Thủ Thuật Kiting Trong Kiểm Toán Là Gì / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Globaltraining.edu.vn

Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Bctc

Hoạt động kiểm toán ở Việt Nam, bắt đầu hình thành từ năm 1991 và được đánh dấu mốc phát triển mạnh mẽ đầu tiên khi Nghị định 105/2004/NĐ-CP dành riêng cho kiểm toán độc lập ra đời. Thị trường kiểm toán ngày càng phát triển và lớn mạnh, đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, các công ty kiểm toán Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh từ các công ty kiểm toán quốc tế. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau đang cố gắng tìm mọi cách tiếp cận với phương pháp, kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trên thế giới, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của mình.

Một trong các công cụ hữu ích, giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như đưa ra các kết luận kiểm toán phù hợp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán đáng kể mà các công ty kiểm toán Việt Nam ngày nay đang hướng đến, trong cuộc kiểm toán BCTC là thủ tục phân tích. Đây là thủ tục kiểm toán khá đơn giản, ít tốn kém thời gian, chi phí nên nếu vận dụng tốt thủ tục phân tích sẽ giúp KTV và các công ty kiểm toán tiết kiệm thời gian, chi phí. Đồng thời, giúp cuộc kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Chính vì vai trò, ý nghĩa to lớn trên của thủ tục phân tích nên việc tăng cường nghiên cứu và vận dụng phương pháp này một cách đúng đắn, khoa học là cần thiết, khách quan và phù hợp với xu thế kiểm toán trên thế giới.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – VSA 520 thì “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính, qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính”.

Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng, để đưa ra các quyết định khi BCTC có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bất thường. Thủ tục phân tích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khoản mục đến phân tích phức tạp để tìm ra những biến động bất thường.

Thủ tục phân tích có vai trò và ý nghĩa quan trọng, trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC. Nếu như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV vận dụng thủ tục phân tích như các thủ tục đánh giá rủi ro nhằm xác định, khoanh vùng các rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC thì trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV vận dụng thủ tục phân tích như một biện pháp xử lý các rủi ro đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch. Và cuối cùng, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiếp tục sử dụng phương pháp này để đánh giá sự biến động của các bộ phận, khoản mục sau khi được điều chỉnh trên BCTC có nhất quán với hiểu biết của KTV hay không? Tuy nhiên, việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Cụ thể là:

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng như một phương pháp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bằng cách, xác định những biến động bất thường để khoanh vùng các khu vực có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều KTV không sử dụng phương pháp này để đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch. Nếu có, đối tượng vận dụng thủ tục phân tích cũng còn nhiều hạn hẹp. Ví dụ như, KTV hầu như chỉ thực hiện phân tích với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà không áp dụng với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, KTV không vận dụng đa dạng các loại phân tích như phân tích dọc, phân tích tính hợp lý mà chỉ tập trung sử dụng phân tích ngang với các bộ phận, khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, KTV chỉ nhận biết được tình hình biến động tăng giảm của các khoản mục giữa các kỳ mà không đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau. Ngoài ra, các KTV chưa đi sâu vào việc phân tích kết hợp với các thông tin phi tài chính khác như chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính của đơn vị, các chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố khác, để nhận biết và đánh giá sâu sắc hơn các biến động bất thường, từ đó nhận biết các vùng có khả năng chứa đựng rủi ro.

Đa phần công ty kiểm toán đều xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết, về nội dung và cách thức vận dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhằm giảm thiểu kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên nhiều KTV đã không thực hiện hoặc thực hiện sơ sài phương pháp này. Do đó, số lượng kiểm tra chi tiết nghiệp và số dư tài khoản tăng lên, tốn kém thời gian và chi phí cuộc kiểm toán. Với một số nhóm công ty kiểm toán nước ngoài, KTV thường áp dụng kỹ thuật phân tích ngang và phân tích dọc với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh với mức độ phân tích chi tiết hơn (theo tháng, theo sản phẩm, theo nội dung của khoản mục,…). KTV cũng tự xây dựng các ước tính trong trường hợp các dự liệu sử dụng để ước tính có độ tin cậy cao. Loại phân tích này, có thể cung cấp bằng chứng thay thế một số thử nghiệm kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản với một số cơ sở dẫn liệu nhất định. Bên cạnh đó, KTV ở các nhóm công ty kiểm toán này có thể thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các số dư tài khoản bằng cách sử dụng các thông tin phi tài chính để phân tích.

