18 Thủ Thuật Xoa Bóp Bấm Huyệt

Ngày đăng

THỦ THUẬT XOA BÓP Thủ thuật xoa bóp tương đối nhiều, xin giới thiệu một số thủ thuật thường dùng: xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bấm, đấm, điểm, lặn, phát. vờn, rung, ve, vận động. Yêu cầu thủ thuật: thủ thuật phải dịu dàng, song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức. Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường kinh có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả.1. Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan (tale) để làm trơn da. Toàn thân chỗ nào cũng xát được.Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau.

2. Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.3. Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyểnn theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ. Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy.

Dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào.

Tác dụng: sức qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt.

5. Miết: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, bụng.Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn).

6. Phân: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai ttay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. a) Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa. b) Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị keo năng ra hơi hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm. Dùng ở đầu mặt, ngực, lưngTác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa. 7. Hợp: Dùng vân cán ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân. Dùng ở đầu, bụng, lưng.Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khi, giúp tiêu hoa.

8. Véo:

Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.9. Âm: Trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt nhân trung, thập tuyên, thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người. Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính.Chú ý: khi bấm nốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút dùng. Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh. Khi bấm nút không được day vì nghiền nát tổ chức bầm tím và đau.10. Điềm Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng.

Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.

Tác dụng: khai thông những chở bê tắc, tán hàn giảm đau.

11. Bóp

Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kép thịt lên. Nói chung không lên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.

12. Đấm Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.13. Chặt Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi. Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đạp vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu.Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

14. Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau.

Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng.

Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.15. Phát Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay như để thắng ngón tay phát. Dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng.Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.16. Rung Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Dùng ở tay là chính17. Vê Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết:

18. Vờn Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn.Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.19. Vận động: Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau. Ví dụ: khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh. Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục. Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục.Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi. Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động.

(Nguồn : sưu tầm)

Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Bệnh

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh Đại cương. Khái niệm:

Xoa bóp bấm huyệt là một thủ thuật chữa bệnh không dùng thuốc có từ lâu đời trong YHCT dân tộc, thủ thuật đơn giản, tiện sử dụng lại có hiệu quả trong điều trị và dự phòng bệnh tật. Khác với môn vật lý trị liệu của YHHĐ, thủ thuật xoa bấm dựa trên cơ sở biện chứng luận trị theo y lý YHCT.

Tác dụng:

Tác dụng của xoa bấm theo YHHĐ chủ yếu là những kích thích cơ học trên các thụ cảm thể thần kinh, điều chỉnh thần kinh thực vật và thần kinh trung ương thông qua đường thần kinh, thần kinh thể dịch, làm giãn mạch, tăng tuần hoàn ở da và cơ, giải phóng sự co cơ, giảm đau khớp, đau cơ, đau thần kinh và các cơn đau nội tạng.

Tác dụng của xoa bấm theo YHCT lại theo cơ chế: xoa bấm làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông kinh khí, tăng hoạt huyết tiêu ứ trệ, điều chỉnh chức năng tạng phủ kinh lạc, điều hòa âm dương.

Chỉ định và chống chỉ định:

Chỉ định của xoa bấm: thường được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng nội và ngoại khoa: co cơ cấp tính trong luyện tập, hội chứng cổ -vai- cánh tay, hội chứng thắt lưng- hông, đau do co thắt dạ dày, đại tràng, rối loạn thần kinh chức năng các thể, liệt thần kinh trung ương và ngoại vi … gần đây còn được chỉ định rộng rãi trong SNTK, đái tháo nhạt, tiểu đường và bệnh béo phì.

Chống chỉ định xoa bấm: những bệnh thuộc cấp cứu ngoại kho a, bệnh ưa chảy máu, truyền nhiễm, nhiễm trùng, bệnh ngoài da nặng. Không làm thủ thuật xoa bấm tại vùng da đang viêm nhiễm. Thận trọng khi phụ nữ có thai và người già có bệnh tim mạch nặng.

Thủ thuật bổ tả: tùy theo trạng thái cơ thể hư hay thực, tuỳ theo vị trí bị bệnh của bệnh nhân mà linh hoạt áp dụng thủ thuật bổ hay tả. Thông thường xoa bấm nhẹ, đều, chậm thuộc bổ; nặng, nhanh, không đều thuộc tả.

