nếu tinh thần tự giác không cao sẽ dễ… sa ngã, à không phải, dễ nản chí :))

Học không bài bản nên một số kiến thức bị hổng (ví dụ: xem ti vi, đọc tin tức thì gật gù hiểu hiểu vài phần đấy nhưng một số từ vựng cơ bản ai cũng biết thì mình lại không biết, éo le thế chứ)

Và sau đây là cách tự học của mình:

1. Nên tự học khi đã có đủ kiến thức cơ bản:  Ít nhất là phải thuộc làu làu hai bảng hiragana, katakana, giới thiệu tên tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp các kiểu ok rồi, biết quy tắc viết kanji và một vài chữ kanji cơ bản. Nếu tự học từ con số 0 thì rất dễ … đi lạc, chẳng biết bắt đầu từ đâu.

2. Chọn tài liệu để học: Sau khi đã chọn được giáo trình, mình kiên trì đi theo một mình nó mà thôi. Khi bắt đầu học tiếng, hầu hết mọi người đều nhấp nhổm khi thấy dân tình “đồn” là ở chỗ này có sách này hay lắm, chỗ kia có video hay lắm v.v, mình cũng như thế. Nhưng mình chỉ xem qua để tham khảo, còn lại tập trung học nghiêm túc 1 giáo trình mà mình đã chọn ban đầu (Mình học hết Minna no Nihongo mới học sang cuốn khác). Học tràn lan sẽ rất dễ bị loạn, và bạn sẽ cảm thấy rối như tơ vò cho mà xem.

3. Học song song cả ngữ pháp và từ vựng: Nhiều người nói rằng chẳng cần học ngữ pháp làm gì, cứ học vẹt thôi sẽ nói được nhanh hơn. Mình nghĩ là điều này chỉ đúng một phần, Nếu mục đích học của bạn chỉ để giao tiếp đơn giản thì được. Còn nếu đã xác định học nghiêm túc để học đại học, để làm việc v. v  thì vẫn cần phải nắm vững ngữ pháp. Theo mình nghĩ thì chính xác phải là: “Không cần để ý hay lo lắng về việc mắc lỗi ngữ pháp khi nói, chứ không phải là không cần học ngữ pháp.” Mình ngay từ đầu đã đọc rất kỹ những phần giải thích ngữ pháp, không hiểu thì phải tự kiếm diễn đàn hoặc hỏi trực tiếp ai đó ngay.  Tuy từ vựng quan trọng nhưng không thể nào chỉ ghép các từ với nhau mà có thể truyền tải đúng ý được phải không? Học ngoại ngữ thì nên bắt chước là đúng, nhưng nếu bạn không hiểu rõ cấu trúc, bạn sẽ cảm thấy rất mơ hồ và khó có thể tự tin với những gì mình nói hoặc viết ra. Hãy nắm thật vững những vấn đề ngữ pháp cơ bản. Cũng không cần thiết phải hiểu thật rõ và phải dùng thật chính xác từng cấu trúc mà chỉ cần khi gặp một mẫu câu nào đó chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của nó là được. Ngữ pháp giống như nền móng của một ngôi nhà, có vững trãi, kiên cố thì xây lên cao mấy cũng không sợ, còn đã lỏng lẻo rồi thì khó mà bền được. Chắc bạn cũng không muốn nhà mình chưa xây xong đã đổ phải không 🙂 ?

4. Viết ra thật nhiều (cả viết tay và đánh máy) Nhiều người có thói quen đánh dấu hay memo ngay vào trong sách, chuẩn bị rất nhiều bút highlight xanh đỏ để bôi vào sách cho thật nổi bật, nhưng cách làm này không hiệu quả mấy với mình, vì nếu mình chỉ đánh dấu mà không xem lại lần nào thì cũng không nhớ nổi. Khi học xong kiến thức nào đó, mình thường tự viết vào sổ hay vở của mình, hoặc tạo file trên máy tính và gõ lại những gì mình muốn memo. Khi làm điều này, mình có thêm một lần ôn lại những gì đã học. Và khi bản thân tự viết ra, mình thấy nhớ lâu hơn.

Tại sao lại viết mà không phải nói?

5. Không học từng từ riêng lẻ, mà học theo cụm Cụm là cái gì? Tiếng Anh gọi là collocation, tiếng Nhật gọi là 連結語句 (れんけつごく: dịch nôm na là cụm từ hợp nhất). Collocation cho bạn biết là một từ thì đi với động từ, tính từ nào là đúng (nói cách khác là nó cho biết cách dùng đúng của từ đó). Khi bạn dùng đúng cụm từ của nó, cách diễn đạt sẽ tự nhiên giống như người bản xứ. Ví dụ: “tra từ điển” tiếng Nhật nói là 「辞書で調べる」(じしょでしらべる), chứ không nói là 「辞書をさがす」 hay 「辞書を読む」(じしょをよむ). Tiếng Việt cũng vậy, khi muốn diễn đạt hành động tra cứu, tìm kiếm từ trong từ điển, chúng ta nói là “tra từ điển” chứ không nói là “đọc từ điển”.

