Làm Sao Để Hết Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globaltraining.edu.vn

Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Các mẹ thường được nghe câu ví von “mịn màng như da em bé”. Kỳ thực, nhiều em bé không hề có làn da mịn màng mà còn lấm tấm đốm mụn được gọi là mụn sữa ở trẻ sơ sinh.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nang kê là hiện tượng phổ biến. Có đến 20% trẻ sinh ra bị mụn sữa. Những mụn nhỏ li ti thường nổi trên má, cằm, trán và lưng ngay khi bé ra đời hoặc một vài tuần sau sinh mới bắt đầu xuất hiện. Bé có thể nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo.

Điều gì gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh?

Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa ngã ngũ về nguyên nhân của mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Thường thì trẻ sơ sinh sẽ bị nổi những nốt mụn nhỏ li ti, xuất hiện ở mặt, trán và tay chân. Một số nhà khoa học cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây nên mụn sữa.

Nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc, dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.

Các mụn sữa này sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể của trẻ bị nóng lên do thời tiết hoặc do bé quấy khóc nhiều. Khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, mụn sữa cũng mọc nhiều hơn.

Các bé uống sữa bột cũng có thể bị mụn sữa do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Người mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở trẻ sơ sinh phát triển nhiều hơn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

Nên và không nên khi bé bị mụn sữa

Nên: Giữ vệ sinh cho trẻ luôn khô thoáng. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, nên chọn loại thấm hút được mồ hôi.

Nên: Rửa sạch da bé bằng nước ấm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh và lau khô.

Không nên: Cho trẻ mặc quần áo lông vì dễ gây kích ứng cho da của trẻ.

Không nên: Cọ xát mạnh mỗi khi tắm trẻ, đồng thời không dùng xà bông có tính kích thích mạnh.

Không nên: Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé. Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn khung giờ buổi sớm hoặc chiều muộn để bé không bị nóng bức.

Không nên: Sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Nên: Chú ý các thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Khi thấy con bị mụn sữa, mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ và không cho bú thêm sữa công thức. Mẹ nên tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ không có tác nhân gây kích ứng cho bé. Với bé đã ăn dặm, cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng…

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Dù các loại mụn sữa trên cơ thể bé sơ sinh có thể khiến mẹ khá là lo lắng, chúng sẽ không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là chỉ báo tình trạng da mụn sẽ xảy ra ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng quá vì những vấn đề về da ở trẻ có thể được xử lý hoàn toàn bằng các công nghệ hiện đại.

Cách Chữa Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa – bình thường hay bất thường?

Khoảng 20% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới mắc phải tình trạng này, nhưng liệu đây là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Theo các chuyên gia Nhi khoa cho biết, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mụn kê là do hormone của mẹ chuyển sang bé qua bánh nhau đã kích thích tuyến dầu của bé phát triển, làm cho bã dầu của bé tăng lên làm bít kín các lỗ chân lông nên gây ra tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh.

Phần lớn mụn kê là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, mụn có thể tự biến mất chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp mụn kê không tự khỏi, mà chúng còn trở lên nghiêm trọng hơn khi các đốm mụn bị vỡ ra, lở loét và bị viêm nhiễm.

Cách loại bỏ mụn sữa cho bé hiệu quả

2.1. Cách chữa mụn sữa theo phương pháp dân gian

Phần lớn tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn là do thói quen chăm sóc và điều trị chưa đúng cách của cha mẹ. Hiện nay, rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng cách tắm cho con bằng các loại thảo dược để trị mụn sữa, phương pháp này không những tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của trẻ.

Tắm lá khế chua

Từ lâu, lá khế được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc trị mụn sữa, rôm sảy. Loại lá này có vị chua hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc do chữa nhiều dưỡng chất như chất chống oxy hóa, sắt, kẽm, magie, vitamin C… Ngoài có thể hỗ trợ điều trị mụn sữa lá khế thường được dùng để tắm cho bé để  trị mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa.

Cách thực hiện:

+ Lấy một nắm lá khế chua còn tươi xanh sau đó ngâm rửa với nước muối.

+ Đem vò đều tay, cho vào nồi đun sôi với 2-3 lít nước.

+ Các mẹ có thể đợi khoảng 30 phút cho nước lá khế ngấm vào nước thì lọc bỏ phần bã, sau đó pha với nước đến khi nước khoảng 38 độ thì tắm cho bé.

+  Các mẹ có thể tắm cho bé 2-3 lần/tuần để mụn của bé có thể được cải thiện hơn.

