8 Bí Quyết Để Giữ Giọng Hát Hay

8 bí quyết để giọng hát karaoke của bạn luôn hay

1. Hãy uống nhiều nước, tránh chất cồn, rượu bia và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn nhẹ nhàng. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống khô cổ rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận… đó là vì sao các quán karaoke thường có món “quái đản” này.

2. Hãy tự cho phép giọng hát của mình nghỉ ngơi đôi chút khi tham gia hát karaoke, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các ca sĩ nên nghỉ hát vào giờ giải lao để MC tung hứng và tìm một chỗ yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với các bạn.

3. Hãy ngừng/không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.

4. Hãy ngừng lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong phòng karaoke. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị đau và sưng tấy.

5. Hãy giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.

6. Hãy chú ý đến cách luyện giọng hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn khi nói.

7. Hãy stop việc hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh viêm họng dị ứng hay viêm xoang.

8. Hãy mở điều hòa ở chế độ vừa phải, không quá lạnh, không hát hay nói chuyện trước quạt; ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng. Có chế độ phù hợp để bảo vệ chất giọng của mình.

Làm Sao Để Hát Hay Hơn Khi Giọng Tôi Quá Yếu?

Làm sao để hát hay hơn là mong mỏi của bao người, nhất là đối với những người có cột hơi yếu. Thành thử ra các bạn luôn cho rằng: “Haizzz.. giọng của mình sẽ mãi như vậy thôi, không cải thiện được đâu!”.Niềm tin như vậy là sai bạn ạ! EDUMESA khẳng định bạn hoàn toàn có thể luyện tập làm sao để hát hay hơn! Tuy nhiên bạn cần phải kiên trì áp dụng các phương pháp rèn luyện sau đây. Đã rất nhiều người thành công với phương pháp này và bạn cũng vậy.

Xin giới thiệu 3 phương pháp luyện giọng chuyên nghiệp để làm sao hát hay hơn:

1. Thổi nến – tập thở để hát hay hơn, lấy hơi đều hơn. 2. Hát hay hơn bằng cách ngụp nước và luyện âm “A” & “I” thật chuẩn.

Làm sao để hát hay hơn thì khi phát âm buộc phải tròn vành rõ chữ. Đặc biệt là các nguyên âm. Nguyên âm “A” thì dễ rồi. Còn âm “I” thì khá là khó. Bạn phải đẩy lên vùng mũi thì câu hát mới “nuột” hơn.

Vậy hãy thử cách luyện thanh cơ bản sau đây: – Lấy 1 thau nước sạch, để lên 1 cái ghế cao vừa tầm mình cúi xuống để tránh bị gập lưng rất mỏi. – Hít một hơi thật sâu cho căng đầy lồng ngực, ngụp xuống chậu nước và bắt đầu hát (hoặc nói 1 câu có âm “A” hoặc “I” ) – Phát âm chữ A to, rõ, tròn, đều y như khi bạn thực hiện trên không. – Chữ “I” luyện tương tự, nhưng phải chịu khó tập luyện nhiều hơn mới tròn vành rõ chữ được.

3. Làm sao để hát hay hơn ngoài 2 phương pháp tập luyện trên? Làm sao để hát hay, lam the nao de co giong hat hay.. Hãy luyện với đàn! Làm sao để hát hay, lam the nao de co giong hat hay.. Chú ý khi luyện tập phương pháp luyện giọng hát hay với đàn. Làm sao để hát hay.

Nên giữ gìn thanh quản tốt nhất bằng cách vệ sinh răng miệng , dùng nước muối thường xuyên thì càng tốt. Đặc biệt nên tập xướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng nên kiêng thuốc lá và rượu bia vì 2 thứ đó sẽ tàn phá giọng ghê lắm.

Với 3 cách luyện giọng hát tại nhà như vậy chính là đáp án cho câu hỏi của rất nhiều người “làm sao để hát hay hơn khi giọng tôi quá yếu”. EDUMESA tin rằng bạn sẽ sớm cải thiện giọng hát của mình thôi. Dĩ nhiên là có học vẫn có hơn. Khi tham gia các lớp học hát Karaoke hay các lớp luyện thanh nhạc chuyên nghiệp, bạn sẽ được học trực tiếp từ các giảng viên âm nhạc hàng đầu. Với kiến thức, kinh nghiệm và sự tận tụy với trò, các thầy cô tại EDUMESA sẽ luôn đồng hành và hướng dẫn bạn để sớm được nghe giọng hát tuyệt vời của bạn!