Những thủ thuật xoa bấm cơ bản.

Xát: cả bàn tay, ô mô cái hoặc ô mô út trượt ấn nhẹ theo đường thẳng trên da người bệnh.

Xoa: bàn tay nghiêng, đặt ô mô cái hoặc ô mô út lên da bệnh nhân xoa tròn, tập trung khu trú vùng đau.

Day: dùng ô mô cái hoặc ô mô ngón út, cổ tay mềm mại ấn mạnh đẩy tiến đẩy lùi nhanh trên da người bệnh, da bệnh nhân rung theo tay thày thuốc.

Gõ: dùng các đầu ngón tay gõ trên da bệnh nhân. Có các thủ thuật: gõ đều, gõ đơn, gõ kép, gõ đồng pha, gõ lệch pha.

Cào: các đầu ngón tay cào trên mặt da (móng tay không chạm da) là động tác xát trên diện hẹp.

Vuốt: dùng vân các ngón tay vuốt nhẹ nhàng, chậm đều trên da bệnh nhân.

Ấn: dùng vân ngón cái, ô mô út, ô mô cái hoặc cổ tay gập, cổ tay duỗi ấn vào huyệt vị hoặc vùng đau, cường độ tăng dần từ nông đến sâu.

Miết: dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh theo đường thẳng lên xuống hoặc sang bên. Tay thầy thuốc di động, trượt lên da bệnh nhân ấn sâu và kéo căng da người bệnh. Thủ thuật này dùng được ở toàn thân; hay dùng ở đầu, vai, lưng, bụng. Có hai loại miết: miết đơn và miết kép tùy theo mục đích điều trị.

Phân: dùng các ngón tay hoặc ô mô ngón út, vân ngón 1 của 2 tay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. Tay thầy thuốc có thể dính vào hoặc trượt trên da người bệnh. Thường dùng ở đầu, mặt, bụng, ngực, lưng.

Hợp: dùng vân các ngón tay hoặc ô mô ngón tay út, vân ngón 1 của hai tay thầy thuốc từ hai phía khác nhau đi ngược chiều và cùng đến 1 nơi trên da bệnh nhân. Thường dùng ở đầu, mặt, bụng, ngực, lưng.

Cuộn: dùng đốt 2 ngón tay cái, đốt 3 ngón trỏ và ngón giữa kẹp, kéo da người bệnh lên, ngón cái đẩy ngón 2 và 3 kéo liên tiếp làm cho da luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay thầy thuốc.Thường dùng ở bụng, trán, lưng.

Bấm: dùng đầu ngón tay cái hoặc khuỷu tay ấn hoặc điểm tác động thẳng góc với mặt da có thể dùng đốt 1 và 2 ngón cái vuông góc để bấm vào vị trí cần tác động. Là động tác chính của bấm huyệt, là thủ thuật tả. Gồm có: bấm đơn, bấm kép, bấm bật, bấm móc.

Điểm: dùng đầu ngón tay cái (các đốt thẳng có thể hỗ trợ cho cứng ngón cái bằng cách nắm tay kẹp ngón cái chặt vào đốt 1 – 2 ngón trỏ) hoặc dùng đầu khớp đốt 1 và 2 ngón trỏ hoặc giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí cần tác động, thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.

Bóp: dùng các ngón tay cái và các ngón tay kia bóp cơ hoặc gân nơi bệnh lý. Có thể bóp bằng 2, 3, 4 hoặc cả 5 ngón tay. Vừa bóp vừa hơi kéo da,

cơ của bệnh nhân lên, không để gân cơ trượt dưới tay, dùng đốt thứ 3 của các ngón để bóp, không nên dùng đầu ngón.

Đấm: nắm tay tự nhiên dùng mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở chỗ nhiều cơ; tần số, cường độ tùy yêu cầu điều trị. Có thể đấm đơn, đấm kép, đấm đồng pha, đấm lệch pha, đấm giảm xung, đấm nhấn.

