Viêm Họng Sổ Mũi Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Viêm họng và cảm cúm trong giai đoạn thai kỳ khiến cơ thể trở nên mẫn cảm và phát sinh các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… nếu không xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm lên sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất khi nhiễm bệnh là tìm đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ có bác sĩ mới là người cho bạn lời khuyên tốt nhất để biết mình cần làm gì vào những lúc như thế này. Sua khi kiểm tra tình trạng bệnh và xem xét những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, bạn sẽ được kê toa thuốc và nhận lời khuyên về những biện pháp chăm sóc cụ thể.

Lưu ý: tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được chỉ định. Nếu không cẩn trọng, các loại thuốc bạn dùng có thể gây sảy thai, nhiễm độc thai nghén hoặc dị tật thai nghén…

Để trị viêm họng, sổ mũi, mẹ bầu bên cạnh việc dùng thuốc có thể áp dụng một số cách sau:

Cách 1: nhai một tép tỏi sống vào mỗi sáng. Tỏi được xem là loại thuốc kháng sinh tự nhiên cực mạnh giúp diệt nhanh vi khuẩn và giải quyết những cơn sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả.

Cách 2: ăn cháo trứng để giải cảm, trị ho và làm dịu các cơn viêm họng. Nấu cháo cùng với trứng, hành lá và tía tô, dùng khi nóng để giải cảm vừa bổ dưỡng lại tốt cho hệ tiêu hóa cỉa bạn.

Cách 3: 15g lá kinh giới, tía tô; 2.5g cam thảo. Đem nấu lấy nước dùng trong ngày.

Biện pháp phòng viêm họng, sổ mũi tái phát

Sau khi điều trị dứt điểm viêm họng và sổ mũi, để tránh tái phát mẹ bầu cần tích cực chăm sóc cơ thể bằng những thói quen sau:

– Dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước muối pha loãng để súc họng thường xuyên, ngày 2-3 lần.

– Uống nhiều nước, mỗi ngày đảm bảo cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước để làm loãng đờm và giúp quá trình thải độc diễn ra hiệu quả.

– Mật ong với chanh hoặc gừng đem pha với nước ấm để dùng khi trời chuyển lạnh hoặc khi cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu của cảm sốt thông thường.

– Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc cảm cúm hoặc viêm họng, nếu phải di chuyển trên đường nên mang khẩu trang và che chắn cẩn thận, rửa tay với xà phòng xong khi đi từ ngoài về.

– Để phòng ngạt mũi và cảm lạnh khi ngủ, mẹ bầu không nên rọi quạt vào mặt, đắt chăn lên cổ, giữ ấm cơ thể đặc biệt là bàn tay và chân khi trời chuyển lạnh bằng cách mang tất và găng tay khi ngủ.

– Vận động cơ thể hằng ngày bằng những bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.. vừa giúp cơ thể khỏe mạnh lại mang đến lợi ích cho việc sinh nở.

Thời kỳ mang thai sức đề kháng của cơ thể phụ nữ sẽ kém hơn so với ngày thường, cùng những thay đổi trong tâm sinh lý làm chị em trở nên mẫn cảm và dễ nhiễm bệnh hơn bao giờ hết. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi trong bụng, chị em nên duy trì tâm lý thoải mái và sinh hoạt điều độ, tránh vận động mạnh và những yếu tố gây căng thẳng. Chúc chị em vui khỏe!.

Nghẹt Mũi Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Trong quá trình mang bầu, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi vô cùng khó chịu. Nghẹt mũi tuy là bệnh thường gặp nhưng với mẹ bầu nó lại nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi khi mang thai cho bà bầu. Trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến gồm:

Viêm mũi thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị viêm mũi kéo dài trên 6 tuần trong quá trình mang thai mà không kèm theo các biện khác của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm mũi thai kỳ thường biến mất hoàn toàn trong 2 tuần đầu sau sinh.

Theo nhiều nghiên cứu, viêm mũi thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, có đến 30% phụ nữ mang thai gặp phải Viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 13 – 21 hoặc những tuần cuối của thai kỳ.

Tình trạng viêm mũi thai kỳ rất dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi bệnh lý thông thường nên mẹ bầu hết sức cẩn thận để tránh việc dùng thuốc không đúng, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị dị ứng với nhiều chất mà trước đây chưa từng bị. Dị ứng có thể kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng…

Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nghẹt mũi khi mang thai, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn đối với mẹ bầu. Vì thế nhiều mẹ phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Nghẹt mũi khi mang thai còn khiến mẹ không cung cấp đủ lượng oxy cho nhu cầu của cơ thể. Tình trạng thiếu oxy ở cả mẹ và thai nhi có thể dẫn tới các biến chứng như:

– Thai nhi không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến chậm phát triển bên trong tử cung người mẹ

– Nghẹt mũi khi mang thai, chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, có thể khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể. Những vấn đề này đều ít nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ gây ra không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi khi mang thai kéo dài cũng có thể khiến sức khỏe của mẹ suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Việc ho hay hắt hơi của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chúng sẽ tác động và tạo áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai, thậm chí sảy thai. Dù tỉ lệ gây ra biến chứng này không lớn nhưng mẹ bầu cũng nên cẩn trọng, không được chủ quan.

