Làm Sao Để Hạ Sốt Nhanh Cho Bé / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globaltraining.edu.vn

Làm Thế Nào Để Hạ Sốt Nhanh Cho Bé?

Bé rất hay bị sốt kèm theo các triệu chứng khó chịu làm cả mẹ và bé đều vất vả. Vậy làm thế nào để hạ sốt nhanh cho bé một cách an toàn và hiệu quả nhất?

Tổng quan về sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

cách hạ sốt cho trẻ 3

Triệu chứng khi trẻ bị sốt:

Khi một đứa trẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện:

– Cảm thấy mệt mỏi

– Trông nhợt nhạt

– Bé trở nên biếng ăn

– Cáu kỉnh

– Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân

– Cảm thấy không khỏe

Sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

– Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt

– Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy

– Da bé hơi xanh tái

– Bàn tay và bàn chân lạnh

– Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục

– Khó thở hoặc thở dồn dập

– Xuất hiện buồn nôn, ói mửa

– Có thế xuất hiện phát ban

Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em

Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

Cách chẩn đoán và điều trị sốt ở trẻ

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu có điều kiện thì không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể gây độc hại cho cơ thể bé. Phụ huynh có thể đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé từ 2 đến 3 phút hoặc kẹp nhiệt kế vào nách để xác định nhiệt độ.

cách hạ sốt cho trẻ 1

Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé một cách kỹ càng để tìm ra nguồn gốc của cơn sốt để điều trị cho bé kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Bố mẹ nên xác định ba mục tiêu chăm sóc bé sốt tại nhà: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi các bệnh nghiêm trọng gây ra sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.

Kiểm soát nhiệt độ

Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách tắm nước ấm hoặc mặc quần áo thích hợp cho bé. Nhiệt độ có thể giảm dưới 38.9 độ C. Bố mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.

Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:

Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.

Ngăn ngừa mất nước

Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein). Các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.

Giám sát các dấu hiệu của trẻ

Hãy cho bé uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ C. Nếu cả 2 biện pháp này được áp dụng mà bé vẫn còn bệnh thì một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể đang tồn tại.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý. Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…

Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,…

cách hạ sốt cho trẻ 2 Bổ sung thực phẩm giàu protein khi bé sốt. Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.

Quần áo

Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.

Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Nhiều người vẫn cho rằng, chườm lạnh giúp hạ sốt dễ dàng hơn, Thực tế, điều này có thể gây “bỏng lạnh” cho người bệnh, rất nguy hiểm nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bệnh nhân.

Nếu đo thân nhiệt trên 38,5oC, bạn nên uống một viên thuốc hạ sốt, đồng thời áp dụng cách hạ sốt như trên. Trường hợp sốt quá cao (trên 39 oC) kéo dài, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị

Massage cho trẻ với dầu bạc hà

cách hạ sốt cho trẻ 5

Dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc giảm sốt và xoa dịu cảm giác mệt mỏi khi bị sốt. Thêm dầu bạc hà vào nước chườm mát cho trẻ hoặc massage cho bé với tinh dầu bạc hà và một loại dầu thực vật khác như dầu hạnh nhân trên ngực và hai bên thái dương của trẻ. Dầu bạc hà còn có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giúp thông mũi và các xoang của hệ hô hấp.

Một số lưu ý:

– Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích

– Cho bé nghỉ ngơi nhiều

– Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng

– Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ

– Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.

Cách phòng ngừa sốt ở trẻ

Phòng chống sốt và các căn bệnh gây ra sốt phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cá nhân của từng người trong gia đình. Hãy ngăn ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn bằng cách:

– Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng

– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho

– Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến

– Tiêm phòng đúng lịch

– Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả

– Ngủ đủ giấc

cách hạ sốt cho trẻ 4

Nguồn: Cách hạ sốt cho trẻ – Hạnh Phúc Của Mẹ

Làm Sao Để Hạ Sốt Nhanh Nhất

Uống nhiều nước

Khi bạn bị cảm, cơ thể cần nước nhiều hơn bình thường, đặc biệt là nước lọc hoặc các loại trà thảo mộc khác. Nước giúp làm thông cổ họng, hạn chế tình trạng khô rát và đau cổ, góp phần chữa nghẹt mũi.

Ngoài ra, khi bạn cung cấp nhiều nước cho cơ thể, nhiệt độ sẽ cân bằng nhanh chóng, bạn không bị sốt cao và kéo dài. Nước lọc cũng giúp thanh lọc các chất độc và đào thải vi khuẩn.

