Lam Sao Quen Duoc Em Khanh Phuong Bao Khang / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Globaltraining.edu.vn

Phai Lam Sao De Gap Laptop Xuong Ma Van Nghe Duoc Nhac

PHẢI LÀM SAO ĐỂ GẬP LAPTOP XUỐNG MÀ VẪN NGHE ĐƯỢC NHẠC?

Thông thường khi bạn gập chiếc laptop của mình xuống cũng sẽ đồng nghĩa với việc đưa máy vào các chế độ khác nhau, hoặc là Shutdown máy hoàn toàn, hoặc là vẫn để máy hoạt động nhưng sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông với Sleep hay Hibernate nhằm tiết kiệm pin. Và tất nhiên trong lúc này bạn cũng sẽ không sử dụng được bất kì chương trình gì, kể cả nghe nhạc từ máy.

Muốn nghe nhạc khi gấp laptop xuống, phải làm sao?

Tuy nhiên, khi muốn nghe nhạc ngay cả khi gập laptop lại thì phải làm sao? Liệu có cách nào có thể thao tác được không? Câu trả lời tất nhiên là có thể. Và bạn chỉ cần thay đổi một vài thiết lập trên chính máy tính của mình mà không cần phải cài đặt chương trình nào khác. Việc này khá là đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được theo hướng dẫn của Sửa chữa laptop 24h .com theo các bước như sau:

Chú ý: Thủ thuật này có thể áp dụng cho tất cả các hệ điều hành khác nhau.

Bước 1: Vào Control Panel

Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn Control Panel:

Trên Windows 8 và Win 10, bạn có thể thao tác nhanh chóng bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + X rồi nhấn Control Panel trong danh sách, hoặc cũng có thể nhập từ khóa Control Panel ở thanh Search Windows để tìm kiếm.

Bước 2: Vào Power Options

Bước 3: Thiết lập trong Choose what closing the lid does

Ở Power Options, bạn hãy nhấp chuột vào thiết lập Choose what closing the lid does ở danh sách bên trái giao diện.

Bước 4: Chỉnh trong System Settings

Bước 5: Restart máy đế hoàn tất toàn bộ thao tác

Cuối cùng, sau khi đã thực hiện tất cả những thao tác trên, bạn hãy Restart lại máy để những thiết lập có hiệu quả. Sau khi laptop được khởi động lại, bạn hoàn toàn đã có thể thưởng thức âm nhạc ngay cả khi gập máy xuống. Nếu muốn quay trở về với thiết lập cũ, rất đơn giản là bạn chỉ cần thực hiện theo các bước tương tự như trên, sau đó chuyển Do nothing quay trở về với chế độ Sleep hoặc Hibernate là được.

Tuy việc nghe nhạc ngay cả khi laptop đang gập khá tiện lợi và mới mẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng điều này nếu không muốn chiếc laptop của mình nhanh xuống cấp. Bởi khi hoạt động trong tình trạng này sẽ khiến laptop bị nóng nhanh hơn, đồng thời nếu trong quá trình di chuyển đi lại mà máy vẫn không tắt hoàn toàn thì sẽ rất có nguy cơ gây hỏng hóc. Do đó, tốt nhất là bạn hãy nên trang bị cho mình một chiếc đế tản nhiệt laptop và một chiếc túi chống sốc hiệu quả.

Lk Tinh Cho Khong &Amp; Lam Sao Em Biet

Bạn đang xem trang tiếng Việt không dấu!

[Tinh Cho Khong]

1. Ngon nhu la trai tao chinThom nhu vuon hoa kinMong manh nhu day to chimNhe em nhu lan may tim.

Tinh la rat cao mu khoiTinh la thap nhu bien voiTinh toa khap, khap cuoc doiDi bao la khap noi noi.

[DK:]Tinh cho khong, bieu khongAn tinh ai cung cho duoc nhieuTinh cho khong, bieu khongCho nen mua ban tinh yeu.

