Làm Thế Nào Để Sữa Nhanh Về Sau Sinh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globaltraining.edu.vn

Làm Cách Nào Để Sữa Non Về Nhanh Sau Sinh?

1. Da tiếp da càng sớm càng tốt

Ôm con da tiếp da càng sớm càng tốt sau khi sinh và nhiều giờ trong tuần đầu tiên, cho con mút mẹ tự nhiên tốt nhất là trong giờ đầu tiên và không trễ sau quá 6g sau khi sinh (nếu trẻ sinh mổ thì ngay sau khi trẻ được về với mẹ)

2. Cho trẻ ngậm đúng khớp

Khi bé ngậm đúng, bé phải ngậm hết quầng vú bên dưới, lưỡi nằm dài ra dưới quầng vú và trên nướu dưới, động tác mút sẽ có tác dụng massage đầu dây thần kinh, nhạy cảm nhất ở quầng vú góc 5g ở bên vú trái, và góc 7g ở bên vú phải, cách chân ti khoảng 1-1.5cm.

5. Massage quầng vú

Mẹ có thể tự massage quầng vú, bằng động tác vuốt nhẹ ở vị trí đầu dây thần kinh mô tả ở trên.

Nước ấm hoặc sữa ấm, ăn uống bình thường, cơ thể mẹ đã được dự trữ rất nhiều trong quá trình mang thai, có thừa lượng mỡ để tạo sữa trong nhiều tháng đầu của thai kỳ mà k cần bồi dưỡng đặc biệt.

7. Tinh thần thoải mái

Nghĩ về con và tin tưởng vào bản năng của cơ thể.

8. Ti càng nhiều càng tốt trong tuần đầu tiên

Nhiều mẹ sau sinh đã áp dụng ngay EASY, cho con bú theo cữ 3 giờ. Tuy nhiên để sữa mẹ về nhanh thì tuần đầu tiên không cần theo lịch bú cụ thể nào cả, cứ để con bú càng nhiều càng lợi.

9. Không cho bé bú ti nhựa hoặc ti giả trước

Vì vị trí núm vú và cách nút ti nhựa và ti mẹ rất khác nhau, ti nhựa bé ngậm rất cạn, nên bé bú bình trước sau đó mút ti mẹ cũng sẽ rất cạn, k ngậm được hết quầng vú tạo thành khớp ngậm đúng, do đó không đạt yêu cầu massage nói trên, sẽ không tạo được oxytocin để tiết sữa. (bé ngậm ti mẹ không đủ sâu cũng là nguyên nhân gây nứt cổ gà sau này – do đó, k nên cho bé ngậm ti bình hoặc ti giả trước 6 tuần tuổi.)

Xem các bài viết Giúp mẹ chăm con khỏe mạnh.

Mẹ Mất Sữa Phải Làm Thế Nào Để Sữa Mẹ Về Sau Khi Sinh

Làm thế nào để có nhiều sữa? đang là câu hỏi nhức nhói của các mẹ thiếu sữa cho con bú. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé bao gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Ngoài ra Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất, chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng khi trẻ chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì vậy, các bà mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt nhằm cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con… Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bà mẹ thường bị mất sữa do các nguyên nhân khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú ? Có nhiều cách để tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại (tiết sữa lại tức là khi sữa mẹ giảm đi thì cần tăng lượng sữa cho con bú hoặc đã ngừng cho con bú nhưng nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại). Để tăng tiết sữa trở lại mẹ cần chú ý: – Cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, bé bú là yếu tố tăng tạo sữa rất quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt. Nếu bé bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa cũng như duy trì tiết sữa. Mẹ cần nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên liên tục cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi bên, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia. – Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Mẹ cần đảm bảo sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo có đủ sữa cả về lượng và chất, nên kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau: nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, phở, bún…); nhóm chất đạm (thịt, trứng sữa, cá, tôm, cua, đậu, đỗ); nhóm chất béo (bơ, lạc…), đặc biệt là chất béo không no (GLA) vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não cũng như thị lực của trẻ; nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín…). Ngoài ba bữa chính, mẹ cần ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá mức. Có thể áp dụng theo cách dân gian hay dùng là đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là loại thực phẩm dinh dưỡng vô cùng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú. – Mẹ cần uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu thấy khát thì phải uống ngay. Có thể uống thêm nước rau củ quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước đồng thời vừa cung cấp nguồn vitamin C. Chúc mẹ và bé vui khỏe mỗi ngày! http://www.chuamatsua.com/lam-sao-de-co-nhieu-sua-cho-con-bu/

Làm Thế Nào Để Nhanh Có Sữa Sau Sinh Mổ?

