Làm Thế Nào Khi Bị Chảy Máu Cam?
--- Bài mới hơn ---
Chảy máu cam (Chảy máu mũi) là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau về mũi. Không chỉ xảy ra do những chấn thương, tác động bên ngoài mà còn cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của những bệnh lý khác như khối u lành hay ác tính vùng mũi xoang,… Ngoài ra, nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng hiện tượng này xảy ra do cơ thể bị nóng nên vẫn chưa chú trọng đến việc phòng ngừa và xử lý thế nào khi gặp tình trạng chảy máu cam.
Hiện tượng chảy máu mũi, còn được gọi với cái tên quen thuộc là chảy máu cam, được chia ra làm 2 loại chính, gồm chảy máu trước mũi và chảy máu sau mũi. Chảy máu mũi trước thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Bên cạnh trẻ em thì người lớn, đặc biệt là những người bị cao huyết áp, sơ vữa động mạch,,,, cũng có nguy cơ cao bị chảy máu cam.
Phân biệt
- Chảy máu trước mũi: thường chảy máu ở điểm mạch Kesselbach, tức búi mạch ở phần trước vách ngăn mũi, lượng máu chảy thường ít, không nguy hiểm đến tính mạng.
- Chảy máy sau mũi: thường chảy máu ở các động mạch bướm khẩu cái, hoặc động mạch sàng trước hoặc động mạch sàng sau. Chảy máu ở các động mạch này, thường lượng máu sẽ ra nhiều với tình trạng nặng hơn.
Đặc biệt, đối với những khối u sơ vòm mũi họng hay gặp ở bệnh nhân nam trẻ (vị thành niên), lượng máu chảy ra rất nhiều và lặp lại nhiều lần. Đây cũng là trường hợp hay gặp trong công tác cấp cứu ở Bệnh viện Tai- Mũi- Họng TP.
Với tình trạng chảy máu cam ở mức độ nhẹ, vừa, hay nặng thì việc xử lý, cấp cứu ban đầu rất quan trọng.
Những bước thực hiện đúng
- Bóp toàn phần tháp mũi bệnh nhân lại, cả cánh mũi và dọc theo sống mũi nhằm tác dụng cầm máu.
- Không nên cúi ra trước hoặc ngửa ra sau.
- Giữ trong vòng từ 5 – 10 phút, trong trường hợp nhẹ, máu sẽ ngưng chảy ra bên ngoài.
Chú ý
- Đối với những người bị cao huyết áp khi đang chảy máu cam, cần đo và đưa huyết áp về mức ổn định, nhằm giúp máu có thể ngừng chảy.
- Nếu trẻ bị tái phát nhiều lần, cần đến ngay các trung tâm y tế để được nội soi, chẩn đoán bệnh, đốt cầm máu.
- Nếu như sau khoảng 10 phút nhưng máu vẫn không ngừng chảy ra dù đã được sơ cứu như cách thức trên, thì phần lớn rơi vào tình trạng chảy máu mũi nặng hay chảy máu mũi sau, cần tiếp tục cầm máu, đồng thời đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cách nhận biết tình huống
- Đối với trường hợp lượng máu chảy ít, hoặc vừa: Sau khi ép cánh mũi từ 5 – 10 phút, máu ngưng chảy ra bên ngoài. Đây là trường hợp chảy máu trước mũi, thuộc mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm.
- Đối với trường hợp lượng máu chảy ra nhiều. Sau khi sơ cứu trong 1 thời gian nhưng máu vẫn tiếp tục chảy ra bên ngoài. Đây được đánh giá là trường hợp chảy máu sau mũi, thuộc mức độ nặng, nguy hiểm.
Tư vấn chuyên môn: PGS. TS. BS Trần Phan Chung Thủy – Giám đốc BV Tai- Mũi- Họng chúng tôi Theo Tạp chí Sức Khỏe – chúng tôi
--- Bài cũ hơn ---