2. Khi em mo niem yeu dauEm run nhu la to lieuKhi con tim em xoay dongVa tinh yeu vua len tieng.

Tinh can co hai loi caTinh la bai kho can muaRuou cho rot cho moi nongDem khuya mong sang yen vui.

3. Ta yeu nhau la mong nhoKhong ban khoan hoac suy nghiNhu say me nhu hi vongTinh yeu nhu la may man.

Tinh la mat ta vua cheTinh la biet yeu nguoi xa xaNguoi tinh van nho mong duTa khong quen biet bao gio.

* Tinh cho khong, khong thieuCho mua ban tinh yeu.

[Lam Sao Em Biet]

1. Lam sao em biet doan tuong lai minhVi khi anh den qua u chan thanhLa than con gai moi yeu ban dauBen vui noi nao ben dau noi nao.

Nao ai gian doi biet ai chung tinhDoi hay thay doi biet ai thuong minhDan ong dang nghi ngo.

Tinh yeu dep qua vi lan dau gap nhau doNong nan nu cuoi trong matAnh nang em buoc Tango Cho em giay phut mong cho.

Tinh tuyet voi la khi denTinh man nong tinh dang hienNhung sao anh qua mau quenCho em om nhung uu phien.

Tinh nghen ngao vao giay cuoiTinh phu tinh va gian doiAnh cho em noi chua cayAnh cho em noi doa day.

Tinh dau thuong la vui lamLoi ngot tinh say damSao khong vui mai tram namSao nay em khoc am tham.

2. Lam sao em biet doan tuong lai minhVi khi anh den qua u chan thanhDan ong dang nghi ngo.

Long nguoi vo tinh qua ngay gap nhau doNong nan nu cuoi trong matAnh nang em buoc Tango Cho em giay phut mong cho.

Tinh tuyet voi la khi denTinh man nong tinh dang hienNhung sao anh qua mau quenCho em om nhung uu phien.

Tinh buon khi cuoiTinh phu tinh va gian doiAnh cho em noi chua cayAnh cho em noi doa day.

Tinh tuyet voi la khi moiTinh lanh lung thoi gian cuoiAnh nang em buoc Tango Anh chon em duoi hoang mo.

Buồn Làm Sao Buông, Anh Khang

Ấn tượng đầu tiên khi tôi đọc Buồn làm sao buông đó là cảm giác ngộp thở như bị rơi vào một vùng toàn nước là nước. Nếu đặt giọng văn của cuốn sách này vào giữa một cái hồ thì khả năng nó sẽ tạo nên được những gợn sóng dập dềnh bởi những âm vần được gieo một cách khéo léo và đều đặn dù đang ở đoạn văn xuôi đi chăng nữa.

“Cuối cùng thì cũng đến ngày này. Cuối cùng thì cũng đã rời tay. Cuối cùng thì yêu nhiều hay thương nhạt, hai đứa mình đều phải chấp nhận rằng tình cảm ấy đã đổi thay. Nhưng đến bao giờ, nỗi nhớ về nhau mới đi đến cuối cùng, để thôi không còn nhọc lòng về cái gọi là yêu-thương-đã-từng?”

Nhưng cảm giác về nước ấy phần lớn là do hiệu ứng tạo nên từ những câu chữ mà tôi cho rằng hơi lan man và rườm rà, đôi lúc lại nhuốm màu phức tạp khiến tôi phải đọc 3-4 lần mới thật sự nắm được ý tứ của câu nói đó, trong khi không nhất thiết phải như vậy. Chưa kể, việc sử dụng quá nhiều tính từ trong một đoạn văn lại càng tạo nên cảm giác mất tập trung và dường như mang đến “cơn bội thực miêu tả” cho người đọc. Giống như một bữa ăn phải thưởng thức quá nhiều món cùng một lúc thì người ta sẽ bị mệt mỏi vậy.

