Thủ Thuật Lưu File Excel Có Chứa Code Macros Vba Excel

data-full-width-responsive=”true”

Trong quá trình sử dụng bảng tính Excel thì việc sử dụng các hàm, các Add ins, hay code Excel Macros VBA để hỗ trợ tính toán là một việc làm rất cần thiết. Nhất là với các code Macros VBA, nó sẽ giúp bạn tự động lặp đi lặp lại các thao tác từ đơn giản đến phức tạp, chính thì thế code VBA được sử dụng một cách rất hiệu quả nếu như bạn biết cách tận dụng.

Tuy nhiên, các bạn biết đấy. Macros VBA chỉ sử dụng được trong một lần tính toán và thiết lập giá trị, mà không thể lập lại phép tính đó khi đã lưu file Excel.

Và đây cũng là thắc mắc của khá nhiều bạn đã từng hỏi mình. Chính vì thế hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn thủ thuật nhỏ trong việc lưu file Excel cùng code VBA để tái sử dụng Macros VBA trong những lần tính toán giá trị Excel kế tiếp. Giúp các bạn tiết kiệm thời gian trong công việc hơn !

Vậy cách giải quyết của chúng ta sẽ là lưu cả code VBA này cùng với dữ liệu của file Excel. Cách làm như thế nào thì bạn tham khảo bài hướng dẫn sau đây.

I. Cách lưu File có Macros VBA trên Excel

data-full-width-responsive=”true”

Trong bài này mình sẽ chọn là Browse... để lưu trên máy tính..

Trong phần Type Save bạn đặt là Excel Macros-Enabled Workbook chứ không phải là định dạng Excel Worbook như mặc định

Sau đó chọn Save để lưu file Excel có Macros.

1/ Định dạng mặc định khi lưu file Excel là *.xlsx (đối với Excel 2007, 2010, 2013, 2023, 2023…) và *.xls (đối với Excel 2003). Còn định dạng khi lưu file Excel có chứa code VBA là *.xlsm hoặc xlsb (có dấu chấm than bên cạnh icon file Excel)

2/ Khi bạn lưu file Excel (có chứa code VBA) một cách bình thường. Tức là lưu file với định dạng mặc định *.xlsx thì sẽ xuất hiện một bảng thông báo như thế này.

Yes: Code Macro sẽ bị xóa.

No: Hủy lệnh lưu và code Macro sẽ không bị xóa.

Mình biết đa số bạn nếu không rành về Tiếng Anh sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định bấm Yes. Đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với việc xóa hết Macro trong file Excel đó.

CTV: Lương Trung – Blogchiasekienthuc.com

Lời kết

Tất Tần Tật Về Vba Trong Excel (Phần 1)

VBA là gì? Tất tần tật về VBA trong exel

1. VBA trong Excel là gì?

VBA excel hay Visual Basic Editor là ứng dụng riêng biệt, được mở bất cứ khi nào người dùng mở một workbook Excel. Mặc định VBA bị ẩn, để truy cập ứng dụng chúng ta sẽ phải kích hoạt nó.

VB Editor là nơi lưu trữ mã VB. Có nhiều cách để lấy mã trong VB Editor:

1. Khi chúng ta tạo một macro, nó sẽ tự động tạo một module mới trong VB Editor và chèn mã vào module đó.

2. Chúng ta có thể nhập mã VB trong VB Editor theo cách thủ công.

3. Sao chép mã từ workbook khác hoặc trên mạng Internet và dán vào VB Editor.

2. Mở VB Editor

Có nhiều cách để mở VBA (Visual Basic Editor) trong Excel:

– Sử dụng phím tắt (cách đơn giản nhất và nhanh nhất).

– Sử dụng tab Developer.

– Sử dụng tab Worksheet.

2.1 Sử dụng phím tắt để mở VBA trong Excel

Cách đơn giản nhất và nhanh nhất để mở Visual Basic Editor là sử dụng phím tắt Alt + F11. Sau khi nhấn tổ hợp phím, trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ Visual Basic Editor.

Phím tắt này hoạt động như thanh chuyển đổi, vì vậy chúng ta có thể sử dụng lại phím tắt để trở lại ứng dụng Excel mà không đóng VB Editor.

Phím tắt để mở VBA trên Mac là Opt + F11 hoặc Fn + Opt + F11.