Nếu bạn phải sinh mổ vì nó cần thiết về mặt y tế. Hoặc nếu bạn muốn chuẩn bị cho trải nghiệm cho con bú tốt hơn trong trường hợp sinh mổ trở nên cần thiết. Có phải cho con bú sau khi sinh mổ khó khăn hơn sinh thường hay không? Những điều gì bạn có thể làm để giúp đảm bảo việc cho con bú diễn ra tốt đẹp?

Làm thế nào để nhanh có sữa sau sinh mổ?

Sử dụng gây tê vùng thay vì gây mê toàn thân cho sinh mổ

Việc cho con bú dường như dễ dàng hơn sau khi gây tê vùng (gây tê ngoài màng cứng, cột sống hoặc kết hợp với màng cứng cột sống) hơn là gây mê toàn thân. Điều này có lẽ là do người mẹ có thể cho con bú sớm hơn, kiểm soát cơn đau tốt hơn. Ngoài ra em bé được tiếp xúc với một liều thuốc thấp hơn với gây mê khu vực và do đó có thể bú hiệu quả hơn so với sau khi gây mê toàn thân. Trừ khi có một trường hợp khẩn cấp thực sự trong đó mỗi giây đều được tính, phụ nữ nên gây tê vùng để sinh mổ.

Cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh em bé, đặc biệt là trước khi thuốc tê khu vực hết tác dụng

Bé được bú càng sớm sau khi sinh càng tốt. Một số phụ nữ có thể cho con bú ngay trên bàn sinh khi các bác sĩ phẫu thuật hoàn tất việc của mình, nhưng hầu hết phụ nữ cho con bú lần đầu tiên trong phòng hồi sức. Cho bé bú trong vòng một giờ đầu tiên sau khi sinh và thường xuyên sau đó giúp mang lại sữa trưởng thành sớm hơn và tăng nguồn cung sữa mẹ. Nếu có thể, hãy để em bé được bú trước khi tác dụng của thuốc gây tê khu vực biến mất. Bạn sẽ tương đối tỉnh táo và không bị đau, điều này sẽ giúp cho con bú lần đầu tiên tốt hơn so với khi bạn mệt mỏi, đau đớn hoặc cần ngủ.

Uống thuốc giảm đau khi cần thiết để được thoải mái

Sau khi gây tê khu vực đã hết, đừng ngần ngại uống đủ thuốc giảm đau để được thoải mái. Bạn không thể chăm sóc tốt hoặc âu yếm em bé nếu bạn bị đau do phẫu thuật. Hãy dùng thuốc giảm đau mà bạn được cung cấp sẽ an toàn cho em bé và sẽ không ảnh hưởng đến em bé nhiều.

Duy trì cho con bú thường xuyên và theo dõi tín hiệu đói từ em bé

Nghiên cứu cho thấy việc cho con bú diễn ra tốt nhất nếu mẹ và bé âu yếm nhau cũng như cho ăn sớm và thường xuyên trong vài ngày đầu. Các chuyên gia lưu ý rằng em bé sẽ bú tốt nhất khi được cho ăn ít nhất 8-12 lần trong những ngày đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ là quá trình cung và cầu, điều tốt nhất và đơn giản nhất bạn có thể làm là cho bé ăn ít nhất là cứ sau 2-3 giờ trong vài ngày đầu đến một tuần. Sau đó, sử dụng tín hiệu đói của em bé để giúp bạn biết tần suất bú mẹ; khoảng 3 giờ là thời gian phổ biến tốt cho hầu hết các bé.

Đừng giới hạn thời gian em bé bú

Giới hạn thời gian em bé bú mẹ KHÔNG giúp cho núm vú đỡ bị đau hơn, và có thể dẫn đến tăng cân thấp ở trẻ. Em bé cần nhận được nhiều sữa cuối giàu chất béo (xuất hiện trong phần cuối của bầu vú mẹ) để lấy lại cân nặng khi sinh dễ dàng hơn; giới hạn thời gian con bú cũng hạn chế tăng cân của bé. Thay vào đó, hãy cho em bé có nhiều thời gian cho con bú ở mỗi vú để chúng có được đầy đủ cả sữa đầu và sữa cuối.