Tắm lá sài đất

Lá sài đất là loại thảo dược dễ kiếm, thường gặp ở các bờ ruộng, hoặc góc vườn nơi gần nguồn nước có độ ẩm cao. Sài đất có vị chua ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, chữa viêm da … Sài đất có thể dùng toàn thân, ở dạng tươi hoặc sấy khô đều được. Trong dân gian, sài đất thường được dùng để chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da và đặc biệt loại cây này còn được dùng để tắm cho bé sơ sinh. Công dụng của sài đất là chuyên trị rôm sảy, mụn nhọt cho bé.

Cách thực hiện:

+ Lấy 200g lá sài đất, ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch vài lần

+ Vò nát, đun sài đất với 2-3 lít nước sôi, tắt bếp chắc lấy nước

+ Pha nước lá sài đất với nước mát đến 38 độ thì tắm cho bé

+ Chỉ nên thực hiện 2-3 lần/tuần, pha thật loãng để tránh gây phản tác dụng.

Tắm lá riềng

Để chữa mụn sữa cho bé, mẹ hãy chuẩn bị cho bé một nắm lá riềng đã rửa sạch, loại bỏ hết phần lông trên lá để tránh gây kích ứng cho da bé.

Mẹ lấy lá riềng vào nồi đun cùng với 2-3 lít nước, đun sôi 5-10 phút cho tinh chất trong lá riềng tiết ra, sau đó pha với nước rồi tắm cho bé.

Lưu ý chung:

Với 3 cách tắm bằng “cây nhà lá vườn” trên mẹ có thể yên tâm bé sẽ hết mụn và khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, khi tắm cho bé, để tránh những tác dụng không mong muốn, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Lá tắm cho trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu.

Tuyệt đối không tắm lá cho trẻ khi da có những vết trầy xước, sưng viêm để tránh nhiễm khuẩn.

Sau khi tắm xong, nên tắm lại bằng nước ấm, lau khô người và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại. Tránh ủ kín, đắp quá nhiều cho trẻ khi bị mụn.

Khi tắm, cần nhẹ nhàng, tránh chà xát để không gây tổn thương da cho trẻ.

2.2. Trị mụn sữa bằng các bài thuốc Đông y

Khi trẻ mới sinh ra hệ miễn dịch của bé còn non yếu, cùng với làn da mỏng manh dễ bị dị ứng. Chính vì thế khi điều trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh phải quan tâm đến yếu tố an toàn đầu tiên.

Các mẹ không nên nóng vội muốn thấy hiệu quả ngay mà sử dụng các loại thuốc kháng sinh mạnh để nhanh chóng chữa mụn cho con vì những thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho bé.

Một trong những cách được nhiều mẹ lựa chọn đó là dùng các bài thuốc Đông y. Chữa mụn sữa bằng Đông y không chỉ có thuốc uống mà còn có thuốc bôi, thuốc rửa. Việc kết hợp này giúp các triệu chứng của mụn giảm nhanh chóng và khỏi hẳn nếu kiên trì.

Mụn sữa theo Đông y cũng được chia thành các thể: cấp tính và mãn tính, trong đó, cấp tính được chia ra gồm loại thấp nhiệt và phong nhiệt. Cụ thể, các bài chữa như sau:

Bài thuốc uống chữa mụn sữa thể cấp tính loại thấp nhiệt

Triệu chứng bệnh: Da hơi đỏ, ngứa, một thời gian sau nổi mụn nước, loét, chảy nước vàng.

Vị thuốc gồm: Sài đất (100g), còn các vị khác: bồ công anh, cỏ mần trầu, kế đầu ngựa, cam thảo đất, kinh giới, thổ phục linh đều (20g)

Cách dùng: Lấy các nguyên liệu sắp với 1 lít nước đến khi còn 300ml thì cho trẻ uống ngày 1 lần. Mỗi lần từ 14-20ml.

Bài thuốc Tiêu phong tán trị mụn sữa thể cấp tính loại phong nhiệt

Triệu chứng bệnh: Da hơi đỏ, nổi mụn nước, chảy nước vàng nhưng loét ít hơn.

Vị thuốc gồm: Thạch cao (20gam), khô sâm, mộc thông, kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử mỗi vị 12gam, tri mẫu 8gam, thuyền thoái 6gam

Cách dùng: Các mẹ đem hỗn hợp các vị thuốc trên tán nhỏ sau đó pha với nước ấm. Mẹ có thể thực hiện cho bé 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc uống Tiêu phong đạo xích thang trị mụn sữa khô cho trẻ bú sữa mẹ

Dược liệu: Ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khô sâm, hoàng bá 12 gam, bạch tiễn bì, phục linh, thương truật 12gam, bạc hà 4 gam.