Vì rằng những diễn biến của chuyện tình cảm trong tác phẩm chỉ thỉnh thoảng mới lóe lên như một tia manh mối để người đọc lắp ghép, nên phần còn lại trở nên ướt sũng những cảm xúc, suy tư và liên tưởng. Nếu gọi đây là một bản nhạc buồn thì tôi cho rằng nó đang tự làm quá lên sự buồn của chính mình hòng đạt đến một trạng thái tột đỉnh của sự sầu lụy, giúp khổ chủ có thể đi qua xuyên nó nhanh hơn. Đây có thể gọi là một hành động tạo gia tốc dương cho sự dàn trải nỗi buồn, hay một sự cộng hưởng sóng để kẻ lang thang ở vùng đất ngập nước đó sẽ khám phá được mọi ngóc ngách có thể theo ý nguyện của hắn. Tôi cho rằng đây là một ý tưởng hay, nhưng nó chất chứa phần nào màu sắc cực đoan, dù rằng cũng chỉ là màu blue.

Tuy nhiên, âm hưởng chung của tác phẩm vẫn là một chữ buồn thì cảm giác sau khi ngộp thở dưới nước của tôi tiếp tục chuyển sang một trạng thái ngờ vực (mà tôi cho là rất cần thiết) đó là: “Buồn đó đã buông được chưa?” Chính sự nghi ngại ấy đã trở thành động lực khiến tôi đào sâu hơn vào tập tản văn này ở những lý lẽ được thể hiện một cách đầy thi vị về nỗi buồn muôn thuở này – chia tay người yêu.

Sự mơ hồ trong tư tưởng của tác giả đã khiến cho cảm xúc tiêu cực ấy không được đào sâu vào tận gốc rễ mà lại trở thành một thứ cỏ dại “lãng mạn đậm chất thơ” tiếp tục đâm rễ sâu hơn vào tâm hồn người đọc. Khi chưa đi đến tận cùng bản chất của nỗi buồn hay bất kỳ nỗi gì khác thì việc gán cho chúng những giá trị, vẻ đẹp trên đoạn đường “buông bỏ” là một sự nguy hiểm. Thậm chí đôi lúc đọc cuốn sách này tôi có cảm giác mình đang thưởng thức một thứ gì đó giống như: “Ôi chao, vết dao nàng cứa vào tim tôi đang tạo ra những dòng nhựa tươi hồng mà con sông lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ ắt sẽ phải ghen tỵ khi trông thấy sắc màu sự sống ấy.” Đại loại thế!

Đẹp ư? Có người đã nói thế khi nhắc đến nỗi buồn trong tác phẩm này. Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ sử dụng một chút hương buồn làm vốn liếng, cộng với một ít năng khiếu điều khiển ngôn từ giàu tính thơ và đôi lúc phức tạp hóa chúng, thì nỗi buồn ấy sẽ được diễn ra theo một cách mơ màng như một nàng công chúa vậy. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể đạt đến ngưỡng của một bà hoàng – sâu sắc, quyến rũ và ẩn chứa nguy hiểm.

Như đã nói lúc ban đầu đó là cuốn sách chỉ mới gợn lên được những dấu hiệu nhận biết một kẻ đang lạc lối trong tâm trí đó là sự bám víu vào quá khứ, kỷ niệm, thói quen và đánh rơi mất giây phút sống hiện tại. Nhưng Buồn làm sao buông không đi tới được những câu hỏi gốc rễ, như là “Tại sao bám víu?” “Cái gì bám víu?” “Cái gì đó thật sự là cái gì?” Nếu đã đặt ra câu hỏi “Buồn làm sao buông” thì hãy mang đến đây một câu trả lời. Ngoài việc rắc vào bầu không khí thêm những nỗi buồn thì tôi không thấy một lời giải đáp nào xứng đáng trong tất cả những gì được nêu ra trong cuốn sách. Tác giả mới chỉ chạm tới bề nổi của vấn đề mà thôi, còn tảng băng chìm vẫn đang ở đâu đó đợi đến một ngày nó sẽ được viết thành tập tản văn dày như cuốn tiểu thuyết.

Ha, nhưng không đâu, nếu đã đụng chạm đến lãnh địa của khối băng chìm đó thì văn phong rườm rà và thái độ nhu mì sẽ không thể có cửa làm ăn. Vì rằng một hồ nước gợn sóng sẽ không thể phá được khối đá đông lạnh khổng lồ đó, cái chúng ta cần là một tàu phá băng, nơi mà mọi thứ được rèn dũa, được tôi luyện và được tập trung sức mạnh.