2.2 Sử dụng tab Developer 2.3 Sử dụng Tab Worksheet

Phương pháp mở VB Editor này ít được sử dụng. Truy cập tab Worksheet bất kỳ, kích chuột phải, chọn View Code.

Phương thức này ngoài mở VB Editor, còn chuyển hướng người dùng đến cửa sổ mã cho đối tượng bảng tính đó.

Điều này hữu ích khi chúng ta muốn viết mã chỉ hoạt động trong bảng tính cụ thể, thường là trường hợp với các sự kiện bảng tính.

3. Cấu tạo Visual Basic Editor trong Excel

Khi mở VB Editor trong lần đầu tiên, có thể bạn sẽ thấy giao diện hơi rối mắt, bao gồm nhiều tùy chọn và các phần khác nhau.

Mặc dù Excel được cải thiện rất nhiều về giao diện thiết kế và các tính năng, tuy nhiên giao diện VB excel không hề thay đổi.

3.1 Menu Bar (thanh menu)

Đây là nơi chứa tất cả các tùy chọn mà chúng ta có thể sử dụng trong VB Editor. Tương tự như thanh Ribbon Excel, nơi chứa các tab và các tùy chọn cho từng tab.

Hầu hết các tùy chọn trong VB Editor đều có các phím tắt hiển thị bên cạnh. Nếu sử dụng quen phím tắt sẽ giúp chúng ta thao tác với VB Editor nhanh hơn và dễ dàng hơn.

3.2 Toolbar

Theo mặc định, trong VB Editor bao gồm thanh Toolbar chứa một số tùy chọn hữu ích mà chúng ta hay sử dụng thường xuyên. Giống như thanh Quick Access Toolbar trong Excel, cho phép chúng ta truy cập nhanh một số tùy chọn hữu ích.

Trong hầu hết các trường hợp, thanh toolbar mặc định cung cấp các tùy chọn mà người dùng cần khi làm việc với VB Editor.

Lưu ý: Có 4 thanh toolbar trong VB Editor là Standard, Debug, Edit và User. Để truy cập các thanh toolbar khác, chỉ cần truy cập tùy chọn View và di chuột qua tùy chọn Toolbars.

3.3 Project Explorer

Project Explorer là cửa sổ bên trái hiển thị tất cả các đối tượng hiện đang mở trong Excel.

Khi làm việc với Excel, tất cả workbook hoặc add-in đang mở đều là một project. Và mỗi project này có thể bao gồm bộ sưu tập các đối tượng.

Có một biểu tượng dấu + ở bên trái các đối tượng mà chúng ta có thể sử dụng để thu gọn danh sách các đối tượng hoặc mở rộng và xem danh sách đầy đủ các đối tượng.

– Đối tượng Worksheet cho mỗi bảng tính trong workbook.

– Đối tượng ThisWorkbook đại diện cho workbook.

– Đối tượng Chartsheet cho mỗi sheet biểu đồ (các biểu đồ này không phổ biến như bảng tính).

2. Tất cả Add-in đang mở

Có thể coi Project Explorer là nơi phác thảo tất cả các đối tượng được mở trọng Excel tại thời điểm cụ thể.

Lưu ý: Đối với các đối tượng trong Project Explorer, có một cửa sổ mã trong đó chúng ta có thể viết mã (sao chép hoặc dán mã). Cửa sổ mã hiển thị khi chúng ta kích đúp chuột vào đối tượng đó.

3.4 Cửa sổ Properties

Cửa sổ Properties là cửa sổ dạng pop-up, chúng ta có thể gắn vào VB Editor. Ngoài ra cửa sổ này cho phép chúng ta có thể thay đổi các thuộc tính của một đối tượng được chọn. Chẳng hạn để làm ẩn bảng tính, chúng ta có thể thay đổi thuộc tính Visible của đối tượng bảng tính được chọn.

3.5 Cửa sổ mã

Cửa sổ mã cho từng đối tượng được liệt kê trong Project Explorer. Chúng ta có thể mở cửa sổ mã cho một đối tượng bằng cách kích đúp chuột vào đối tượng đó trong Project Explorer.

Cửa sổ mã là nơi chúng ta có thể viết mã hoặc sao chép và dán mã từ bên ngoài vào.

Khi tạo một macro, mã của macro đó sẽ truy cập cửa sổ mã của một module. Excel sẽ tự động chèn module để đặt mã trong đó khi tạo macro.

