Ai cũng bảo bạn là người tốt nhưng lại khó gần. Khó gần không phải vì bạn không có nhu cầu gần gũi và được yêu thương mà chỉ tại bạn luôn thấy khó khăn trong việc thể hiện và tiếp cận người khác.
Cười lên nào
Mỉm cười thực sự làm cho bạn có vẻ thân thiện hơn. Hồng Ân, một giáo viên trẻ nói: “người ta nắm bắt cảm xúc của nhau qua nụ cười rất nhanh, vì vậy nếu bạn với ai đó, bạn có nhiều khả năng sẽ nhận lại một nụ cười.” Đó là sự khởi đầu hoàn hảo cho một cuộc trò chuyện thân mật. ngoài ra, mỉm cười có thể “nâng” tâm trạng của bạn lên. Vì vậy, ngay cả khi bạn thấy tâm trạng có hơi đi xuống, hãy cố gắng nở một nụ cười, nó sẽ làm bạn cũng như những người xung quanh cảm thấy dễ chịu hơn.
Hầu hết các cá nhân đều thích nói về bản thân. Vì vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng việc bạn phải kể cả trăm câu chuyện hài hước cho mọi người. thay vào đó, hãy tập trung vào việc chăm chú lắng nghe . Đây là cách tốt để hòa nhập với một ai đó. nó giúp họ nghĩ rằng bạn thấy câu chuyện của họ vui vẻ và thú vị.
Chia sẻ về Bản thân
Không nói xấu & nhảm
Nếu bạn chỉ càm ràm về ông chủ “khó ưa” trong suốt cuộc trò chuyện, sẽ khiến người ta nhớ nhiều đến bạn nhất chính là cảm xúc tiêu cực này. ngoài ra, trong các cuộc trò chuyện, bạn phải chống lại sự cám dỗ về tin đồn. Mọi người rất dễ sa đà vào tin đồn, nhất là khi tất cả có “kẻ thù chung”. nếu đây là một cuộc trò chuyện đầu tiên, nó có nhiều khả năng làm cho người khác cảnh giác và thiếu tin tưởng vào bạn.
Tự trào bản thân
Biết tự trào về bản thân cho thấy bạn không đặt mọi việc quá nghiêm trọng và điều này thường khiến những người khác thoải mái ngay lập tức. “Bằng cách tạo cho người khác cảm giác thoải mái và thư giãn, họ thấy được là chính mình khi ở cùng với bạn.”, Mỹ Loan, nhân viên kinh doanh bất động sản chia sẻ bí quyết “lấy lòng” khách hàng của cô. kết quả, bạn sẽ nhanh chóng trở thành niềm vui cho mọi người xung quanh.
Cho dù đó là một người quen mới hay một người bạn cũ, nhờ họ giúp một việc gì đó cũng giúp bạn thiết lập một mối liên kết và có thể giúp rút ngắn khoảng cách. “tất nhiên, nếu bạn vừa mới gặp một người nào đó, bạn không thể yêu cầu họ cho bạn mượn 100.000 đồng hoặc nhường chỗ cho bạn.” – Lan anh, tester một công ty máy tính hài hước. “nhưng thử nhờ họ ngó chừng cái túi của bạn trong một phút, chắc chắn chẳng ai nỡ từ chối đâu.” hoặc nếu bạn gặp một rắc rối nhỏ nào đó, bạn có thể nhờ họ góp ý kiến, điều này có nghĩa, bạn cho họ biết bạn đánh giá cao ý kiến của họ đấy.
Nhớ tên người lạ
Có rất nhiều thứ để bạn có thể ghi nhớ về một người lần đầu tiên gặp mặt, nhưng việc nhớ tên một ai đó hoặc cho họ biết rằng bạn vẫn còn nhớ đã gặp họ trước đó rất có ý nghĩa với hầu hết mọi người. nó làm họ nghĩ rằng ít ra họ cũng có một ấn tượng gì đó. “Vì vậy, mỗi khi gặp một người mới, tôi thường nhắc “to” lại tên người đó, hoặc yêu cầu người ta lặp lại nó ngay lập tức. nó sẽ giúp tôi dễ dàng ghi nhớ tên của họ vào bộ nhớ hơn.” Minh trang, kiến trúc sư nội thất chia sẻ.
Hãy nhạy cảm
Bạn không bao giờ biết những gì một người mà bạn vừa gặp đang trải qua. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi hỏi chuyện cá nhân về một số câu hỏi bề ngoài có vẻ thông thường nhưng có thể làm xáo trộn người khác. chẳng hạn, hỏi về công việc có thể là một nỗi đau nếu họ vừa bị sa thải hoặc thất nghiệp. thay vào đó, hãy đề cập các vấn đề “lành tính” hơn như “Mấy nay bạn có vẻ bận rộn nhỉ?” hơn nữa, hãy làm người đối diện thoải mái hơn bằng cách nói về chuyến du lịch hay sở thích nào đó.
Theo Ấn Phẩm Young Style (2013)