6. Học Kanji – Viết và đọc 

Cách học kanji của mình chỉ tóm gọn trong 2 nốt nhạc: Luyện viết và đọc

Mình lại nhấn mạnh việc VIẾT RA. Khi mới bắt đầu mình học theo quyển “Kanji – Look and Learn”. Mình download tài liệu trên mạng, in ra và học: vừa luyện viết, vừa học thuộc. Với kanji thì mình không có phương pháp thần thánh nào cả, chỉ có học thuộc lòng và luyện viết. Học mỗi ngày một ít thôi, tùy theo khả năng và thời gian của bản thân. Trước thì mình học mỗi ngày 10 từ thôi, hôm nào bận thì 5-6 từ. Trước khi học bài sau luôn ngắm nghía lại bài trước coi như để ôn lại.

Chẳng lẽ cứ viết mãi như thế, học vẹt mãi như thế, sao mà nhớ nổi đây? 

Có nhiều từ không hiểu thì sao? Đọc đến đâu tra đến đấy, cứ chữ nào không biết lại tra. Chỉ tra để hiểu lúc đấy, không cần ghi lại luôn. Lần sau đọc cái khác, gặp lại chữ quen quen mà không nhớ nghĩa thì lại tra tiếp. Gặp nó vài lần là nhớ liền. À còn nếu mà chữ nào cũng không biết thì…vứt luôn nó đi, vì chưa đủ trình. Hẹn gặp lại nó vào… mùa thu năm tới vậy. Và đúng là thu năm sau đọc lại thì hiểu thật, vui muốn xỉu :))

Òa, dài quá rồi. Di chuyển sang tầng 2 thôi. Tôi đã học tiếng Nhật như thế nào? – P2

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Tôi Đã Học Excel Như Thế Nào

Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ những kinh nghiệm và cảm nhận của bản thân tác giả. Những suy nghĩ, bài học mà tác giả nhận được khi học tập và làm việc với excel. Bài viết mang tính chất chia sẻ và động viên những ai đã, đang và sẽ chọn excel làm con đường học tập cho mình.

1. Bắt đầu từ số 0

Khi tôi học kế toán trong trường đại học, tôi cũng không định hình rằng mình sẽ làm nghề này, hay theo đuổi nó. Đơn giản khi đó tôi chỉ không có nơi nào để đi, trượt mục tiêu mà tôi theo đuổi, đành coi đây như nơi lánh chân tạm thời trong giai đoạn đang mất phương hướng đó.

Trong trường, có khóa học về Excel. Nhưng khi đó tôi không hề nghĩ rằng nó có ích. Đơn giản chỉ là những kiến thức đã học từ cấp 3, chẳng hơn. Tôi không biết công việc thực tế sẽ ra sao, làm như thế nào, cần gì… Một phần vì lười, một phần vì không xác định tương lai sẽ ra sao, nên tôi cũng chẳng đi tìm kiến thức này trong thực tế. Quả thực chúng ta chỉ học cái mà chúng ta thực sự cần. Còn khi chưa cần, dù biết nó có ích chúng ta cũng không chịu học. Đây là cái mà tôi ngẫm ra khi nhìn lại quá khứ của mình.

2. Đến với Excel

Học xong, tôi thất nghiệp. Tất nhiên rồi, không có kinh nghiệm, vừa không có kiến thức hay biết sử dụng công cụ nào, vừa lười, vừa dốt, sẽ chẳng công ty nào nhận một người như thế cả. Bởi vì khi đó tôi không có khả năng tạo ra giá trị cho họ. Vậy thì cớ gì họ phải cho tôi làm việc cùng, phải trả lương cho tôi.

Trong thời gian rảnh rỗi đó, cũng không nhớ là trong bao lâu, có một người thân của tôi nói rằng “có quen một người rất giỏi, chỉ cần dùng excel thôi mà thành cánh tay phải của kế toán trưởng một công ty lớn. Hãy đến học hỏi người đó xem sao”. Tôi nghĩ “người ấy không biết gì về kế toán, vậy mà lại có thể được kế toán trưởng tin cậy và cần đến vậy, chứng tỏ giỏi excel là điều rất lợi hại. Nếu tôi vừa có kiến thức kế toán, vừa giỏi excel như người ấy, có khi tôi còn làm được kế toán trưởng cũng không chừng”. Nghĩ xong, tôi quyết tâm đi gặp người đó để “tầm sư học đạo”, học cái excel ma thuật của người đó. Lúc ấy tôi không tin excel làm được điều thần kỳ đó. Bởi tôi cũng đã học excel, thậm chí còn ở mức giỏi của lớp, và tôi thấy excel chả có gì đặc sắc cả.

3. Bài học vỡ lòng

Trên chặng chặng đường dài tới nhà thầy giáo (gọi là thầy vì người đó là người thầy đầu tiên của tôi), tôi rất bối rối. Không biết mình sẽ học gì, học như thế nào. Tôi chưa bao giờ học cách này. Lần đầu tiên trong đời tôi chủ động đi tìm kiến thức. Cảm giác hồi hộp và lo lắng, pha trộn thêm sự tò mò và hy vọng.