Khi bị nghẹt mũi do bệnh lý, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn, virus xâm nhập, nhất là đối với hệ hô hấp. Những tác nhân này có thể tác động xấu đến thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai và gây suy dinh dưỡng đối với thai nhi.

Vì vậy, dù là nghẹt mũi do sinh lý hay bệnh lý thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình. Không nên chủ quan vì rất có thể, thai nhi bên trong bụng mẹ bị ảnh hưởng xấu do các tác nhân gây nghẹt mũi gây ra.

10 cách chữa nghẹt mũi vô cùng đơn giản cho bà bầu

Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng, vừa giúp mũi sạch hơn do khi súc miệng, một phần nước muối sẽ trở ngược lên mũi.

Tình trạng nghẹt mũi và khó thở có thể gây ra do dịch nhầy đọng nhiều ở mũi. Vì vậy, sử dụng nước mũi sinh lý để rửa mũi 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp mũi sạch hơn, đánh bay dịch nhầy để mũi được thông thoáng và không còn nghẹt nữa.

Uống nhiều nước có thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tốt hơn mẹ nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh, nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tốt nước lọc thông thường.

Gừng có tác dụng chống viêm rất tốt nên khi bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và thêm một thìa mật ong, để ấm rồi uống. Trà gừng mật ong giúp làm ấm các cơ quan của hệ hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai khó chịu.

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe hơn và ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn. Mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể có khả năng chống chọi lại tình trạng này, nhanh phục hồi hơn. Nước cam là thực phẩm cực tốt cho mẹ, giàu vitamin, tăng sức đề kháng tối ưu.

Đây cũng được xem là giải pháp giảm nghẹt mũi khi mang thai rất hữu hiệu. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao đầu, đảm bảo mũi cao hơn tim để giúp ngủ ngon hơn do trọng lực giúp mũi trút hết chất nhầy và hỗ trợ giảm nghẹt tốt.

Thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và làm dịu cơn nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tập luyện ngoài trời vì có nguy cơ cao tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm khiến đường hô hấp bị kích ứng.

Đồ ăn, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn và làm tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng. Vì thế, mẹ bầu nên tránh xa những đồ ăn này để cảm thấy dễ chịu và nó cũng không hề tốt cho sức khỏe nên mẹ càng hạn chế càng tốt.

Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi?

Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu nghẹt mũi khi mang thai do tình trạng viêm mũi thai kỳ thì mẹ không cần phải dùng thuốc điều trị mà tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh em bé và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Việc của mẹ chỉ cần ăn uống đủ, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái để chờ đón khoảnh khắc con yêu chào đời.

Nếu nghẹt mũi do bệnh lý gây ra, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ đưa cho phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn nhất. Với một số bệnh lý, mẹ có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị nhưng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không được tự ý mua thuốc về uống vì một số loại thuốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến thai nhi.

Khi bị nghẹt mũi mẹ bầu cần lưu ý gì?

Như đã nói ở trên, các loại thuốc trị nghẹt mũi có thể là thuốc kháng sinh hoặc chứa các thành phần có khả năng gây sảy thai, nhiễm độc thai , hoặc gây dị tật bẩm sinh.

Do đó, mẹ không được tự ý mua thuốc về uống mà cần phải đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nghẹt mũi cũng như nắm được tình hình bệnh. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, uống đúng liều đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để vừa giúp hết bệnh vừa an toàn cho thai nhi.

Các loại thuốc rửa mũi, xịt mũi có tác dụng rất tốt trong việc giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc xịt mũi nào cũng an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo bác sĩ xem loại thuốc nào an toàn thì mới nên dùng.

Có thể tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu rất phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan. Hãy chú ý đến từng thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Ngạt Mũi Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt mũi khi mang thai, tuy nhiên phổ biến nhất là:

Thay đổi nội tiết tố

Hàm lượng estrogen tăng cao trong thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị ngạt mũi khi mang thai. Lý do là bởi điều này làm sưng niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy trong mũi dẫn đến tình trạng viêm mũi thai kỳ. Các mạch máu mở rộng khi lượng máu tăng lên trong cơ thể cũng góp phần gây nên chứng sưng màng mũi.

