Làm Thế Nào Để Hết Đau Khi Bị Chuột Rút / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Globaltraining.edu.vn

Làm Thế Nào Để Giảm Đau Khi Bị Chuột Rút?

Chuột rút là tình trạng rất phổ biến và thường gặp gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường do căng cơ hay làm việc quá sức.

Mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.

Nguyên nhân bị chuột rút

– Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.

– Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua.

– Cơ bắp phải làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.

Những người dễ bị chuột rút

Chứng chuột rút (đồng bào miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai… Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.

Xử trí khi bị chuột rút đùi hoặc cẳng chân: uống nước, xoa bóp đùi, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối.

Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.

Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Cách xử trí khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.

Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Phương pháp phòng bệnh

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.

Làm Thế Nào Khi Bị Chuột Rút Mạnh, Gây Đau Đớn?

Hiện tượng chuột rút có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi càng cao và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chuột rút thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, cũng có một số ít trường hợp kéo dài trên 10 phút.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút gồm có:

Do cơ thể bị thiếu canxi, magie, kali: Thường xảy ra với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ đang trong tuổi trưởng thành. Phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể bị thiếu canxi, magie, các chi dưới phải gánh sức nặng của cơ thể, sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép mạch máu ở chi dưới, dễ dẫn tới chuột rút khi mang thai;

Hệ thần kinh, hệ cơ hoặc hệ mạch bị lão hóa: Thường xảy ra với người lớn tuổi. Cần bổ sung thêm canxi, magie, kali… để có lợi cho hệ thần kinh, bổ sung thêm vitamin để hỗ trợ cho hệ tuần hoàn;

Hệ thần kinh cơ bắp hoạt động thái quá: Do bạn giữ nguyên tư thế quá lâu như đứng hoặc ngồi quá lâu; tư thế chân khi nằm ngủ không đúng; trước khi tham gia luyện tập thể dục thể thao không khởi động kỹ; thực hiện một số hoạt động cần sử dụng nhiều cơ bắp như bơi lội, đá bóng…;

Do bệnh lý: Chuột rút có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, có thể là suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân. Chính vì vậy, nếu thường xuyên bị chuột rút, bạn nên đi khám chuyên khoa;

Máu không được cung cấp đầy đủ: Các động mạch không được cung cấp đủ máu cho cánh tay, chân. Nguyên nhân thường là do hẹp lòng mạch trong bệnh xơ vữa động mạch. Điều này khiến cho chân, bàn chân… của bạn bị đau thắt, nhất là khi tập luyện;

Do tình trạng mất nước: Tình trạng chuột rút thường xảy ra đối với những người chơi thể thao, nhất là khi trời nóng, cơ thể dễ mất nước. Mất nước làm giảm sự linh hoạt của cơ và dẫn đến tình trạng chuột rút.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bạn bị chuột rút như thói quen ngồi xổm, đi giày cao gót,…

2. Bị chuột rút làm gì cho hết?

Nếu bị chuột rút khi đang vận động, việc đầu tiên bạn phải làm là dừng vận động, thả lỏng chi bị chuột rút. Sau đó bạn có thể áp dụng một số cách xử trí khi bị chuột rút sau:

Chườm nóng: Chườm nóng tại vùng bị chuột rút có thể làm cho cơ đau được giảm xuống, máu được lưu thông, các cơ được thư giãn. Có thể chườm nóng kèm theo massage tại vùng bị chuột rút;

Bổ sung thực phẩm giàu axit axetic: Axit axetic là chất cần thiết để tổng hợp acetylcholine, có tác dụng cải thiện sự phối hợp và chức năng hoạt động của cơ. Sử dụng thực phẩm giàu axit axetic làm giảm bớt tình trạng chuột rút;

Khi bị chuột rút ở cơ bắp chân, bạn nên duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng gập bàn chân về phía đầu gối. Cứ làm như vậy sẽ giúp các cơ hết co thắt, máu được lưu thông. Nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp bị co cứng khi đã hết hiện tượng chuột rút để máu được lưu thông trở lại, tránh tái diễn tình trạng chuột rút;

Bạn nên nhờ người khác kéo thẳng chân ra nếu bị chuột rút ở bắp đùi. Một tay nâng cao gót chân, một tay ấn đầu gối xuống;

Khi bị chuột rút ở bàn chân, bạn cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy, đứng thẳng người một lúc nhưng gót không chạm đất và để cơ bắp làm việc nhẹ nhàng cho đến khi hết chuột rút;

Bạn nên hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực nếu bạn bị chuột rút cơ xương sườn; nên uống nước cam, nước chanh,…;

Có thể dùng dầu nóng để thoa lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút hoặc chườm lạnh. Sau khi hết chuột rút, có thể tắm nước nóng để máu dễ lưu thông, các bắp thịt được thư giãn, các cơ được dãn ra.