Tránh cà phê và thức uống có cồn

Cơ thể bị cảm tức là đã bị nhiễm lạnh, lúc này bạn cần tuyệt đối tránh xa các thức uống có cồn hay caffeine vì chúng chỉ khiến cơ thể thêm bức bối, thần kinh căng thẳng và dễ gây sốt hơn thôi.

Xông hơi hoặc tắm nước ấm

Đây là phương pháp chữa cảm dân gian đã được lưu truyền từ rất lâu và nó thực sự có hiệu quả.

Hơi nước ấm trong quá trình xông hơi cũng như tắm nước nóng sẽ kích thích cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn, thư giãn nhẹ nhàng và khiến các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.

Khi chúng mình tiết nhiều mồ hôi thì sẽ mau hết cảm do đây cũng là một cách mà cơ thể loại bỏ vi khuẩn cùng độc tố.

Súc miệng bằng nước muối

Đây lại là một mẹo chữa dân gian nhưng hoàn toàn có cơ sở khoa học. Mẹo này chủ yếu giúp bạn làm sạch cổ họng, loại bỏ vi khuẩn, thông họng, giúp giảm đau họng cũng như nghẹt mũi.

Không thức khuya

Bạn đang bị cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi, hãy cân nhắc ngủ trước 11 giờ tối để giúp cơ thể chóng bình phục hơn.

Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, kháng thể sẽ được sinh ra nhiều hơn, đồng nghĩa với việc bạn nhanh khỏi bệnh hơn.

Tạm ngưng tập thể dục

Tập thể thao là rất tốt, nhưng trong lúc bạn đang phải đối đầu với bệnh cảm thì bạn nên cho cơ thể thư giãn 3- 4 ngày.

Dĩ nhiên chỉ nghỉ tập 3- 4 ngày thì không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của bạn mà chỉ giúp cơ thể dễ chịu hơn thôi. Nếu cố tập trong những ngày này thì hậu quả là bệnh cảm sẽ kéo dài cả hai tuần luôn đấy!

Nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu

Hãy bắt đầu nghỉ ngơi ngay khi có triệu chứng cảm cúm. Đừng đợi cho đến khi bạn bị cúm “toàn phần” mới chịu ngừng làm việc để nằm ở nhà. Khi đó thì thời gian nghỉ sẽ lâu hơn.

Luôn nghỉ trên giường và ngủ thật nhiều

Khi bị cảm cúm, bạn nên ở trên giường nghỉ ngơi. Chỉ nên rời khỏi giường để đi vệ sinh và vào phòng tắm, còn lại ăn, uống nước hay đọc sách đều nên thực hiện trên giường. Hãy để cơ thể phát huy sức mạnh tổng hợp chống lại vi khuẩn gây hại. Ngủ thật nhiều là một trong những cách “đuổi” các virus gây cảm cúm nhanh nhất. Ngủ càng nhiều bạn càng sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do cúm gây ra. Thêm nữa, ngủ giúp bạn “quên” đi mọi khó chịu như đau nhức mình mẩy, đau đầu, chảy nước mũi…

Bổ sung vitamine và khoáng chất

Trong khi bị cúm, bạn sẽ ít thấy ngon miệng. Vì vậy, hãy bổ sung vitamine và khoáng chất cho cơ thể. Tất nhiên, tốt hơn cả vẫn là uống nước cam và ăn các thực phẩm giàu vitamine C để tăng cường hệ miễn dịch. (Các thức uống như nước cam vắt, C sủi để tăng đề kháng, nước chanh mật ong).

Có thể sử dụng một số loại thức ăn cần thiết để bổ sung dưỡng chất

Thịt gà, các loại cháo, nấu các loại canh có gừng là những món ăn rất tốt. Thịt gà khá dễ tiêu hoá, đồng thời lại có chứa nhiều protein. Các protein này giúp cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại vi rút cảm cúm. Người mắc chứng cảm cúm nên dùng súp gà nóng, ngoài ra cháo nóng ăn với trứng vịt cũng rất tốt.