Thầy của tôi, người đã có tuổi. Cả cuộc đời thầy đã hơn 20 năm làm việc với excel. Hẳn phải rất giỏi, rất nhiều kiến thức cao siêu đây. Một con người thật sự đáng để học hỏi – tôi thầm nghĩ vậy. Công việc chính hiện nay của thầy là quản lý kho giúp cho kế toán trưởng. Một cái kho rất lớn và phức tạp. Khối lượng công việc đồ sộ. Nhưng tất cả nằm trong 1 file excel. Thật đáng ngạc nhiên.

Bài học đầu tiên, hóa ra đơn giản hơn tôi tưởng: 20 bài tập, tương đương 20 bài thi excel cuối kỳ ở trường đại học. Tôi làm cái một. Hy vọng vào những thứ cao siêu hơn đang chờ đợi phía trước.

Ngày học tiếp theo, vẫn là 20 bài đó, nhưng yêu cầu khác: không sử dụng cách giải hôm trước, tìm cách giải khác. Lạ nhỉ, tưởng thế là xong rồi chứ. Ra đáp án rồi, cần gì phải dùng cách khác. Thế nhưng tôi vẫn cố gắng cho thầy lời giải mới, với hy vọng chứng minh cho thầy thấy tôi nhiệt tình và ham học.

Ngày học tiếp theo nữa, vẫn là 20 bài đó, vẫn yêu cầu đó: sử dụng cách giải khác. Mệt! nhai đi nhai lại 1 thứ, mà lại bắt tìm cách khác. Tôi hơi nản. Lần này khó đấy. Hai cách là quá nhiều cho 1 bài tập, tôi nghĩ thế. Giờ tìm cách khác tôi chịu. Mà yêu cầu cũng hơi quái dị. Thầy chưa dạy gì cho tôi cả. Toàn bắt tôi tự nghĩ tự làm. Dạy thế này ai chả dạy được. Từ khó khăn, tôi nản chí, bắt đầu nghĩ xấu đi về những thứ mình đang theo đuổi.

Đáp án cho lần thứ 3, chỉ được khoảng 50%, còn lại tôi không tìm ra đáp án. Tôi kệ. Do yêu cầu của thầy quái dị thôi.

Và lần này, tôi nhận được bài học:

Thầy nói là có tới hơn 10 cách giải cho đống bài tập này. Tôi bất ngờ

Thầy nói là thầy chẳng có gì để dạy cho tôi. Tôi càng bất ngờ hơn. Chắc thầy đang đùa.

Thầy nói là tôi chưa thực sự muốn học. Tôi định phản đối.

Thầy nói là thực tế công việc là như vậy. Đôi khi bạn phải làm một thứ lặp đi lặp lại hàng ngày. Và nếu bạn chỉ lặp đi lặp lại 1 cách giải, thì bạn không bao giờ tiến bộ được. Năng suất của bạn chỉ dừng lại ở 1 chỗ. Hiệu quả bạn đạt được chỉ đến thế. Bạn sẽ sớm bị loại khỏi vị trí khi một người khác biết nhiều cách giải hơn, đem lại hiệu quả hơn cho công việc bạn đang làm.

Thế đấy. Khi nhận được đáp án, những thắc mắc trước đó trở nên vô nghĩa. Bạn tự hài lòng với chính mình, tức là bạn đang tự đào thải chính mình. Khi bạn thực sự muốn thay đổi, bạn phải hiểu rằng bạn muốn vượt lên con người của chính bạn trong hiện tại, phải làm được những thứ mà bạn chưa làm được. Bạn muốn khẳng định mình, trước hết phải xuất phát từ nội lực bản thân, đừng chờ đợi người khác giúp đỡ mình. Chỉ khi bạn tự nỗ lực vươn lên, người khác mới biết bạn cần giúp đỡ gì, và bạn có sẵn lòng tiếp nhận sự giúp đỡ của họ không.

(Còn nữa)…

Tôi Đã Giảm 10Kg Trong 1 Tháng Như Thế Nào?

Nếu như các bạn đã từng biết và tìm hiểu về Bác sĩ Hiếu thì cách đây khoảng 1 năm là thời điểm lúc Hiếu có cân nặng rất cao khoảng 82kg và hiện giờ cân nặng hiện tại của Bác sĩ Hiếu là 72kg. Tại sao Bác sĩ Hiếu lại mong muốn giảm cân như vậy? Thời điểm lúc 82kg, Bác sĩ Hiếu đã đo chỉ số body fat rất cao, lên đến 19% – 20%, 20% tương đương với chỉ số cân nặng của nữ giới. Cái tỷ lệ tốt nhất mà cần duy trì là trong khoảng 15% và tốt nhất là ở mức dưới 12%. Nếu với mức cân nặng này mà chỉ số body fat cao sẽ rất dễ dẫn đến các rủi ro sau này như rối loạn mỡ máu, mỡ nội tạng, tăng huyết áp, tiểu đường,… Đó là những điều mình lo ngại và là động lực để cho Bác sĩ Hiếu quyết tâm giảm cân. 