3. Phòng ngừa chuột rút

Để phòng ngừa bị chuột rút, bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:

Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể (khoảng 1,5-2l nước). Nên bổ sung các loại nước giàu chất khoáng như oresol, chanh đường muối, nước dừa…. trước, trong và sau khi luyện tập thể thao;

Trong các bữa ăn nên ăn nhiều rau. Nên bổ sung các loại hoa quả sau mỗi bữa ăn như chuối, cam, nho,…;

Trước và sau khi luyện tập cần khởi động kỹ và thư giãn cơ bắp;

Co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt khi ngồi để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt, cẳng chân;

Nên thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế uống rượu bia, cà phê vì chúng khiến cơ thể bị mất nước. Đảm bảo ăn uống cân bằng, đầy đủ canxi…;

Không nên tắm nước quá lạnh hoặc bơi nước lạnh;

Khi ra nhiều mồ hôi, cần phải bổ sung thêm nước, đặc biệt là nước có pha muối ăn hoặc tốt nhất là oresol;

Nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Chuột rút không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể gây nguy hiểm. Nếu chuột rút xảy ra thường xuyên, nên đi khám để xác định được chính xác nguyên nhân cũng như hướng điều trị bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Làm Thế Nào Để Hết Chuột Rút?

-Mất cân bằng điện giải: Các chuyên gia cho rằng thiếu ion Ca, Na, K, Mg là một trong các nguyên nhân gây ra chuột rút. Đặc biệt là ion Ca, K, Na đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Na là điện giải phổ biến nhất của dịch ngoại bào. Khi sự phân bố dịch trong cơ thể bất thường, chuột rút có thể xảy ra; hiện tượng này hay gặp ở bệnh lý như xơ gan, người phải chạy thận nhân tạo. Việc sử dụng một số thuốc tây y có thể gây ra rối loạn điện giải: thuốc statin điều trị rối loạn lipid máu, thuốc lợi tiểu quai, thuốc chống viêm corticoid… Trong quá trình mang thai thì nhu cầu sử dụng điện giải tăng cao nên bà bầu rất dễ thiếu các ion như: Ca, P, Mg,… Do đó, tình trạng chuột rút khi mang thai rất hay gặp, đặc biệt là về đêm.

-Vận động quá mức: Theo quá trình sinh lý bình thường, quá trình chuyển hóa tạo năng lượng hoạt động cho bắp cơ diễn ra trong điều kiện có oxy (hiếu khí). Nhưng vận động cường độ mạnh trong thời gian dài, nhu cầu oxy tăng cao nên bắp cơ bị thiếu oxy. Khi đó, quá trình chuyển hóa diễn ra trong điều kiện yếm khí (không có oxy), sản phẩm chuyển hóa là lactat. Đây chính là thủ phạm gây ra chuột rút.

-Rối loạn thần kinh cơ: Tình trạng này hay gặp ở người mắc các bệnh về cơ xương khớp, phụ nữ mang thai, stress,…. Ở trường hợp này, sự dẫn truyền giữa dây thần kinh và cơ bắp bị gián đoạn, cơ tiếp tục co và gây ra chuột rút.

–Nguyên nhân gây chuột rút phổ biến nhất là do suy giãn tĩnh mạch. Khi van tĩnh mạch suy yếu, máu thay vì được bơm từ chân lên tim, sẽ đi theo chiều ngược lại, làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Máu ứ đọng trong lòng mạch, kém lưu thông gây ra tình trạng sưng phù, chuột rút.