Bạn đừng bắt mình phải ăn, uống nếu không thấy đói hay khát. Nhưng nếu để cơ thể thiếu nước hoặc đói bụng thì “sức chiến đấu” của cơ thể với virus cúm sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì thế, ăn và uống nước đầy đủ là cực kỳ quan trọng, bởi đây là cách nạp năng lượng để cơ thể có sức lực…

Chữa theo y học phương Đông: Xông hơi hoặc tắm nước lá

Đây là phươn giúp cơ thể sẽ g pháp chữa cảm dân gian đã được lưu truyền từ rất lâu và nó thực sự có hiệu quả. Hơi nước ấm trong quá trình xông hơi cũng như tắm nước nóng sẽ kích thích cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn, thư giãn nhẹ nhàng và khiến các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi sẽ loại bỏ vi khuẩn và độc tố mau hết cảm.

Vệ sinh nhà cửa trong và sau giai đoạn bị cảm cúm để tránh tái nhiễm bệnh.

Khi muốn bổ sung vitamine C, hãy nhớ rằng những loại hoa quả tươi như họ cam, quýt sẽ tốt hơn là dùng viên vitamine C.

Không thức khuya, tránh cafe, thuốc, các thức uống có cồn

Bổ sung kẽm

Nghiên cứu cho thấy uống kẽm (có thể là dạng viên ngậm, viên nén, siro) ngay ngày đầu có các triệu chứng cảm có thể giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh. Thường xuyên bổ sung chất này cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc cúm.

Thư giãn

Khi bạn căng thẳng, hệ thống miễn dịch của bạn suy giảm trước sự tấn công của virus và vi khuẩn. Đó là lý do các nhà nghiên cứu tại đại học Wisconsin (Mỹ) thành lập nên một thiền quán nhằm giúp các thành viên tham gia giảm tỷ lệ và thời gian mắc cảm lạnh xuống 35-60%.

Súc miệng thường xuyên

Có bằng chứng cho thấy súc miệng với nước vài lần trong ngày khi bị cảm cúm có thể giúp giảm bệnh.

Bổ sung probiotic

Kết quả một nghiên cứu gần đây khẳng định, bổ sung probiotic (vi khuẩn thân thiện) có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh 4-6 ngày, làm các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn 1/3.

Thử dùng thảo dược

Cũng như kẽm, một số cây thuốc có khả năng giúp bạn giảm triệu chứng, số ngày mắc cảm cúm nếu sử dụng nó ngay khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Một loại cây có tên khoa học là Pelargonium sidoides (quỳ thiên trúc) được chứng minh có khả năng điều trị ho và các bệnh đường hô hấp.

Bổ sung vitamin D

Không phải ngẫu nhiên mà cảm cúm tăng mạnh trong những tháng có ít ánh nắng mặt trời nhất. Và một số nghiên cứu cho thấy sử dụng 800-1000 IU vitamin D mỗi ngày cho người lớn trong suốt mùa lạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp nhanh hồi phục hơn.

5 mẹo an toàn giúp nhanh hạ sốt:

1. Mặc theo nhiệt độ: Đừng ủ ấm hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.

Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

2. Giữ mát: Mở cửa sổ, bật điều hòa nhiệt độ hoặc đi ra ngoaài. Không khí mát mẻ, trong lành sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

3. Uống: Đổ mồ hôi và hơi thở nóng do sốt có thể gây mất nước mà cơ thể chưa kịp bù đắp lượng nước thất thoát. Hãy mang theo một chai nước bên mình và uống từng hớp nhỏ trong cả ngày.

4. Ăn đủ chất: Sự tăng nhiệt đòi hòi cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng, tức là mất đi nhiều kalo hơn. Nên kết hợp uống với ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng.

5. Tắm nước ấm: Thả mình trong bồn tắm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng giúp dễ chịu và hạ sốt. Bước tiếp theo là làm mát cơ thể bằng cách chờ cơ thể khô tự nhiên sau khi tắm (không dùng khăn bông lau khô người).

Nếu bé bị sốt bạn nên

Rất nhiều bậc cha mẹ luôn mang trong mình một câu hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không?

Dân gian có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ em đơn giản mà hiệu quả.