Lượng calo in luôn phải nhỏ hơn lượng calo out

Nguyên tắc chính và quan trọng khi giảm cân mà các bạn cần phải nhớ đó là luôn luôn duy trì lượng calo in luôn phải nhỏ hơn lượng calo out. Việc mình ăn hàng ngày luôn luôn phải nhỏ hơn cái lượng mình sử dụng cho dù có áp dụng chế độ ăn nào đi nữa luôn cần phải nhớ rằng năng lượng calo nạp vào luôn phải nhỏ hơn năng lượng tiêu hao. Bởi vì năng lượng không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, nếu năng lượng nạp vào lớn hơn năng lượng tiêu hao thì việc không giữ được cân nặng nó rất là bình thường. Khi nhớ được nguyên tắc này, chúng ta có thể tính được và có rất nhiều các chỉ số như BMR – chỉ số chuyển hóa năng lượng cơ bản thì nó sẽ ghi rất rõ và tính toán rất cụ thể.

Tập luyện hàng ngày

Việc tập luyện là vô cùng quan trọng vì có rất nhiều phương pháp tập luyện giúp các bạn đốt mỡ. Nhiều bạn hiểu sai chỉ khi chuyển sang giai đoạn KETO thì mới đốt được mỡ, quan điểm này hoàn toàn sai. KETO chỉ giúp tiêu hao mỡ và ưu tiên dùng mỡ nạp năng lượng nhiều hơn chứ nó không hỗ trợ cắt giảm mỡ một cách không đúng. Khi chúng ta có chế độ tập luyện và tiêu hao năng lượng nhiều hơn, thì ít nạp năng lượng đi thì việc giảm cân rất là nhanh. Theo kinh nghiệm của Bác sĩ Hiếu mới nhận ra rằng sau khi tập luyện, năng lượng dùng cho việc chuyển hóa và tiêu hoa bằng mỡ nó sẽ cần đòi hỏi có nhiều oxi thì khi luyện tập cần ưu tiên lựa chọn tập.

Kết hợp các chế độ ăn giảm cân

Khi các bạn tập luyện hay chế độ ăn giảm cân trong giai đoạn đầu tiên nó không có quá nhiều hiệu quả thì có rất nhiều bạn thắc mắc rằng: “ Ăn 1, 2 ngày lượng mỡ vẫn không giảm?”….  Đây là điều không thể, bạn chỉ giảm được ngay nếu như có vấn đề về đường tiêu hóa. Nhưng nếu như bạn muốn giảm mỡ thừa, tiêu hao mỡ mà vẫn giữ body săn chắc thì đương nhiên việc tập luyện là không thể thiếu. Cách đơn giản nhất đó chính là chạy bền. Giai đoạn đầu tiên luôn luôn vất vả nếu như các bạn chỉ tập có 1 – 2 ngày mà đã cảm thấy mệt mỏi thì chắc chắn các bạn sẽ thất bại. 

Việc đầu tiên trong bất kỳ chế độ ăn nào cũng rất vất vả, nên các bạn cần kiên trì để có được hiệu quả. Thường các bạn cảm thấy chán nản khi không có hiệu quả sau 1 – 2 ngày nhưng khi giảm được rồi sẽ có động lực. Nguyên tắc là 1 – 2 tuần đầu rất vất vả, vượt qua được sẽ có động lực rất lớn.

Không Uống Các Loại Giải Khát Nhiều Năng Lượng

Bạn có thể uống nước lọc tinh khiết, trà đá không đường, trà xanh, cà phê không đường sữa, các loại đồ uống không calo bao nhiêu tùy thích, nhưng tuyệt đối không được uống nhiều sữa, nước giải khát có đường hoặc nước ép trái cây đóng hộp.

Khi mà đạt được cân nặng ổn định, thì nguyên tắc áp dụng hiện nay của Bác sĩ Hiếu vẫn uống các thực phẩm như coca, ăn cơm nhưng cân nặng không tăng. Khi mình đã đạt được thành quả rồi, các bạn ăn những loại thực phẩm được cho là không tốt, ăn những thứ mình thích, tập những bài tập mình thích mà cân nặng vẫn giữ được. Đây là hạnh phúc mà bất kỳ ai giảm cân đều hướng đến. Nguyên tắc đó là tập luyện thể thao để có thể đốt mỡ, chế độ ăn luôn luôn cắt giảm tổng năng lượng. Nạp càng ít năng lượng càng tốt và tập luyện nhiều hơn.

Duy trì Cân nặng và Đánh giá Tiến trình

So sánh với số đo của bạn ở tuần đầu tiên. Hãy theo dõi kết quả đạt được và để những thành quả nhỏ tạo động lực để bạn tiếp tục nỗ lực giảm cân. Bạn cũng cần duy trì việc kiểm tra cân nặng. Sau một tháng, có thể bạn sẽ quyết định giảm thêm 2 kg nữa hay thực hiện chương trình hiện tại thêm một tháng để xem bạn có thể giảm được đến mức nào. Đồng thời, đừng quên theo dõi số đo của bạn. Có thể đã giảm được cân, nhưng giờ đây bạn vẫn muốn tập trung vào việc tập luyện và hình thành cơ.

