Bí Quyết Thành Công Của Ông Chủ Nhỏ / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globaltraining.edu.vn

Kinh Nghiệm Thành Công Của Ông Chủ Nhỏ

Vậy là cuối cùng tiệm mì của Lí cũng khai trương, anh cũng là một trong những công nhân bị buộc thôi việc vươn lên làm ông chủ nhỏ. Tuy ngày nào cũng phải dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị làm hàng, công việc rất vất vả nhưng buổi tối, khi ngồi trên giường đếm những tờ tiền kiếm được, rồi phân loại mệnh giá nào ra mệnh giá đấy, Lí không khỏi cảm thấy phấn khởi.

Quán của Lí chủ yếu phục vụ món mì gà, mỗi ngày chuẩn bị khoảng 10 con gà là đủ. Từ 3 giờ sáng, Lí đã phải dậy đun nước dùng, khoảng 3 tiếng sau, Lí vớt thịt và xương gà ra, xé nhỏ để làm các món ăn kèm. Nhờ làm ăn trung thực, dùng gà ngon để làm hàng nên món mì của Lí rất ngon, việc buôn bán nhờ vậy khá phát đạt.

Nhưng dạo gần đây, các quán lân cận thấy Lí làm ăn khấm khá thì cũng lũ lượt làm theo, khiến việc buôn bán của anh bỗng nhiên ế ẩm hẳn. Lí vốn là người rất cẩn thận, sau một thời gian quan sát, anh thấy các quán xung quanh bán mì với giá rẻ hơn hẳn. Tại sao cùng là mì gà, nấu từ xương và thịt gà mà giá cả lại chênh lệch nhiều như vậy?

Khoảng nửa tháng sau, Lí đã tìm ra đáp án, thì ra các tiệm xung quanh đều mua xương và thịt gà thừa ở chợ về nấu. Đó đều là phần thịt thừa, ế không bán được, giá cả rẻ hơn nhiều so với thịt gà loại ngon. Thêm vào nồi nước dùng mấy khúc xương lợn, trước khi bán thì cho thêm một ít bột canh gà, thế là thành mì gà chất lượng cao ngay. Tuy hương vị có kém hơn một chút nhưng cũng không rõ rệt lắm, nhất là khi gia giảm thêm hành, ớt. Trừ phi cho quá nhiều bột canh gà thì thực khách mới có cảm giác khô miệng sau khi ăn.

Vậy là Lí đã gặp phải một vấn đề nan giải: Quán của mình vừa mới khai trương, còn chưa có nhiều khách, nếu bây giờ các tiệm xung quanh đều bắt chước làm theo thì làm gì còn ưu thế nữa. Đồng thời, mì của mình được nấu từ thịt và xương gà ngon, chắc chắn là đắt hơn mì của những quán khác, giá bán cao hơn chắc chắn sẽ gặp nhiều bất lợi. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì quán mì vừa mới khai trương đã có nguy cơ bị đóng cửa.

Nếu nói với khách hàng nước dùng của mình mới là thật, còn của các quán khác quanh đây đều là giả thì sao nhỉ? Không được, cùng là người làm ăn, nếu mình vạch trần điểm yếu của người khác, chọc giận họ thì chắc chắn không thể tồn tại một cách dễ dàng, tốt nhất vẫn nên giữ hòa khí.

Vậy nếu mình cũng làm giống họ, tiết kiệm chi phí, cũng dùng chân gà, đầu gà thải loại nấu nước dùng thì sao nhỉ? Cách này cũng không được, quán người ta kinh doanh ăn uống đã nhiều năm rồi nên đã có những khách hàng thân quen. Còn quán của mình mới khai trương, không thể có nhiều khách bằng họ được. Nếu khẩu vị món ăn cũng giống nhau thì làm sao khấm khá nổi?

Lí bèn tìm tới xin ý kiến của Kiện – một người anh họ. Cách đây ít lâu, nghe nói việc làm ăn của Lí rất khá, không cần phải lo vấn đề cơm ăn áo mặc nữa, Kiện cảm thấy mừng thay cho cậu em mình. Vừa thấy Lí đến, còn chưa kịp bắt khao một bữa thì anh đã thấy Lí nhăn nhó than thở.