Chặt: dùng ô mô út hoặc cạnh ngoài ngón 3 chặt vào da người bệnh, cường độ chặt tùy theo từng vùng của cơ thể, có thể chặt được khắp toàn thân (trừ vùng hẹp).

Giật: dùng ngón cái, đốt 2, 3 của ngón trỏ kẹp chặt vào da, tóc người bệnh kéo lên đột ngột, thường phát ra tiếng kêu là tốt, áp dụng ở vùng xương sát da, tổ chức liên kết lỏng lẻo: cột sống, trán, trước trong xương chày, tai, đầu, khớp cổ chân…

Véo: dùng ngón cái, đốt 2, 3 của ngón trỏ kẹp da người bệnh kéo lên và hơi xoắn nhẹ (không kẹp cơ) . áp dụng cho toàn thân.

Rung: dùng một tay nắm ngọn, một tay cố định gốc chi hoặc dùng 2 tay nắm ngọn chi người bệnh hơi dùng sức vừa kéo ra, vừa rung theo biên độ nhỏ, nhanh, có thể di chuyển theo các hướng chức năng của chi thể. áp dụng cho ở tứ chi, đặc biệt hay dùng với khớp vai.

Bẻ: dùng 2 bàn tay, hai khuỷu tay phối hợp tay chân, hoặc ngón 1 và ngón 2 của thầy thuốc bẻ, vặn các khớp (phát ra tiếng kêu là tốt), thường áp dụng làm thủ thuật này ở cổ và thắt lưng, ngón tay.

Vận động: một tay cố định phía trên khớp cần vận động, tay kia vận động đầu chi của khớp theo chức năng sinh lý của khớp, chú ý luôn phải kéo dãn khớp. Thường áp dụng các động tác: xoay tròn, mở khớp, gập, duỗi tối đa, bửa khớp. áp dụng cho khớp vai, cổ, cổ chân, cổ tay, khớp háng…

Một số động tác áp dụng cho người bệnh tuổi trẻ.

Đứng thẳng người, hai bàn tay bằng vai hai tay xuôi, từ từ giơ hai tay lên cao đưa hết sức ra sau, mắt nhìn theo tay, ưỡn lưng tối đa.

Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, từ từ cúi đưa 2 ngón tay giữa chạm ngón chân cái, đầu gối vẫn thẳng.

Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, hai tay chống trên xương chậu. Lần lượt giơ từng tay đánh mạnh lên đầu qua bên đối diện.

Đứng thẳng người, hai chân thẳng, đầu gối khuỷu tay luôn luôn thẳng, gập lưng, chân nọ tay kia chạm nhau ở phần đầu chi rồi hất ngược thật mạnh ra phía sau, lần lượt đổi bên.

Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, khớp khuỷu thẳng, quay cánh tay vòng tròn, có đảo chiều, quay theo chiều ngược lại, có thể quay một bên, dùng bàn tay đối diện giữ chỏm vai rồi đổi bên.

Đứng thẳng người, hai tay bắt chéo sau lưng, quay cổ hết cỡ ra trước, sang bên và ra sau theo hai chiều thuận và ngược lại.

Hai bàn tay đan các ngón và bắt chặt vào nhau, xoay cổ tay vòng tròn theo hai chiều thuận và ngược lại, gấp cổ tay nọ thì duỗi hết mức cổ tay kia và ngược lại.

Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, hai tay chống thành trên xương chậu, đánh xương chậu lần lượt ra sau sang bên ra trước, làm hết mức, theo cả hai chiều thuận và ngược lại.

Đứng thẳng người, trùng một chân, xoay khớp cổ chân.

Hai bàn chân chụm nhau, hai bàn tay chụp lấy hai xương Bánh chè, đảo khớp gối theo vòng tròn.

Động tác áp dụng cho bệnh nhân tuổi cao (luyện ở tư thế tĩnh). (không trình bày ở phần này)

Một số điều cần chú ý khi làm thủ thuật xoa bóp bấm huyệt. Chuẩn bị buồng thủ thuật:

Rộng, thoáng, nhiệt độ điều hòa, vừa đủ sáng, có chỗ tập bổ trợ cho bệnh nhân.