3.6 Cửa sổ Immediate

Cửa sổ Immediate được sử dụng chủ yếu khi gỡ mã lỗi. Chúng ta có thể sử dụng cửa sổ Immediate bằng cách sử dụng lệnh Print.Debug trong mã, sau đó chạy mã. Điều này giúp gỡ mã lỗi và xác định vị trí mã bị lỗi.

Các Thủ Thuật Trong Excel

Tiếp nối bài viết các thủ thuật trong Excel trước đó. Hôm nay mình sẽ điểm ra một số phím tắt trong Excel mà các bạn nên áp dụng trong công việc. Vậy phím tắt lọc dữ liệu trong Excel như thế nào

Phím tắt lọc dữ liệu trong Excel

Ctrl + Shift + L

Đây là một cách cực kỳ nhanh chóng giúp các bạn làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mình sẽ chỉ cho các bạn phím tắt để lọc dữ liệu sau khi đã filter.

Alt + “trỏ xuống”: phím tắt này được dùng khi bạn đã tạo filter cho dòng được lọc. Sau đó bạn có thể di chuyển nút trỏ xuống để lựa chọn vùng để lọc dữ liệu.

Space : nút này được kết hợp với phím tắt phía trên để chọn dữ liệu lọc theo mong muốn.

Cách sắp xếp số thứ tự trong Excel

Ngoài các phím tắt ra thì việc tạo thêm 1 cột và sắp xếp số thứ tự trong Excel cũng thường xuyên phải làm.

Trước tiên, bạn dùng phím tắt Ctrl + Shift + L để tạo bộ lọc của vùng dữ liệu, sau đó dùng phím Alt + “trỏ xuống”, tiếp đến ấn phím “trỏ xuống”, và Space để chọn sort A to Z.

Vậy là bạn có thể sắp xếp số thứ tự trong Excel thông qua việc kết hợp phím tắt trên.

Ngoài ra, còn 1 cách khác để tạo số thứ tự từ 1 đến N (N là số mà bạn mong muốn) như sau:

Bước 1: dòng đầu tiên của cột STT bạn gõ 1

Bước 2: Ctrl + Shift + “trỏ xuống” – để chọn vùng mà bạn sẽ tạo số thứ tự trong file

Bước 3: Alt + H + F + I + S + Tab + nhập số N mà bạn muốn

Vậy là hoàn thành thao tác sắp xếp số thứ tự từ 1 đến N.

Cách chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang trong Excel và ngược lại

Như trong bài chia sẻ trước đó của mình về các thủ thuật trong Excel, mình có giới thiệu đến các bạn tính năng của Paste Special. Vậy để chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang trong Excel các bạn vui lòng làm theo các bước sau:

Bước 1: Ctrl + C: Sao chép bảng cần xoay và chọn vùng để dán dữ liệu vừa mới sao chép.

Bước 2: Alt + E + S: kích hoạt chức năng Paste Special trong Excel

Bước 3: E + Enter : tính năng transpose của Paste Special, giúp bạn chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang hoặc ngược lại.

Lưu ý: trước khi sử dụng tính năng paste special trong Excel, bạn vui lòng sử dụng phím tắt Ctrl + Shift để chuyển đổi unikey từ tiếng việt sang tiếng anh. Sau khi copy, dán dữ liệu thành công, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt này để chuyển từ tiếng anh sang tiếng việt nhanh chóng.

Cách copy công thức xuống dòng dưới hàng loạt

Ctrl + D: Để copy công thức xuống dưới dòng hàng loạt trong khi file đang filter hoặc không bạn có thể dùng phím tắt sau

Ctrl + R: phím tắt này dùng để copy công thức theo chiều ngang hàng loạt.

Phím tắt hàm sum trong Excel

Thay vì gõ hàm Sum trong Excel, bạn có thể dùng tổ hợp phím tắt Alt + “+” để tạo ra hàm subtotal hay sum cho cột mà bạn muốn tính tổng.