-Kéo căng : Khi bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 30 giây.Chuột rút có thể được phòng ngừa bằng một số biện pháp:

-Uốn cong ngón chân: Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Bạn hãy cố gắng chịu đau một lúc đầu, rất nhanh sau sẽ hết chuột rút.–Uống nhiều nước mỗi ngày. Theo các nhà khoa học, để tốt cho sức khỏe, bạn cần uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cơ bắp của bạn co lại và thư giãn và giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích, đặc biệt khi hoạt động nhiều. -Bổ sung đầy đủ chất khoáng để cân bằng điện giải cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều rau quả có màu xanh lá, ngũ cốc nguyên cám, bơ đậu phộng, sữa bò, sữa đậu nành… -Tập thể dục nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ, bài tập kéo giãn cơ trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bị chuột rút khi ngủ ban đêm.

Như bài viết đã đề cập, nguyên nhân gây chuột rút phổ biến nhất là suy giãn tĩnh mạch. Bệnh không chỉ gây ra chứng chuột rút mà còn khiến người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng như đau nhức, tê bì, nặng mỏi, nổi tĩnh mạch xanh tím. Có rất nhiều cách có thể khắc phục được bệnh suy giãn tĩnh mạch như: đeo tất y khoa, phẫu thuật Stripping… Tuy nhiên, tất cả đều là điều trị phần ngọn, không giải quyết tận gốc căn nguyên nên bệnh rất dễ tái phát. Ngày nay, con người có xu hướng sử dụng các hợp chất tự nhiên hơn là dùng các hoạt chất tổng hợp hóa học. Các thảo dược này thường an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả ổn định và có thể dùng được lâu dài đối với người mắc bệnh mạn tính. -Đi chân trần trên nền nhà, các ngón chân cử động, tì ngón chân lên nền nhà và kéo căng ngón chân ra. Động tác thực hiện rất đơn giản, giúp tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút. -Tắm nước ấm để thư giãn cơ. Đặt một miếng đệm nóng trên cơ cũng có thể giúp thư giãn cơ hoặc sử dụng túi chườm đá và luôn để một miếng vải ngăn cách giữa da và túi chườm

Cây dẻ ngựa có tên khoa học Aesculus hippocastanum (Họ kẹn – Hippocastanaceae), xuất xứ ở các vùng rừng núi từ Balkan qua Tây Á đến dãy Hymalaya. Aescin là hoạt chất được chiết xuất trong hạt dẻ ngựa, có tác dụng cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch, tăng tính nhạy cảm đối với các ion can-xi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương. Các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trên việc làm giảm những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng, sưng, chuột rút.

Cây chổi đậu (butcher broom)

Đây là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng địa trung hải và châu Âu, có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch làm tĩnh mạch khỏe hơn.

Diosmin và Hesperidin từ vỏ cam chanh: Đây là hai thành phần kinh điển có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch: Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch, giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.

Để thuận tiện cho người sử dụng, các thảo dược hiện nay được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi dễ sử dụng. Viên uống BoniVein chính là một trong những sản phẩm đang được đông đảo người sử dụng tin dùng cho phản hồi rất tốt.

BoniVein – Sự kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược giúp đẩy lùi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch

BoniVein là sản phẩm phối hợp toàn diện của các loại thảo dược trên, bao gồm chổi đậu, hạt dẻ ngựa, vỏ quả họ cam chanh (diosmin, hesperidine), bạch quả … Sản phẩm còn được bổ sung thêm nhiều thảo dược khác như hoa hòe, hạt nho, vỏ thông, quả lý chua đen, lá bạch quả. Các thành phần thảo dược trên có tác dụng co mạch, làm bền thành mạch, giúp tăng độ đàn hồi dẻo dai của mạch máu; do đó góp phần cải thiện toàn diện các khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Với liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein giúp:

Giảm chuột rút, đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân sau khoảng 2-3 tuần sử dụng.

Giúp co nhỏ làm mờ tĩnh mạch phồng lên sau khoảng 2-3 tháng sử dụng.

Hơn nữa sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Viva Pharmaceutical- đạt chuẩn GMP của Canada và Mỹ. BoniVein cũng sở hữu công nghệ bào chế Microfluidizer- công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ nguồn ô nhiễm, giúp sản phẩm ổn định hơn, kéo dài hạn sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.