Thông tin liên hệ

Bác sĩ Hiếu

Inbox: chúng tôi 0849.86.8282

Youtube: chúng tôi cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc

Học Kanji Thế Nào? Kinh Nghiệm Hay Học Tiếng Nhật ” Học Tiếng Nhật

Đây là chia sẻ cách học chữ Hán – Kanji trong tiếng Nhật làm sao cho hiệu quả, nhanh nhớ nhất của bạn Việt Hưng Khổng trên nhóm Cộng đồng Việt Nhật. 「漢字」 Học Kanji thế nào? – Gạch đầu dòng số 1: học theo bộ;

Lý do: cái này gọi là chia để trị; nếu họ từng chữ thì thường dụng cũng có hơn hai ngàn chữ rồi, nhìn sẽ sợ; nhưng nếu học theo bộ thì trong 214 bộ có khoảng hơn 100 bộ hay dùng nhất thôi. Do đó hai nghìn chia nhỏ ra sẽ đỡ sợ hơn :v

214 bộ thủ và ý nghĩa ở đây: Tổng hợp 214 bộ thủ trong tiếng Nhật Bản để học Kanji hiệu quả hơn

Hán tự thường dụng chia theo bộ ở đây: https://www.nihongo-pro.com/jp/kanji-pal/list/jlpt/radical

– Gạch đầu dòng số 2: Học theo âm Hán Việt.

Lý do: Kanji là Hán Tự; Hán Việt cũng có chung nguồn gốc từ chữ Hán, chắc chắn có sự tương đồng, đó là lợi thế rất lớn của những người trong 漢字圏 (những nước, những vùng đã, đang dùng Hán Tự), tại sao lại bỏ lỡ một lợi thế lớn như vậy được chứ? Nếu là âm on thì 8-90% phát âm tương đồng với Hán Việt, nên việc nhớ âm Hán Việt có thể suy luận cách đọc đúng 8-90%. (âm Kun là do người Nhật gán âm thuần Nhật vào chữ nên chỉ có cách phải nhớ từng chữ, ko có cách nào khác.)

Ví dụ: 1 悲哀 ひあい Bi ai 2 愛情 あいじょう Ái tình 3 恋愛 れんあい Luyến ái 4 悪意 あくい Ác ý 5 圧力 あつりょく Áp lực 6 気圧 きあつ Khí áp 7 安全 あんぜん An toàn 8 不安 ふあん Bất an 9 暗示 あんじ Ám thị 10 範囲 はんい Phạm vi

Hán Việt và cách đọc, ý nghĩa quá giống nhau, mình đã từng tổng hợp hơn nghìn từ ở đây:

https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/1271314842885190/

– gạch đầu dòng số 3: Học một phải biết liên hệ 3, 4, 5,… đừng tự giới hạn mình trong khuôn khổ ví dụ như đang học N5, thì gặp kanji của N4, chúng tôi khinh không thèm học :v

Lý do: Có như vậy mới học nhanh, tránh nhầm lẫn được.

Ví dụ 2: Vì Hán tự có một phần là chỉ âm đọc, một phần chỉ ý nghĩa, nên gặp những từ có chung bộ phận thì có thể đoán nó đọc giống như từ mình đã biết: như 議 của 会議 có phần 義、đọc là gi, vậy các từ khác có bộ đó đọc là gì? 犠牲 gisei、礼儀 reigi、義父 gifu… ơ đều đọc là gi, thật là kỳ diệu :v

– Gạch đầu dòng số 4: tưởng tượng, liên hệ với hình ảnh để giúp dễ nhớ. Cái này các bạn tưởng tượng tốt sẽ có lợi thế, hoặc học theo người khác cũng ok:

Ví dụ 新 mới: Đứng立 trên Cây木, cầm Rìu斤 chặt củi thì củi đương nhiên làmới; 親 Bố mẹ là người luôn đứng立 trên Cây木 (cao) để Nhìn見 dõi theo các con. 姉 Nữ 女+thị市 ( thị nghe giống tỷ), tỷ là chị, 妹 Nữ女+mùi 未 (nghe giống muội) muội là em…

Đấy, nhìn qua thì giống nhau nhưng học thế này sao mà nhầm được :3.

http://www.studyjapanese.net/2012/12/kanji-look-and-learn.html

– Gạch đầu dòng số 5: Luyện tập.

Lý do: đương nhiên, văn ôn võ luyện, ko thể không chiến tự nhiên thành, ko học mà giỏi được, trừ khi bạn là thần đồng, mà thần đồng thì chắc không đọc đến đây :v

Đấy, tạm thế chắc đủ dùng qua sơ cấp rồi.

bonus thêm Kanji breakthrough – Học Hán tự kiểu Tây

http://www.kanjiclinic.com/kanjibreakthrough.pdf

p/s: 1 Thấy có ích thì share , chứ vào group thấy các em cứ loay hoay hỏi mãi một câu học kanji thế nào, thấy tội tội :v

p/s2 Thật sơ suất khi không nhắc đến JVC, nhưng có vẻ web của JVC chưa hoàn thiện nên không có thông tin gì nhiều ở đây: https://jvclub.vn/thu-vien/han-tu/

Tôi Đã Cai Sữa Đêm Cho Bé Như Thế Nào?