Có giường cứng (cao 0,6m), ghế tựa.

Bàn dụng cụ: khay cồn xoa bóp, bột tan, ống xoa bóp, khăn lau… có ghế chờ cho bệnh nhân.

Chuẩn bị bệnh nhân:

Bệnh nhân được vệ sinh da cơ thể sạch sẽ, ở tư thế thuận lợi để thao tác các thủ thuật, không thao tác trong lúc quá đói hoặc quá no.

Thầy thuốc.

Khám xét kỹ, xác định chẩn đoán.

Dự kiến số bệnh nhân cần xoa bấm, chuẩn bị sức hợp lý.

Có sổ thống kê, theo dõi và tự đánh giá kết quả hoặc phải chuyển phương pháp kịp thời.

Thời gian xoa bóp bấm huyệt: tuỳ thuộc vào chỉ định xoa bấm và trạng thái cơ thể của bệnh nhân, cần tự đánh giá kết quả sau mỗi lần bấm.

Học Xoa Bóp Bấm Huyệt Tại Tân Bình Tphcm

Cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ Massage, xoa bóp, bấm huyệt tại các Công ty, Trung tâm, các Spa tại TP HCM và các tỉnh trên toàn quốc

Những người làm dịch vụ tại các các cơ sở y tế thuộc chuyên ngành

Những người có trình độ THCS trở lên có nhu cầu.

Những người có nhu cầu mở cơ sở Xoa bóp bấm huyệt_vật lý trị liệu.

THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN, HỌC PHÍ NGHIỆP VỤ XOA BÓP BẤM HUYỆT

Thời lượng: theo quy định

Thời gian: Lớp ban ngày học thứ 7 & chủ nhật. Hoặc lớp trong tuần: học 2-4-6 & 3-5-7(Buổi tối: 18h00 – 20h30. Ban ngày: Sáng: 8h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 16h00)

Tại sao phải có chứng chỉ hành nghề xoa bóp bấm huyệt, massge?

Căn cứ vào Thông tư số 11/2001/ngày 06/06/2001. hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp bấm huyệt.

Để có thể đăng ký cấp phép kinh doanh ngành nghề massage/spa người đứng đầu cơ sở massage/spa phải học và có chứng chỉ massage hay chứng nhận học massage, xoa bóp bấm huyệt tại các cơ sở uy tín được phép cấp chứng chỉ, chứng nhận

Sau khi được cấp phép kinh doanh tại cơ sở, nhân viên các cơ sở massage/spa phải được đào tạo và có chứng chỉ hay chứng nhận học massage/spa, xoa bóp bấm huyệt theo đúng quy định

Hoặc khi bạn đã có tay nghề massage/spa, bấm huyệt nhưng chưa có chứng chỉ hay chứng nhận học nghề massage/spa bấm huyệt theo đúng quy định.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC

Đơn đăng ký học (theo mẫu)

Sơ yếu lý lịch ( Có xác nhận địa phương hoặc đơn vị công tác)

CMT phô tô công chứng

2 ảnh 3×4

CAM KẾT SAU KHÓA HỌC XOA BÓP BẤM HUYỆT _MASSGE VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

Học viên thực hiện thành thạo những kỹ năng về xoa bóp bấm huyệt.

Có kỹ năng về xoa bóp bấm huyệt dưỡng sinh chống mệt mỏi và chữa một số bệnh thường gặp tại gia đình, cộng đồng với kiến thức Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

Giới thiệu việc làm miễn phí tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh khác trên toàn quốc.

Kết thúc khóa học, nếu đạt học viên được cấp ” Chứng chỉ Nhân viên xoa bóp bấm huyệt_Vật lý trị liệu” theo đúng thông tư quy định và có giá trị trên toàn quốc.

HỌC XOA BÓP BẤM HUYỆT _VẬT LÝ TRỊ LIỆU LÀ NHƯ THẾ NÀO? Về kiến thức:

Thành thạo các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt và vận động Áp dụng xoa bóp bấm huyệt trong phòng bệnh, chữa một số bệnh thường gặp có chỉ định xoa bóp, bấm huyệt.

