Chiến lược này còn được gọi là “phản chiếu”, có nghĩa là bạn mô phỏng hành vi của người khác một cách kín đáo, tinh tế. Khi nói chuyện với ai đó, hãy thử sao chép ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt của họ.
Năm 1999, các nhà nghiên cứu ở Đại học New York đã ghi lại “hiệu ứng tắc kè hoa”, xảy ra khi người ta bắt chước hành vi của nhau một cách vô thức, và sự bắt chước đó tạo nên cảm giác có thiện cảm giữa hai người. Các nhà nghiên cứu đã cho 78 người đàn ông và phụ nữ cùng thực hiện yêu cầu cùng với người bạn đồng hành của mình. Những người đồng hành bắt chước bạn của mình với mức độ khác nhau, trong khi các nhà nghiên cứu bí mật ghi lại tương tác giữa họ. Khi kết thúc, những người tham gia được hỏi họ cảm thấy thế nào đối với bạn đồng hành của mình. Chắc chắn, những người tham gia có nhiều khả năng nói rằng họ thích bạn mình hơn khi người đó bắt chước hành vi của họ.
2. Dành Nhiều Thời Gian Hơn Cho Người Khác
Theo “hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần” (mere-exposure effect), người ta có khuynh hướng thích những thứ quen thuộc với mình. Kiến thức về hiện tượng này bắt đầu từ những năm 1950, khi các nhà nghiên cứu của MIT phát hiện ra rằng những sinh viên đại học sống trong ký túc xá của trường thường thân thiết hơn những sinh viên xa cách nhau. Điều này có thể là do sinh viên sống gần nhau có thể gặp nhiều tương tác thụ động, hàng ngày với nhau, chẳng hạn như chào hỏi lẫn nhau trong phòng chung hoặc nhà bếp. Trong những trường hợp nhất định, những tương tác này có thể phát triển thành tình bạn đầy đủ.
Gần đây hơn, các nhà tâm lý học tại Đại học Pittsburgh đã sắp đặt 4 người phụ nữ đóng giả là sinh viên tham gia một lớp học tâm lý. Mỗi người phụ nữ đến lớp một số lần khác nhau. Khi các sinh viên nam xem hình ảnh của bốn người phụ nữ, họ tỏ ra có cảm tình hơn với những phụ nữ thường xuất hiện ở lớp – mặc dù họ không hề nói chuyện với bất kỳ ai trong số họ.
Nói tóm lại, những phát hiện này cho thấy rằng chỉ cần dành nhiều thời gian hơn với mọi người có thể khiến họ quý bạn nhiều hơn. Ngay cả khi bạn không sống gần bạn bè của bạn, hãy cố gắng gắn bó với một thói quen ổn định với họ, chẳng hạn như đi chơi cà phê mỗi tuần hoặc tham gia một lớp với nhau.
Mọi người sẽ kết nối các tính từ bạn sử dụng để mô tả những người khác với tính cách của bạn. Hiện tượng này được gọi là sự chuyển đổi tính trạng tự phát ( spontaneous trait transference). Một nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu ứng này xảy ra ngay cả khi mọi người biết những đặc điểm nhất định về bạn cũng không thể mô tả con người bạn theo những đặc điểm đó mà hầu hết dựa trên những tính từ mà bạn nói ra.
Theo Gretchen Rubin, tác giả của cuốn sách “The Happiness Project” (Dự án Hạnh phúc), “bất cứ điều gì bạn nói về những người khác ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận bạn”.
Nếu bạn mô tả người khác một cách chân thành, mọi người cũng sẽ liên kết bạn với những phẩm chất đó. Điều ngược lại cũng đúng: Nếu bạn liên tục nói xấu sau lưng người khác, bạn bè của bạn sẽ bắt đầu liên kết những phẩm chất tiêu cực với bạn.
4. Hãy Luôn Trong Tâm Trạng Tuyệt Vời
Sự lây lan cảm xúc ( emotional contagion) mô tả trạng thái khi mọi người bị ảnh hưởng mạnh bởi tâm trạng của người khác. Theo một bài báo nghiên cứu từ Đại học Ohio và Đại học Hawaii, mọi người có thể vô tình cảm nhận được cảm xúc của những người xung quanh họ.