Câu hỏi của ngày: CAI SỮA ĐÊM? CẦN HAY KHÔNG?

Emily mình cái sữa đêm cho con khi đọc con được 8 tuần tuổi. Trước đó em ăn Easy3 cách 3h ăn một bình và đêm ăn 2 lần, các lần đều đặn 120ml sữa

Đến 7 tuần ban ngày em cứ nhìn thấy sữa là quay đầu. Con ăn từ sáng đến 4h chiều bữa nào bữa nấy chỉ 40-60ml và hoàn toàn ko thấy đói. Quấy và ngủ không tốt. Catnap khủng khiếp. Đêm dậy 3-4 lần, và lần nào cũng ăn hết 120ml!!!!! Con chuyển về ăn nhiều vào ban đêm.

Đương nhiên là một bà mẹ rất sợ cho ép nhau ăn. Mình không bao giờ ép con bú ban ngày nhưng ngược lại. Mình quyết định giảm ăn đêm để con chuyển nhu cầu sữa về ban ngày.

Khi nào nên cai sữa đêm cho bé?

Emily biết tự ngủ từ mới sinh nhưng khi cắt ăn đêm thì con khóc khủng khiếp. Cứ 2h dậy khóc hàng tiếng mới ngủ lại. Ngày đó nhà mình đi về chơi nhà ngoại, cũi để cạnh giường nên những đêm cắt ăn mẹ và con thức chong đêm. Ông bà sáng hôm sau cho ăn vào bài ca ra trận.

Đêm đầu em khóc chừng 4-5 lần.

Ngày thứ 1 em ăn vẫn chán: 40-80ml/bình. Vẫn catnap.

Đêm tiếp theo là 2 lần

Ngày thứ 2 mẹ ko cho ăn theo cữ mà chờ em đói mới cho, cách nhau gần 4h. Và cũng chỉ 80-120ml/bình. Mẹ thực hiện chuyển giao chỉ cho ngủ 3 nap, tăng WT (waketime – thời gian thức) xấp xỉ 2h.

Mẹ con mệt nhoài!

Ngày thứ 3 em trở về phòng độ ăn hết 120ml cạn đáy mỗi bình, các bữa cách nhau 4h. Mẹ bắt đầu tăng lên bình 160ml. Vẫn catnap nhưng nap-extension thành công: có tỉnh dậy sớm nhưng tự ngủ lại được không cần mẹ can thiệp.

Sau đó đêm em vẫn dậy nhưng ko cần ăn em vẫn có thể ngủ lại, chỉ cáu kỉnh đôi chút. Ngày đã hết catnap, ko còn tỉnh giữa nap ê a nữa.

1 tuần sau cắt ăn đêm, em ngủ trọn vẹn giấc đêm 13h!!!!! Và lượng ăn ban ngày là 4-5 bình, mỗi bình 160-200ml!

2 tuần sau cắt ăn đêm, catnap biến mất và em ổn định phòng độ 4 bình 250ml cách nhau 4h. Không còn ăn đêm!!!!!

Về lượng sữa, từ mức 7 bình 40-120 sang 4 bình 250, lượng sữa con ăn trong ngày tăng đột biến. Ăn ngày 4 bữa rất nhàn, và tiện cho việc đi chơi :))

Về ngủ: giấc ngủ đêm trọn vẹn 13h ko ngắt quãng. Và giấc ngủ ngày tốt.

Và từ đó không quay đầu lại nữa, em ko bao giờ ăn đêm từ sau mốc 8 tuần đó nữa. Và đến giờ em 4 tuổi vẫn quán quân ngủ của cả nhà, em có thể rít từ 6h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Ngủ không vẫy đuôi!

Hachun – Admin POH

Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt, mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.

POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ – POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.

Trong quá trình học, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.

Tôi Đã Đạt Ielts Listening 8.5 Như Thế Nào?