Tác phong, thái độ nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc khoa học, cần cù, có tinh thần trách nhiệm trong chuyên môn. Thái độ phục vụ người bệnh ân cần, chu đáo. Đạo đức lối sông lành mạnh, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và các quy định về y tế Nhà nước. Có đủ sức khỏe trong yêu cầu xoa bóp bấm huyệt.

0978 46 86 20 – 0902 76 76 63 Cơ sở quận Bình Thạnh: Số 195, đường D2, Phường 25 Cơ sở quận 10: Số 12 Trần Thiện Chánh Phường 12 Hoặc nhắn tin theo cú pháp:

DKH xoabopbamhuyet gửi 0978468620 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Bản đồ chỉ đường trực tuyến tại số 12 Trần Thiện Chánh Phường 12 Quận 10

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Số 12, Trần Thiện Chánh, P12, Q 10

Số 195, Nguyễn Gia Trí (D2), P25, Bình Thạnh

Tại Hà Nội

CN1: Lô 7- 14-15 BT1 Khu đô Thị Tân Tây Đô, Đan Phượng

CN2: 451 – 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy

CN7: Ngõ 61 Phạm Tuấn Tài, Cầu Giấy

CN8: Ngõ 213 Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân

CN9: Ngõ 21 đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm

Tại Đà Nẵng

Tiểu La, Bắc Hòa Cường, Hải Châu

Điện Biên Phủ – Thanh Khê

Tại Khánh Hòa – Nha Trang

Đường B1, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung.

Tại Hải Phòng

Số 156/109 Trường Chinh, KCN Đồng Hoà, Kiến An, Hải Phòng

0978 46 86 20 – 0902 76 76 63 Mail: [email protected]

Một Số Kỹ Thuật Xoa Bóp Bấm Huyệt Cơ Bản

Xoa bóp bấm huyệt tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ.

1. Kỹ thuật Xoa vuốt:

– Xoa vuốt là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, nhằm kích thích mạng lưới mao mạch và thụ cảm thể thần kinh tại chỗ, có tác dụng gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù nề, làm bong lớp sừng chết làm cho da mịn màng. – Kỹ thuật: + Xoa: dùng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên da chỗ đau, tay KTV di chuyển trên da bệnh nhân. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi sưng đau. Tác dụng giảm sưng đau tại chỗ. + Vuốt: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón cái vuốt lên da theo hướng thẳng. Tay KTV di chuyển trên da người bệnh, cũng có khi dùng dầu hay bột tan để làm trơn da. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở toàn thân. Tác dụng làm mềm gân cơ, giảm đau, giảm sưng nề.

2. Kỹ thuật day miết:

– Day miết là kỹ thuật kích thích sâu hơn, đặc biệt đối với cơ, gân, dây chằng, các mạch máu, dây hoặc đám rối thần kinh. Tác dụng gây giãn mạch và tăng lưu thông máu ở sâu, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ và thần kinh, chống teo cơ, day mạnh gây tăng trương lực cơ. – Kỹ thuật: + Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Thường làm chậm, mức độ nặng hay nhẹ, to hay nhỏ tùy tình hình bệnh. Là thủ thuật mềm mại, dùng ở nơi đau và có nhiều cơ. Tác dụng giảm sưng đau. + Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng thẳng. Tay KTV di động làm kéo căn da người bệnh. Kỹ thuật hay dùng ở đầu, bụng, chi thể. + Phân và hợp: Như kỹ thuật miết nhưng dùng cả hai đầu ngón tay cái, hoặc mô ngón út hai tay; từ cùng một chỗ miết ra hai bên gọi là phân, từ hai chỗ khác nhau miết về cùng một chỗ gọi là hợp. Kỹ thuật này hay dùng xoa bóp ở đầu mặt.

