BÀI VĂN KHUYẾN
PHÁT BỒ ÐỀ TÂM
Đại
Sư Thật Hiền Soạn
Hòa
Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
V
ăn
Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm:
Khuyến phát, là
chúng ta vốn chưa phát tâm, nay Ðại sư Tỉnh Am dùng ngôn ngữ vô
cùng hợp lý, hợp pháp, để khuyên nhắc khuyến khích chúng ta,
khiến chúng ta phát tâm. Phát tâm gì ? Chính là phát tâm Bồ đề.
Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ
ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy
chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không
điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng
ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề
cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha,
tâm tự lợi lợi tha. “Bồ đề”
là tiếng Phạn, dịch là “giác đạo”. Giác đạo có nghĩa là
hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con
đường này. Hiểu rõ đạo mới có thể tu hành ; nếu không hiểu
đạo thì không thể tu hành, thường hay điên đảo, cho phải là
trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị
trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân
chánh ; không hiểu rõ đạo thì sẽ bước vào đường tà. Tóm
lại, không làm các việc ác, làm các điều lành, đó chính là
tâm Bồ đề. Cho nên cũng chính là giữ gìn giới luật, chúng ta
giữ gìn giới luật quy củ, đó chính là tâm Bồ đề ; không giữ
gìn quy củ tức là làm mất đi tâm Bồ đề. Ðó chính là ý nghĩa
khái quát của tâm Bồ đề.
“Văn”, là văn chương. Vì
nó là từng thiên từng thiên, từng chương từng chương, nên gọi
là văn chương. Nó có các loại văn pháp như khai hợp chuyển tích,
có “chi hồ giả dã hỹ yên tai”, lại có khởi thừa chuyển
hợp, và lời văn viết ra mạch lạc, gọn gàng, trong đó bao gồm
nhiều ý nghĩa. Bài “Văn Khuyên Phát Tâm Bồ đề” này, cũng
giống như kinh điển vậy. Tuy chữ không nhiều, nhưng lý luận của
bài văn rất viên mãn, vì thế trong Phật giáo, bài văn này chiếm
địa vị vô cùng quan trọng.
Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Giảng:
Cổ Hàng : Từ xưa đến nay đều có một chỗ như
thế, là chỗ nào ? Chính là Hàng Châu. Hàng Châu là nơi Phật pháp
phát triển hưng thạnh, có Tây Thiên Mục, Ðông Thiên Mục, Nam Thiên
Mục, Bắc Thiên Mục, lại có Thiên Thai Sơn, bảy đời chư Phật quá
Trung Hoa có nhiều chúng sanh
có căn tánh Ðại thừa như thế ? Chính là vì chư Phật trước kia
thường chọn Trung Hoa làm nơi xuất thế, vì thế chủng tử Ðại
Chùa Phạm Thiên
: Phạm có nghĩa là thanh tịnh, chính
là ngôi tự viện “Thanh Tịnh Thiên” này.
Sa môn : Sa môn là tiếng Phạn, là tiếng gọi chung
của người xuất gia, dịch là “cần tu giới định huệ, tức diệt
tham sân si”. Siêng tu giới định huệ có nghĩa là không điên
đảo ; dứt trừ tham sân si, có nghĩa là không hồ đồ, không có
vô minh. Vì thế danh hiệu chung của người xuất gia gọi là cần
tức – cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si. Vậy thì
vị xuất gia này pháp hiệu là chi ? Chính là Thật Hiền. Ngài
vốn gọi là Tư Tề, chính là “Kiến hiền tư tề yên”, thấy
người hiền có đức hạnh thanh cao, muốn cố gắng làm cho được
bằng người; lại có một tên riêng gọi là Tỉnh Am. Vì thế người
ta thường gọi “Tỉnh Am Ðại sư khuyến phát Bồ đề tâm
văn”.
Soạn : là soạn thuật, thuật là nói ra; soạn là
đỗ soạn, chính là viết ra. Vậy thì bài văn này do ai soạn? Chính
là do Ðại sư Tỉnh Am biên soạn. Sau khi Ngài biên soạn ra, không biết
đúng hay sai, vì thế nên khách khí, chỉ nói là soạn, không nói là
do Ngài trước tác. Lại nữa Ngài cho rằng ý nghĩa mà Ngài viết
ra, trước kia chưa có ; vậy thì sau này có không ? Không biết
được, vì thế gọi là đỗ soạn. Ðỗ soạn chính là chỉ có một,
không giống với người khác ; cũng chính là sáng tạo ra hình thức
độc đáo mới mẻ khác người.
Phần
Tựa (Tự phần)
Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn,
khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với
chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức
tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một
chút mà nghe và xét cho.
Từng nghe, cửa
chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm
làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước.
Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có
thể thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện
vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng
vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là
uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên kinh Hoa nghiêm
nói: “Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó
là nghiệp ma”. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư?
Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện,
không thể chậm trễ vậy.
Giảng:
Bất tiếu: là không giống. Không giống cái chi ?
không giống trí huệ của chư Phật Bồ tát, Cao Tăng Ðại Ðức từ
xưa. Vì các Ngài có trí huệ, vì thế bất luận viết ra cái gì, đều
rất đáng tin cậy. Bất tiếu còn có cách giải thích khác. Ví dụ,
cha là quan lớn, còn mình chỉ là một kẻ nông phu, vì thế gọi là
bất tiếu; hoặc cha là người giàu có sang trọng, mình lại là
người nghèo hèn cực khổ, đó cũng gọi là bất tiếu. Tóm lại,
không bằng tiền nhân, gọi đó là bất tiếu. Giống như Ðế Nghiêu
nhường thiên hạ cho Ðế Thuấn, không truyền cho con mình là Ðan Chu,
vì Ðan Chu bất tiếu, vì thế Ngài truyền thiên hạ cho người khác.
“Bất tiếu” cũng chính là không giống với cha, không giống
với tổ tiên. Mà Ðại sư Tỉnh Am “bất tiếu” ý là nói tư
tưởng tâm lý của Ngài không giống với chư Phật, chư Bồ tát.
Tại sao không giống? Vì Ngài không có trí huệ của Phật và Bồ
tát.
Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng
: Tôi là kẻ phàm
phu, không phải là bậc thánh nhân; kẻ phàm phu Tăng này là ai?
là Thật Hiền.
Tuy Ngài là phàm phu Tăng ngu hèn, rất ngu si, rất hạ
liệt, là kẻ phàm phu hạ bạc, nhưng Ngài có tấm lòng thành, có
chân tâm, nói ra lời chân thành phát xuất từ chân tâm. Chân
thành đến mức độ nào ? Chính là
khóc ra lệ máu : khóc
đến nỗi ra máu. Quý vị thử tưởng tượng nếu không phải chân
thành đến cực điểm, khóc đến cực điểm, thì làm sao khóc ra lệ
máu ? không bao giờ! Tuy đây là từ hình dung, nhưng cũng chính là
sự biểu lộ tâm chân thành tha thiết của Ngài.
Cúi đầu kính lạy
chính là dập
đầu xuống đất.
Đau buồn khẩn thiết thưa với
chư đại chúng hiện tiền : Tôi a ! Khóc không ra
tiếng, đau buồn khẩn thiết thưa với đại chúng hiện tiền. Ðại
chúng này bao gồm xuất gia, tại gia và tất cả chúng sanh; không
những người mà tất cả chúng sanh khác đều bao gồm bên trong.
Ðại là quảng đại rộng lớn ; chúng là chúng sanh ; vì thế ở
đây không những nói về người mà bao gồm tất cả chúng
sanh. Cùng với chư thiện nam tín nữ có đức
tin trong sạch trong hiện đời: đây cũng có thể nói là hiện tại, cũng chính
là đương thời, cũng giống như “hiện tiền” vậy, nhưng về
mặt văn pháp thì Ngài dùng như thế. Thiện nam tín nữ v.v… cũng chính bao gồm tất
cả người tại gia ở trong.
Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một
chút mà nghe và xét cho : Tôi hôm nay
chỉ mong quý vị mỗi người từ bi thương xót để ra một chút ít
thời gian, nghe lời tôi nói và xem xét, suy nghĩ. Chữ “xét”
này chính là xem xét, suy nghĩ ; tiếng Anh gọi là think it over.
Từng
nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm
làm đầu :
Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu
hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ?
Nhất định trước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều
quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước : Tu hành
thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Ðó là cần phải
phát nguyện, nếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói
nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện
chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo
chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao
không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện
đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.
Nguyện lập thì có thể độ chúng
sanh : chúng ta đã
có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ
người. Nếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa
người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu
chúng ta không có nguyện, thì dù nói : “Tôi tu hành, tôi tu
hành” A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa.
Vì thế lập nguyện đứng trước, đã có nguyện hộ trì, mới có
thể hóa độ chúng sanh. Tâm phát thì Phật đạo có
thể thành :
Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật
; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho
nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.
Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện
vững bền kiên cố
: Nếu như ông không phát tâm rộng
lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn. một chút thiệt thòi cũng không
chịu, cũng không thể xả bỏ. Còn phải lập nguyện kiên cố vững
bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, thì nhất định cần phải
làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững
bền, nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố
vững bền, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng
vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi
: thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể
thoát ra vòng luân hồi. Luân hồi, chính là lục đạo luân hồi –
thiên đạo, nhân đạo, a tu la là tam thiện đạo; và địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh là tam ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân
hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm
người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên
ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là
uổng công lao nhọc : Tuy ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố
gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách
vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải
cứu cánh.