Nếu được trả lời cho câu hỏi “Buồn làm sao buông” ấy thì có lẽ tôi sẽ nói rằng “Hãy ôm ấp lấy chính mình trước đã, còn việc buông cứ để nỗi buồn tự lo”

Ta buồn khổ cũng không khác gì một đứa trẻ đang khóc lóc vì đau ốm. Chúng không cần mẹ nó quát nạt rằng hãy im lặng ngay trước khi bà ấy rút roi ra, chúng cần hơn cả tình yêu thương và sự quan tâm. Vì yếu đuối là thức ăn nuôi dưỡng cho những cảm xúc tiêu cực nên khi một kẻ không có đủ tình yêu – nguồn sức mạnh lớn nhất – thì kẻ đó sẽ chẳng thể buông bỏ được bất kỳ điều gì hết, chưa kể sẽ gánh thêm một vài trạng thái tiêu cực khác nữa. Và sau một thời gian pha trộn, chế biến, hắn sẽ được nhấm nháp món sinh tố có màu đen đục và vị nặng nề.

Người ta đã sai lầm ngay từ khi đặt ra câu hỏi “Buồn làm sao buông” và tập trung hết sức lực vào việc phũ phàng, lạnh nhạt, hoặc thì tìm mọi lý lẽ lấp liếm, hoặc đánh lạc hướng bản thân bằng một cảm giác xiên xẹo khác, với mục đích cắt đứt bằng được mối liên hệ với trạng thái tiêu cực đó. Rồi họ ngạc nhiên khi kết quả nhận được sau cùng là một trái tim băng giá, thân thể kiệt quệ và tinh thần rối bời. Chính thái độ phán xét với nỗi buồn là thứ khiến mọi chuyện càng trở nên tồi tệ, nếu như không nói rằng nó là vấn đề nghiêm trọng hơn cả nỗi buồn lúc ban đầu.

Mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều nếu người ta biết hỏi rằng “Tôi có đang yêu thương chính mình hay không?” Vì cuối cùng, chúng ta sẽ nhận ra rằng nỗi buồn hay tất cả những nỗi gì đi chăng nữa chỉ là những cái cớ để kéo mỗi người quay về với chính mình mà thôi. Khi nào một kẻ đứng trụ được vào bản thân, không còn nháo nhác ra bên ngoài nữa, thì khi ấy hắn sẽ được chứng kiến một hiện tượng tuyệt vời (ngoài cảm giác dòng sự sống ào ạt đổ về), đó là những điều tiêu cực đeo bám theo hắn bao lâu nay tự gỡ mình ra mà bay đi, nhẹ như những nhánh bồ công anh.

Nếu một người đã coi người khác là một đối tượng tách biệt thì ắt hẳn khi đó sẽ có một dòng chảy năng lượng giữa hai người khi họ tương tác với nhau, chúng ta có thể gọi đó là một mối quan hệ. Vì khi đã sinh là cực âm thì sẽ có một cực dương tương ứng để cân bằng lại. Vậy nên chuyện một người dành hết tình yêu thương cho người còn lại mà lượng được đáp trả của người này nhỏ hơn lượng họ trao đi, thậm chí bằng 0, thì mối quan hệ đó sẽ không thể tồn tại. Hoặc nếu nó đang tồn tại thì sẽ sớm đi đến hồi tan vỡ.

Nếu tình yêu xuất hiện trong trạng thái hợp nhất – rằng chỉ có một điểm trụ chính là bản thân mình, nó sẽ tự tràn ra từ trong tâm hồn của kẻ đó và lan tỏa ra xung quanh, tới mọi nơi hắn tới, mọi người hắn tiếp xúc, tương đương với mọi mối quan hệ hắn có. Vậy là, kẻ đó chỉ dưỡng nuôi một tình yêu, một sức sống bên trong trái tim mình mà hắn có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh (dù không cố ý sử dụng), và đây mới gọi là tình yêu vô điều kiện vì tự thân nó khi lan tỏa đã không cần bất kỳ một lý do nào khác ngoài chính việc lan tỏa đó cả. Tình yêu vô điều kiện không có đối tượng cần chạm tới, nhưng lại chạm tới mọi đối tượng.