3. Kỹ thuật nắn bóp:

– Nắn bóp có tác dụng chính lên các cơ, dây chằng, gân, tổ chức quanh khớp. Gây giãn mạch tại chỗ rõ rệt, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ, chống teo cơ, nắn bóp mạnh làm tăng trương lực cơ. Là một phương pháp tốt để nuôi dưỡng tổ chức cơ nên được coi như một hình thức vận động thụ động đối với các cơ. Nắn bóp trực tiếp lên gân, dây chằng hay thần kinh được sử dụng nhiều trong chống đau, chống co cứng cơ, kích thích cơ – thần kinh bị liệt… – Kỹ thuật: + Véo: Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp làm cho da người bệnh luôn luôn như bị cuộn giữa các ngón tay KTV. Hay dùng ở lưng và trán. + Bóp: dùng ngón cái và các ngón tay kia bóp vào cơ hoặc gân bị bệnh. Có thể bóp bằng hai, ba, bốn hay năm ngón tay. Có thể vừa bóp vừa hơi kéo lên, không nên dùng lực bóp ở đầu ngón tay sẽ gây đau, mà dùng lực ở đốt thứ 3 ngón tay để bóp. Kỹ thuật này dùng ở cổ, vai, gáy, nách, chi thể. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy trường hợp cụ thể.

4. Kỹ thuật rung lắc:

– Rung lắc có tác dụng lan tỏa sâu và rộng, có thể kích thích hoặc phục hồi các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Rung lắc với tần số chậm, nhịp nhàng gây ức chế thần kinh trung ương và giảm đau, giảm trương lực cơ. Rung lắc có ảnh hưởng trực tiếp đến xương và khớp. Ngày nay ngoài kỹ thuật rung lắc bằng tay, người ta đã sản xuất ra các loại máy rung lắc toàn thân, cầm tay, các loại ghế, giường xoa bóp và rung lắc rất tiện lợi. – Kỹ thuật: người bệnh ngồi thẳng, tay buông thõng, KTV đứng, hai tay cùng nắm cổ tay người bệnh, hơi dùng sức rung từ tay lên vai để tay người bệnh rung như làn sóng. Tác dụng làm mềm cơ, trơn khớp, giảm mỏi mệt.

5. Kỹ thuật bấm huyệt. 6. Kỹ thuật vận động khớp.

– Vận động khớp nhằm làm cho khớp được bôi trơn và phá vỡ tổ chức xơ dính làm mở rộng tầm vận động đối với khớp vận động hạn chế. – Kỹ thuật: một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Nếu khớp bị hạn chế vận động thì cần kéo giãn khớp trong khi vận động nhưng phải hết sức chú ý đến phạm vi hoạt động của khớp lúc đó. Tránh làm quá mạnh gây đau đớn cho người bệnh.

Học lấy chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt ở đâu?

Thông tin liên hệ đăng ký học khóa học ngắn hạn Xoa bóp bấm huyệt của trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội: – Điện thoại: 0915500256 (Văn phòng đào tạo) – Văn phòng tuyển sinh: 20 Đông Quan, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội – Email: [email protected] – Website: ytuetinh.edu.vn

Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Bệnh, Hướng Dẫn Chi Tiết Các Thủ Thuật Cơ Bản Trong Bấm Huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, day bấm huyệt là phương pháp dùng tay tác động lên da thịt và một số vùng nhất định trên cơ thể (gọi là huyệt) để phòng và chữa một số chứng bệnh.

Ở Việt Nam, có các dạng: tẩm quất, xoa bóp, đánh gió. Có trường phái khi xoa bóp, chú ý tác động và hai bên cột sống là chính. Có trường phái khi xoa bóp, chú ý kết hợp tác động lên các huyệt. Bởi vậy xuất hiện các tên gọi day bấm huyệt, điểm huyệt day huyệt cột sống … Nhiều sách đã nói đến cơ chế, tác dụng của xoa bóp là thư cân, hoạt lạc, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết. Xoa bóp làm tăng tác dụng dinh dưỡng da, cơ, tăng tính dẫn truyền của thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật. Xoa bóp lặp lại cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết. Xoa bóp là một trong nhiều phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền, có giá trị trong phòng và chữa một số chứng bệnh.