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khóa học thanh nhạc để có 1 giọng hát hay tại: https://edumesa.vn/hoc-thanh-nhac-co-ban/

Luyện Giọng Hát Cao, Khỏe Khi Hát Karaoke

Làm sao để giọng hát karaoke cao hơn, khỏe hơn?

– Lấy hơi sâu vào đáy phổi, lúc này bụng sẽ phình và sườn căng ra.

– Tiếp tục trương lồng ngực, giữ bụng căng để hơi tiếp tục vào đầy tràn phổi.

– Nín thở trong khoảng 5 giây để nén toàn bộ hơi xuống bụng.

– Thở ra từ từ bằng miệng, lưu ý kiểm soát cho lượng hơi ra đều nhau, không để ngắt quãng, cũng không được lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc nhẹ. Đặc biệt, khi thở ra, cả bụng và ngực vẫn căng để giữ cho cột hơi luôn thẳng.

– Lấy hơi và nén hơi tương tự như bài tập 1

– Để khẩu hình âm “i”, xì hơi ra từ từ, đều đặn, điều tiết lượng hơi ra đồng đều, mỗi lần lấy hơi xì được ít nhất 30 giây, càng lâu càng tốt, Trường Ca Audio khuyên bạn nên theo dõi thời lượng mỗi lần thực hành bài tập xì để thấy thời gian xì tăng lên, cho thấy hiệu quả của quá trình luyện tập và đồng thời làm động lực cho bạn thực hành nhiều hơn.

– Khi hơi gần hết, hãy xì thật mạnh một lần bằng cách xẹp bụng thật nhanh, đẩy hết lượng hơi còn lại ra ngoài để bắt đầu lấy hơi mới.

– Thời gian đầu tập bài tập này bạn có thể gặp phải một số khó khăn như lượng hơi ra không đều, nhanh hết hơi, chóng mặt hoặc đau nhức cơ bụng do phải hoạt động liên tục, tuy nhiên, chỉ cần kiên trì chăm chỉ luyện tập, cơ thể bạn sẽ dần thích ứng và không còn thấy đau nhức nữa, đồng thời bạn sẽ dần hiểu được cách điều chỉnh hơi thở của mình một cách tốt nhất, đây chính là cách luyện giọng hát cao và khỏe hiệu quả nhất mà rất nhiều ca sĩ vẫn làm hằng ngày.

Bài tập 3: Tập thổi

– Các bước chuẩn bị và lấy hơi tương tự như bài tập xì, tuy nhiên, khi thở ra, thay vì để khẩu hình âm “i”, bạn để khẩu hình âm “u”, môi hơi chu lại giống như khi bạn thổi nến hoặc thổi bụi.

– Bạn dùng một cây nến, gắn nến cố định trên mặt bàn, cách miệng khoảng 20 cm, thổi hơi ra thật đều, quan sát và điều chỉnh hơi thở để ngọn lửa luôn nghiêng 1 góc cố định, một lần lấy hơi có thể thổi được từ 45 giây trở lên, càng tập nhiều, thời gian này sẽ càng dài thêm.

Bạn cũng có thể dùng 1 tờ giấy thay cho cây nến, điều tiết lượng hơi thổi ra sao cho tờ giấy luôn nghiêng ở một vị trí cố định không đổi, cho biết bạn đang thổi đúng cách. Một số bạn thường hỏi Trường Ca Audio rằng tập thổi với bàn tay có được không, cách này tiện lợi hơn vì bạn không cần sử dụng các vật dụng ngoài, nhưng bạn sẽ khó cảm nhận và không biết chính xác lượng hơi có đều hay không và mình có đang làm đúng kĩ thuật hay không, do đó Trường Ca không khuyên bạn dùng tay để thay nến hoặc giấy.