  Bài viết chia sẻ kinh nghiệm học kỹ năng Listening của bạn Thu Hằng. Nhìn bảng điểm phía dưới, mọi người cũng biết điểm các kỹ năng khác của mình hơi lẹt đẹt nên xin phép chỉ share về listening thôi, hy vọng giúp đỡ được mọi người chút xíu nào đó trong việc học cái kỹ năng này, chí ít là có niềm tin rằng các phương pháp này hiệu quả là có thực. Mình sẽ cố gắng ghi thật chi tiết toàn bộ quá trình học từ lúc lơ mơ, nghe một người nước ngoài hỏi “are you cold?” mà còn cứ hả với hử, mới đầu học đây là kỹ năng mình kém nhất, nhưng cũng là kỹ năng mình thích nhất. Và mọi người cũng biết listening là kỹ năng thụ động không phải suy nghĩ nhiều mà nên mình toàn ôn nó là chủ yếu. Có chút lưu ý: Phương pháp của mình nó cũng ko đc thần thánh cho lắm, không thể đạt band thật cao sau 1, 2 tháng ôn thi được, đính chính 1 chút, mình bảo mình ôn 2 tháng listening là ôn đề thôi, còn mình đã ôn listening tầm khoảng 2 năm trước rồi. Tuy nhiên quãng thời gian đó không ôn liên tục, lúc nào thích thì nghe, kể từ lúc có ý thức về ngày thi và ôn 1 cách nghiêm túc thì chắc là khoảng 3 tháng (chưa kể 2 tháng trên). Thế nên, phương pháp này là hiệu quả, nhưng bạn cũng cần bỏ một lượng thời gian và công sức nhất định, để đạt tới level nhất định. Nói trước phương pháp chủ đạo tớ dùng là nghe chép chính tả, cộng với việc nghe đi nghe lại rất nhiều lần, để bạn nào không hứng thú thì có thể thôi không đọc nữa.

Lộ trình ôn ielts listening của mình 😀

Giai đoạn 1: từ 0 – khoảng 15 câu.

Lúc này đang học tại trung tâm A khá là có tiếng. Mình học 4 khóa ở đó, vào khoảng 1 năm, cũng giúp mình 1 chút trong việc làm quen với giọng điệu của người nước ngoài. Đa số họ nói đều khá dễ nghe và cũng không nhanh lắm, nên trong lúc mình ngu ngơ không nghe nổi 1 tí gì thì giúp mình khá nhiều (tuy nhiên không recommend trung tâm này vì mất thời gian và giúp mình lên được tầm 15 câu là mình thấy không còn tác dụng với mình nữa). Hồi đó ở nhà có TV (bây h nó ngỏm rồi =)) nên cứ ở nhà là bật starworld vs starmovie lên, chủ yếu là starworld, nói là nghe cho oai chứ đọc sub liên tục, nhưng mà cũng giúp cho mình quen với cái accent của họ.

Giai đoạn 2: từ 15 – 20 câu

Lúc này không nhớ là đã bỏ học tại trung tâm chưa. Mình biết được phương pháp nghe chép chính tả.

Xem lại: Phương pháp nghe chép chính tả trong IELTS Listening

Giai đoạn 3: 20 – 30, 31 câu (giai đoạn này mình tự thấy mình học hiệu quả nhất)

Lúc này tình cờ xem youtube thấy bài “Stay Hungry, Stay Foolish” của bác Steve Jobs, bài này đã quá nổi tiếng, mình đã nghe một lần trước đó nhưng mà không hiểu nhưng lần này mình lại thấy cái video này nó làm sẵn Engsub (thông cảm hồi đấy “thông minh” quá nên không biết google một cái là có transcript), thế là nổi hứng chép bài đó. Bài khá dài, và mình nhớ mình chép khoảng 1 tháng mới xong (bài dài khoảng 15 phút). Sau đó, mình tìm tất cả các từ mới trong bài. Tự tay chép ra rồi trang trí mỗi từ mới là một đám mây J) (hoa hòe hoa sói tí để nhìn vào cho đỡ chán, mình để tờ đó ở quê rồi nên là khi nào về mình sẽ chụp lại để các bạn tham khảo), tra luôn cả cách phát âm, trọng âm, sau đó mình nghe đi nghe lại bài đó rất nhiều lần. Cứ mỗi lần đi xe bus về quê, đi nấu cơm,… là mình nghe bài đó, nghe đến mức nghe câu trước thuộc luôn câu sau nói gì (mình thấy rất rất hiệu quả). Kết hợp thêm trong giai đoạn 1 tháng này, mình có nghe chép một số sections của các quyển cam mà mình làm trước đó. Cũng nghe đi nghe lại luôn và điều kỳ diệu xảy ra. Bạn có thể tham khảo những video kiểu như này Simple truths about sexual attraction, mình hay luyện nghe ở kênh này.

Thề không nói điêu, sau đợt đấy mình làm thử 1 bài test hoàn chỉnh xem được bao nhiêu, thì được đúng 30 câu. Lần nghe này mình cố gắng tập trung nhất có thể, nắm bắt mọi thứ mà mình nghe được (kỹ năng làm bài nghe mình sẽ nói ở phần sau), thề là làm được 30 câu sướng cực kiểu ờ, thì ra tao không ngu. Hồi trước học ở trung tâm nghe ngu lắm, mặc dù các anh/chị/em học cùng cũng rất nice nhưng mà thấy mặc cảm kinh khủng (dốt nghe nhất lớp). Sau mình áp dụng cho 2 bài nữa mà mình cũng rất thích. Một bài là “10 ways to have a better conversation” https://www.youtube.com/watch?v=R1vskiVDwl4

Một bài nữa là “The key to success? Grit.” https://www.youtube.com/watch?v=H14bBuluwB8

Nghe thêm các sections của bài test (ở quyển Cambridge) mà mình vừa làm xong ý. Hồi mới nghe xong bài Stay Hungry, Stay Foolish thì phong độ còn thất thường, lần trước 30, lần sau 25. Nhưng mà thêm khoảng 1 tháng luyện theo phương pháp này thì phong độ ổn định dần, trừ hôm nào không tập trung nghe lung tung, chứ không thì cứ khoảng 29-30-31.