Phím tắt chuyển sheet trong Excel

Ctrl + PgDn (pagedown): dùng để tịnh tiến, di chuyển qua sheet bên phải

Ctrl + PgUp (pageup): dùng để di chuyển qua sheet bên trái

Phím tắt tạo folder mới

Bên cạnh chia sẻ các phím tắt sử dụng trong Excel, mình cũng chia sẻ cho các bạn phím tắt tạo folder mới bằng cách ấn tổ hợp phím

Ctrl + Shift + N

Nếu bạn có nhu cầu học về kỹ năng Excel nâng cao, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các khóa học phù hợp với trình độ và định hướng nghề nghiệp của các bạn.

Các Thủ Thuật Hay Trong Excel

Trong quá trình làm việc với Excel chúng ta thường xử lý công việc theo một quy trình có sẵn, các bước được lặp lại cố định. Đó là cách thông thường và thuận tiện nhất nhưng để xử lý nhanh, chính xác và đạt hiệu quả cao trong công việc thì các bạn nên áp dụng thêm các thủ thuật sau:

Bình thường các bạn sẽ dùng tay để nhập ngày hoặc giờ hiện tại vào ô nhưng nếu phải nhập thường xuyên và nhập vào nhiều ô thì rất mất thời gian hãy dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + ; để giải quyết việc này.

Nếu bạn muốn sao chép nội dung của một ô sang các ô liền kề, bạn có thể nhấp vào hình vuông nhỏ ở góc dưới bên phải của ô đã chọn và kéo. Tuy nhiên với các bảng tính lớn, chứa nhiều dữ liệu điều này có thể gây khó khăn vì bạn phải giữ nút chuột trái và đợi Excel cuộn xuống cuối trang tính. Để giải quyết vấn đề này, các bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào Fill handle nó sẽ ngay lập tức sao chép nội dung ô xuống các ô còn lại của hàng hoặc cột.

Sử dụng AutoSum sẽ giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng nhập công thức để tính tổng số liệu của một cột, một hàng, hay nhiều cột và hàng liền kề nhau trong bảng tính. Bạn có thể truy cập lệnh AutoSum từ Tab Home hoặc Tab Formulas nhưng có một phím tắt giúp thao tác nhanh hơn là Alt + =.

Mặc dù chưa tạo công thức, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy tổng, trung bình hoặc số lượng của một vùng dữ liệu đang được bạn lựa chọn. Đó là do Excel cung cấp công cụ tự động tính toán các giá trị này mỗi khi bạn chọn các ô chứa dữ liệu trong trang tính.

Sau khi hoàn thành việc tính toán số liệu trong bảng tính, chúng ta thường nghĩ tới việc định dạng lại bảng tính cho đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn. Để giúp cho bảng tính được nhất quán mà không mất nhiều thời gian để định dạng bạn hãy sử dụng công cụ Format Painter.

Điều quan trọng khi tạo biểu đồ trong Excel là đảm bảo rằng nó luôn luôn tự động cập nhật dữ liệu, ngay cả khi bạn thêm hoặc chỉnh sửa nhiều dữ liệu sau này. Thông thường, bạn sẽ tự điều chỉnh phạm vi dữ liệu của biểu đồ để cập nhật nhưng điều này khiến bạn mất nhiều thời gian khi phải thường xuyên cập nhật.

Khi mới làm việc với dữ liệu trong Excel chúng ta thường loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, không biết chính xác những gì mình đang muốn làm. Rất may là Excel đã cung cấp cho chúng ta công cụ Quick Analysis có chứa những tùy chọn giúp định hình được công việc tiếp theo cần phải làm đối với vùng dữ liệu này là gì.

Đôi khi sự hiển thị dữ liệu theo dạng hàng sẽ gây khó khăn cho chúng ta nếu nhiều cột được thêm vào. Vậy giải pháp khắc phục nhanh nhất là chúng ta sẽ hiển thị lại dữ liệu thành dạng cột.

Đối với một Workbook có chứa nhiều Sheet, để di chuyển đến một Sheet bất kỳ ta phải nhấn con trỏ chuột vào hình tam giác nhỏ trên thanh Sheet tab hoặc dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Page Up (di chuyển đến Sheet tiếp theo), Ctrl + Page Down (di chuyển về Sheet sau đó).

10. Sao chép nhanh một Sheet

Khi không muốn làm việc với một Sheet trắng hoặc muốn có một Sheet mới chứa dữ liệu và định dạng giống với Sheet đang có thì cách nhanh nhất là sao chép thêm Sheet.Việc sao chép diễn ra nhanh chóng với thao tác đơn giản, đó là giữ phím Ctrl đồng thời nhấp chuột vào Sheet muốn sao chép rồi kéo chuột. Khi bạn thả chuột, ngay lập tức một Sheet mới giống hệt với Sheet ban đầu sẽ được tạo ra.