Nghe Lí trình bày hoàn cảnh, Kiện nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

Cậu Lí này, vấn đề lớn nhất hiện nay của cậu là không thể cho khách hàng chứng kiến tận mắt nước dùng của cửa hàng cậu được chế biến từ nguyên liệu thật. Ai kinh doanh chẳng nói sản phẩm của mình có chất lượng tốt, khách hàng nghe mãi cũng nhàm, họ chưa chắc đã tin. Lúc này, nếu để họ nhìn thấy tận mắt thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Khi khách hàng yêu cầu thêm nước dùng, cậu hãy múc ngay từ nồi chan vào bát của họ. Cậu nói xem, khách hàng được tận mắt nhìn thấy thịt gà được lấy từ trong nồi ra, nước dùng được chan vào từng bát thì chẳng lẽ không biết đó là hàng thật. Vấn đề của cậu chẳng phải đã được giải quyết rồi hay sao?

Lí vỗ tay vào đùi, reo lên:

– Đúng vậy, em đúng là đồ ngốc, rõ ràng là mình nấu gà thật, vậy mà lại không chế biến ngay trước mặt khách để họ được tận mắt chứng kiến. Khách hàng có thể nhìn thấy từng thao tác của chủ quán, tất nhiên sẽ yên tâm hơn, còn những tiệm khác dùng gà thải có muốn học theo thì cũng không học được.

Việc Lí đặt nồi nước dùng lớn trước cửa quán đã trở thành một nét đặc trưng, những người qua đường hiếu kì thường dừng lại xem thế nào, lập tức liền bị mùi thơm ngậy của nước dùng níu kéo ở lại, bèn vào quán ăn thử một bát mì.

Nói nghìn lần không bằng xem một lần, xem người khác làm nghìn lần không bằng tự tay làm một lần. Đặc biệt là khi sở hữu những sản phẩm giống nhau và trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn đừng quên nhờ đến hình thức bán hàng trải nghiệm.

Thông thường, việc này phải tiến hành trước khi khách hàng mở hầu bao mua hàng, phải để cho khách hàng trải nghiệm được ưu thế mà những sản phẩm khác không thể có được, có như vậy mới tạo được tâm lí “tiêu dùng an toàn” cho họ.

* Trích nội dung trong cuốn “Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ”, tác giả Lão Mạc.

Bí Quyết Thành Công Của Ông Chủ Hãng Zara

Chiến lược “tốc độ” này đã làm nên tên tuổi của Ortega và khiến các đối thủ không thể theo kịp. Trong khi các mẫu áo váy trong tuần lễ thời trang mất đến cả tháng để có thể bày bán tại cửa hàng, người ta có thể tìm những mẫu thiết kế tương tự tại cửa hàng Zara chỉ trong một tuần.

Ortega rất nhạy bén với thời trang. Thay vì lo lắng về số hàng tồn kho, ông luôn chú ý quan sát những gì người ta đang mặc, lắng nghe những nhu cầu về thời trang của đối tượng tiềm năng. Theo dõi các blogger thời trang và ghi nhận phản hồi từ khách hàng là cách Ortega theo sát nhu cầu của thị trường để có những thay đổi thích hợp.

Tương tự với Ortega, tỉ phú Jeff Bezos – CEO của Amazon cũng nhận xét rằng, các công ty công nghệ thường bị ám ảnh về đối thủ cạnh tranh của họ mặc dù họ biết đối tượng họ cần quan tâm hơn là khách hàng: ” Nhiều công ty khẳng định họ tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhưng ít ai có thể làm theo phương châm đó. Các công ty công nghệ lớn thường quan sát xem đối thủ của họ đang làm gì và ngay lập tức làm theo “.

Bài học số 3: Kiểm soát chuỗi cung ứng

Theo báo cáo của The Ecomomist 2012, trong khi hầu hết các hàng thời trang tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại Trung Quốc để sản xuất, hầu hết các sản phẩm của hãng Zara được sản xuất tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco.

Các thiết kế của Zara được cắt từ vải nguyên kiện và xử lý cơ bản tại nhà máy trước khi được hoàn thiện tại hệ thống sản xuất tại địa phương. Chuỗi sản xuất – cung ứng tối giản cho phép Zara phản ứng nhanh với những thay đổi của xu thế thời trang.

Như vậy, các cửa hàng luôn có mẫu thời trang theo nhu cầu của khách hàng và không có hàng tồn kho.

Bài học số 4: Trung thành với nguồn gốc

Câu chuyện cuộc đời của Ortega thực sự là bước ngoặt từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Sinh ra trong gia đình có bố làm công nhân đường sắt, mẹ nội trợ, Ortega bỏ học từ năm 14 tuổi để bắt đầu kiếm tiền khi chứng kiến mẹ mình không thể mua thực phẩm cho gia đình vì thiếu tiền.