Sử dụng sự hỗ trợ từ một chuyên gia tư vấn cho con bú chuyên nghiệp để giúp giải quyết vấn đề kĩ thuật cho con bú

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bế em bé đúng cách, tìm một tư thế cho con bú thoải mái hoặc đang gặp nhiều đau nhức, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tư vấn cho con bú chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Tránh núm vú giả và các chất bổ sung (sữa công thức) không cần thiết càng nhiều càng tốt

Trên hết, tránh dùng bình sữa nếu bé bú được mẹ đúng cách. Bình sữa là một cách nhanh chóng cho các vấn đề cho con bú, đặc biệt là nếu được sử dụng trong vài tuần đầu tiên sau khi bé chào đời. Nếu việc bổ sung trở nên cần thiết về mặt y tế, có những phương pháp khác ít gây rủi ro hơn với cơ chế mút của em bé, chẳng hạn như ống tiêm, cho ăn bằng cốc, thìa,…

Tư thế cho con bú như ôm bóng hoặc nằm ngả lưng thường thoải mái hơn sau khi sinh mổ

Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng tư thế cho con bú ôm bóng là vị trí tốt nhất để cho em bé bú ngay sau khi sinh mổ. Chìa khóa để sử dụng tư thế này là nâng phần đầu giường lên một chút, và đặt nhiều gối bên cạnh bạn để mức miệng của em bé sẽ ở trên ngực bạn. Điều rất quan trọng là mang em bé đến cạnh mẹ, thay vì bạn nghiêng về phía em bé, hãy dùng nhiều gối hơn để kê cho phù hợp.

Điều này làm cho việc cho bú dễ dàng hơn nhiều, có thể giúp đảm bảo cho ăn thường xuyên hơn và tăng cân tốt hơn, và có thể giúp mẹ và bé gắn kết tốt hơn cũng như giúp nhanh có sữa sau sinh mổ. Đương nhiên, mẹ nên chú ý cẩn thận với những lo lắng về an toàn với em bé trên giường, giữ em bé trong vòng tay càng nhiều càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh là rất quan trọng và đừng quên uống nhiều chất lỏng

Nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ cần chắc chắn rằng bạn đang nhận đủ lượng calo và chất lỏng bổ sung, vì vậy, tiếp tục theo chế độ ăn uống khi mang thai nói chung là một ý tưởng tốt. Đừng không cố gắng ăn kiêng ngay lập tức. Bạn có thể sẽ thấy rằng việc cho con bú, tự nó, sẽ thúc đẩy giảm cân với rất ít nỗ lực phải bỏ ra, mặc dù điều này không phải là một điều chắc chắn cho tất cả phụ nữ.

Nếu gặp vấn đề, hãy nhờ chuyên gia tư vấn cho con bú chuyên nghiệp càng sớm càng tốt

Nếu bạn có bất kì vấn đề nào với việc cho con bú, hãy nhớ tham khảo ý kiến tư vấn cho con bú chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Do các vấn đề về cho con bú xảy ra cao, phụ nữ đã sinh mổ nên được tư vấn từ các chuyên gia tư vấn cho con bú.

4 Việc Nên Làm Để Sữa Nhanh Về Sau Khi Sinh Con

4 việc nên làm để sữa nhanh về sau khi sinh con: Làm mẹ là thiên chức và là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời một người phụ nữ. Bất kỳ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình được hưởng những thứ tốt nhất. Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không có một loại sữa công thức nào có thể thay thế được…

4 việc nên làm để sữa nhanh về sau khi sinh con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Cho bé bú ngay sau sinh

Ngay sau khi sinh con xong, hãy cho bé bú mẹ ngay. Lúc này có thể mẹ chưa có sữa, hoặc sữa ít nhưng việc bé bú mút sẽ kích thích tuyến sữa sớm xuống sữa. Ngoài ra, lượng sữa non đầu tiên này chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. Bạn cũng nên chú ý cho bé bú đều hai bầu, để làm sữa về đều. Nếu lượng sữa thừa đọng lại ở một bầu sữa quá nhiều sau mỗi cử bú có thể làm tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú dần cũng dẫn đến việc mất sữa.