Giai đoạn ôn thi

Nghe theo các anh/chị, mình đăng ký thi khá sớm, cách khá xa ngày thi thật để có động lực học tập. Bỏ 4,5 triệu ra nên cũng xót, nghiêm túc phết, căn đúng vào dịp nghỉ hè để toàn lực thi IELTS, ở nhà cũng có sự đốc thúc của má mì nên không lơ mơ được. Có một trang làm test online cực cực kỳ hay luôn, update tất cả bộ Cam rồi, nhanh, gọn, dễ sử dụng, không cần in một đống sách http://ieltsonlinetests.com/

Trong 1,5 tháng này mỗi ngày mình học khoảng 3 tiếng. Nhưng ngày nào cũng làm 1 bài test listening. Ghi lại kết quả bài làm. Mình khuyên mọi người trước khi giở transcript để đọc, nếu có thể thì chép chính tả lại, mỗi test chỉ cần 1 section cũng được, để xem dựa vào những gì mình chép mình có tìm được đáp án đúng không. Thỉnh thoảng mình mới làm được điều này nhưng bản thân thấy nó khá hiệu quả. Mình hay theo kiểu nghe xong check đáp án, mở transcript, tìm từ mới luôn, xong rồi copy file nghe của test này vào máy, rảnh thì lôi ra nghe lại. Cố gắng nghe nhiều, thuộc từ mới, được đến đâu hay đến đó, vì mai lại làm một test khác, lại có file khác cần nghe rồi. Cứ thế lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua quá trình luyện nghe, mình rút ra một số tips sau đây:

– Nếu chỗ trống mà điền danh từ, trừ khi có mạo từ a/an, hoặc cần điền danh từ không đếm được, hầu hết các trường hợp điền danh từ đếm được thì cho s/es vào. Mình làm test ở nhà, thấy sai khá nhiều phần này, có vẻ quy luật này hầu như là đúng.

– Mình có một cách check lại đám án thấy khá là chuẩn, đặc biệt cho dạng Multiple Choices. Tức là có 3 đáp án, mình chọn A chẳng hạn, thì lúc mà transfer câu trả lời ý, mình sẽ tự hỏi và tự trả lời tại sao lại là A mà không phải B,C. Ví dụ câu B. The wall is green mà trong bài nó bảo the wall is blue chẳng hạn, thì phải tự lý giải được là vì trong bài nó bảo là blue. Tức là phải giải thích được đáp án sai nó sai ở đâu. Cách này làm cho các dạng khác cũng được. nói chung là phải giải thích được đáp án của mình.

– Phải THẬT SỰ hiểu câu hỏi trước khi nghe, rất rất quan trọng. Không hiểu rõ ràng rành mạch câu hỏi coi như xong. Dạng multiple choices, mình cố gắng không những hiểu câu hỏi, các phương án lựa chọn mà mình còn cố gắng ghi nhớ chúng, thứ tự các câu hỏi, sự khác biệt giữa các phương án chọn lựa. Càng hiểu, khả năng “thắng” càng cao. Nói chung nghe là kỹ năng thụ động, nhưng lúc này thì cần chủ động.

– Dạng bài nghe maps, nhìn rất kinh nhưng mà mình rất thích :v xong rồi thì chỉ mong section 2 vào maps cho xong. Dạng này cần phân biệt lên xuống, phải trái, đông tây nam bắc (cái này ít hơn) được. Xong nó đọc đoạn nào, chỉ tay vào đoạn đó, nó hướng dẫn đi như thế nào, di tay theo, dừng là dừng, đáp án đây rồi.

– À, mình thấy kiểu nghe theo keywords rất là nguy hiểm. Quan niệm của mình, cũng chắc của nhiều người, cho rằng cứ keywords thì sẽ nhấn giọng trong câu ý. Mà đôi khi mình thấy những từ như isn’t, aren’t, can’t người ta đọc khá là lướt. Mình mà chú ý vào cái người ta nhấn mạnh thì xong. Nên mình khuyến khích việc nghe và hiểu bài thực sự, thế nên những lúc kiểu người ta đổi đáp án vào phút cuối thì mình mới nắm được và trả lời được. Ví dụ kiểu hỏi hôm nay là thứ mấy xong bảo thứ 3, xong lúc sau lại à nhầm thứ 6 ý. Mình nghĩ phải hiểu thì mới trả lời được.

– À, sau giai đoạn này thì mình nhìn bảng phonetics mình đã biết được phải đọc là gì, đã tự biết đánh trọng âm, khỏi phải đi học khóa phát âm.

Nguồn: facebook Thu Hằng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tôi Đã Học Tiếng Nhật Như Thế Nào? – P1 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!