Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Hết Nấc / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Globaltraining.edu.vn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Để Trẻ Hết Nấc Cụt?

Chào bác sĩ, em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn về vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc. Bé nhà em thường xuyên bị nấc cụt từ 1 tháng tuổi cho đến nay (hiện bé nhà em đã được 3 tháng 3 ngày tuổi).

Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị nấc

Bởi sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, khiến cho khí hít vào bị ngưng lại đột ngột, thanh môn của bé bất ngờ đóng kín lại. Nấc cụt thường kéo dài vài phút, xảy ra vài lần trong 1 ngày. Hay có thể hiểu, nấc cụt là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai nhằm chuẩn bị vận hành những cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi bé chào đời.

Ngay cả đối với những trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều bị nấc và bị vào bất cứ lúc nào, đặc biệt là sau khi sinh. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 tuổi. Nấc thường xảy với trẻ trong những trường hợp sau: sau khi ăn, sau khi thay đổi tư thế, khi bị nóng hoặc lạnh…. Nếu trẻ em bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần khoảng 3 phút là bình thường không cần đi khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhưng nấc quá lâu bé sẽ bị mệt, thở dốc và nôn trớ. Các mẹ hãy tham khảo những phương pháp sau để giúp con yêu không khó chịu với những cơn nấc cụt.

– Làm con phân tâm: Cũng giống như người lớn, trò chơi và đồ chơi có thể giúp con phân tâm và tạm thời quên đi những cơn nấc cụt. Mẹ hãy chơi ú òa, cho con cầm đồ xúc xắc hay ngậm thứ gì đó. – Mát-xa lưng: Xoa bóp nhẹ nhàng lưng sẽ giúp các cơ, gân của con được thả lỏng, nhờ vậy mà cơ hoành cũng được thư giãn. Mát-xa kéo dài vài phút, theo hướng thẳng đứng và từ dưới lên trên vai sẽ hiệu quả nhất khi bé ngồi thẳng. – Cho bé ăn đường: Mẹ có thể đặt một ít đường lên lưỡi bé cho bé ngậm một vài phút. Vị ngọt của đường có tác dụng đưa cơ hoành về trạng thái bình thường và trẻ sẽ làm hết nấc. – Thay đổi tư thế cho con bú: Đôi khi bé nuốt nhiều không khí trong khi bú, dẫn tới hiện tượng nấc cụt. Chính vì vậy mẹ cần thay đổi tư thế trong khi con bú để hạn chế lượng không khí chiếm chỗ trong dạ dày của bé. Ngoài ra, nếu trẻ bị nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày, cho bé bú với tư thế ngồi thẳng đứng.

Lưu ý : Còn nếu trẻ sơ sinh bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa đến bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, 3 nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.

Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.

Sử dụng núm vú giả Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.

Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.

Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:

Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.

Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.

Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm những điều sau:

1. Ợ hơi sau bú cho bé tốt: sau bú ẵm bé áp bụng vào người bạn, vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.

2. Khi bú bình chú ý không để bé nuốt hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi

3. Không cho ăn bú quá no, ăn bú nhiều bữa cách đều nhau để đạt cân nặng phù hợp theo tuổi là tốt nhất, không nên để bé quá cân

Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?

Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt?

1. Nấc cụt là gì?

Cơ hoành là một cơ lớn chạy ngang dưới đáy của khung xương sườn. Nó di chuyển lên xuống khi một người hít thở.

Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành. Các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này buộc không khí thoát ra thông qua dây thanh âm bị đóng lại, tạo nên âm thanh nấc cụt.

2. Nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt ở trẻ có xu hướng xảy ra mà không có lý do rõ ràng, nhưng việc cho ăn đôi khi có thể khiến cơ hoành bị co thắt. Hoặc đôi khi nấc cụt húng có thể xuất phát từ một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Một số nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh là:

Cho con bú quá no: Khi con bú quá no, dạ dày của con sẽ bị giãn ra. Tình trạng này có thể khiến cho cơ hoành bị đẩy lên cao, gây cơ hoành co thắt. Vì thế có thể gây nên nấc cụt.

Bú quá nhanh.

