Làm Thế Nào Để Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Thể Dục Trong Trường Tiểu Học

Biện pháp 1: Giải thích kỹ thuật-Trong giải thích kỹ thuật TDTT việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được từng phần kỹ thuật động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật; thường khi mô tả phải phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu.– Lời giải thích của giáo viên phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong tập luyện, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của GV có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện. Biện pháp 2: Thực hiện khẩu lệnh– Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo. VD khi hô động tác “vươn thở”, GV dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác vươn thở…… chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập.– Khẩu lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ dể học sinh chuẩn bị khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi. Xong, đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều gây căng thẳng trong tiết học.Biện pháp 3: Làm mẫuKhi làm mẫu giáo viên phải thể hiện đúng. Khi dạy những động tác mới và khó GV có thể làm mẫu 2-3 lần. Lần đầu làm mẫu hoàn chỉnh động tác với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm cơ bản với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần hai cố gắng thực hiện chậm. Đối với động tác khó GV có thể vừa làm động tác vừa nói để gây sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần thứ ba như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh chính xác.Ví dụ : Khi dạy đến phần tự chọn: “Đá cầu” Trước khi dạy đá cầu các em phải tập những động tác bổ trợ bên ngoài như: nâng cao đùi, đá má trong , đá má ngoài, xoay các khớp đặc biệt là khớp hông hai bên sau đó các em mới làm quen với cầu bằng cách tâng cầu bằng lòng bàn tay , bằng đùi, tâng cầu bằng má trong bàn chân. Trong quá trình tâng cầu, GV có thể cho thi đua giữa cá nhân để các em phấn đấu tâng được nhiều hơn hoăc GV cho HS tâng cầu cá nhân trong khoảng thời gian nhất định nào đó để tính số quả cầu tâng được.Trong quá trình giảng dạy phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng các biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương, khen thưởng, cần nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong học tập.Tăng cường đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo nhóm để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau, kiểm tra theo dõi bạn, để mang tính tích cực trong học tập. *Tóm lại: để các em học tốt môn thể dục trong trường tiểu học giáo viên cần:+ Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp.+ Sân bãi phải sạch và không có chướng ngại vật.+ Dụng cụ tập luyện phải đầy đủ như: tranh ,ảnh, dây nhảy, cầu….+ Giáo viên nêu tác dụng của việc học thể dục cho học sinh.+ Hướng dẫn động tác rõ ràng ,chính xác.+ Giáo viên làm mẫu , phân tích kỹ thuật động tác.+ HS lên tập thử,l ớp quan sát nhận xét, tuyên dương.+ GV quan sát, giúp đỡ học sinh thực hiện chưa đúng.+ Chia nhóm tập luyện theo khu vực.

Đối với học sinh, để học tốt môn thể dục cần:+ Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho.+ Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như vui chơi.+ Tập luyện ở nhà hàng ngày vào buổi sáng để hình thành thói quen tập luyện nâng cao kỹ thuật động tác.+ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và của chính mình.+ Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi , thi đấu do nhà trường tổ chức.+ Các em cần có trang phục để tập luyện thoải mái.Đối với phụ huynh học sinh:+ Cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các em để các em có đủ sức khỏe tập luyện hàng ngày.+ Chuẩn bị trang phục, dụng cụ thể dục cho các em.+ Thường xuyên nhắc nhở các em tập ở nhà những bài tập đã được học ở trường để rèn luyện sức khỏe.+ Thường xuyên liên lạc với giáo viên để biết được tình hình cũng như thời gian học của các em. Đối với học sinh tiểu học các em còn nhỏ và tính kiên trì tập luyện chưa cao nên đòi hỏi người GV phải mềm mỏng, tạo sự gần gũi đối với học sinh. Sự hướng dẫn thật tỉ mỉ của GV làm cho học sinh yêu thích môn học của mình và học sinh cảm thấy thoải mái sau mỗi giờ học thể dục.

Làm Thế Nào Để Học Giỏi Môn Thể Dục Và Các Môn Học Lớp 7?