Vì có một số trẻ không uống được thuốc tân dược để hạ sốt, cứ uống vào là nôn ra hết, và cũng có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Có nhiều biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho bé hay mà lại đơn giản, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Hai hôm nay bị sốt, Nuna không chơi đùa, hét hò ầm ĩ như mọi hôm. Nhìn con thiêm thiếp nằm trên giường mà mẹ Nuna thấy thương con vô cùng. Hôm qua đi làm về, bà giúp việc nói là Nuna sốt từ lúc còn ở lớp làm mẹ lo lắm. Hôm nay mẹ ở nhà chăm sóc Nuna. Đưa Nuna đi khám, bác sĩ nói Nuna sốt do mọc răng mà thôi, mẹ chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ là được. Nhưng Nuna cứ uống thuốc này vào là lại ọe hết ra và khóc ầm lên với vẻ rất mệt mỏi. Chờ cho con nghỉ ngơi vài tiếng, mẹ Nuna lại pha đợt thuốc khác cho con nhưng uống rồi Nuna lại tiếp tục nôn ra làm cả mẹ cả con đều mệt.

Nhìn con khóc, mẹ Nuna cũng muốn rơm rớm nước mắt khóc theo vì thương con. Đắp khăn ấm lên trán cho con, chờ con thiêm thiếp ngủ rồi, mẹ Nuna mới gọi điện cầu cứu bạn bè, họ hàng, những người đã từng có con nhỏ để xem có cách nào hạ sốt cho con mà không cần dùng đến thuốc không, vì Nuna không uống được thuốc hạ sốt, uống vào là nôn ra.

Và cuối cùng, mẹ Nuna “thu thập” được một loạt các biện pháp dân gian giúp hạ sốt cho em bé khá hiệu quả mà lại dễ, không khiến bé phải khó chịu như khi uống thuốc hạ sốt.

Dùng cây cỏ nhọ nồi:

Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.

Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh). Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng. Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.

Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Ngoài ra, có một số lưu ý mà cha mẹ cần nhớ mỗi khi hạ sốt cho con:

– Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không bật quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

– Mặc quần áo thoáng cho bé, lau sạch mồ hôi và thay quần áo cho bé. Dùng quạt nan quạt nhẹ bằng tay cho bé được thoáng nếu cần thiết.

– Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

– Cho bé uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước, tránh tình trạng mất nước quá nhiều.

– Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước mát như sữa chua, cháo, súp…

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.

Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Em Bé Mẹ Nên Biết

Cách để hạ sốt nhanh cho em bé và chăm sóc em bé như thế nào khi bé bị sốt, 6 bước sau đây sẽ giúp các cha mẹ dễ dàng hơn khi đối phó với căn bệnh này.

1. Cho bé mặc quần áo mát:

Nhiều cha mẹ thường có thói quen sai lầm khi mặc thêm quần áo ấm, đấp nhiều chăn khi trẻ bị sốt vì sợ bé yếu, dễ bị lạnh. Điều này sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn, tăng nguy cơ gây sốt co giật.

Vì vậy khi em bé bị sốt, cha mẹ không nên ủ kín bé mà nên thay quần áo mỏng, thoáng mát để giúp cơ thể bé nhanh chóng hạ nhiệt

2. Đặt em bé nằm nơi thoáng mát:

Sốt là thật ra là phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi hệ miễn dịch của bé chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus tấn công, hoặc do cơ thể bị nóng lạnh đột ngột. Khi sốt, thân nhiệt của bé bắt đầu tăng dần lên, bé có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Lúc này cha mẹ cần đặt bé nằm ở nơi tránh gió, sạch sẽ và thoáng mát. Giảm nhiệt độ phòng xuống mức vừa phải bằng cách mở cửa, mở máy quạt (lưu ý vẫn phải tránh gió lùa cho bé).

3. Dùng khăn lau mát cho bé:

Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc hạ sốt nhanh cho bé, nhất là khi bé sốt cao có dấu hiệu bắt đầu co giật. Cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm để lau mát: dùng khăn nhúng vào thau nước, vắt cho ráo rồi đắp vào 2 bên bẹn, 2 bên nách và dùng 1 khăn để lau khắp người. Không nên không đắp khăn lên ngực vì có thể khiến bé bị viêm phổi, cũng không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt.

Khi lau mát cho bé cha mẹ cũng nên lưu ý một vài điểm sau:

– Không chườm đá lạnh: Cách này sẽ không hạ nhiệt mà còn phản tác dụng, khi gặp lạnh cơ thể sẽ sản sinh nhiệt vì vậy cách này chỉ giúp bé mát nhất thời chứ không hạ nhiệt.

– Khi lau, bé có triệu chứng run lập cập thì phải kiểm tra lại nước vì có thể nước quá lạnh đối với bé.