Điển hình là trường hợp cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng. “Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, ban đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu, và gân xanh tím nổi lên rất nhiều nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện, cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và chuyển sang dùng hẳn, bỏ thuốc tây. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, Sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã mất hoàn toàn. Cô tin tưởng BoniVein nên tiếp tục dùng.

Cô Phạm Thị Sơn

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, địa chỉ số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ: “Chú bị suy giãn tĩnh mạch cách đây khoảng 3 năm, ban đầu có những triệu chứng như nặng, chuột rút, nhức mỏi, ngứa; dần dần hai mắt cá chân cùng mu bàn chân sưng phù to rõ ràng. Sau khi đọc báo thấy tin tức về BoniVein, chú chuyển sang dùng BoniVein ngay với liều 4 viên 1 ngày, sau khoảng 3 tháng tất cả những triệu chứng nặng, nhức, chuột rút, sưng phù đã hết hẳn, sau 5 tháng những vết bầm hay thâm tím trước đây da đã hồng và trắng lại, những vết loét trước đây đã liền thành sẹo. Chú mừng quá nên kiên trì dùng liên tục.”

GS. TS Phạm Hưng Củng

Nguyên vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế Phó chủ tịch Hội thực phẩm chức năng Việt Nam Email: bsphamhungcung@gmail.com

Bị Chuột Rút Khi Mang Thai

VÌ SAO BÀ BẦU BỊ CHUỘT RÚT?

Bị chuột rút khi mang bầu khiến các chị em vô cùng khổ sở. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng chuột rút ở bà bầu bao gồm:

Sự lớn lên của thai nhi

Khi mang thai chị em gặp hàng loạt các triệu chứng của thời kì thai nghén: buồn nôn, chóng mặt, chán ăn khiến cơ thể mất cân bằng điện giải, thiếu dinh dưỡng gây nên hiện tượng co cơ. Mặt khác thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn khiến tử cung giãn ra, các cơ, dây chằng bị kéo căng tạo nên những cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng và bắp chân.

Tăng cân

Trung bình mỗi bà bầu sẽ tăng từ 10 đến 15 kg khi mang thai. Cơ thể ngày càng nặng nề cùng với sự phát triển của em bé trong bụng gây nhiều áp lực đến phần cơ bắp ở chân, gây ra hiện tượng chuột rút.

Hiện tượng này ngày càng xuất hiện nhiều ở những tháng cuối thai kì do trọng lượng của mẹ lúc này tăng lên nhiều so với lúc chưa mang thai.

Thiếu nước

Bà bầu chuột rút có thể do cơ thể bị thiếu nước, đặc biệt vào những ngày hè oi bức, lượng mồ hôi ra nhiều mà lượng nước cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu. Vào mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại cũng là nguyên nhân gây ra chứng chuột rút bắp chân ở bà bầu về đêm.

Bị tiểu đường

Tiểu đường khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút ở mẹ bầu.

Mắc các bệnh về xương khớp

Bà bầu có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như: thấp khớp, phong thấp khi mang thai cũng rất dễ bị chuột rút ở bắp chân.

Thiếu canxi

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Canxi là câu trả lời chính xác nhất. Trong suốt thời gian mang bầu, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kì, bà bầu cần cung cấp đầy đủ canxi để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên có thể do chế độ ăn uống không được đảm bảo khiến mẹ bầu dễ bị thiếu canxi khiến bắp chân, bắp tay đau nhức, căng cứng và dễ bị co rút.

BÀ BẦU BỊ CHUỘT RÚT – PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ? Phương pháp chữa chuột rút cho bà bầu Không ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế:

Việc nằm lâu và ngồi lâu ở một tư thế khiến tình trạng chuột rút ở bà bầu nặng nề hơn bởi các mạch máu bị đè nén trong thời gian dài không lưu thông được xuống phần bắp chân. Bởi vậy mà chị em cần thay đổi tư thế nằm, nếu ngồi ở đâu thì sau 1 lúc lại di chuyển để cơ thể linh hoạt và dẻo dai, khắc phục tối đa tình trạng chuột rút bắp chân có thể xảy ra.

Thường xuyên vận động:

Làm thế nào để bà bầu không bị chuột rút? Câu trả lời là bà bầu cần phải thường xuyên vận động, thực hiện các thao tác xoay tròn khớp bàn chân từ trái sang phải.