Sau khi thực hiện nhuần nhuyễn các bài tập trên, bạn hãy áp dụng để hát những bài hát karaoke hay nhất, hoặc hát karaoke nhạc vàng, chắc hẳn bạn thấy ngạc nhiên lắm? Nhưng các bài nhạc vàng thường có tiết tấu rất chậm rãi, khi hát các bài đó bạn có thể tập trung nhiều hơn để điều tiết hơi thở cũng như nắn khẩu hình sao cho câu chữ luôn tròn trịa. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là bạn không nên hát các bài nhạc trẻ, những bài hát phù hợp với lứa tuổi của mình, nếu bạn là nữ, hãy hát những bài hát karaoke hay cho nữ, hoặc những bài karaoke dễ hát cho nam nếu bạn là nam, tuy nhiên hãy luôn ghi nhớ điều tiết hơi thở và khẩu hỉnh để thể hiện bài hát tốt nhất.

Một số phương pháp hít thở:

Trước hết, để giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật hít thở khi , chúng ta sẽ tìm hiểu và phân biệt hai kiểu thở: thở ngực và thở bụng:

– Thở ngực: đây là kiểu thở chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày khi chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, hoặc khi hát những bài nhạc nhẹ, không có cao trào, lúc này chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, hơi vào ít và chỉ vào đến ngực.

– Thở bụng: chỉ có bụng phình ra do hơi thở xuống sâu làm hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng hoạt động vô cùng tích cực, lượng hơi vào rất nhiều.

Trong cuộc sống hằng ngày luôn không ngừng diễn ra hai hoạt động trái chiều đó là hít vào và thở ra, trong thanh nhạc cũng vậy, tuy nhiên, bạn cần học cách lấy hơi và thở ra làm sao cho phù hợp với từng câu hát, có câu ngắn, nhanh, mạnh, có câu dài, chậm rãi và nhẹ nhàng, tùy vào từng trường hợp, ta phải biết cách lấy hơi và thở ra cho hợp lý để thể hiện câu hát tốt nhất. Để làm được như vậy, chúng tôi khuyên bạn tự đa dạng hóa các bài tập trên, hãy đặt mình vào các tình huống khác nhau để sử dụng kỹ thuật lấy hơi khác nhau và sử dụng chúng thật linh hoạt.

Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, Trường Ca Audio luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Trường Ca Audio Số 03, ngõ 149 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0439.757.666 Website: truongcaaudio.com

Làm Sao Để Có Giọng Hát Hay? Bí Quyết Có Giọng Hát Như Ca Sĩ

Âm “a” và âm “i” là hai âm phổ biến trong mỗi bài hát. Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm. Để luyện được âm bài này, bạn lấy một chậu nước sạch, đặt lên một chiếc ghế cao sao cho bạn không bị ngập quá nhiều khi ngụp. Hít một hơi thật sâu rồi ngụp mặt xuống chậu nước, sau đó hát hoặc nói câu có âm “a”. Khi luyện bạn chỉ cần phát một hơi chữ “a” sao cho nghe được tiếng “a” gần như khi ở trên bờ là được, nếu hát cả câu thì sẽ tốt hơn.

Luyện âm “i” là khó nhất. Tương tự với cách luyện tập của âm “a”, cũng làm như vậy với những câu hát nào có âm “i” ở cuối câu. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi thông qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Hãy cố gắng luyện tập cách này, sẽ có đôi lần bạn bị sặc nước vào mũi, nhưng nếu chăm chỉ thực hiện đều đặn âm “i” của bạn sẽ cực đẹp.

Luyện tập chăm chỉ để có được giọng hát hay

Làm sao có giọng hát hay bằng cách luyện lấy hơi

Điều thiết yếu bạn cần làm nếu muốn giọng hát của mình hay hơn đó chính là học lấy hơi đúng cách. Hầu hết các bài hát đều có những đoạn nhạc cao và dài, thể hiện tốt đoạn nhạc đó bạn phải lấy hơi thật dài. Bạn có thể học lấy hơi qua những cách cơ bản sau:

Lấy hơi bằng ngực: Khi thực hiện cách này sẽ khiến cơ thể bạn ở trạng thái lưng chừng, cả phần ngực và bụng sẽ phồng lên giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể bạn bớt căng thẳng do gánh nặng về hơi đã được chia sẻ bớt xuống phần bụng.