Nếu bạn muốn làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc khi họ ở xung quanh bạn, hãy cố gắng truyền đạt những cảm xúc tích cực.
5. Kết Bạn
Nguyên tắc mạng xã hội đằng sau hiệu ứng này chính là Triadic closure, nghĩa là hai người sẽ trở nên thân thiết với nhau hơn khi họ có ít nhất một người bạn chung.
Để minh họa cho hiệu ứng này, các sinh viên của Đại học British Columbia đã thiết kế một chương trình kết bạn ngẫu nhiên trên Facebook. Họ phát hiện ra rằng lời mời kết bạn của bạn chỉ có 20% cơ hội được chấp nhận khi cả hai không có bạn chung, và con số này là 80% khi cả hai có ít nhất 11 bạn chung.
6. Không Phải Lúc Nào Cũng Khen Ngợi Người Khác
Lý thuyết nhận được và cho đi về sự hấp dẫn giữa các cá nhân có lợi cho thấy rằng những lời khen của bạn sẽ có tác động nhiều hơn nếu chúng được đưa ra đúng thời điểm.
Một nghiên cứu năm 1965 của các nhà nghiên cứu Đại học Minnesota chỉ rõ lý thuyết này hoạt động như thế nào trong thực tế. Các nhà nghiên cứu đã bắt cặp 80 sinh viên nữ với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ, cho phép các sinh viên “nghe lỏm” những người bạn nói gì về mình. Trong thực tế, những người bạn kia nói theo kịch bản có sẵn.
Kịch bản đầu tiên, các ý kiến đều tích cực; trong một kịch bản thứ hai, ý kiến đều là tiêu cực; trong một kịch bản thứ ba, các ý kiến đi từ tích cực đến tiêu cực; và trong một kịch bản thứ tư, các ý kiến đi từ tiêu cực đến tích cực.
Hóa ra, sinh viên thích các bạn của họ khi nhận xét chuyển dần từ tích cực sang tiêu cực, điều đó cho thấy rằng mọi người muốn có cảm giác giỏi hơn bạn trong một số lĩnh vực.
Điểm mấu chốt: Hãy khen ngợi bạn bè của bạn ít hơn một chút.
7. Hãy Tỏ Ra Ấm Áp Và Có Năng Lực
Nhà tâm lý học xã hội Susan Fiske đề xuất mô hình nội dung khuôn mẫu, đó là lý thuyết chỉ ra mọi người đánh giá người khác dựa trên sự ấm áp và năng lực của họ.
Theo mô hình này, nếu bạn có thể miêu tả mình khá ấm áp, tức là, không cạnh tranh và thân thiện – mọi người sẽ cảm thấy họ có thể tin tưởng bạn. Nếu bạn có năng lực – ví dụ: Nếu bạn có địa vị kinh tế hoặc giáo dục cao – họ có xu hướng tôn trọng bạn nhiều hơn.
Nhà tâm lý học Harvard, Amy Cuddy, nói rằng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh, điều quan trọng là phải chứng tỏ sự ấm áp đầu tiên và sau đó là năng lực.
Cuddy viết trong cuốn sách “Presence” của cô, “điều quan trọng hơn đối với sự sống còn của chúng ta là phải biết liệu một người có xứng đáng với sự tin tưởng của chúng ta hay không”.
8. Dần Dần Tiết Lộ Khuyết Điểm Của Bạn
Theo hiệu ứng pratfall, mọi người sẽ thích bạn nhiều hơn sau khi bạn mắc lỗi – nhưng chỉ trong trường hợp họ tin rằng bạn là một người có năng lực. Tiết lộ rằng bạn không hoàn hảo làm khiến bạn trở nên dễ được thấu hiểu hơn và cũng dễ bị tổn thương bởi người xung quanh.