Mặc dù rất thành công nhưng Ortega rất khiêm tốn. Ông chưa bao giờ có một văn phòng riêng đúng nghĩa. Ông chủ Zara thường làm việc tại một chiếc bàn nhỏ ở trụ sở Inditex tại quê nhà La Coruna, trò chuyện với các nhà thiết kế, các chuyên gia thời trang và các nhà cung cấp.

Hiện nay, ở tuổi 80, Ortega vẫn di chuyển hàng ngày qua các văn phòng của công ty để lắng nghe những ý tưởng mới.

Bài học số 5: Không ngừng đổi mới

Điều tệ nhất trong kinh doanh là sự tự mãn.

” Thành công không bao giờ là chắc chắn. Tôi không cho phép mình bằng lòng với những gì tôi đã làm được. Tôi luôn cố gắng học hỏi từ những người xung quanh. Phát triển hoặc chết. Nếu bạn muốn đổi mới, đừng chỉ tập trung vào kết quả “, ông chủ Zara khẳng định.

Top 10 Bí Quyết Thành Công Của Ông Chủ Wal

Không phải ngẫu nhiên mà Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất hiện nay, tất cả đều nhờ vào tại kinh doanh và bí quyết quản lý nhân sự của ông chủ Sam Walton của Wal-mart. Nếu đang ở vị trí lãnh đạo hay muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì cuốn cẩm nang của Sam Walton chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều để tiến gần hơn với hai chữ thành công.

Wal-mart là hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay – Ảnh: Internet

1. Say mê công việc

Có một sự thật là, chỉ khi bạn yêu thích công việc đó thì bạn mới toàn tâm toàn ý và cố gắng hoàn thành nó ở mức tốt nhất. Và như một lẽ tự nhiên, nếu bạn thể hiện đam mê của mình, những người xung quanh cũng sẽ nhanh chóng cảm nhận được nhiệt huyết lan tỏa từ bạn để đồng hành và cố gắng. Là ngành dịch vụ xem khách hàng như thượng đế, những người làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn cần có niềm say mê với nghề, với việc làm của mình lớn thì mới có thể vượt qua trở ngại.

Chân dung ông chủ Wal-mart, người đã dành trọn niềm say mê với công việc – Ảnh: Internet

2. Xem nhân viên là đối tác, cùng chia sẻ lợi nhuận

Chân dung ông chủ Wal-mart, người đã dành trọn niềm say mê với công việc – Ảnh: Internet

Bạn cần hiểu rằng, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp phát triển. Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thì nhân sự lại càng quan trọng hơn. Một nhà hàng không thể kinh doanh nếu thiếu đi vị trí Đầu bếp, một khách sạn chẳng thể hoạt động tốt nếu thiếu nhân viên Buồng phòng tận tâm. Do vậy, các nhà quản lý cần biết cách thể hiện quyền lực của mình đúng lúc, đúng chỗ, đừng nên khắt khe trong việc phân biệt chủ – tớ. Hãy xem họ là cộng sự, đối tác của mình và cùng chia sẻ lợi nhuận để tất cả thấy được tầm quan trọng lẫn lợi ích bản thân, từ đó cùng cố gắng.

3. Khơi nguồn cảm hứng, mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Wal-mart đã chỉ ra rằng bên cạnh tiền bạc thì có rất nhiều yếu tố khác tạo động lực cho nhân viên làm việc. Vậy nên, những nhà quản lý cần tạo cho họ động lực, khuyến khích thi đua, khơi nguồn cảm hứng bằng cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp, phần thưởng,… Đừng để chính bản thân mình và nhân viên rơi vào sự nhàm chán trong công việc.

4. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp với khách hàng để nắm bắt thị hiếu, giao tiếp với đối tác để cùng đồng hành phát triển, giao tiếp với nhân viên để nỗ lực xây dựng tập thể vững mạnh. Muốn thành công giỏi, nhất định phải có kỹ năng giao tiếp “cừ”.

5. Biết ghi nhận và khen thưởng đóng góp của nhân viên

Muốn được ghi nhận đóng góp là tâm lý chung của nhân viên, bởi khi được tán dương năng lực và kết quả sẽ giúp họ có thêm động lực để làm việc, cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Hơn thế, được sếp quan tâm và đánh giá cao là yếu tố giữ chân nhân viên ở lại, gắn bó với đơn vị nhiều hơn.