Vậy nên chuyện Anh Khang vẫn cứ cố gắng nói đến tình yêu vô điều kiện quan trọng như thế nào trong chuyện yêu đương 1-1 và thể hiện quan điểm rằng tình cảm như thế là một điều gì đó đẹp đẽ, lãng mạn thì tôi coi đây là một sự hết sức phi lý. Tác giả đã đặt biểu lộ của một trạng thái hợp nhất làm chuẩn mực cho mối quan hệ mà hai cá thể coi người kia là một sự tách biệt. Vậy nên mọi thứ cứ rối tinh rối mù lên hết thảy.

Chưa kể, Anh Khang cũng đã đề cập tới tình yêu với bản thân mình, sự cân bằng trong tình yêu nhưng cả hai đề tài này đều không được đi tới nơi tới chốn và đôi lúc khiến tôi bị xao nhãng bởi ma trận của ngôn từ diễn đạt.

Xét về tính xúc cảm và nghệ thuật văn chương, tôi đánh giá cao Buồn làm sao buông, nhưng về mặt minh triết thì tôi cho rằng tác phẩm này chưa đủ tầm để soi sáng cho nhiều con người. Nó đến được với đông đảo người đọc phần lớn vì đã mô tả đúng trạng thái của đám đông khi họ rơi vào những nỗi phiền muộn của chuyện yêu đương. Thêm một lý do nữa đó là văn phong ở đây giống như nước – mềm mại, êm dịu, có tính nuôi dưỡng – nên rất phù hợp với thị trường người đọc có tính chất tương tự, hoặc hoàn toàn trái ngược – khô khan, cứng nhắc, xét đoán.

Buồn làm sao buông đánh trúng vào những gì mà đám đông muốn – muốn biết chính mình khi thất tình, muốn được đồng cảm, muốn được yên lành ngồi một góc quán caffe và nhâm nhi từng dòng văn ngọt ngào để thấy đời có chút lãng mạn, muốn được tìm về những xúc cảm quá khứ để thấy cuộc đời hiện tại bớt nhàm chán. Tuy nhiên, nó lại không đi vào những gì người ta cần, đó là sáng tỏ về bản chất của vấn đề – những cảm xúc và suy tiêu cực. Có thể, vì những thứ người ta cần ấy quá khó nuốt. Tốt hơn hết họ cứ để chúng ở trạng thái mông lung, thơ mộng là sẽ thỏa mãn cả đôi đường.

Nếu tác giả nói rằng để đi qua một nỗi buồn thì hãy đi sâu vào nó và đi xuyên qua nó, nhưng tôi thấy tất cả những gì biểu hiện ở đây chỉ là một sự giậm chân tại chỗ ở tầng trên cùng của nỗi buồn đó. Và nếu đây thật sự là tất cả những gì tác giả có thì tốt hơn tôi nên tự đi viết nốt phần mong mỏi còn lại của chính mình vậy!

Review tác phẩm này khá khó vì bản chất của nó đã không có một điểm trụ hay một khung xương để nương tựa. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng tản văn là một thể loại rất tốt để một người có thể bộc lộ hết những tư tưởng và xúc cảm của bản thân. Tuy nhiên, với một nỗi buồn nhè nhẹ thì ta có thể dung túng vung tay thêm thắt vài dấu ấn nghệ thuật, còn với một trạng thái muốn tự tử thì có lẽ chỉ văn tả thực mới đủ sức gánh gồng cho khổ chủ.