Thủ tục phân tích được tiến hành trong giai đoạn này, chủ yếu là phân tích soát xét BCTC lần cuối và đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Đa phần các công ty kiểm toán và KTV vừa và nhỏ đều ít khi vận dụng thủ tục phân tích để thực hiện phân tích soát xét BCTC lần cuối. Bên cạnh đó, nhiều KTV và công ty kiểm toán cũng không tiến hành phân tích về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Hầu hết, các công ty kiểm toán Việt Nam đều chưa biết đến việc vận dụng thủ tục phân tích để phân tích khả năng hoạt động của khách hàng như xét đoán các dấu hiệu lỗ liên tục trong nhiều năm, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, tính thanh khoản thấp hoặc không có sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ,….

Như vậy, việc vận dụng thủ tục phân tích của KTV và các công ty kiểm toán Việt Nam trong cuộc kiểm toán BCTC còn nhiều hạn chế và không hiệu quả. Cụ thể là, phạm vi vận dụng của thủ tục phân tích còn hạn hẹp chỉ bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa mở rộng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin phi tài chính khác. Bên cạnh đó, KTV ít sử dụng các kỹ thuật phân tích khác như phân tích tính hợp lý hay mô hình phân tích, dẫn đến làm giảm hiệu quả phân tích. Nhiều công ty kiểm toán vừa và nhỏ thực hiện thủ tục phân tích một cách máy móc, dập khuôn với tất cả các phần hành.

Một số định hướng hoàn thiện:

Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC phải hướng đến hoàn thiện về phạm vi, nội dung vận dụng của phương pháp này trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ví dụ như, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể mở rộng phạm vi áp dụng phân tích ngang và phân tích dọc với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hay so sánh các thông tin tương ứng của ngành. Đồng thời, KTV có thể kết hợp với phân tích các thông tin phi tài chính khác nhằm đưa ra xét đoán toàn diện hơn. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể nghiên cứu và vận dụng thêm các mô hình ước tính để phân tích và xét đoán. Mô hình ước tính càng chi tiết thì độ tin cậy của nó càng cao. Đặc biệt, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần vận dụng thủ tục phân tích để đánh giá tổng thể BCTC lần cuối và xem xét khả năng hoạt động liên tục của khách hàng,….

Chất lượng KTV là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán BCTC nói chung và việc thực hiện quy trình thủ tục phân tích nói riêng của các công ty kiểm toán của Việt Nam. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán cần tăng cường công tác nghiên cứu, trao đổi, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của KTV về việc vận dụng thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán. Do đó, các công ty kiểm toán cần phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán, cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho các KTV nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

Theo Thông tư số 157/2014/TT- BTC, các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tài chính, ủy ban Chứng khoán Nhà nước được phép thành lập đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán. Việc tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm soát chất lượng vận dụng thủ tục phân tích nói riêng của các cơ quan này, sẽ khắc phục thực trạng không vận dụng hoặc vận dụng sơ sài, không hiệu quả thủ tục phân tích của các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan này phải tăng cường hơn nữa các chế tài xử phạt và tích cực kiểm tra giám sát việc vận dụng thủ tục phân tích nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán ở Việt Nam.

Giáo trình Lý thuyết kiểm toán xuất bản năm do TS Nguyễn Viết Lợi và Thạc sỹ Đậu Ngọc Châu chủ biên, Nxb Tài chính năm 2009.

Hồ sơ kiểm toán của các công ty Nhân việt, AASC, AVA, A&C, ASCO…

Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của ThS NCS Đinh Thị Thu Hà * Khoa Kế toán – Học viện Tài chính

2 Thủ Thuật Excel Vô Giá Dành Cho Dân Kế Toán, Kiểm Toán

Tham chiếu tuyệt đối trong excel

Tham chiếu tuyệt đối là thủ thuật Excel rất hữu ích khi kế toán viên nếu muốn sao chép công thức sang nhiều hàng hay cột khác nhau. Bạn có thể muốn công thức này luôn tham chiếu tới một ô hoặc một hàng dữ liệu cụ thể, khi đó, bạn sẽ cần tới tham chiếu tuyệt đối. Hãy sử dụng dấu $ trong một công thức để tham chiếu tuyệt đối.Ví dụ về tham chiếu tuyệt đối:- $H$1: Khóa cột và hàng. Công thức sẽ chỉ sử dụng dữ liệu được tìm thấy trong cột H1. Bạn sử dụng công thức này khi muốn sử dụng dữ liệu trong một ô cụ thể, đó có thể là một ngày hoặc tỷ lệ phần trăm trong công thức.