Các bạn đang học cấp bậc Tiểu học và bây giờ các bạn đang học cấp bậc THCS. Lên cấp bậc này thì bạn sẽ thấy rằng nó hoàn toàn khác với những gì bạn đã trải qua trong suốt thời gian học từ lớp 1 đến lớp 5. Lên lớp 6, bạn sẽ phải học bài cũ. Kiểu giống như là “Cô đọc – Trò chép” hoặc sách nó viết cái gì đi chăng nữa thì cũng phải học cho hết. Giống y hệt mình. Ngày đầu tiên lên bảng xơi con 2. Ngày tiếp lên bảng xơi con 1. Ngày sau lên bảng xơi con 4. Tức và khó hiểu đến nỗi không thể nhịn được.

Và cuối cùng thì mình cũng tìm được một phương pháp học mới cho tất cả các bạn học sinh cấp 2.+ Về chuyện nói chung: Mình xin đảm bảo rằng cách này hữu hiệu hơn bao giờ khác. Thứ nhất, học thuộc phần ghi nhớ trong sách (Trừ môn ngoại khóa, nếu có thì chỉ học đúng môn Nhạc hoặc Mĩ thuật thôi) học những gì thầy cô giáo đã nhắc ở trên lớp và học thuộc tất cả những gì đã viết trong vở.

Chú ý: Phải chép đầy đủ và cân nhắc từng việc một, nếu thấy dễ thì có thể bỏ qua, Nếu khó thì lại phải ghi chép. Nhất là môn Lịch sử. Không tin à! Lên mạng hỏi đi, có thể nói đó là môn học mà học sinh cảm thấy khô khan và buồn ngủ nhất.

+ Về chuyện nói riêng: Các bạn phải cân nhắc từng môn học và phải cho rằng mình thích nó hơn bao giờ hết. Đó là bởi vì nếu đó là môn học yêu thích của bạn thì chắc hẳn bạn học giỏi môn đó chứ.

VD: Mình thích môn nhạc nên điểm nhạc toàn 9 trở lên thôi à! Không có 8,9 đâu nhá!

– Học giỏi môn Ngữ Văn:Nói về môn học này thì nó phức tạp lắm, nhất là việc học bài cũ. Thôi thì thế này cho nó gọn, muốn tiếp cận với nó lâu đời thì nên mua sách học tốt về mà chép. Nên chép những ý chính vì có thể đứa bạn khác đụng hàng với bạn thì sao. Hoặc khi cô hỏi thì bạn trả lời thế nào? Có cảm thụ được không?

Giơ tay càng nhiều càng tốt, giáo viên sẽ tin tưởng bạn, đừng bao giờ ra vẻ ta đây để khi đến câu khó là “Tách”. Hazzz! Nếu cảm thấy khó hiểu thì nên hỏi bạn bè chứ đừng tự làm một mình vì ý kiến tập thể sẽ đưa ra một câu trả lời đúng. (Umhh! Đa số là vậy)

Việc soạn văn thì như mình đã nói ở trên. Nếu cảm thấy không phù hợp lắm thì lên mạng mà hỏi là được. OK?

– Học giỏi môn Vật Lý:Một số người rất thích học Lý nhưng một số người lại không thích học môn này. Tại sao thế nhỉ? Đơn giản là môn Lý chỉ cần học thuộc phần Ghi nhớ và lý thuyết trong SGK là xong, nhưng khó ở chỗ là phải làm bài tập vận dụng trong SGK và trong SBT. Để nắm vững kĩ năng này thì chúng ta phải tìm hiểu mọi thứ xung quanh ta. Các hiện tượng tự nhiên, động-thực vật, các tác động do con người tạo ra, …. .Đọc thật nhiều sách khoa học tự nhiên và cuốn “Mười vạn câu hỏi Vì sao”. Đọc cuốn “Những điều lạ em chưa biết” hoặc cuốn “Những bí ẩn em chưa biết”. Mua thêm sách nâng cao và bồi dưỡng Vật Lý nhưng đừng làm bài bài tập trong đó vì để làm chúng ta phải mất nhiều thời gian, cần cù quá cũng làm chúng ta mệt mỏi. Đặc biệt là học quá nhiều sẽ làm quên hết những gì đã làm. Chỉ cần đọc các thêm các bài tập vận dụng và xem cách giải bài đó. Nếu khó hiểu thì cứ lấy giấy bút ra mà viết lại đề phòng khi quên dạng. Có câu “Phòng hơn chữa mà”. Nếu ai siêng thì cứ làm những gì các bạn thích. Tùy thuộc vào khả năng các bạn thôi.