Nhiều bài học của Sam Walton được nhiều người áp dụng – Ảnh: Internet

6. Không “ngủ quên” trên chiến thắng, không bi quan

Nhiều bài học của Sam Walton được nhiều người áp dụng – Ảnh: Internet

Khi có được kết quả tốt, bước tiến mới trong công việc thì chuyện tự hào về bản thân và vui mừng là điều dĩ nhiên. Và mỗi lần gặp phải thất bại, bạn cũng có quyền buồn đau. Tuy nhiên, hãy biết cân bằng tinh thần: Không được “ngủ quên” trên chiến thắng, không được bi quan bởi với một người kinh doanh, điều này chẳng hề tốt chút nào. Tiếp tục làm việc, tiếp tục lập kế hoạch, tiếp tục cố gắng, bạn sẽ còn phát triển hơn nữa.

7. Biết lắng nghe

Đây là một điều nên có ở những người kinh doanh, nhất là với ngành Nhà hàng – Khách sạn. Lắng nghe ý kiến khách hàng để đánh giá lại chất lượng dịch vụ của đơn vị, lắng nghe ý kiến đối tác để đưa ra mối liên kết hợp lý nhất, lắng nghe ý kiến của nhân viên để cải thiện các vấn đề còn tồn đọng. Và biết đâu, nhiều ý tưởng hấp dẫn được lóe sáng khi bạn biết lắng nghe từ những điều nhỏ nhặt xung quanh.

8. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Làm hài lòng khách hàng là kim chỉ nam hoạt động của các nhà hàng, khách sạn. Nếu làm tốt thì khách hàng mới tin tưởng và quay lại tiếp. Thay vì làm tốt một lần rồi duy trì nó, các nhà lãnh đạo cần biết cách làm mới hiệu quả hơn nữa theo thị hiếu từng giai đoạn của khách hàng.

9. Hoạch toán chi phí hợp lý

Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị thua lỗ, có nguồn vốn dự phòng lớn cũng như tài lực đủ vững để tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.

10. Tạo sự khác biệt

Tạo sự khác biệt nhưng vẫn dựa trên các tiêu chuẩn được quy định sẽ giúp đơn vị của bạn trở nên ấn tượng và dễ ghi nhớ hơn trong mắt khách hàng. Với lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn đang có nhiều cạnh tranh như hiện nay thì tạo sự khác biệt vô cùng quan trọng.

Bạn có đang kinh doanh?

Bạn sắp sửa tự thân lập nghiệp?

Bí Quyết Của Ông Chủ Khởi Nghiệp Thành Công Với 50 Triệu Đồng

Bí quyết của ông chủ khởi nghiệp thành công với 50 triệu đồng

Gây dựng doanh nghiệp cán mốc doanh thu 20 tỷ đồng từ số vốn 50 triệu, anh Thành – chủ doanh nghiệp nhựa tại TP HCM đúc kết 6 bước cần thiết khi khởi nghiệp.

Tôi là nhân vật trong bài viết “Doanh thu 20 tỷ từ số vốn 50 triệu đồng” trên VnExpress gần đây. Cơ sở phụ gia nhựa hiện nay của tôi được gây dựng từ số vốn 50 triệu đồng, sau nhiều thăng trầm giờ đã mang lại doanh thu hàng chục tỷ và đang có những phát triển tích cực.

Gần 15 năm đi làm, trong đó 8 năm trực tiếp là chủ doanh nghiệp nên tôi cũng thấu hiểu một phần nào đó doanh nghiệp nhỏ mới thành lập dễ bị phá sản. Trong kinh doanh, đôi khi nó khắc nghiệt như một cuộc chiến, hoặc có thể bị tàn phá một cách âm thầm như căn bệnh ung thư ngấm dần vào mọi bộ phận của cơ thể doanh nghiệp đó nếu không biết cách điều trị.

Tôi quan sát và thấy rằng, hiện nay việc mở doanh nghiệp ngày càng nhân rộng, có xu hướng trở thành trào lưu của một bộ phận giới trẻ và những người đang đi làm nhưng có “máu” kinh doanh hoặc đang bị ức chế ở nơi làm việc… Thế nhưng, tôi thấy nhiều bạn trẻ đang bị ảo mộng hoặc đang bị thuyết “làm giàu siêu tốc” hay “kinh doanh kiếm tiền tỷ trong thời gian ngắn”… dẫn đến lầm tưởng. Tôi chỉ muốn nói rằng, làm giàu nhanh và dễ là điều không thể bởi cái gì cũng vậy, càng lớn nhanh càng chết sớm. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải lớn lên từng bước, tức các bạn hãy từ từ đi nhưng thật vững chắc.