– $H1 – Khóa trong cột: Khi bạn kéo công thức xuống hoặc lên, công thức sẽ luôn lấy dữ liệu từ cột H cho các hàng tương ứng.

– H$1 – Khóa trong hàng: Khi bạn kéo công thức của bạn từ trên xuống hoặc từ dưới lên, công thức sẽ luôn lấy dữ liệu từ hàng 1 cho cột tương ứng.

Tham chiếu tuyệt đối là một ý tưởng tốt để sử dụng ngay cả khi bạn không sao chép công thức của bạn trong bảng tính. Đôi khi, bạn có thể cần sao chép công thức vào các ô khác nhau hoặc bạn có thể thêm hàng của cột vào bảng tính. Nếu bạn đã sử dụng tham chiếu tuyệt đối trong công thức thì sẽ không phải lo lắng về việc công thức bị thay đổi mỗi khi bạn sao chép công thức.

Một ứng dụng tuyệt vời cho dân văn phòng sử dụng Excel hiểu về bản chất dấu $ này, bạn sẽ tối ưu việc sử dụng copy và paste các công thức trong bảng tính

2. Chỉ sao chép các ô đang hiển thị trong excel

Đây là một thủ thuật Excel có hiệu quả rất tốt nhưng không phải kế toán viên nào cũng biết.

Trong công việc, các kế toán viên thường xuyên phải lọc bảng tính để chỉ cho hiển thị dữ liệu nhất định mà chúng ta quan tâm tại thời điểm đó. Thông thường, chúng ta sẽ muốn sao chép dữ liệu sang một sheet khác. Vì thế, chúng ta sẽ bôi đen dữ liệu mà chúng ta thấy và nhấn Copy, sau đó dán dữ liệu vừa sao chép sang sheet khác. Theo mặc định, Excel sẽ ghi cả những ô ẩn và hiện. Tuy nhiên, chúng ta có thể sao chép các ô hiện một cách dễ dàng bằng cách làm theo hướng dẫn sau:

1. Bôi đen dữ liệu bạn muốn sao chép

2. Nhấn F5

3. Nhấn vào nút Special ở góc dưới cùng bên trái màn hình

4. Nhấn vào ô tròn trước dòng “Visible Cells Only”

5. Nhấn OK

6. Nhấn Ctrl C hoặc Edit Copy

***************************************************************************

Liên hệ HOTLINE

SĐT: 02439911726 để được tư vấn trực tiếp

Fanpage Thủy Nguyễn: https://www.facebook.com/nguyenthuy.fcca/

Fanpage gieo hạt: https://www.facebook.com/gieohatketoan.thuyacca/

Liên hệ với cô Thuỷ ACCA ngoài giờ hành chính:

Số điện thoại Zalo: 0983598586 Email: thuyn.fcca@gmail.com Facebook: http://fb.com/thuynguyenthi.acca

Kênh Youtube: http://bit.ly/youtube-cothuy

Tư vấn ACCA cho người mới bắt đầu: http://daotaoketoanpro.com/lo-trinh-theo-duoi-acca/ http://daotaoketoanpro.com/tim-hieu-thong-tin-ve-acca-va-dang-ky-thi-acca-nhu-the-nao/

Bus Ram Là Gì? Thủ Thuật Kiểm Tra Bus Ram Đơn Giản Nhất

Tìm hiểu về Bus RAM Bus là gì?

Bus là một thuật ngữ máy tính, là viết tắt của từ Latin “omnibus”. Nó được dùng để chỉ hệ thống giao tiếp và truyền dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống máy tính. Tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống, cũng như các kết nối của các thiết bị bên ngoài đều phải được xây dựng trên hệ thống này.

Bộ nhớ BUS được tạo thành từ ba thành phần là: bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển.