Làm Thế Nào Để Học Sinh Học Tốt Môn Giáo Dục Công Dân ?

Nội dung chường trình GDCD trong 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 đều có 2 phần là: Đạo đức và Pháp luật:

: các em cần hiểu được những chuẩn mưc đạo đức cơ bản thiết thực, gần gũi với lứa tuổi HS, những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta thường gặp và cần phải rèn luyện thường xuyên trong cuộc sống; từ đó, các em có thể giải quyết được những vần đề mâu thuẩn trong cuộc sống hằng ngày.

: HS chú ý nghe giảng nhưng không phải chỉ thụ động lắng nghe và ghi chép những gì giáo viên nói, trả lời khi được hỏi, mà các em phải chủ động suy nghĩ, bày tỏ và hành động .

: ngoài việc học bài, làm bài tập để củng cố kiến thức, các em cần liên hệ bản thân để rút ra những nhược điểm, ưu điểm so với yêu cầu bài học để khắc phục, phấn đấu tự hoàn thiện mình ( điều này HS chưa chú ý).

(nội dung bài học): cần hiểu và thuộc những kiến thức cơ bản của bài.

: Cần được hỏi với một chuẩn mực đạo đức hay một quy định của pháp luật mà em đã học để trả lời (thông thườngHS chỉ trả lời đúng – sai , như thế là chưa đầy đủ). Sau đó các em có thể bổ sung diễn giải thêm tùy theo suy nghĩ và hiểu biết của mình.

Ví dụ: Nhận xét hành vi: – Mời người lớn uống nước bằng hai tay. (Bài Lễ phép – lớp 6) Trả lời: Đây là hành vi thể hiện thái độ , …..– Bớt xén nguyên vật liệu khi xây dựng các công trình giao thông (Bài Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng – lớp 8) Trả lời: Đây là hành vi vi phạm tài sản nhà nước, ….

Ví du 1: Lan Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, nhưng bố mẹ Lan Vẫn làm lụng vất vả sớm khuya để chắt chiu từng đồng cho anh em Lan được đi học cùng các bạn,nhưng Lan đua đòi, ham chơi, nhiều lần trốn học, kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Lan bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm Lan không đủ điểm phải ở lại lớp. Hãy nêu nhận xét của em về việc làm của Lan. (Bài: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt – lớp 7)

Trả lời: Theo quy định của pháp luật, trẻ em VN có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, Lan đã không ý thức được quyền bà bổn phận của mình: Lan đã được cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy đầy đủ nhưng Lan không chăm chỉ học tập, không vâng lời bố mẹ, ….

: Chủ nhật tuần qua Hồng được mẹ dẫn đi dạo phố, vào siêu thị, đến cửa hàng quần áo đẹp nào Hồng cũng thích và đòi mẹ mua, làm mẹ bực mình, buồi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xétviệc làm của Hồng. Theo em nên khuyên Hồng thế nào?(Bài Tự chủ– Lớp 9)

Trả lời: Bạn Hồng chưa có . Em khuyên Hồng nên biết kiềm chế bản thân, cân nhắc tính toán cẩn thận trước khi quyết định bất kỳ sự việc gì, …

Môn GDCD không khó, tất cả đều là những vấn đề rất gần gũi và thiết thực trong cuộc sống mà chúng ta vẫn thường gặp hằng ngày và tất cả mọi người đều cần phải rèn luyện trongmọi lĩnh vực, trong mọi hoàn cảnh.