Nhà nghiên cứu Elliot Aronson lần đầu tiên khám phá ra hiện tượng này khi ông nghiên cứu những sai lầm đơn giản có thể ảnh hưởng đến sự thu hút có thể nhận thức. Ông đã yêu cầu các nam sinh viên của Đại học Minnesota lắng nghe băng ghi âm của những người tham gia một bài kiểm tra.
Khi có người làm tốt bài kiểm tra nhưng trót làm đổ cafe sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, các học sinh đánh giá họ cao hơn so với khi họ làm tốt bài kiểm tra và không làm tràn cà phê hoặc không làm tốt bài trắc nghiệm và đổ cà phê.
9. Nhấn Mạnh Giá Trị Sẻ Chia
Nếu bạn đang muốn trở nên thân thiện với ai đó, hãy cố gắng tìm ra điểm tương đồng giữa bạn và họ làm nổi bật nó.
10. Chạm Nhẹ Vào Họ
Điều này được gọi là Subliminal touching, xảy ra khi bạn chạm vào một người theo cách rất tinh tế mà họ hầu như không nhận thấy. Các ví dụ phổ biến bao gồm chạm vào lưng ai đó hoặc cánh tay của họ, điều này có thể làm cho họ cảm thấy ấm áp hơn đối với bạn.
Trong “Subliminal: How your unconscious mind rules your behavior”, tác giả Leonard Mlodinow đề cập đến một nghiên cứu ở Pháp, trong đó những người đàn ông trẻ tuổi đứng trên góc đường phố và nói chuyện với những phụ nữ đi ngang qua. Tỉ lệ các cuộc đối thoại diễn ra tốt đẹp hơn tăng lên gấp đôi khi họ chạm nhẹ vào cánh tay của người phụ nữ so với khi họ nói chuyện với họ thay vì không làm gì cả.
Trong một cuộc thử nghiệm ở đại học Mississippi và Rhodes College nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp giữa các khách hàng và nhân viên nhà hàng, người phục vụ chạm nhẹ vào khách hàng trên bàn tay hoặc vai khi họ đưa lại tiền thừa cho khách. Kết quả là, ai chạm vào khách hàng được tip nhiều hơn so với những người không làm vậy.
Trong một nghiên cứu, gần 100 nữ sinh đại học nhìn vào bức ảnh của một người phụ nữ khác trong một trong bốn kiểu dáng: mỉm cười và thả lỏng cơ thể, mỉm cười nhưng thu mình, không mỉm cười và thả lỏng, hoặc không cười và thu mình. Kết quả cho thấy người phụ nữ trong bức ảnh được yêu thích nhất khi cô ấy mỉm cười, bất kể vị trí cơ thể của cô ấy như thế nào.
12. Nhìn Người Khác Theo Cách Họ Mong Muốn
Mọi người muốn được nhận thức theo cách phù hợp với niềm tin của họ về chính họ. Hiện tượng này được mô tả bằng lý thuyết tự xác minh ( self-verification theory). Tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự xác nhận của quan điểm, tích cực hoặc tiêu cực.
Đối với một loạt các nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học Arizona (Mỹ), những người tham gia có nhận thức tích cực và tiêu cực về bản thân họ đã được hỏi liệu họ có muốn tương tác với những người có ấn tượng tốt hay tiêu cực về họ không. Những người đánh giá khả quan về bản thân ưa thích tương tác với những người khác cùng nghĩ tốt về họ, trong khi những người tiêu cực lại ưa nghe những lời chỉ trích. Điều này có thể là do người ta thích tương tác với những người cùng suy nghĩ với với họ về nhận dạng của họ.
Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, khi hai người có cùng quan điểm, mối quan hệ giữa họ sẽ phát triển trôi chảy hơn. Điều đó có thể bởi vì chúng ta cảm thấy được thấu hiểu, đó là một thành phần quan trọng hình thành nên mối quan hệ sau này.
13. Nói Với Họ Một Bí Mật
Tự tiết lộ (Self-disclosure) có thể là một trong những kỹ thuật xây dựng mối quan hệ tốt nhất.