Bus dữ liệu chịu trách nhiệm truyền thông tin giữa bộ nhớ và chipset. Bus dữ liệu càng rộng, hiệu suất của nó sẽ càng cao. Bởi vì nó có thể cho phép nhiều dữ liệu đi qua cùng một lúc. Đây được gọi là băng thông dữ liệu trong tin học.

Bus địa chỉ liên lạc với hệ thống về nơi có thể định vị hoặc lưu trữ thông tin cụ thể khi dữ liệu đi vào hoặc rời khỏi bộ nhớ. Tốc độ và độ trễ của một hành động được thực hiện trong một hệ thống máy tính phụ thuộc rất lớn vào bus địa chỉ . Bởi vì nó là một thực thể định vị thông tin. Chiều rộng của nó mô tả lượng bộ nhớ hệ thống mà bộ xử lý có thể đọc hoặc ghi vào.

Bus điều khiển: Trong khi bus địa chỉ mang thông tin về thiết bị mà CPU đang liên lạc. Và Bus dữ liệu mang dữ liệu thực tế đang được xử lý. Thì Bus điều khiển lại mang các hướng dẫn từ CPU và trả về tín hiệu trạng thái từ thiết bị.

Bus của RAM (gọi tắt là Bus Ram) là kích thước của kênh truyền dữ liệu bên trong RAM. Nế Bus RAM càng lớn thì luồng dữ liệu được xử lý càng nhiều.

Với chỉ số này. Chúng ta có thể tự tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM mỗi giây theo công thức Bandwidth (Băng thông) = (Tốc độ Bus x Độ rộng Bus) / 8.

Băng thông (Bandwidth): Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, là dữ liệu mà RAM máy tính có thể được đọc trong 1 giây (Mb/s). Băng thông mà ta tính toán theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết. Tuy nhiên trong thực tế băng thông thường nhỏ hơn hoặc không thể vượt quá băng thông lý thuyết.

Tốc độ Bus (Bus Speed): Đó là Bus RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.

Chiều rộng Bus (Bus width): Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3 và DDR4 hiện tại đều có Chiều rộng Bus cố định là 64.

SDR SDRAM:

PC-66: Thông số 66MHz bus

PC-100: Thông số 100MHz bus

PC-133: Thông số 133MHz bus

DDR SDRAM:

DDR-200 (PC-1600): Thông số 100MHz bus với 1600MB/s bandwidth.

DDR-266 (PC-2100): Thông số 133MHz bus với 2100MB/s bandwidth.

DDR-333 (PC-2700): Thông số 166MHz bus với 2667MB/s bandwidth.

DDR-400 (PC-3200): Thông số 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.

DDR2 SDRAM:

DDR2-400 (PC2-3200): Thông số 100MHz clock, 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.

DDR2-533 (PC2-4200): Thông số 133MHz clock, 266MHz bus với 4267MB/s bandwidth.

DDR2-667 (PC2-5300): Thông số 166MHz clock, 333MHz bus với 5333MB/s bandwidth.

DDR2-800 (PC2-6400): Thông số 200MHz clock, 400MHz bus với 6400MB/s bandwidth.

DDR3 SDRAM:

DDR3-1066 (PC3-8500): Thông số 533MHz clock, 1066MHz bus với 8528MB/s bandwidth.

DDR3-1333 (PC3-10600): Thông số 667MHz clock, 1333MHz bus với 10664MB/s bandwidth.

DDR3-1600 (PC3-12800): Thông số 800MHz clock, 1600MHz bus với 12800MB/s bandwidth.

DDR3-2133 (PC3-17000): Thông số 1066MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.

DDR4 SDRAM:

DDR4-2133 (PC4-17000): Thông số 1067MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.

DDR4-2400 (PC4-19200): Thông số 1200MHz clock, 2400MHz bus với 19200MB/s bandwidth.

DDR4-2666 (PC4-21300): Thông số 1333MHz clock, 2666MHz bus với 21328MB/s bandwidth.

DDR4-3200 (PC4-25600): Thông số 1600MHz clock, 3200MHz bus với 25600MB/s bandwidth.

Phương pháp 1: Kiểm tra với phần mềm CPU-Z

Bước 1. Tải xuống phần mềm CPU-Z.