Có thể tự xoa bóp để phòng các chứng bệnh thấp khớp, cảm mạo, bệnh đường hồ hấp, suy nhược thần kinh, phục hồi chức năng … Chỉ định của xoa bóp khá rộng rãi, có thể áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp với một số biện pháp khác trong các chuyên khoa, bệnh ngoài da …

Tuy vậy cần chú ý chống chỉ định trong một số trường hợp sau: người vừa ăn quá no, hay quá đói, quá mệt, quá sợ hãi, lo lắng, một số trường hợp cấp cứu ngoại khoa: bong gân, gãy xương, lao cột sống, các cấp cứu nội khoa như suy tim, cơn hen ác tính, truy tim mạch, các ca cấp cứu trong sản phụ và nhi khoa.

Có thể xoa bóp, day bấm huyệt đơn thần chữa đau đầu do suy nhược thần kinh hay cảm mạo, đau vai gáy, đau lưng cấp, viêm quanh khớp vai, cắt cơn hen, nấc …

Các thủ thuật cơ bản trong xoa bóp bấm huyệt 1. Xát:

Dùng mô ngón cái, mô ngón út hoặc gốc bàn tay xát lên da người được xoa bóp, có thể chỉ xát vùng đau theo hướng lên xuống, hay từ phải sang trái, cũng có thể xát toàn thân.

Xát có tác dụng làm lưu thông khí huyết, kinh lạc giảm bớt đau sưng.

2. Xoa:

Dùng gốc bàn tay, hoặc mô ngón út, ngón cái xoa chỗ đau, thường xoa theo đường tròn (hay dùng động tác này ở vùng bụng) nơi sưng tấy đỏ. Chú ý làm nhẹ, chậm tránh gây đau thêm cho người bệnh.

3. Miết:

Dùng ngón tay cái, có thể cả 2 ngón cái (phải, trái) miết chặt vào da người bệnh theo chiều từ trên xuống, từ dưới lên, từ phải sang trái và ngược lại. Động tác nay hay dùng cho vùng bụng và đầu.

Miết có tác dụng lưu thông khí huyết, chữa tắc ngạt mũi, đầy bụng, chậm tiêu.

4. Phân, hợp:

Khi phân thì dùng ngón tay cái hay đầu 3 ngón 2.3.4 hoặc ô mô út, đặt sát nhau, kéo đều ra 2 bên. Nếu từ 2 bên kéo vào là hợp. Động tác phân hợp có thể làm trên trán, đầu, mặt, bụng, lưng, ngực.

Tác dụng chung là hành khí tán huyết, giảm đau.

5. Véo:

Dùng đầu ngón tay cái và ngón trỏ kéo và vặn da người bệnh, làm liên tiếp sao cho da người bệnh bị cuộn ở giữa và các ngón tay. Véo dùng ở vùng lưng, trán. Véo cũng có tác dụng lưu thông khí huyết, làm ấm, giảm đau do lạnh.

6. Bấm, điểm:

Dùng dầu ngón tay cái hay đầu ngón tay trỏ, cả 2 bên phải và trái, tác động lên huyệt, hay vị trí nhất định của cơ thể. Chú ý đầu ngón tay phải nhẵn, tránh gây xước, rách da. Muốn tạo lực bấm sâu cần gấp vuông góc với đốt ngón 1 và 2. Bấm và điểm có tác dụng thấm sâu, tuy nhiên bấm thì giữa lức ấn lâu hơn, điểm thì lực tăng dần và tác động nhanh, đột ngột hơn.

Bấm, điểm huyệt được dùng trong các trường hợp cấp cứu, hồi sức, cần lực tác động mạnh có hiệu lực nhanh:

Nhân trung: thập tuyên để chữa ngất. Đối với các bệnh mãn tính, người ta dùng thru pháp này bấm các huyệt khác trên toàn thân gây tác dụng giảm đau, phục hồi chức năng của các bộ phận khác của cơ thể.

Day và xoa hay dùng trong điều trị sưng đau.

7. Phát (vỗ):

Khum bàn tay, lòng bàn tay lõm để phát nhẹ với lực tăng dần trên da người bệnh làm cho da ửng đỏ lên. Lòng bàn tay khum sẽ tạo một khối khí tạo áp lực lên da người bệnh.