Trong một nghiên cứu do giáo sư Arthur Aron dẫn đầu tại trường Đại học Stony Brook, sinh viên đại học đã được ghép đôi và nói rằng họ nên dành 45 phút để hiểu nhau hơn. Một số cặp sinh viên được cung cấp sẵn một loạt câu hỏi để hỏi, ngày càng sâu sắc và mang tính riêng tư. Ví dụ, một trong những câu hỏi mang tính trung gian là: “Bạn cảm thấy thế nào về mối quan hệ của bạn với mẹ?”. Các cặp khác đã được đưa ra các câu hỏi kiểu tán gẫu. Ví dụ, một câu hỏi là “Kỳ nghỉ ưa thích của bạn là gì? Tại sao?”. Vào cuối thí nghiệm, những sinh viên đã đặt câu hỏi ngày càng riêng tư cho biết cảm thấy gần gũi hơn so với những sinh viên đã tham gia vào cuộc nói chuyện tán gẫu thông thường.
Bạn có thể thử kỹ thuật này một mình khi bạn đang tìm hiểu ai đó. Ví dụ: bạn có thể hỏi họ từ những chuyến đi nghỉ cho đến bộ phim yêu thích để tìm hiểu những điều quan trọng nhất đối với họ là gì. Khi bạn tìm hiểu những câu chuyện riêng tư về người khác, họ có thể cảm thấy gần gũi hơn với bạn và muốn tin tưởng, trút bầu tâm sự cùng bạn trong tương lai.
14. Mong Muốn Những Điều Tốt Đẹp Từ Mọi Người
Theo hiệu ứng Pygmalion, người ta đối xử với người khác dựa theo mong đợi của họ và do đó làm cho người đó cư xử theo cách xác nhận những kỳ vọng đó.
Trong một bài báo của tạp chí Harvard, Cuddy nói, “Nếu bạn nghĩ rằng ai đó là một kẻ gàn dở, hành động của bạn sẽ gợi lên những hành động gàn dở thực sự từ phía đối phương”.
Mặt khác, nếu bạn mong đợi ai đó thân thiện với bạn, họ có nhiều khả năng cư xử một cách thân thiện đối với bạn.
15. Hành Động Như Bạn Thích Họ
Từ lâu, các nhà tâm lý học đã biết về một hiện tượng được gọi là “sự tương giao với ý thích” ( reciprocity of liking): Khi chúng ta nghĩ ai đó thích chúng ta, chúng ta cũng thích họ.
16. Hãy Hài Hước
Nghiên cứu từ Đại học bang Illinois và Đại học California State Los Angeles đã phát hiện ra rằng, bất kể người ta nghĩ về người bạn lý tưởng của họ hay một người bạn tình lãng mạn, tính hài hước là yếu tố rất quan trọng.
Trong khi đó, không hài hước, đặc biệt là tại nơi làm việc, có thể không phải là điều tốt cho bạn. Một nghiên cứu với 140 công nhân Trung Quốc từ 26 đến 35 tuổi cho thấy những người ít được yêu thích hơn so với các đồng nghiệp khác của họ nếu họ quá cứng nhắc và chỉ “tập trung vào đạo đức nghề nghiệp”. Điều đó có nghĩa là họ đã đặt một giá trị cao trong việc thể hiện sự quan tâm, công bằng và những đặc điểm luân lý khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng đó là bởi vì các cá nhân tập trung đạo đức được đánh giá là ít hài hước bởi các đồng nghiệp của họ.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã có người tham gia ngồi trong một máy fMRI (chụp cộng hưởng từ) và trả lời các câu hỏi về ý kiến của họ hoặc của người khác. Những người tham gia đã được yêu cầu đưa một người bạn hoặc thành viên gia đình vào thử nghiệm, người đang ngồi bên ngoài máy fMRI. Trong một số trường hợp, người tham gia được cho biết rằng những phản hồi của họ sẽ được chia sẻ với bạn bè hoặc họ hàng; trong những trường hợp khác, phản hồi của họ sẽ được giữ kín.
Nói cách khác, để cho ai đó chia sẻ một hoặc hai câu chuyện về cuộc đời của họ thay vì chỉ nói về bạn, có thể cho họ những kỷ niệm tích cực đáng nhớ giữa hai người.