Nhưng chợt đến phút cuối cùng, tôi tự hỏi Buồn làm sao buông là một câu hỏi hay nó là một câu cảm thán thốt lên đầy bất lực rằng “Buồn làm sao mà buông được!”, và toàn bộ cuốn sách là một sự đào sâu tìm kiếm câu trả lời hay chỉ là một cuộc chơi với những ngôn từ mĩ miều thuộc đề tài tình yêu? Thật sự, cuốn sách này đã làm tôi rất bối rối.

7/10 là điểm dành cho tác phẩm này.

(Tôi vẫn rất bối rối khi cho điểm!)

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

√ Lam Sao Noi Yeu Em (Testo) Di Hà Anh Tuấn Tratto Da Ca Phe Sang

Để tôi nói tiếng yêu dịu dàng Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, chẳng nên câu

Làm sao cho tôi biết lúc nào dễ dàng Để tôi nói tiếng yêu khẽ khàng Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, bối rối tim tôi

Một lời nói thật là khó! Vừa thoáng qua, mỗi khi em mỉm cười Hay mơ màng tôi ôm mộng dở dang

Rồi mùa thu, rồi mùa đông, Rồi mùa xuân cùng trôi đến cuối trời Tôi chẳng nói lên thành câu

Làm sao cho tôi biết lúc nào đêm tàn? Để tôi nói tiếng yêu bẽ bàng. Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần đốt cháy tim tôi.

Làm sao cho tôi biết lúc nào trăng tàn? Để tôi nói tiếng yêu dịu dàng Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, chẳng nên câu

Để tôi nói tiếng yêu khẽ khàng Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, bối rối tim tôi

Một lời nói thật là khó! Vừa thoáng qua, mỗi khi em mỉm cười Hay mơ màng tôi ôm mộng dở dang

Rồi mùa thu, rồi mùa đông, Rồi mùa xuân cùng trôi đến cuối trời Tôi chẳng nói lên thành câu

Làm sao cho tôi biết lúc nào đêm tàn? Để tôi nói tiếng yêu bẽ bàng. Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần đốt cháy tim tôi.

Làm sao cho tôi biết lúc nào trăng tàn?Để tôi nói tiếng yêu dịu dàngDù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, chẳng nên câuLàm sao cho tôi biết lúc nào dễ dàngĐể tôi nói tiếng yêu khẽ khàngDù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, bối rối tim tôiMột lời nói thật là khó!Vừa thoáng qua, mỗi khi em mỉm cườiHay mơ màng tôi ôm mộng dở dangRồi mùa thu, rồi mùa đông,Rồi mùa xuân cùng trôi đến cuối trờiTôi chẳng nói lên thành câuLàm sao cho tôi biết lúc nào đêm tàn?Để tôi nói tiếng yêu bẽ bàng.Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần đốt cháy tim tôi.Làm sao cho tôi biết lúc nào trăng tàn?Để tôi nói tiếng yêu dịu dàngDù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, chẳng nên câuLàm sao cho tôi biết lúc nào dễ dàngĐể tôi nói tiếng yêu khẽ khàngDù lời nói muộn màng, đã nhiều lần, bối rối tim tôiMột lời nói thật là khó!Vừa thoáng qua, mỗi khi em mỉm cườiHay mơ màng tôi ôm mộng dở dangRồi mùa thu, rồi mùa đông,Rồi mùa xuân cùng trôi đến cuối trờiTôi chẳng nói lên thành câuLàm sao cho tôi biết lúc nào đêm tàn?Để tôi nói tiếng yêu bẽ bàng.Dù lời nói muộn màng, đã nhiều lần đốt cháy tim tôi.

CreditsWriter(s): Thanhvo Thien Lyrics powered by www.musixmatch.com Link

Disclaimer: i testi sono forniti da Musixmatch. Per richieste di variazioni o rimozioni è possibile contattare direttamente Musixmatch nel caso tu sia un artista o un publisher.

Vườn Hồng: Nhỏ Quen Việt Kiều, Em Phải Làm Sao Đây?