Cách dùng: Sắp uống ngày 1 thang

Bài thuốc rửa

Dược liệu gồm: lá vối tươi, lá canh giới mỗi vị 100gam

Cách dùng: Đem rửa sạch, đun sôi rồi để ấm rửa nơi da tổn thương.

Bài thuốc bôi

Dược liệu: Vỏ núc nác 40 gam, nghệ già 20 gam, Dầu vừng vừa đủ.

Cách thực hiện: Bạn đem vỏ núc nác và nghệ già sao khô, tán bột mịn hòa với dầu vừng và bôi lên vùng da bị mụn.

Mặc dù các bài thuốc Đông y giúp mang lại hiệu quả và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, về khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng như thời gian chuẩn bị lại lích kích không phù hợp với các gia đình bận rộn.

2.3 Dùng thuốc Tây trị mụn sữa cho bé

Sử dụng thuốc trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng cho bé để tránh bị kích ứng và tác dụng phụ của thuốc gây ra.

– Kem trị mụn sữa Bioskin: Sản phẩm này có thành phần khoáng chất từ núi lửa và dầu Jojba có tác dụng dưỡng ẩm từ sâu bên trong, làm sạch da. Đồng thời cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do mụn sữa gây ra.

Kem Bioskin có chứa các thành phần tự nhiên, an toàn cho da trẻ nhỏ nên không gây kích ứng da, thích hợp cho các bé trên 3 tháng tuổi. Phụ huynh có thể sử dụng sản phẩm này cho bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của trẻ. Sản phẩm này có thể hỗ trợ điều trị mụn sữa và ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Kem dưỡng ẩm Ceradan: Đây là kem dưỡng ẩm giàu thành phần Natri Hyaluronate, Ceramide. Sản phẩm này điều trị và phòng ngừa các đợt bùng phát do mụn sữa ở trẻ gây ra. Kem dưỡng ẩm có xuất xứ từ Singapore. Sản phẩm là giải pháp dưỡng ẩm cho da khô, da bị kích ứng, ngăn ngừa mất nước.

– Kem trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh Bepanthen: Loại kem này là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh da liễu cho trẻ sơ sinh như mụn sữa, hăm tã, viêm da, kích ứng da, … Thành phần chính của kem này là Parafin lỏng, dầu hạnh đào, Dexpanthenol, sáp ong trắng, Stearyl alcohol, dầu hạnh đào, …Những chất có trong sản phẩm đều chiết khấu từ tự nhiên, rất lành tính, an toàn cho da khi sử dụng. Đây là loại kem không có tác dụng, không gây kích ứng da. Kem trị mụn sữa Bepanthen giúp tái tạo nhưng tổn thương trên bề mặt da do mụn sữa gây ra, cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết thêm về các phương pháp chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là các mẹ bỉm sữa lần đầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Mụn sữa, tuy ít gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng nó có thể gây khó chịu, thậm chí làm mất đi tính thẩm mỹ cho con sau này. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý và điều trị cho con càng sớm càng tốt.

Company

Đặt mua – Fons Care Baby

Ghi chú

Mách Mẹ Cách Đánh Bay Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Mụn sữa (hay còn gọi là nang kê) mà một trong những biểu hiện da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh, với 20% số lượng trẻ sơ sinh mắc phải.

Mụn sữa thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi, hoặc có thể sớm ngày từ 1 tuần tuổi với những đốm nhỏ li ti màu trắng như những hạt gạo.

Mật độ mọc mụn sữa nhiều hoặc ít tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng trẻ. Mụn sữa có thể mọc ở những vùng trán, hai má, cánh mũi, lưng, ngực và cả chân tay.

Vì mụn sữa xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần phân biệt rõ giữa mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh với các loại mụn thịt, mụn trứng cá, rôm sảy để có hướng chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Vì sao mụn sữa lại xuất hiện nhiều ỏ trẻ sơ sinh là điều mà cha mẹ nào cũng thắc mắc nhưng khoa học vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân thích đáng gây nên mụn sữa. Đến tận bây giờ, mọi người thường vẫn cho rằng nguyên nhân của mụn sữa là do:

– Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ. Hoặc có thể do trong thời gian mang thai, mẹ hoặc trẻ bị các vấn đề về sức khỏe nên phải dùng thuốc. Và mụn sữa xuất hiện là do tác dụng phụ của thuốc.

– Do thời tiết thay đổi, bị nóng lên khiến mụn sẽ bị đỏ tấy lên.