Nuốt quá nhiều khí vào bụng: Bé bú bình có thể khiến bé nuốt nhiều không khí hơn vì sữa trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ. Bé nuốt quá nhiều không khí cũng khiến dạ dày to và giãn ra. Việc cho bé bú bằng bình quá no có thể khiến trẻ dễ bị nấc cụt.

Dị ứng: Bé có thể dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Ngoài ra, bé bú mẹ cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản: Cơ vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Thức ăn được tiêu hóa một phần cộng thêm axit dạ dày, trào ngược lên vùng thực quản. Lúc này, chúng có thể gây kích thích và co thắt cơ hoành. Vì vậy gây nên nấc cụt.

3. Làm gì khi con bị nấc cụt

Nấc cụt thường không gây hại cho trẻ sơ sinh. Trong khi người lớn có thể thấy nấc cụt khó chịu, chúng có xu hướng ít gây sự khó chịu cho trẻ sơ sinh hơn.

Có khoảng nghỉ để ợ hơi

Hãy cho trẻ một khoảng nghỉ khi bú để trẻ ợ hơi, như vậy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt. Bởi vì sự ợ hơi có thể giúp loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày của trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo nếu trẻ bú bình, hãy cho trẻ ợ hơi sau mỗi 60 – 90 ml sữa. Nếu trẻ của bạn được bú sữa mẹ, bạn nên cho chúng ợ hơi sau khi chúng đổi vú.

Núm vú giả

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh không luôn luôn xuất phát từ nguyên nhân do trẻ bú. Khi em bé của bạn tự xuất hiện nấc cụt, có thể cho phép chúng thử ngậm núm vú giả. Vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành, do đó có thể giúp ngăn chặn các cơn nấc cụt.

Massage lưng cho bé

Xoa lưng nhẹ nhàng cho bé có thể giúp em bé thư giãn. Vì vậy có thể ngăn chặn các cơn co thắt cơ hoành gây ra nấc cụt.

Nấc cụt tự dừng lại

Tiếng nấc cụt của bé yêu sẽ tự dừng lại. Vì vậy, nêu nấc cụt không gây khó chịu cho em bé của bạn, bạn có thể chỉ cần chờ đợi cho đến khi nấc cụt tự hết.

Trong trường hợp, nếu bạn không can thiệp và tiếng nấc cụt không thể dừng lại, hãy báo cho bác sĩ của bạn về tình trạng này. Mặc dù hiếm, nhưng nấc cụt cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào đó.

4. Không nên làm gì khi con bị nấc cụt?

Một số hành động được cho là gây hại và hoàn toàn không cớ cơ sở khoa học khi con bạn bị nấc cụt. Bao gồm:

Làm cho con giật mình.

Kéo lưỡi hay xương của trẻ: Trẻ sơ sinh còn rất yếu nên bạn không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé.

Ấn vào nhãn cầu mắt.

Cho trẻ uống nước trong khi trẻ lộn ngược xuống.

Những hành động này không chỉ không có ích khi nấc cụt mà còn gây nguy hiểm hơn cho con của bạn.

5. Ngăn ngừa những cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Có một số cách để giúp ngăn ngừa các cơn nấc cụt cho em bé của bạn. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn việc con bạn bị nấc cụt, Hãy thử một số phương pháp sau để giúp ngăn ngừa nấc cụt:

Bạn không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Điều này có nghĩa là không chờ đợi cho đến khi em bé của bạn đói đến mức chúng bực bội và khóc trước khi bắt đầu bú.

Sau khi cho bé ăn, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn như nảy lên hoặc xuống hoặc chơi nhiều năng lượng.

Giữ em bé của bạn ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.

Bạn cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng

6. Khi nào nấc cụt là tình trạng đáng lo ngại?

Nấc cụt được coi là bình thường đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 12 tháng tuổi. Chúng cũng có thể xảy ra khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị nấc rất nhiều, đặc biệt là nếu chúng tỏ ra khó chịu hoặc kích động khi nấc, thì nên nói chuyện với bác sĩ của bé. Đây có thể là một dấu hiệu của các vấn đề y tế tiềm tàng khác. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nấc cục làm phiền giấc ngủ của con bạn.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!

Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Hết Rướn Người Vặn Mình Khi Ngủ?