Hãy suy nghĩ và bày tỏ quan điểm của minh để hiểu và khắc sâu kiến thức. Thông qua từng bài học, hãy liên hệ bản thân để từng bước tự hoàn thiện mình trở thành những người tốt, những công dân gương mẫu.

Chúc các em thành công!

Nhóm Giáo duc công dân Lai Châu

Làm Thế Nào Để Học Tốt Môn Hóa Học

Hoá học là một môn học ứng dụng thực tế. Vì thế, để học tốt lý thuyết hoá, theo dõi phản ứng hoá học là một điều không thể thiếu. Khi là thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể. Bạn cũng đừng lo lắng vì mình không có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm. Hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm hóa học ảo. Hãy lên mạng và tải về cho mình một cái bạn sẽ tha hồ thực hiện thí nghiệm một cách dễ dàng.2. Bài học về các chất : Nếu cùng học với một gia sư Hoá, có thể bạn sẽ được giới thiệu phương pháp học các chất như sau:Cách học từng phần : Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế). Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, … Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp. Hóa tính : – Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó. – Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào. Điều chế : – Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế. – Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất. Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.Bài tập hóa học :Các bài tập áp dụng : Để làm tốt phần này, chúng ta cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra. Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có. Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu. Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …Giải bài toán hóa như thế nào : Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

Làm Thế Nào Để Học Tốt Môn Tin Học

Như chúng ta đã biết, hiện nay công nghệ thô ng tin rất phát triển trong đời sống của chúng ta. Không chỉ là giáo viên hay các cơ quan mới ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm việc của mình, mà đối với các em học sinh nhất là các em trong độ tuổi của bậc tiểu học, các em rất nhạy cảm, hiếu động, thích khám phá cái mới, có nhu cầu tự khẳng định mình. Trong khi đó công nghệ thông tin lại là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người. Học sinh tiểu học giống như một trang giấy trắng, những kiến thức đầu tiên truyền đạt cho các em sẽ được các em tiếp thu tốt nhất qua các bài học trong SGK ” Cùng học tin học quyển 1, 2, 3″.

Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:

+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy.

+ Bước đầu hình thành năng lực và xữ lí thông tin.

+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập và lao động xã hội hiện đại.

+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm Tin học.

+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.

* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:

+ Đời sống kinh tế của gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nên rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính.

+ Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của hóc sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.

Từ những thực trạng vừa nêu , tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh ở b ậc tiểu học học tốt môn Tin học .

Ví dụ : Bài làm quen với máy tính( lớp 3).

Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, cấu tạo có mấy nút, tay đặt lên chuột như thế nà o…

Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, có lý thuyết tốt thì thực hành mới tốt được, đồng thời khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.

Ví dụ : D ạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành cho học sinh , sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh thực hành, học sinh nào chưa thực hành tốt thì được giáo viên hướng dẫn cho em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác.

Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến mức phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống.

Với hình vẽ ở trên, ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải biết kết hợp sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, sử d ụng màu vẽ đã học…Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông (môn M ĩ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã học ở môn M ĩ thuật lớp 4.

3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hứng thú học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.

5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện cách sử dụng chuột (trò chơi Blocks), luyện gõ chữ mười ngón tay bằng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí với phần mềm cùng học toán Learnig Math 3, 4 , 5 …

6. Bản thân tôi luôn tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn:

III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN:

Sau một thời gian vận dụng các phương pháp nêu trên , học sinh của tôi đã có những tiến bộ rõ rệt trong môn học Tin học :

– Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn, chịu khó ngh iên cứu học hỏi, đông thời phải vận dụng các biện pháp một cách sáng tạo , tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học, tạo sự hứng thú tiếp thu bài , hướng dẫn học sinh học một cách nhiệt tình để truyền thụ kiến thức cho các em tốt nhất.

– Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, trao đổi phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. Đồng thời thực hiện tốt các quy định của ngành, của trường đề ra.

Trương Thành Hiếu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIN HỌC

Họ tên người thực hiện: Trương Thành Hiếu

Chức vụ : Giáo viên

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Ngày tháng năm 2012

Trưởng phòng