Minh họa: dad

Tóm lại là nhỏ đang tìm cách định cư ở nước ngoài anh à. Từ khi biết nhỏ đang mưu tìm hạnh phúc ở bên kia đại dương, em cảm thấy hụt hẫng và đau khổ vô cùng. Lâu nay, lúc nào nhỏ cũng nói yêu em, vậy mà bây giờ tự nhiên nhỏ lại hành động như thế. Em phải làm gì đây hở anh Bồ Câu? Em nên tìm mọi cách giữ nhỏ lại hay để nhỏ ra đi? (tran hoang ha, yahoo)

Nếu không giữ nhỏ lại mà em vẫn sống được thì em nên để nhỏ ra đi. Vấn đề không phải đối tượng của nhỏ là người Việt nước ngoài hay người Việt trong nước mà khi một cô gái đã hướng đến một người đàn ông thứ hai, tình cảm của cô ta đã ở… bên kia bờ đại dương mất rồi.

Anh Bồ Câu ơi, năm nay em gần hai mươi tuổi rồi vẫn chưa có mảnh tình vắt vai anh à. Tuần vừa rồi có một anh bạn học cùng trường (khác lớp) ngỏ lời yêu em. Hai đứa em có trò chuyện vài lần khi tham gia sinh hoạt của nhà trường. Em thấy ảnh nói có vẻ chân thành lắm. Nhưng vì trước đây cũng có nhiều người nói yêu em, nhưng sau đó em phát hiện ra mấy người đó cũng nói linh tinh cho vui miệng thế thôi nên lần này em không biết có nên tin lời anh chàng này hay không. Anh cho em lời khuyên nha. (truong thi bach tuyet, gmail)

Theo anh, em không có lý do gì để bắt anh chàng thứ mười phải gánh trách nhiệm của chín anh chàng linh tinh trước đây. Sống trên đời, ai làm nấy chịu và không người nào đại diện cho người nào được! Về phần mình, em cũng không thể vì nhai phải vài hạt sạn hôm trước mà hôm sau điên tiết tuyên bố… nghỉ ăn cơm trọn đời được. Điều quan trọng là lần này em phải nhai cho thật kỹ lưỡng, cẩn thận để rủi gặp sạn thì khéo léo lừa ra kịp lúc!

Anh Bồ Câu ơi, em thầm thích một cô bạn học cùng lớp với em. Ngay từ khi vừa gặp cô bạn này thì em đã cảm thấy trái tim em rung động trước vẻ bề ngoài lẫn tính cách của cô ấy. Nhưng tính em vốn nhút nhát, mỗi khi đối diện với cô ấy, em nói năng lắp ba lắp bắp và gần như không thốt nên lời. Nếu như bây giờ em không mạnh dạn ngỏ lời với cô ấy, em e rằng em sẽ mất cô ấy vì năm sau chúng em thi đại học và có lẽ chúng em sẽ không còn học chung với nhau nữa. Anh có thể giúp em làm cách nào để cô ấy thích em như em thích cô ấy hay không? (bui van son, hotmail)

Trước khi đường ai nấy đi (đúng ra là trường ai nấy học!) em hãy cố tìm cách làm cho cô ấy biết được tình cảm của em. Anh nghĩ là em thừa biết em phải làm gì trước kỳ thi đại học sắp tới. Tất nhiên làm cho cô ấy biết được tình cảm của em thì dễ, còn làm thế nào cho cô ấy thích lại em, đó là “tài nghệ” và “vận may” của em chứ anh không thể giúp được. Nếu anh có “tài phù phép” làm cho một người này thích một người khác thì anh đã trở thành tỉ phú từ lâu và đang đi du lịch khắp thế giới chứ đâu có ngồi một chỗ è cổ ra trả lời thư bạn đọc hết tuần này đến tuần khác như thế này.

Anh Bồ Câu ơi, một người con trai hay hôn mình có phải là người yêu mình thật lòng không? (diem thuy, gmail)

Một người con trai hay chăm sóc mình, hay quan tâm đến vui buồn của mình là người yêu mình thật lòng. Còn người con trai hay hôn mình thì chưa chắc! Nụ hôn có khi là biểu hiện của tình cảm, nhưng có lúc là biểu hiện của ham muốn em à.

Nguồn: Anh Bồ Câu/ Thanhnien.vn