Đều đặn hàng ngày, bà bầu dành 30 phút buổi sáng để đi bộ, đi dạo hoặc tập yoga. Việc này giúp các cơ bắp ở chân linh hoạt, vận động nhẹ nhàng, nhờ đó những cơn đau do chuột rút sẽ nhanh chóng biến mất, mang lại cuộc sống vui khỏe cho chị em.

Không làm việc quá sức:

Làm việc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bà bầu thường hay bị chuột rút về đêm. Khi mang vác những vật nặng khiến tuần hoàn máu bị ngưng trệ, vùng bắp chân chịu trọng lượng nặng nên rất dễ bị co cứng. Để không bị cơn đau do chuột rút bắp chân gây ra, bà bầu cần xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lí. Vì đang trong thời gian thai nghén nên mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ tâm lý thoải mái, ổn định, chỉ làm những công việc nhẹ vừa sức.

Ngâm chân bằng nước nóng:

Có bầu bị chuột rút phụ nữ cần hết sức cẩn thận. Một mẹo nhỏ đơn giản để khắc phục tình trạng này mà chị em có thể tham khảo và áp dụng đó là ngâm chân bằng nước ấm.

Bạn pha thêm chút muối vào nước sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Ngâm chân có vai trò giúp máu lưu thông ổn định, giảm bớt các hiện tượng co cơ, cứng cơ, chuột rút thường gặp ở bà bầu.

Bổ sung canxi:

Sức khỏe bà bầu là điều vô cùng đáng quý, nếu bà bầu không được bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ thì có thể gây ra hàng loạt triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên chú ý chọn những thực phẩm giàu canxi để ăn bao gồm: cá, trứng, sữa, cua, rau cải, vừng, tôm… Tuy nhiên chế độ ăn cũng cần đảm bảo phù hợp, mẹ bầu không ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Bổ sung canxi là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi chuột rút bắp chân ở bà bầu.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHUỘT RÚT BẮP CHÂN Ở BÀ BẦU Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với bà bầu. Nhiều trường hợp do không xây dựng chế độ ăn khoa học mà bà bầu bị suy nhược cơ thể, thiếu dưỡng chất khiến em bé trong bụng bị ảnh hưởng tiêu cực, có nhiều trường hợp sinh non, vài trường hợp khác nguy hiểm hơn có thể gây sẩy thai.

Một số món ăn bà bầu nên ăn để không bị chuột rút bao gồm:

1. Cháo hến:

Nguyên liệu chuẩn bị: Hến sông, gạo tẻ, ớt, chanh, hành, gia vị.

Đầu tiên, bạn luộc hến, lấy nước và thịt bên trong, bỏ vỏ. Đem gạo đã được vo sạch cho vào nồi nước luộc hến rồi nấu thành cháo.

Bạn bắc 1 cái chảo lớn lên bếp, phi thơm hành rồi bỏ thịt hến vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Khi cháo chín, bạn múc ra bát lớn, cho phần thịt hến đã được xào chín rải lên trên, bỏ thêm chút chanh và ớt vào để tăng hương vị món ăn.

Thưởng thức: Cháo hến thường được ăn nóng sẽ ngon hơn, cháo không có mùi tanh, một tuần bà bầu nên ăn khoảng 3-4 lần để tốt cho sức khỏe. Thịt hến có tính mát, cung cấp hàm lượng lớn kẽm và canxi cho cơ thể giúp ổn định chức năng cơ bắp, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị co cứng, chuột rút bắp chân ở bà bầu.

2. Cháo chân gà thuốc bắc:

Cháo chân gà thuốc bắc cũng là một trong những món ăn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe bà bầu, giúp chị em ngăn ngừa chuột rút cơ bắp về đêm.

Chuẩn bị nguyên liệu: Chân gà, gạo tẻ, phòng âm, đương quy, hoàng kỳ.

Đầu tiên bạn lấy chân gà, cho lên bếp hoặc quay trong lò sao cho vàng thơm, lớp da bên ngoài bóng đẹp mắt.

Tiếp đến, bạn cho các thuốc nam vào đun với nước sôi thật kỹ, sau đó giữ lại phần nước và loại bỏ phần bã.