Trong tab Memory (Bộ nhớ). Bạn thấy tham số DRAM Frequency (DRAM Tần số). Nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) thì thông số bus RAM của bạn sẽ là: DRAM Tần số x 2.

Ví dụ: Trong Laptop của mình, DRAM tần sồ = 798. Vì vậy Bus RAM của mình là 798 x 2 = 1596.

Bước 1. Nhấp chuột phải vào Taskbar (Thanh tác vụ) trên Windows. Sau đó chọn Task Manager (Trình quản lý tác vụ).

Đừng bỏ lỡ: Hướng Dẫn Đổi Tên Thư Mục Tài Khoản Trong Windows

Thủ Thuật Làm Excel Trong Nghề Kế Toán

Thủ thuật làm excel trong nghề kế toán. Excel nói riêng hay tin học văn phòng là kỹ năng cần thiết của người làm kế toán. Đặc biệt là excel sẽ giúp công việc kế toán dễ dàng và khoa học hơn

Hiển thị đối số của các hàm

Để xem đối số trong một công thức, hãy nhấn Ctrl- Shift- A.

Ví dụ, nếu bạn gõ =RATE và nhấn Ctrl- Shift -A, bạn có thể nhìn thấy tất cả các đối số cho hàm này (ví dụ =RATE (nper, pmt, pv, fv, type, guess)).

Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn, gõ theo: =RATE

Và nhấn Ctrl+A để hiển thị theo Function Wizard.

Để tham chiếu các hàm ứng dụng trong Excel, bạn hãy giữ phím Shift-F3, Excel sẽ đưa ra hộp thoại chứa tất cả các hàm ứng dụng và hướng dẫn các cú pháp cụ thể cho từng hàm khi bạn di chuyển con trỏ điểm sáng đến hàm muốn tham chiếu. Đây cũng là cách nhập công thức nhanh mà không cần gõ toàn bộ cú pháp.các điều này rất quan trọng cho người học kế toán

Nếu bạn tạo một bản tính có chứa công thức quá dài nên không thể biết ngay kết quả, bạn có thể kéo con trỏ để chọn một phần của công thức trong thanh công thức, và ấn phím F9.

Lập tức, kết quả của một công thức con trong dãy công thức của bạn sẽ hiện trên màn hình.

Quan trọng hơn, là bạn không được ấn Enter, một phần của công thức đó sẽ bị mất, nên để chắc chắn bạn phải ấn phím ESC.

Tuy nhiên nếu bạn nhỡ ấn Enter, thì hãy thử ấn tổ hợp phím Ctrl- Z để phục hồi lại các thay đổi.nếu bạn là một kế toán thuế viên, bạn nên hiểu rõ tầm quan trọng của phím F9 này

Liên kết text box tới dữ liệu trong ô

Bạn có thể liên kết một text box tới dữ liệu trong một ô của bản tính bằng cách tạo ra một text box và liên kết công thức trả lại kết quả của ô đó tới text box.

1. Nhắp vào biểu tượng tạo một text box trên thanh công cụ Drawing. Nhắp vào bảng tính và kéo con trỏ để tạo một text box.

2. Đưa con trỏ tới thanh công thức, gõ công thức đã cho kết quả tới ô cần liên kết vào text box. (Ví du: trong ô A1 bạn có số liệu là 2. Trên thanh công thức, ban gõ =A1). Và ấn Enter.

3. Text hay số liệu bạn gõ trong ô đã liên kết (ví dụ A1) sẽ xuất hiện trong text box. Trong ví dụ trên thì text box sẽ có giá trị ở trong là 2.

Bạn có thể di chuyển text box tới một vài bản tính khác trong tập bảng tính nếu bạn muốn.

Bạn có thể copy một dãy ô và dán nhanh chúng như một hình ảnh trong một bản tính. Đây cũng là một cách tinh xảo để dễ dàng nhìn thấy ô nào đó tại một vài nơi trong bảng tính của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để in các ô trong một trang.