Dị ứng

Một số các tác nhân gây dị ứng có hại từ môi trường có thể khiến bạn ngạt mũi khi mang thai. Phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn… sẽ khiến cơ thể bạn phản ứng bằng cách chảy nước mũi dẫn đến ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi. Bên cạnh đó, có những loại thực phẩm dễ khiến bạn bị dị ứng trong thai kỳ mà bạn cần tránh, cho dù trước đây chưa từng có tiền lệ.

Viêm mũi, viêm xoang

Các bệnh lý về đường mũi xoang cũng rất hay gặp ở các chị em phụ nữ đang mang bầu. Bên cạnh triệu chứng ngạt mũi khi mang thai, bạn sẽ thấy xuất hiện kèm theo các dấu hiệu điển hình của bệnh xoang như đau đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, giảm khả năng nhận biết mùi… Để được tư vấn và điều trị tốt nhất, bạn hãy đến ngay các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và có những lời khuyên cụ thể.

Làm sao để giảm ngạt mũi khi mang thai?

Massage mũi: Xoa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi một cách thường xuyên sẽ giúp bà bầu cải thiện tình trạng ngạt mũi, đồng thời còn đem lại cho chị em một vẻ đẹp thanh tú hơn.

Tỏi: Ăn một vài nhánh tỏi mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm hiệu quả, tinh dầu tỏi cay nóng cũng sẽ giúp bạn giảm ngạt mũi nhanh chóng.

Sử dụng tinh dầu: Một chút tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp sẽ giúp thông mũi ngay tức thời. Có thể dùng trực tiếp, hoặc pha với nước nóng để ngửi cũng rất hiệu quả.

Xông mũi: Đây là một cách khá đơn giản, chỉ cần một tô nước nóng là có thể giúp bạn thư giãn và dễ chịu trước chứng viêm mũi thai kỳ. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch trong mũi, làm loãng dịch nhày và từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Nhỏ nước muối sinh lý: Biện pháp này rất an toàn, dễ kiếm và dễ thực hiện cho mẹ bầu. Chăm chỉ nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ giúp rửa sạch mũi và sát khuẩn nhẹ, nhanh chóng loại bỏ những chất độc hại và vi khuẩn có trong mũi của bạn.

Uống đủ nước: Nước sẽ giúp cơ thể bạn đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, và hòa tan chất dịch nhày có trong mũi, từ đó giảm ngạt mũi khi mang thai một cách hiệu quả.

Kê cao gối khi ngủ: Đây là một mẹo cấp tốc giúp bạn giảm được chứng ngạt mũi khi đang ngủ. Tuy nhiên không nên lạm dụng cách này nếu bạn hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, do tư thế này sẽ làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não.

Dùng thuốc: Nếu tất cả những biện pháp trên không đem lại hiệu quả như ý, dùng thuốc là biện pháp cuối cùng để cải thiện tình trạng ngạt mũi khi mang thai. Nếu muốn áp dụng phương pháp này, bạn cần phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc và hết sức cẩn trọng khi dùng và đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất khi gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Trẻ Bị Sổ Mũi Hắt Hơi, Làm Sao Cho Hết?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể diễn tiến nặng, dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm phế quản rất nguy hiểm, khó chữa trị.

1. Nguyên nhân trẻ hắt hơi sổ mũi

Trong các nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn chớm bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi,… Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu tạng phế.

Theo y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết (thay đổi nhiệt độ đột ngột), hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u,… sẽ khiến các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi khiến trẻ khó chịu vì giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản,…

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus, khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi – họng. Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng nhẹ gồm sổ mũi hắt hơi. Sau vài ngày, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, có thể dẫn tới viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

2. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi làm sao cho hết?

Việc điều trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để trị bệnh dứt điểm. Vậy trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Các công việc cần làm gồm:

2.1 Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, phụ huynh chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.

Hướng dẫn nhỏ mũi cho trẻ:

Trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm;

Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân;

Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt;

Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi;

Làm sạch hốc mũi: Với trẻ lớn đã biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy, xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Còn nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì phụ huynh dùng bóng hút để hút đờm nhớt bên trong hốc mũi của bé. Thực hiện thủ thuật này bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, đờm nhất trong hốc mũi sẽ được hút vào bóng hút;

Rửa bóng hút mũi: Bóp mạnh bóng hút mũi để đờm nhớt trong bóng xì vào khăn sạch. Sau khi hút hết cả 2 hốc mũi, thực hiện hút xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch hiệu quả;

Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.

Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng tay bịt 2 bên mũi để xì mũi cho trẻ vì sẽ làm tăng đột ngột áp lực vào mũi. Đồng thời, giấy sử dụng để xì mũi phải là giấy mềm, sạch, chỉ dùng 1 lần.