Thường dùng thủ thuật này cho các vùng vai, lưng, thắt lưng, tứ chi.

Tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, làm ấm vùng thận …

8. Bóp:

Thầy thuốc dùng ngón 1 và 2 của bàn tay hay cả 5 ngón bóp vào da thịt. Khi bóp hơi kéo cơ trên vùng đó của người bệnh lên.

Động tác bóp nên nhẹ nhàng, đúng mức tránh gây đau đớn. Thường dùng động tác này ở cổ gáy, vai nách, chi thể. Bóp có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau do lạnh, dãn cơ.

9. Lăn:

Dùng một bên ở mô út (ngoài lòng bàn tay, phía ngón út) hoặc mặt ngoài ngón út. Thầy thuốc khéo léo vận động khớp cổ tay theo nhịp điệu nhất định gây một sức ép nhất định của phần bàn tay nói trên lăn trên vùng định xoa bóp trên cơ thể người bệnh. Chú ý: Không xát mà là lăn ấn.

Động tác này dùng ở vùng lưng, vai, mông, chi.

Lăn có tác dụng thông kinh lạc, gây ấm da và giảm đau, tăng dẫn truyền thần kinh.

10. Chặt:

Nghiêng bàn tay, các ngón sát nhau. Thầy thuốc vận động cổ tay mềm mại theo chiều vận động ngang của bàn tay để cho mặt ngoài ngón tay út hoặc ở mô út chặt lên da thịt người bệnh. Khi chặt thường phát ra tiếng kêu của bàn tay.

Động tác chặt có thể dùng ở vùng cổ, gáy, vai, lưng, mông. Chặt có tác dụng làm khí huyết lưu thông, giảm đau tê mỏi.

11. Vê:

Thầy thuốc dùng ngón 1 và 2 vê các ngón các khớp ngón của người bệnh. Vê làm lưu thông khí huyết, trơn khớp nhỏ phục hồi cơ năng chi thể.

12. Cuốn:

Thầy thuốc dùng 3 ngón 1,2,3 của 2 bàn tay mình bao lấy vị trí nhất định. Cuốn theo một chiều nhất định, làm da thịt người bệnh chuyển động theo. Sức cuốn nên nhẹ nhàng, có thể cuốn từ trên xuống, từ dưới lên. Cuốn có tác dụng làm dãn mềm cơ khi co cứng.

13. Vận động:

Động tác này để vận động các khớp (khớp cổ tay, khớp vai, đốt sống cổ, cột sống lưng…). Tùy khớp mà có cách vận động khác nhau. Tác dụng chủ yếu là lưu thông khí huyết, phục hồi chức năng vận động của khớp.

Khớp cổ tay: một tay thầy thuốc cầm bàn tay người bệnh một giữ trên cẳng tay. Thầy thuốc lay động nhẹ, nhịp nhàng tay người bênh lên xuống qua phải, qua trái.

Khớp vai: Một tay thầy thuốc (thường là tay trái) để lên vai người bệnh, tay phải nắm bàn tay hay cánh tay người bệnh, vận động khớp vai theo 3 chiều lên xuống, ra trước, ra sau.

Khớp cổ bàn chân: Người bệnh ngồi hay nằm, một tay thầy thuốc cầm bàn chân, một tay giữ vững 1/3 dưới cẳng chân lắc, xoay cổ chân người bệnh theo chiều gấp, ngửa, phải, trái, quay tròn. Tác dụng chung của vận động khớp là làm lưu thông khí huyết, tăng dinh dưỡng ở khớp làm ổ khớp vận động mềm mại, dễ dàng, chống xơ cứng, phục hồi chức năng cơ khớp.

14. Rung:

Người bệnh ngồi trên ghế ngay ngắn, thầy thuốc đứng bên người bệnh. Hai hay một bàn tay thầy thuốc cầm bàn tay người bệnh ở thể xòe các ngón tay. Tay thầy thuốc rung đều, bàn tay người bệnh rung theo, lan dần lên cánh tay, khớp vai. Rung dùng cho chi trên, đặc biệt để chữa viêm dính khớp vai.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************