Khi các ô liên kết thay đổi thì các định dạng này cũng được áp dụng cho các ô được liên kết. Để tạo một hình ảnh được liên kết, bạn theo các bước:

1. Chọn các ô có chứa dữ liệu gốc.

2. Nhắp vào Copy trên menu Edit.

3. Chọn ô mà bạn muốn dán hình ảnh vừa chọn xuất hiện.

4. Trong khi giữ phím Shift, nhắp vào Paste Picture Link trên menu Edit. Kết quả sẽ cho nhanh chóng.

Sử dụng Advanced Filter

Nếu bạn tạo một danh sách Shift trong Microsoft Excel và muốn chọn tại dữ liệu đó và copy chúng tới bảng tính khác, hãy sử dụng lênh Advanced Filter. Để bắt đầu sử dụng lệnh này, nhắp vào Filter trong menu Dat, nhắp vào Advanced Filter và làm theo các chỉ dẫn.

Sử dụng hàm Sum+ If để tính tổng dữ liệAdvanced Filter

Giả sử bạn tạo một danh sách dữ liệu trong ô từ A1 đến A10 và muốn tính tổng tất cả các giá trị lớn hơn 50 và nhỏ hơn 200.

Để chắc chắn bạn nhập công thức như là một dãy, bạn hãy ấn Ctrl- Shift- Enter. Sau đó bạn sẽ nhìn thấy dấu ngoặc {} trong công thức.

Nhưng không được ấn Enter khi đang gõ công thức.

Sử dụng hàm Sum+ If để đếm dữ liệu

Bạn đã có một danh sách dữ liệu trong các ô A1: A10, và muốn đếm tất cả các giá trị lớn hơn 50 và nhỏ hơn 200. Bạn sử dụng công thức sau:

Bằng cách nhắp đúp chuột vào góc phải dưới của một ô để làm xuất hiện con trỏ hình dấu cộng sẽ tạo ra một chuỗi dữ liệu giống hệt ô gốc trong các ô tiếp theo của cột.

Ví dụ, nếu bạn gõ dữ liệu trong các ô A1: A20, gõ một công thức hay text vào trong ô B1. Nhắp hai lần chuột vào góc dưới của ô B1. Microsoft Excel sẽ điền dữ liệu xuống phía dưới cột từ ô B1 tới ô B20.

Để sắp xếp một danh sách đã được lọc, chọn Data Sort, và chọn cột thích hợp từ hộp điều khiển Sort by. Đặc biệt bạn cần lưu ý là sắp xếp theo thứ tự tăng dần (Ascending) và giảm dần (Descending) và nhắp vào OK.

Nếu bạn sử dụng AutoFilter để lọc các bản ghi, bạn đã kết thúc việc hiển thị các record đó, nhưng sau đó bạn lại muốn xem lại tất cả các bản ghi của bạn một lần nữa.

Để nhận được các bản ghi đó, đơn giản bạn chọn All từ danh sách thả xuống của bộ lọc hiện tại. Nếu bạn muốn tắt chức năng AutoFilter, chọn Data Filter và xoá chọn trong AutoFilter.

Làm vừa dữ liệu trong một trang

Excel đã rất “cố gắng” để đưa thật nhiều dữ liệu cho vừa một trang, nhưng bạn có thể giảm bớt hay làm tăng thêm cho các dữ liệu bảng tính của bạn bằng cách thay đổi lựa chọn Adjust To % Normal Size.

Hay bạn có thể sử dụng lựa chọn Fit To Pages để nén dữ liệu cho đầy số trang riêng biệt. Đơn giản, bạn chọn File Page Setup và thử nghiệm với hai lựa chọn đó bằng cách thay đổi các thiết đặt của chúng. Cuối cùng, nhắp vào nút Print Preview để xem kết quả.

Để tìm ra bất cứ ô nào mà bạn hay dùng, chọn Auditing từ menu Tools và chọn Show Auditing Toolbar.

Nhắp vào một ô cùng với một công thức, khi đó chọn Trace Precedents (nút đầu tiên trên thanh công cụ Auditing), và đưa mũi tên tới các ô mà bạn đã sử dụng để tính toán các giá trị của riêng ô đó, lúc này hình mũi tên màu xanh sẽ xuất hiện có liên kết từ các ô dữ liệu tới ô kết quả.

Để xoá các mũi tên, nhắp vào nút Remove All Arrows.

Để tìm ra nơi các ô chứa công thức một cách nhanh chóng trong bảng tính, chọn Go To từ menu Edit. Trong hộp thoại xuất hiện, chọn Special Formulas, và nhắp vào OK. Khi đó, mỗi ô có chứa một công thức sẽ được lựa chọn.