2.2 Các biện pháp khác

Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ nên tránh ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và chất béo;

Cho trẻ tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng có thể làm lỏng dịch trong mũi, giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi;

Day huyệt nghinh hương: Còn gọi là huyệt xung dương, huyệt nghinh hương, có tác dụng thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,… giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Huyệt nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Khi trẻ bị tắc mũi, chảy nước mũi, phụ huynh nên dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nghinh hương ở 2 bên mũi trong vòng 1 – 2 phút. Cha mẹ chú ý không nên dùng lực quá mạnh. Mỗi ngày người mẹ có thể thực hiện day huyệt nghinh hương của trẻ 5 – 7 lần tùy theo mức độ bệnh;

Thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé, massage vài phút, có thể xoa dầu vào lưng và ngực trẻ;

Trước khi bé ngủ nên cho bé mang tất chân để giữ ấm;

Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy ra ngoài, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.

Thực hiện theo những hướng dẫn trên sẽ giúp điều trị sổ mũi hắt hơi hiệu quả cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh. Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung thêm vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh nên giữ cho không khí trong phòng của trẻ được khô, thông thoáng; không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá; khuyến khích bé tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ . Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, viêm đường hô hấp… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu có nhu cầu khám bệnh với các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bà Bầu Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao Để Mau Hết?

Sổ mũi trong giai đoạn thai kỳ khiến các mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Vậy bà bầu bị sổ mũi phải làm sao để mau hết và tránh ảnh hưởng đến thai nhi?

Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi

Trong một số trường hợp, nguyên nhân mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi có thể là do mang thai. Quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ. Một vài trong số đó có khả năng dẫn đến triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi.

Chẳng hạn như khi mang thai, lưu lượng máu ở niêm mạc sẽ tăng lên và khiến chúng bị sưng phù. Tình trạng này có khả năng khiến mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi.

Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?

Tình trạng sổ mũi ở bà bầu nếu không đi kèm với các triệu chứng khác như ho, đau họng, sốt… thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi được được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Đây là nguyên liệu được cho là có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi trong thai kỳ.

Rửa mũi với nước muối

Nước muối là dung dịch có tính kháng khuẩn cao và chống viêm rất tốt. Dùng nước muối để làm sạch mũi là cách an toàn giúp mẹ đẩy lùi tình trạng nghẹt tắc mũi.

Phương pháp giúp loại bỏ các chất nhầy trong mũi, đồng thời bôi trơn cho niêm mạc mũi. Từ đó giúp mũi được thông thoáng, ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc Tây. Hoặc có thể tự pha nước muối ấm để rửa mũi mỗi ngày 2 – 3 lần khi đang bị sổ mũi.

Các loại thảo dược hoặc tinh dầu đều rất lành tính, không gây tác dụng phụ và rất an toàn cho sức khỏe. Chính vì vậy mà mẹ bầu có thể sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi trong giai đoạn thai kỳ.

Có thể dùng bạc hà, gừng, hoa cúc hay một số loại tinh dầu khác như oải hương hoặc hương thảo đều được. Mẹ chỉ cần nấu một nồi nước nóng rồi thảo dược hay tinh dầu vừa đủ vào. Trùm khăn kín đầu và xông hơi nước, nên giữ khoảng cách an toàn giữa nước và mặt để tránh gây kích ứng da. Hít thở đều khi xông hơi để hơi nước dễ dàng đi vào mũi, xoa dịu niêm mạc mũi và làm loãng dịch nhầy. Xông hơi khoảng 10-15 phút là tốt nhất.

Đây là phương pháp rất an toàn có thể áp dụng cho mẹ bầu khi bị các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt tắc mũi trong giai đoạn mang thai. Mẹ chỉ cần lấy ngón tay trỏ ấn nhẹ nhàng vào các nghinh hương và huyệt ấn đường.

Cùng với đó hãy kết hợp dùng tay xoa nhẹ lên quanh cánh mũi theo chuyển động tròn. Liệu pháp này sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, khai thông đường thở đồng thời giúp mẹ bầu được thư giãn và thoải mái hơn. Từ đó có thể đẩy lùi các triệu chứng đau đầu hay khó chịu trong thai kỳ.

Gừng có tính ấm, vị cay, là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng có khả năng chống viêm tự nhiên rất hiệu quả nên mẹ bầu có thể sử dụng để chữa sổ mũi hay nghẹt mũi.

Mẹ bầu chỉ gọt vỏ và rửa sạch gừng tươi, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào 150ml nước ấm. Có thể cho thêm mật ong vào để làm ấm các cơ quan ở đường hô hấp. Một ly trà gừng mật ong ấm nóng sẽ giúp mẹ bầu thoát cảm giác khó chịu do các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây ra.