Do đó, ngoài những đức tính và cơ hội cần có để doanh nghiệp phát triển thì cần chú trọng thêm những yếu tố sau để giúp doanh nghiệp nhỏ của mình tồn tại và lớn mạnh.

Trước hết là lập kế hoạch. Khi làm bất kể việc gì, nhất là lập ra một doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề cần xử lý. Do đó, đòi hỏi bạn phải có kế hoạch cụ thể, khoa học trong khâu chọn lựa nhân sự và sắp xếp công việc sao cho phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai là sản phẩm. Trong kinh doanh, điều đầu tiên là chọn sản phẩm và câu hỏi các bạn luôn phải đặt ra là: mục đích cho ra sản phẩm này là gì? Nó có tính năng ra sao? Ai là người phù hợp sử dụng?… Chẳng hạn, khi bạn hoạt động trong lĩnh vực thời trang, đòi hỏi công ty bạn phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để cho ra được những sản phẩm quần áo với thiết kế mới lạ, độc đáo dành cho nhóm đối tượng riêng biệt như giới trẻ hay trung niên… thì mới có thể đủ sức cạnh tranh với đối thủ.

Kinh nghiệm thương trường. Đa phần những người đứng ra thành lập một doanh nghiệp nhỏ của riêng mình thường có rất ít kinh nghiệm thương trường. Để khắc phục vấn đề này, chẳng có cách nào khác nếu các bạn không chịu va chạm với thực tế và tự rút cho mình những bài học. Cách đơn giản là sau những cuộc gặp với khách hàng, đối tác…, bạn phải luôn đặt ra cho mình những câu hỏi và tự trả lời để đúc kết những bài học kinh nghiệm trong làm ăn.

Vốn cũng là yếu tố rất quan trọng. Bạn có ít vốn thì làm nhỏ, nhiều vốn thì làm lớn hơn. Tuy nhiên, lớn hay nhỏ đều phải có cách quản lí một cách khoa học. Cái bẫy thường gặp trong kinh doanh đó là công nợ, bởi khách hàng không phải 100% đều thanh toán đúng hạn cho công ty, hoặc nếu có thanh toán thì chỉ một phần và kèm yêu cầu lấy thêm hàng với số tiền gấp 2 hay 3 lần số tiền họ trả. Do đó, bạn cần phải hết sức khéo léo để hạn chế tình trạng này, nhưng không làm mất lòng khách để giúp công ty không bị thiếu vốn và đi vào ngõ cụt.

Lợi nhuận. Đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm vì nó có thể giết bạn nhanh hơn. Hiện nay, tôi thấy vì lợi nhuận mà đôi khi một số người phải giảm chất lượng sản phẩm của mình để đảm bảo mục tiêu đề ra.

Thế nhưng, họ không lường rằng, chính việc này khiến họ mất khách hàng và mất luôn thị trường. Do đó, các bạn hãy giữ được sự kiên định cho riêng mình là không vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bất chấp chất lượng. Đây là tầm nhìn và bản lĩnh của mỗi người. Nếu bạn dám chấp nhận từ bỏ khách hàng nào đó vì giá cả của mình cao thì bạn đã bước qua một ngưỡng cửa của sự thành công về sau.

Vấn đề nhân sự. Một số người đang làm trong một công ty và có uy tín vì trình độ chuyên môn giỏi, tất cả các việc đều giải quyết nhanh chóng và chuẩn mực. Tuy nhiên, khi ra ngoài lập doanh nghiệp, một mình bạn không thể làm được hết mọi việc vì có rất nhiều áp lực vô hình. Khi làm ông chủ, bạn phải lo hàng hóa, nhà cung cấp, giao hàng, khách hàng, vận chuyển, tài chính… và những việc này bạn cần có sự trợ giúp.

Do đó, việc tìm người phù hợp cùng làm là rất quan trọng. Lúc này, bạn phải cân nhắc kỹ là mình có làm việc nhóm được không? Bạn có tin tưởng cộng sự của mình không? Bạn sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết và công sức của mình cho đồng nghiệp không?… Sự tin tưởng vào cộng sự sẽ góp phần vững mạnh bộ máy của doanh nghiệp bạn.