– Khi trẻ quấy khóc quá nhiều hoặc khi da tiếp xúc nhiều với sữa mẹ, chất tẩy rửa sót lại trên quần áo hoặc nước bọt cũng làm mụn sữa mọc nhiều hơn.

– Uống sữa bột cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.

– Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu cũng có thể là nguyên nhân kích thích mụn sữa mọc nhiều.

– Trẻ bị phì đại tuyến bã cũng có thể bị mụn sữa

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những loại đồ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Khi tắm xong, mẹ cần lau người thật khô, tránh kỳ cọ da trẻ mạnh khi tắm

– Việc dị ứng với thức ăn cũng có thể gây mụn sữa cho trẻ do đó mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn những món có thể gây dị ứng cho trẻ như hải sản, trứng, lạc…

– Cho con bú trực tiếp cũng là cách hạn chế mụn sữa nên mẹ cần tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng cho trẻ.

– Khi trẻ có mụn sữa mẹ không được sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để tự ý điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa tắm lá gì?

Đây chính là câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra khi có con bị mụn sữa với mong muốn con nhanh hết mụn. Theo dân gian, khi trẻ bị mụn sữa, mẹ có thể cho bé tắm bằng những loại lá sau để có thể nhanh lặn hết mụn sữa:

* Lưu ý: Tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi tắm nước lá cho bé

Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ chỉ cần lấy một nắm là giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần. Sau khi tắm xong mẹ nhớ tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm.

Lá giềng rất lành tính và có tác dụng nhanh trong việc chữa mụn sữa cho bé.

Từ lâu, lá khế đã được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc trị rôm sẩy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa hiệu quả. Vì theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt, khi phong chuyên dùng để trị các triệu chứng của phong. Vì vậy, khi bé bị mụn sữa mẹ hoàn toàn có thể dùng lá khế dể tắm cho bé.

Mẹ hãy lấy một nắm lá khế cho vào nồi đun sôi lên, để nguội và lọc bỏ phần bã đi. Sau đó mẹ hãy tráng qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn và tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da.

Mỗi tuần mẹ chỉ cần tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế là được vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều da bé sẽ bị xỉn màu.

Thực tế cho thấy, không có một biện pháp chữa trị hay chăm sóc nào đặc biệt để áp dụng cho mụn sữa trắng. Loại mụn lành tính này sẽ tự mất đi sau vài tuần hoặc lâu hơn một chút nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy da dẻ bé không được mịn màng.

Nhưng mẹ cần cho bé đi khám da liễu nếu những đám mụn sữa ở trẻ sơ sinh có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ và ngày càng lan rộng, tránh để mụn làm tổn thương da bé.

Cách Chữa Trị Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhanh Nhất

Cách chữa trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây mụn sữa (mụn trứng cá) ở trẻ sơ sinh có thể là những hormon mà trẻ nhận được từ mẹ, có thể là trẻ bị phì đại tuyến bã, với các dấu hiệu là những nốt mụn nhỏ li ti ở hai bên má và có thể lan xuống cằm, trán, lưng, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Những đốm mụn nhỏ này có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Cũng có nhiều trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.

Theo kinh nghiệm nhân gian, nhiều cha mẹ khi thấy trẻ nổi mụn sữa thường lấy nước bọt bôi lên vùng mặt bị mụn hay pha nước muối loãng rửa mặt cho bé. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý đây là cách chữa trị mụn sữa sai cách, không khoa học, vì khu vực bị mụn sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên, hay khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hay các chất tẩy rửa.

Mẹ nên giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, khô thoáng, tắm rửa hàng ngày cho bé với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh, sau khi tắm nên lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm.

Nếu mụn sữa mọc ở vùng bẹn, nách thì mẹ có thể dùng thêm phấn rôm sảy.

Mẹ có thể thử thay đổi nhãn sữa hoặc chế độ ăn giảm các đồ lạ, khó tiêu như tôm, cua, trứng,… Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý đến chất lượng thức ăn cũng như thời gian cho bé ăn hợp lý. Nếu bé đang bú mẹ thì cần chú ý tránh các thức ăn tanh.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, thì trong thời gian bé bị mụn sữa thì mẹ không nên bôi bất kỳ loại kem hay thuốc gì lên mụn nếu chưa được sự tư vấn của bác sĩ.

Cha mẹ bé cũng lưu ý không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, như vậy vừa rất mất vệ sinh mà còn có thể làm mụn viêm nhiễm và làm cho tình trạng mụn trở nên xấu hơn.