Đánh dấu vào Formulas trong hộp thoại Go To để chọn ô có công thức.

Bổ sung Shift nền web vào bảng tính

Để bổ sung dữ liệu “sống” từ các bảng tính nền web tới bảng tính hiện tại của bạn: mở bảng tính Web, gõ URL vào trong hộp thoại File Open sau đó chọn và copy các ô bạn muốn. Trong bảng tính của ban, chọn Paste Special từ menu Edit và nhắp vào nút Paste Link.

Sử dụng ô tham chiếu và nhãn text trong các công thức

Để sử dụng các tham chiếu ô cùng với nhăn text trong một công thức, bạn chỉ việc gõ một ký hiệu (&) ở giữa tham chiếu và text. Ví dụ, để hiển thị dòng dữ liệu là “25 Departments”, gõ (=A1 & “Departments”), trong đó A1 chứa số 25.

Thực hành kế toán trên Excel sẽ giúp người làm kế toán hiểu rõ và thuần thục hơn, do đó kỹ năng sử dụng excel hay tin học văn phòng là yêu cầu cơ bản hàng đầu đối với công việc kế toán.

Hàm thống kê thường dùng trong kế toán Kế toán excel vẫn là công cụ quan trọng trong công việc kế toán thực tế.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm kế toán hiện đại được sử dụng nhưng kế toán trên excel vẫn được ưa chuộng và không thể thiếu trong doanh nghiệp.

– Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

– Cú pháp: SUM(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

– Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

– Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)

– Các tham số: Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.

– Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.

– Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.

– Ví dụ: = SUMIF(B3:B8,”<=10″)

– Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.

B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình

– Trả về gi trị trung bình của các đối số.

– Cú pháp: AVERAGE(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.

– Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.

– Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)

– Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.

– Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.

– C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

– Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

– Cú pháp: MAX(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

– Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.

– Cú pháp: LARGE(Array, k)

– Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.

– k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

– Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

– Cú pháp: MIN(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

– Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.

– Cú pháp: SMALL(Array, k)

– Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.

– k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.

– Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.

– Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)

– Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

– Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.

– Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …)

– Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

– Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.

– Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)

– Các tham số: Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.

– Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.

Thực hành kế toán trên Excel sẽ giúp người làm kế toán hiểu rõ và thuần thục hơn, do đó kỹ năng sử dụng excel hay tin học văn phòng là yêu cầu cơ bản hàng đầu đối với công việc kế toán.

Muốn trở thành môt kế toán viên giỏi ngay từ bây giờ bạn hãy trang bị và rèn luyện thành thạo các kỹ năng sử dụng hàm trong excel, hiểu được công việc kế toán thực hành trên excel để có hướng áp dụng và ghi nhớ hiệu quả.

Thủ thuật làm excel trong nghề kế toán

Thủ Thuật Trong Excel Dân Kế Toán Nên Biết

Sử dụng tổ hợp phím Ctrl+A, hoặc nếu quen dùng chuột, bạn hãy bấm vào biểu tượng ở góc trên, bên trái (như hình dưới).

Nhấn phím Ctrl, bấm chuột chọn tất cả các file Excel cần mở, sau đó bấm Enter.

Lưu ý: đối với các file Excel có dung lượng lớn trong khi cấu hình máy tính khó đáp ứng thì không nên khởi chạy theo cách này.

Chuyển qua lại giữa nhiều bảng tính

Khi phải làm việc trên nhiều bảng tính cùng lúc, bạn có thể chuyển qua lại giữa các bảng bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Tab.

Nếu muốn chuyển qua lại giữa các bảng tính với các cửa sổ khác cũng đang chạy trên máy tính (trình duyệt, phần mềm kế toán, folder…), bạn nên sử dụng tổ hợp phím Alt+Tab.

Tạo Shortcut menu mới

Mặc định góc trên bên trái cửa sổ Excel cho bạn 3 Shortcut menu là: Save, Undo Typing và Repeat Typing.

[sociallocker id=”2200″] [/sociallocker]

Thêm đường chéo trong ô tính

Trong khi tạo bảng tính, đôi lúc bạn muốn tạo một đường chéo trong ô. Lúc này, bạn chỉ cần thực hiện như sau: tại ô cần tạo đường chéo, bấm chuột phải và chọn Format Cell, chuyển sang Tab Border và bấm vào để hiển thị đường chéo như phía dưới. Sau đó nhấn OK.