Một vài trẻ nhỏ trong giấc ngủ thường có thói quen rướn người, thậm chí gồng mặt đỏ au khi ngủ. Hành động này nếu kéo dài sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, chậm lớn, mất ngủ làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ.

Tại sao trẻ lại vặn mình rướn người khi ngủ?

Theo quan niệm dân gian, nhiều người cho rằng trẻ rướn mình khi ngủ chứng tỏ bé sẽ ăn ngoan, chóng lớn và phát triển tốt. Tuy nhiên, một số lại cho rằng trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài, vẫn quen nằm trong bụng mẹ nên khi tử cung quá nhỏ thì trẻ thường phải vặn người khua chân, múa tay trong những tháng đầu sinh.

Một số khác cho rằng do mẹ chưa vệ sinh sạch sẽ lớp măng sau lưng trẻ nên khiến con bị ngứa ngáy, thường xuyên phải vặn vẹo, rướn người lên. Trong khi các bác sĩ nhi khoa cho biết vặn người là dấu hiệu của việc trẻ bị thiếu canxi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đó là bởi vì nhu cầu canxi của trẻ càng cao hơn so với khi rời bụng mẹ.

Khi con hay rướn người, vặn mình mẹ cần làm gì?

Đầu tiên mẹ nên quan sát con nếu thấy bé thường xuyên rướn người, vặn mình rồi kết hợp với các triệu chứng như tím tái mặt mũi, ngủ hay giật mình, vã mồ hôi nhiều … thì có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi. Một số trẻ em khi bị thiếu canxi trầm trọng còn dẫn tới biến dạng chân tay, chậm mọc răng, rụng tóc thậm chí gây nguy hiểm dẫn tới tử vong do co thắt thanh quản vì thiếu canxi.

Khi thấy bé có những dấu hiệu trên thì mẹ cần bổ sung canxi đúng cách như sau:

Thường xuyên cho bé tắm nắng buổi sớm để giúp cơ thể trẻ hấp thụ vitamin D. Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng cho việc chuyển hóa canxi để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên, mẹ nên chọn thời điểm nắng sớm, ánh nắng không quá gay gắt thì sẽ tốt cho sự phát triển của bé. Nhiều mẹ lo ngại con ra ngoài dễ bị cảm gió, cảm nắng nên thường xuyên giữ con ở trong nhà, việc làm này khiến trẻ sơ sinh trở nên yếu ớt và thi thoảng khóc là mặt tím tái do thiếu canxi.

Khi tắm nắng mẹ nên mặc quần áo thoải mái cho bé, thời gian tắm nắng từ 10 -15 phút là phù hợp. Sau khi tắm nắng mẹ lấy khăn lau khô mồ hôi cho bé trước khi muốn tắm cho con. Việc làm này cần làm liên tục cho đến khi trẻ lớn.

Ngoài nguồn canxi từ ánh nắng, mẹ có thể bổ sung qua chất lượng sữa mẹ. Chính bởi vậy, mẹ cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu … để giúp tăng cường canxi cho sữa mẹ.

Nhiều mẹ sau sinh thường kiêng đồ tanh nên không dám ăn cá. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên rằng mẹ chỉ nên kiêng một thời gian để lành vết thương còn lại cần thay đổi thức ăn cho đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng để có nguồn sữa đầy đủ và giàu dinh dưỡng cho con.

Trong trường hợp thời gian rướn người và vặn mình của trẻ kéo dài khiến bé thường xuyên bị trớ, kén ăn, khó ngủ thì mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để biết vấn đề thiếu canxi của con đang ở mức độ nào. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn nhằm giúp trẻ bổ sung vitamin D trực tiếp. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua thuốc bổ sung canxi về cho trẻ sơ sinh uống bừa bãi.

Từ khóa được tìm kiếm:

https://babaucanbiet com/lam-nao-de-tre-sinh-het-ruon-nguoi-van-minh-khi-ngu/

trẻ sơ sinh hay rướn

trẻ sơ sinh bi rướn

Tre sơ sinh rươn

trẻ sơ sinh rướn nhiều

trẻ sơ sinh hay rướn vặn mình

lam the nao de tre het van minh

khi nào trẻ hết rướn

trẻ rướn nhiều

làm sao cho trẻ bớt rướn