Lấy hơi bằng bụng: Là cách lấy hơi trái ngược với cách lấy hơi phần ngực. Trong những lần đầu tiên luyện tập cách lấy hơi này, bạn sẽ có cảm giác khó chịu phần dưới bụng. Thế nhưng khi đã tập luyện thành thạo, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa. Trong thanh nhạc, đây là cách lấy hơi thường được sử dụng nhiều nhất. Bởi chúng giúp bạn có được hơi thở sâu hơn và giữ hơi khi hát tốt hơn.

Tập lấy hơi qua cách thổi nến: Hãy để ngọn nến cách xa bạn khoảng 50 cm, một lưu ý nhỏ khi thực hiện cách này là thực hiện trong phòng kín gió. Lấy hơi sâu và thổi nến thật đều hơi sao cho ngọn nến rung đều hoặc nghiêng theo một góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích chính là giúp bạn có thể lấy hơi sâu và điều chỉnh được hơi đều.

Lấy hơi dài sẽ giúp bạn hát được những đoạn nhạc cao

Duy trì sức khỏe cho giọng hát của bạn

Để có một giọng hát hay, trước hết bạn nên chú ý đến sức khỏe đối với giọng hát của mình. Làm sao để có giọng hát hay bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Uống đủ nước để tránh tình trạng khô giọng.

– Không ăn đồ bơ sữa hoặc kẹo trước khi hát. Thực phẩm như sữa chua, bơ và kem tạo ra nhiều dịch nhầy trong cổ họng khiến việc ca hát trở nên khó khăn.

– Không hút thuốc. Hút thuốc có hại cho phổi và làm bạn không thể lấy hơi đúng cách khi hát. Thuốc lá còn khiến họng bị khô gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng âm thanh.

– Không gây căng thẳng cho giọng hoặc lạm dụng giọng. Ép giọng bằng cách hát quá to, quá cao hoặc quá lâu có thể làm tổn thương các dây thanh đới. Cũng giống như bất kỳ cơ bắp nào, bạn cần cho giọng hát thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

Làm Sao Để Có Giọng Hát Nội Lực ?

Bạn yêu thích ca hát và bạn cảm thấy mình có thiên phú nhưng giọng hát chưa đủ hơi và chưa nội lực như bạn mong muốn. Và bạn luôn băn khoăn không biết làm sao để giọng hát nội lực ? Trong khóa học hát chuyên nghiệp tại Tây Nguyên Phim bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc cũng như giúp bạn biết cách lấy hơi và giữ hơi khi hát .

Hình ảnh học viên thực hành trình diễn bài hát chuyên nghiệp trong buổi ghi hình sân khấu

LÀM SAO ĐỂ CÓ GIỌNG HÁT NỘI LỰC ?

Trong ca hát giọng hát nội lực là điều mà bất cứ ca sĩ hay một bạn yêu thích ca hát cũng mong muốn có được. Thế nhưng để có giọng hát nội lực bạn phải cố gắng tập luyện cách lấy hơi và giữ hơi đúng cách khi hát. Vậy làm sao để lấy hơi – giữ hơi đúng cách khi hát ?

Hình ảnh học viên thực hành luyện thanh ngay tại lớp để cải thiện giọng hát

– Luyện thanh giúp giọng khỏe và mở khẩu hình khi hát

– Tập lấy hơi – giữ hơi khi hát

– Thực hành mỗi buổi học với sự hướng dẫn của giảng viên

– Tập xử lý bài hát

– Giảng viên hướng dẫn bạn tập từng câu từng chữ trong bài hát

– Được tập bài hát theo sở thích

– Giảng viên hướng dẫn bạn kỹ thuật luyến láy – ngân rung khi hát

Hình ảnh học viên tập trình diễn bài hát chuyên nghiệp trên sân khấu

– Tập phong cách trình diễn bài hát chuyên nghiệp

– Hướng dẫn bạn tập xử lý nốt trầm – nốt cao khi hát

– Được thực hành trên hệ thống phòng thu âm

– Có cơ hội được hát giao lưu tại các phòng trà

Hình ảnh không khí buổi học tại lớp của học viên Tây Nguyên Phim

Hình ảnh học viên thực hành trong buổi ghi hình sân khấu

Mọi thông tin và cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ :

Điện thoại: 028.6273.3715 – 0916.955.085

Website: chúng tôi

Email: [email protected]

Video học viên Anh Quốc thể hiện bài hát Hoa Nở Về Đêm trong buổi ghi hình sân khấu .