Thêm nhiều dòng mới, cột mới

Nếu thêm lần lượt từng dòng mới, cột mới sẽ rất mất thời gian. Mẹo ở đây là bạn hãy bôi đen số lượng dòng/cột mà bạn muốn thêm, sau đó bấm Insert là xong.

Di chuyển và sao chép toàn bộ dữ liệu trong dòng, cột

Di chuyển dữ liệu: Bấm chọn toàn bộ dòng/cột, sau đó di chuột ra vùng biên đến khi có nút mũi tên trỏ về 4 phía như hình dưới, lúc này bạn chỉ cần bấm chuột và kéo dòng/cột đó sang dòng/cột khác mà bạn muốn đặt.

Copy dữ liệu: chỉ cần kết hợp việc kéo – thả dòng/cột với giữ phím Ctrl là OK.

Xóa ô dữ liệu nhanh chóng bằng bộ lọc Filter

Một bảng tính có thể có nhiều ô bị bỏ trống, lúc này nếu thực hiện việc tính toán với các hàm trong Excel sẽ có thể bị sai lệch về kết quả. Bạn nên xóa những ô dữ liệu bị bỏ trống kiểu này.

Tìm kiếm bằng Will Card

Thông thường, bạn tìm kiếm trên Excel bằng lệnh chọn vùng tìm kiếm, sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl +F. Tuy nhiên, có thể dữ liệu trong bảng tính quá nhiều, dẫn đến bạn không thể nhớ một cách chi tiết về từ/cụm từ mình định tìm.

Lúc này, hãy sử dụng dấu “?” để thay thế cho 1 ký tự mà bạn không nhớ được, hay dấu “*” cho một từ mà bạn không nhớ.

Ví dụ: Bạn cần tìm GocIT, nhưng không thể nhớ chữ “I”, hãy tìm bằng lệnh: Goc?T. Hay nếu muốn tìm chúng tôi nhưng không nhớ đuôi .net, hãy tìm bằng lệnh: GocIT.*.

Chọn giá trị duy nhất trong một cột Thiết lập khoảng giá trị hợp lệ cho ô

Trong khi dùng Excel, có thể có trường bắt buộc phải nhập những con số trong quy định, ví dụ như cần phải nhập thông tin lớp học từ 1-12 và bạn không muốn mình/người khác nhập 1 con số sai quy định.

Sử dụng phím điều hướng Ctrl và các phím mũi tên

Phím Ctrl rất tiện lợi trong việc điều hướng. Bạn có thể sử dụng phím Ctrl + mũi tên để đi ra cạnh của bảng tính. Ví dụ: cần xuống dưới cùng bảng tính, bạn nhấn Ctrl + mũi tên xuống dưới.

Chuyển dữ liệu từ dòng sang cột

Kết quả như hình dưới, các dữ liệu từ hàng đã được chuyển sang cột (và ngược lại)

Ẩn ô dữ liệu bằng Format Cell Ghép nối văn bản với dấu &

Cách này cũng giống như việc bạn dùng hàm, ứng dụng rất nhiều trong việc quản lý văn phòng, kế toán. Điển hình như bạn có 3 cột: Họ, tên đệm và tên. Lúc này, bạn có thể sử dụng công thức như hình phía dưới để xuất ra cột: Tên đầy đủ.

Chuyển chữ hoa thành chữ thường

Bạn có thể dùng hàm Upper (viết hoa tất cả), Lower (viết thường tất cả) hoặc Proper (chỉ viết hoa chữ cái đầu) để chuyển đổi chữ hoa thành chữ thường giống như hình dưới.

Giá trị với số đầu là 0

Mặc định khi nhập giá trị với số đầu là 0, Excel sẽ tự xóa số 0 này. Hãy nhập dấu nháy đơn (‘) trước số 0, lúc này những gì bạn nhập vào sẽ được giữ nguyên.

Auto Correct – nhập liệu nhanh hơn

Đây thực chất là việc giúp bạn cài đặt gõ tắt, rất phù hợp với dân văn phòng. Chẳng hạn việc nhập một cái tên, một trạng thái rất mất thời gian, lúc này, bạn nên “định nghĩa” lại chúng bằng tổ hợp phím tắt.

Xem nhanh các thống kê về số liệu Đổi tên Sheet