Để thêm ô/hàng/cột vào bảng tính của mình bãn hãy dùng tổ hợp phím: Ctrl – Shift – (+) . Chỉ cần chọn ô/hàng/cột, sau đó nhấn đồng thời ba phím Ctrl – Shift và dấu cộng (+), một menu chèn ô/hàng/cột sẽ xuất hiện. Thực hiện thao tác chèn mong muốn sẽ thu được ô/hàng/cột mới.

Excel cung cấp cho các bạn công cụ Merger Cells để gộp hai hay nhiều ô lại thành một ô lớn. Nhằm giúp dữ liệu được hiển thị tốt hơn, nội dung được cấu trúc gọn gàng hơn. Tuy nhiên, các ô được gộp lại với nhau lại tạo ra một số vấn đề hạn chế trong bảng tính.

Các công thức của Excel luôn luôn đúng, nhưng kết quả có thể sai lệch so với thực tế do trong hệ thống có dữ liệu lỗi, không chính xác. Chúng ta có thể dùng lệnh “Find and Replace” để tìm các dữ liệu sai rồi thay thế bằng dữ liệu đúng nhưng trong một bảng tính lớn ta khó có thể tìm thấy tất cả các dữ liệu sai cùng một lúc. Trong trường hợp này, cách nhanh nhất để kiểm tra độ chính xác của dữ liệu là dùng lệnh Filter.

Trong một bảng tính Excel lớn thường chứa nhiều công thức khác nhau và trong các công thức thường tham chiếu đến các ô hay vùng dữ liệu. Đối với những vùng thường xuyên được tham chiếu, nếu bạn đặt tên cho vùng sẽ giúp cho việc tính toán các dữ liệu trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, công thức ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

Hướng Dẫn Từng Bước Cách Viết Macro Trong Vba Excel

Macro Excel là gì?

EXCEL MACRO là một chuỗi tự động được nhập vào, mô phỏng thao tác gõ phím hoặc thao tác với chuột của người dùng trong Excel. Một macro thường được sử dụng để thay thế một loạt các hành động lặp đi lặp lại và phổ biến trong việc xử lý bảng tính. Chẳng hạn bạn có thể ghi một định dạng và sau đó lặp lại ở bất cứ đâu bằng một thao tác chạy bộ ghi. Nó là một đoạn mã lập trình chạy trong môi trường Excel nhưng bạn không cần phải là người viết mã để lập trình macro. Mặc dù vậy, bạn cần có kiến ​​thức cơ bản về VBA để thực hiện các sửa đổi nâng cao trong macro.

Là con người, chúng ta là sinh vật có thói quen. Có những điều chúng ta làm hàng ngày. Sẽ tốt hơn nếu có một cách kỳ diệu là nhấn một nút duy nhất và tất cả các hành động thông thường của chúng ta đã được thực hiện? Macro giúp bạn đạt được điều đó. Trong ngôn ngữ lập trình, macro được định nghĩa là bản ghi các hành động thông thường của bạn trong Excel mà bạn có thể phát lại bằng một nút duy nhất.

Ví dụ, bạn đang làm nhân viên thu ngân cho một công ty cấp nước. Một số khách hàng thanh toán qua ngân hàng và vào cuối ngày, bạn được yêu cầu tải xuống dữ liệu từ ngân hàng và nhập dữ liệu vào Excel theo nhu cầu kinh doanh của bạn.

Bạn có thể nhập dữ liệu và định dạng vào Excel . Ngày hôm sau bạn sẽ làm hành động tương tự. Nó sẽ sớm trở nên nhàm chán và tẻ nhạt. Macro giải quyết các vấn đề như vậy bằng cách tự động hóa các tác vụ thông thường như vậy . Bạn có thể sử dụng macro để ghi lại các bước :

Nhập dữ liệu

Định dạng nó để đáp ứng yêu cầu báo cáo kinh doanh của bạn.

VBA là gì?

VBA là từ viết tắt của Visual Basic for Applications . Đây là ngôn ngữ lập trình mà Excel sử dụng để ghi lại các bước của bạn khi bạn thực hiện các tác vụ thông thường. Bạn không cần phải là một lập trình viên hoặc một người rất kỹ thuật để sử dụng macro trong Excel. Excel có các tính năng tự động tạo mã nguồn cho bạn. 