Nên kinh Hoa nghiêm
nói: “Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó
là nghiệp ma” : Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói :
Nếu như quên mất tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu
các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới”. Vì vô minh
của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều
là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất tâm Bồ đề chính là niệm không
thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là tâm Bồ đề, tâm niệm không
thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? : Quên mất tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là
ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề,
thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.
Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện,
không thể chậm trễ vậy : Vì thế cho nên chúng ta muốn học
Phật pháp, muốn học Phật thừa, nhất định trước phải phát nguyện
lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường
xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma.
Vì thế tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể
nói rằng : “Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện
Bồ tát!”. Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải
ngay hiện tiền lập tức phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới
có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều tướng trạng khác nhau,
nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nay xin vì đại
chúng mà trình bày sơ lược . Sự phát tâm lập nguyện gồm tám
tướng là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Như thế
nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên? Ðời có kẻ
tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng,
không biết tham cứu tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc mong
cầu lợi dưỡng, hoặc ưa thích hư danh, hoặc ham dục lạc hiện đời,
hoặc mong cầu phước báo mai sau, phát tâm như vậy gọi là tà. Ðã
không mong cầu hư danh lợi dưỡng, lại không ham quả báu dục lạc
đời sau, chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề,
phát tâm như vậy gọi là chánh.
Giảng:
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều
: Ðã là như thế, chúng ta nhất định phải phát tâm Bồ đề,
lập nguyện kiên cố vững bền. Nếu không phát tâm Bồ đề, thì
không bao giờ có thể thành tựu Phật đạo ; không lập nguyện kiên
cố bền vững sẽ không đạt đến mục đích, không đạt đến chỗ
cứu cánh. Nhưng tâm nguyện phát ra có rất nhiều loại không giống
nhau, vì thế nên nói tướng trạng khác
nhau: phát tâm chính là tư
tưởng của người, mục đích của người, chí nguyện của người,
mục tiêu của người; căn tướng này rất nhiều, có thể nói
nhiều đến tám vạn bốn ngàn.
Nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến.
Nếu tôi không chỉ ra
rõ ràng điều này, không trình bày cặn kẽ, thì làm sao quý vị
biết mà tiến lên phía trước ? Xu, là tiến lên phía trước, đến
chỗ đó. Hướng, là hướng đến chỗ đó ; đối diện với chỗ
đó, gọi là đối hướng. Xu hướng, chính là ta làm sao để có
được mục tiêu ? Ta làm sao để có phương châm, tông chỉ ?
Nay xin vì đại
chúng mà trình bày sơ lược: Ðại sư Tỉnh Am nói, tôi nay vì
đại chúng trình bày sơ lược những điều quan trọng. Lược, là
giản lược, không thể nói hết ; nói đơn giản một chút, nói ít
một chút.
Sự phát tâm lập nguyện gồm tám
tướng
: Tướng trạng này tổng quát
thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có
ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.
Thế nào gọi là tà ? Chính là lòng ích kỷ, chỉ biết
lợi ích riêng mình. Thế nào gọi là chánh ? Chính là không ích kỷ.
Thế nào gọi là chân ? Chính là lợi người không lợi mình. Còn
ngụy chính là lợi mình không lợi người. Quý vị dùng sáu đại
tông chỉ (1) để xem thì có thể hiểu rõ.
Thế nào gọi là tiểu, thế nào gọi là đại ? Tiểu
chính là vì mình, đại là vì đại chúng. Nên nói “Vì người
không vì mình, cuối cùng là Phật thể, vì mình không vì đại chúng,
rốt cuộc uổng phí cuộc đời“. Dù có
bỏ cả sanh mạng mình, cũng không có ích dụng gì. Ðại là phát tâm
quảng đại, cũng chính là hành Bồ tát đạo. Vậy nếu không phát
đại tâm mà phát tiểu tâm thì sao ? Chính là không hành Bồ tát
đạo, ích kỷ tự lợi, tranh giành, tham lam, ham cầu, chỉ tính toán cho
mình, đó đều là tiểu. Nếu lo toan cho đại chúng, chí công vô tư,
chánh trực không thiên vị, khắp cùng cúng dường, lấy pháp giới
làm thể, lấy hư không làm dụng, đó gọi là đại.
Thiên là thiên về một bên, vào một chỗ nhỏ, không
có viên dung. Viên là bao la vạn hữu, chính là viên mãn Bồ đề,
không có chỗ nào mà không bao bọc, chẳng có chỗ nào mà không
dung chứa. Tôi có một bài kệ tụng có thể dùng để hình dung cái
“viên” này :
“Pháp giới vi thể hữu hà
ngoại,
Hư không thị dụng vô bất dung.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông”.
Dịch :
Pháp giới là thể có chi ngoài,
Hư không là dụng đều dung chứa.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Một niệm không sanh bặt ngữ
ngôn.