– Không nặn chanh hay pha thêm rượu, cồn khi lau mátcho bé: Rượu, cồn có thể làm mát nhanh cho bé do sự bốc hơi, nhưng dễ gây nguy hiểm cho bé. Do các hóa chất hay chất phụ gia như thuốc diệt sâu rầy có trong rượu (được thêm vào để rượu trong vắt) sẽ thấm qua da gây nguy hiểm cho bé. Còn chanh có thể làm hạ sốt nhưng trong chanh lại chứa axit loãng, có thể gây bỏng lan da mỏng manh của bé.

4. Cho bé uống thật nhiều nước

Khi sốt nhu cầu về nước, chất khoáng và vitamin tăng lên rất nhiều do cơ thể sẽ mất rất nhiều nước và chất điện giải qua đường thở, da, mất vitamin qua nước tiểu, phân, …

Lúc này, cha mẹ cần phải cho bé uống nhiều nước hoặc các dung dịch khác (dung dịch nước biển khô Oresol, nước trái cây, sữa) để bù đắp lại lượng nước bé đã bị mất. Tuyệt đối không cho bé uống các loại nước có gas hay caffeine.

5. Theo dõi nhiệt độ bé mỗi 4h/lần

Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục khoảng 4 tiếng/lần sẽ giúp cha mẹ kiểm soát được cơn sốt của bé. Đồng thời phát hiện kịp lúc những dấu hiệu bất thường như co giật, khó thở, ngủ li bì… để có những ứng biến kịp lúc, tránh những hậu quả đáng tiếc.

6. Cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng để hạ sốt nhanh cho bé

Để an toàn cho bé, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng thuốc hạ sốt mà dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe ở bé.

Khi bé sốt cao hơn 38,5 độ, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh cho bé. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt với các thành phần khác nhau như Aspirin, Ibuprofen, Paracetamol. Do có độ an toàn nhất nên Paracetamol được dùng thường xuyên cho bé (liều dùng 10 – 15mg/kg/lần, cách mỗi 4 – 6h) . Thuốc có nhiều dạng và có thể dùng bằng 2 cách: dạng tọa dược (viên đặt hậu môn) và dạng uống.

Trẻ Bị Sốt Cao Liên Tục Phải Làm Sao Để Hạ Sốt Nhanh Chóng

Trẻ bị sốt cao liên tục phải làm sao để hạ sốt nhanh chóng hiệu quả không gây tổn hại đến sức khỏe trẻ. Khi trẻ bị sốt cao có thể có hiện tượng co giật, phát ban,….sốt liên tục kéo dài nên các bạn phải có cách chăm sóc hạ sốt hiệu quả giúp bé khỏe hơn.

Nguyên nhân khi bé bị sốt cao

Bé bị sốt cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không hẳn là do trẻ bị nhiễm khuẩn, đôi khi bé bị sốt cao chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân vô cùng đơn giản mà chỉ cần các mẹ tinh ý một chút là có thể nhận ra và khắc phục kịp thời.

Bé bị sốt cao có thể do nhiễm khuẩn, bao gồm các dạng nhiễm khuẩn siêu vi, nhiễm vi trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng và bệnh lao.

Ngoài ra, nếu bé không bị nhiễm khuẩn thì vẫn có khả năng dẫn đến bé bị sốt cao, hiện tượng này có thể mắc phải sau quá trình tiêm ngừa (tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà) hoặc do bé bị chấn thương, bị bỏng, mọc răng.

Hạ sốt cho bé bị sốt cao

Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ.

Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.

Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.

Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô.

Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.

Lời khuyên: các mẹ nên dùng thuốc hạ sốt ngay khi bé bị sốt cao từ 38,5 độ C hoặc bệnh kèm theo hiện tượng bất thường về tim, phổi mãn tính, rối loạn chuyển hóa, co giật,…

Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu

Các mẹ luôn lo lắng không biết tình trạng sức khỏe của con mình hiện tại như thế nào với nhiều câu hỏi tự đặt ra khiến các mẹ càng rối trí: “Con có nguy hiểm không?”, “Mình áp dụng biện pháp hạ sốt đúng cách chưa?”,…

Bé bị sốt cao trên 38 độ C (đối với bé dưới 2 tháng tuổi)

Bé ngủ li bì, khó đánh thức

Co giật, chân tay lạnh, nôn ói

Nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam

Thở nhanh, co rút lồng ngực

Bé bị sốt cao trên 40 độ C, sốt tái lại sau 2 ngày mà vẫn không khá hơn

Sốt kèm đau đầu, đau họng, đau bụng