2. Massage kích thích tuyến sữa

Có nhiều cách massage kích thích tuyến sữa đang được nhiều mẹ áp dụng. Trong đó phổ biến nhất là, dùng cơm nóng vo tròn trong khăn sữa (loại khăn dùng cho bé) ấn vào xung quanh ngực. Hoặc dùng nước lá mít (đã đun sôi), lấy khăn sữa lau sạch bầu ngực và massage liên tục trong khoảng 5 – 10 phút. Lá mít sẽ giúp các mẹ tránh tắc tia sữa khi sữa đang về.

3. Ăn nhiều chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái

Sau sinh, cơ thể mẹ rất cần các chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe và tiết sữa cho con bú, nên mẹ cần phải ăn đa dạng thức ăn. Mẹ ăn gì bé bú nấy nên các thức ăn của mẹ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa mà trẻ sẽ hấp thu vào người. Bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi trong lúc bé ngủ, vì mới sinh nên bé sẽ có thể thức đêm khi chưa quen sáng tối. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng mình, việc người mẹ ngủ đủ giấc và có tinh thần thoải mái sẽ giúp nguồn sữa tốt hơn, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm sau sinh.

4. Dùng máy hút sữa mẹ

Hiện nay rất nhiều bà mẹ sử dụng như một công cụ nhằm kích thích cho sữa nhanh về, làm thông tuyến sữa, duy trì nguồn sữa mẹ để bé được bú liên tục dù mẹ trở lại với công việc. Việc vắt sữa đều đặn theo giờ sẽ giúp kích thức tiết sữa, duy trì được nguồn sữa mẹ đầy đủ cho tới khi bé được 2 tuổi. Bên cạnh đó, vắt sữa khi sữa nhiều, bé không ti hết, mẹ sẽ có sữa để dự trữ cho con. Đặc biệt, một số loại máy hút sữa hiện nay có chế độ đông sữa mẹ an toàn. Nếu bạn có nhiều sữa mà không thể cho bé bú thường xuyên, vì bận đi làm, thì chiếc máy hút sữa mẹ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều do có thể trữ được rất nhiều sữa mẹ.

* Bạn Đào Kim Anh (Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội): “Mình sinh mổ bé đầu tiên nên rất sợ không có sữa. Đẻ xong khoảng nửa tiếng và trở về phòng, mình được mẹ chồng làm cho cách này để sữa về: lấy 2 viên men nấu rượu và một chút rượu trắng, trộn vào nhau và xoa vào bầu ngực (tránh xoa vào đầu ti), để khoảng 20 – 30 phút rồi lau sạch. Khoảng 2 tiếng sau sữa về rất nhiều. Mình muốn chia sẻ với các mẹ, đặc biệt là các mẹ sinh mổ để mọi người thử áp dụng”.

* Bác Thu Hằng (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày trước sinh con, tôi được mẹ đẻ dạy cho một cách giúp xuống sữa nhanh. Sau đó, tôi cũng áp dụng cho con dâu và cũng thấy rất hiệu quả. Sau khi con dâu đẻ xong, tôi chuẩn bị sẵn hai gói xôi nóng, chà vào bầu ngực để kích thích tuyến sữa. Cứ chà khoảng vài tiếng một cách nhẹ nhàng là sữa sẽ về rất nhiều.”

* Chị Phạm Thu Hương (Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng): “Tôi được cô ruột mách cho cách này để sữa về nhanh sau sinh và đã áp dụng cả hai lần sinh hai bé: Trộn cơm nếp nhão còn nóng, men rượu chua, hành tím băm nhuyễn thành hỗn hợp nhão dính. Sau đó, dùng tay bôi hỗn hợp này lên bầu ngực và massage nhẹ nhàng. Như vậy, sẽ giúp sữa sẽ về rất nhanh. Tôi thấy thực sự hiệu quả nên muốn mách cho các chị em cùng biết”. Một số lưu ý khác:

Sau khi sinh xong, việc đầu tiên mà bạn cần làm là cho bé bú ti ngay dù chưa có sữa. Động tác mút ti của bé là “liều thuốc” kích thích tự nhiên, giúp sữa về nhanh hơn. Trong trường hợp bé yếu phải cách li mẹ (bé nằm trong lồng kính…), hãy nhờ chồng mút, nặn hoặc dùng máy hút để kích thích sữa về.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc lợi sữa nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chịu khó ăn các món ăn lợi sữa như móng giò hầm đậu phộng, xương lợn hầm thông thảo, canh thịt lợn hoàng kì, móng giò hầm đậu đen, gà ác hầm thuốc bắc, rau lang nấu thịt bò, cơm nếp thịt gà…