Khái niệm cơ bản

Macro là một trong những tính năng của nhà phát triển. Theo mặc định, nó dành cho nhà phát triển và không được hiển thị trong excel. Bạn sẽ cần thông qua báo cáo tùy chỉnh để nó hiển thị

Macro có thể được sử dụng để bảo vệ hệ thống của bạn bởi những kẻ tấn công. Theo mặc định, chúng bị vô hiệu hóa trong excel. Nếu bạn cần chạy macro, bạn chỉ cần bật macro đang chạy và chỉ chạy macro từ một nguồn phát triển tin cậy

Nếu bạn muốn lưu macro, thì bạn phải lưu tệp tin làm việc của mình ở định dạng hỗ trợ macro * .xlsm

Tên macro không được chứa bất kỳ khoảng trắng nào.

Luôn điền vào mô tả của macro. Điều này sẽ giúp bạn và những người khác hiểu những gì macro đang làm.

Ví dụ về ghi macro trong Excel

Mở thẻ Developer trên thanh công cụ Excel

Để chạy chương trình VBA, bạn phải có quyền truy cập vào tùy chọn nhà phát triển trong Excel. Bật tùy chọn nhà phát triển và ghim nó vào thanh công cụ chính của bạn trong Excel.

Bước 1) nhấn vào “FILE” và chọn “Options.” .

Bước 2) Chọn “Tùy chọn” từ danh sách menu như trong ảnh bên dưới.

Bước 3 ) Bây giờ một cửa sổ khác sẽ mở ra, trong cửa sổ đó thực hiện lần lượt các bước sau:

Nhấp vào Customize Ribbon

Đánh dấu vào ô Develope

Bấm vào nút OK

Bước 4 ) Bây giờ bạn sẽ có thể thấy tab DEVELOPER  trên thanh công cụ

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo một nút lệnh trên bảng tính và thực hiện chạy chương trình như sau

Tạo một thư mục trong ổ C có tên Bank Receipts

Dán tệp chúng tôi mà bạn đã tải xuống

Nhấp vào tab DEVELOPER

Nhấp vào Record Macro như trong hình bên dưới

Nhập ImportBankReceipts làm tên macro.

Bước hai để vậy theo mặc định

Nhập mô tả như trong hình trên

Nhấp vào “OK”

Đặt con trỏ vào ô A1

Nhấp vào tab DATA

Nhấp vào nút From Text trên thanh công cụ

Bạn sẽ nhận được cửa sổi sau đây

Chuyển đến ổ đĩa nơi bạn đã lưu trữ tệp CSV

Chọn tệp CSV

Bấm vào nút Import

Bạn sẽ nhận được hướng dẫn sau

Bấm vào nút Next sau khi làm theo các bước trên

Thực hiện theo các bước trên và nhấp vào nút next

Bấm vào nút Finish

tệp tin làm việc của bạn bây giờ sẽ trông như sau

Tạo các cột in đậm và sử dụng hàm SUM để tính tổng số tiền.

Bây giờ đã hoàn thành công việc thường ngày của mình, bạn có thể nhấp vào dừng ghi nút macro như trong hình bên dưới

Trước khi b lưu tệp tin làm việc, bạn sẽ cần xóa dữ liệu đã nhập. bạn sẽ làm điều này để tạo một mẫu mà bạn sẽ sao chép mỗi khi bạn có biên lai mới và muốn chạy macro ImportBankReceipts.

Tạo một bản sao của mẫu mới được lưu

Mở nó ra

Nhấp vào tab DEVELOPER

Nhấp vào nút Macro

Một cửa sổ sẽ hiện ra như hình sau đây

Chọn ImportBankReceipts

Làm nổi bật mô tả về macro của bạn

Bấm vào nút Run

Bạn sẽ nhận được dữ liệu sau

Xin chúc mừng, bạn vừa tạo macro đầu tiên của mình trong excel.

Kết luận

Macro đơn giản hóa cuộc sống, công việc của bạn bằng cách tự động hóa hầu hết các công việc thường ngày mà bạn làm. Macro trong Excel được cung cấp bởi Visual Basic for Applications.

Đánh giá bài viết này