Cuối cùng bạn lấy gạo tẻ đã được vo sạch, chân gà cho vào nồi nước thuốc để nấu thành cháo, khi chín nêm nếm gia vị vừa ăn.

Thưởng thức: Món cháo gà thuốc bắc nên ăn nóng, một tuần ăn khoảng 2 lần. Món ăn này có tác dụng bổ huyết, tăng cường chức năng hoạt động của cơ bắp, hạn chế tối đa tình trạng chuột rút bắp chân.

Một số nguyên tắc để phòng ngừa bị chuột rút khi mang thai

Thường xuyên co duỗi bàn chân, bắp chân trước khi đi ngủ.

Không nên đứng hoặc ngồi chéo chân trong thời gian dài.

Trước khi ngủ nên tắm nước ấm để cơ bắp được thư giãn, máu lưu

Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ bà bầu không nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về phía bên trái. Nên kê một cái gối bên hông để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi ngủ.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Trung bình bà bầu cần uống ít nhất 1.5 đến 2 lít nước/ ngày.

Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, đơn giản để cơ thể dẻo dai, máu ở bắp chân nói riêng và toàn cơ thể nói chung được lưu thông, phòng ngừa chuột rút hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và magie vào các bữa ăn hàng ngày. Có như vậy sức khỏe phụ nữ mới được cải thiện thay vì phải sử dụng nhiều loại dược phẩm, thuốc tây có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bà bầu.

Bà bầu bị chuột rút ở bắp chân không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên và kéo dài thì các chị em cũng cần chú ý. Tốt nhất chị em nên đến bệnh viện sản khoa để được siêu âm y tế, chẩn đoán bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Chuột Rút Khi Đi Bơi

04/05/2023 15:25

Thế nào là chuột rút?

Chuột rút khi bơi xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi hoặc bị thiếu nước và chất dinh dưỡng

Mặc dù đang ở trong nước, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết! Khi bạn bơi, đặc biệt là luyện tập lâu bạn phải tiêu hao một lượng mồ hôi lớn và mất rất nhiều chất lỏng. Điều này có nghĩa là bạn đang mất chất lỏng và muối có giá trị. Cơ thể của bạn cần natri, magiê và các khoáng chất khác để hoạt động tối ưu. Khi tham gia các hoạt động bơi mà không đủ chất dinh dưỡng khiến bạn có thể có nguy cơ cao bị chuột rút

Khi bơi, cơ thể bạn không những mất nhiều nước mà còn cần nhiều sức, với cơ bắp bị mệt mỏi mà bị sử dụng quá nhiều thì dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.

Cách phòng tránh chuột rút cho trẻ khi bơi 1. Trước khi xuống nước

Khởi động cơ thể trước 30 phút xuống bể bơi

Uống nước – đây là việc quan trọng và vô cùng cần thiết, đặc biệt vào một ngày hè nắng nóng (nên uống nước với một chút muối pha loãng để việc giữu nước được tốt nhất).

Khởi động cơ thể trước 30 phút xuống bể bơi

– Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau.

– Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm – nhanh dần – chậm dần và trở về trạng thái cân bằng.

– Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

2. Khi xuống nước

Làm thế nào để phòng tránh chuột rút khi đi bơi

Lúc tiếp xúc với môi trường nước, trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình phản ứng với 3 giai đoạn:

– Ức chế (khoảng 10-15 phút): Mặc dù đã được khởi động để sẵn sàng thực hiện hoạt động bơi lội nhưng khi tiếp xúc với nước, cơ thể vẫn có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn.

– Thích nghi: Đây là giai đoạn tiêu hao năng lượng, kéo dài khoảng 1-3 giờ tùy theo sức khỏe và sự rèn luyện của mỗi người. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện ức chế dần dần hết; nhịp tim, mạch, nhịp thở và huyết áp ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong giai đoạn này, các động tác cần được phối hợp nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Khi bơi, cần chú ý quan sát để tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ.

– Hồi phục (bù đắp): Lúc này, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi. Trên thực tế, người bơi sẽ thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát.

Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.

3. Khi lên bờ

Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn sạu khi bơi

Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng hay một chút đồ ăn, trái cây nhẹ để phục hồi sức khỏe