Xu Hướng 9/2023 # Trẻ 5 – 6 Tháng Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Bé Ăn Ngon Trở Lại? # Top 13 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẻ 5 – 6 Tháng Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Bé Ăn Ngon Trở Lại? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ 5 – 6 Tháng Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Bé Ăn Ngon Trở Lại? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao là câu hỏi mà mẹ nào cũng băn khoăn. Biếng ăn do nhiều nguyên nhân. Đây là thời gian bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm nên có những thay đổi về vị giác khiến bé ăn không ngon.

Vì sao trẻ 5 – 6 tháng tuổi biếng ăn?

Bé 5 – 6 tháng biếng ăn thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Và đây là 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây lên biếng ăn ở trẻ.

Khi trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp, táo bón… trẻ thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc và bỏ bữa. Ngoài ra, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến sức đề kháng của trẻ kém, do đó trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt như hắt hơi, sổ mũi, ho… Khi gặp những vấn đề bệnh lý này, trẻ rất nhạy cảm với các mùi, vị của các món ăn. Do đó, việc nấu các món ăn cho trẻ trong thời điểm như vậy rất cần được quan tâm và điều chỉnh để bé có thể ăn ngon miệng trở lại, không chán ăn bỏ bữa nữa.

Nguyên nhân sinh lý khiến bé  5 – 6 tháng biếng ăn

Nguyên nhân sinh lý thường đến từ việc cơ thể trẻ có những thay đổi nhất định như mọc răng, dị ứng, nhiễm trùng tai, mũi, họng… Thậm chí việc dùng nước xả vải có mùi đậm đặc và lưu mùi lâu cũng khiến bé bị dị ứng mũi hoặc tai. Ngoài ra, bé nào có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng khiến bé biếng ăn bởi ăn vào sẽ bị đau; những tổn thương ở vùng miệng như nổi mụn, đau lợi, tưa lưỡi… cũng gián tiếp khiến bé biếng ăn.

Phần lớn, trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tháng biếng ăn là do cơ thể chưa kịp thích nghi với việc chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm nên có những phản ứng kháng lại đó là không ăn, chán ăn, quấy khóc.

Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn gây hậu quả gì?

5 – 6 tháng là thời điểm các bé bước sang giai đoạn ăn dặm, chính vì vậy, nếu bé bị biếng ăn ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không có đủ dinh dưỡng để thúc đẩy các hoạt động của các cơ quan như gan, tim, phổi, não… và sự phát triển của xương. Khi bị biếng ăn kéo dài, bé sẽ gặp các vấn đề sau:

Bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng

Chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao.

Suy dinh dưỡng và kém phát triển trí não.

Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng trước dịch bệnh

Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, viêm đường hô hấp

Thiếu hụt vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc.

Thiếu sắt khiến hồng cầu giảm dẫn đến thiếu máu.

Thiếu vitamin D, canxi gây còi xương, rối loạn tăng trưởng.

Thậm chí, nhiều trẻ bị thiếu dinh dưỡng và trở lên ốm yếu từ đó dẫn đến bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng tới học tập, phát triển trí tuệ và nhận thức và có thể kéo dài tới 5 năm sau.

Việc cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ đòi hỏi sự thống nhất và phối kết hợp của gia đình, nhà trường và bác sĩ thì mới có thể giúp bé lấy lại cảm giác ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và bắt kịp với các bạn khác cùng lứa tuổi.

Các cách giúp trẻ 5 – 6 tháng tuổi hết biếng ăn

Chế biến món ăn đủ chất và trình bày hấp dẫn

Khi trẻ biếng ăn, mẹ cần thay đổi thực đơn cho bé, chế biến các món đủ chất. Đặc biệt, thay vì trình bày qua loa cho xong, mẹ nên dành thêm vài phút trang trí món ăn theo những hình thù lạ mắt, đáng yêu để kích thích sự tò mò, thèm ăn của bé. Mẹ có thể xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn đảm bảo các nhóm dưỡng chất sau:

Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bắp, khoai,…

Nhóm đạm: thịt, trứng, sữa, hải sản,…

Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai, đậu nành,…

Nhóm vitamin và khoáng chất: chứa nhiều trong rau củ và trái cây.

Cho trẻ ăn đúng giờ và đúng giai đoạn

Các giai đoạn ăn uống nếu được thực hiện đúng cũng giúp bé cải thiện được phần nào tình trạng biếng ăn.

Giai đoạn ăn bột: Mẹ nên cho bé nhắm nháp bột từ sớm (5-7 tháng). Thức ăn cần được xay nhuyễn và đủ dinh dưỡng.

Giai đoạn ăn cháo: Tốt nhất là từ 7-10 tháng tuổi, để bé quen dần với việc ăn cháo, trong quá trình ăn bột ở giai đoạn gần cuối tháng thứ 6, mẹ xen kẽ 1-2 muỗng cháo vào rồi tăng dần sau.

Giai đoạn ăn cơm: Bé chỉ nên ăn cơm khi đã mọc đủ 12 cái răng. Tuy nhiên, các thức ăn ăn cùng cơm cần là thức ăn mềm, dễ nhai.

Không cho bé ăn vặt trước bước ăn Không ép bé ăn khi bé đã có biểu hiện no

Khi bé đã có cảm giác no bụng, mẹ tuyệt đối không ép bé ăn thêm. Bởi việc ép bé ăn khi bé không muốn sẽ tạo cảm giác sợ hãi mỗi lần tới bữa, bé sẽ né tránh việc ăn bằng cách nghịch đồ chơi hoặc quấy khóc ầm lên.

Bé 5 – 6 tháng tuổi biếng uống sữa phải làm sao?

Khi bé lười uống sữa, bạn có thể để cho bé khát rồi dỗ bé uống sữa trước rồi mới uống nước sau. Nếu bé không chịu bú bình, mẹ nên dùng thìa đút cho bé. Có thể bé sẽ chưa quen với sữa công thức, bạn nên chọn các loại sữa có vị nhạt hoặc không bị như sữa mẹ để bé dễ uống hơn.

Nếu bé vẫn biếng uống sữa, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn. Hoặc thêm phô mai vào cháo của bữa sáng để bổ sung canxi thiếu do bé lười uống sữa. Đó cũng là một cách giúp mẹ không phải đánh vật với việc ép bé uống sữa.

Bé 5 – 6 tháng không chịu ăn bột phải làm gì? Bé 5 – 6 tháng không chịu ăn dặm có phải bị vấn đề về tiêu hóa?

Vấn đề về tiêu hóa không khiến bé không chịu ăn dặm mà chỉ khiến bé biếng ăn và táo bón. Chính vì vậy, bé không chịu ăn dặm rất có thể do ăn dặm quá sớm. Một nguyên nhân khác là thức ăn dặm không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Do đó, mẹ cần tập cho bé ăn dặm với lượng nhỏ rồi tăng lên dần dần. Khi bé né tránh thức ăn thì không nên ép và bữa sau đổi sang món khác.

Sai lầm thường gặp của mẹ khi thấy trẻ 5 – 6 tháng tuổi biếng ăn

Bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ

Thời gian chuẩn khoa học cho một bữa ăn của trẻ nhỏ là không quá 30 phút. Khi thời gian ăn bị kéo dài, thức ăn nguội, vữa khiến bé thêm chán ăn. Hơn nữa, bữa ăn kéo dài khiến bữa tiếp theo đến nhanh hơn trong khi bé vẫn còn no và tình trạng chán ăn lại tiếp diễn.

Chú trọng quá mức vào một chất mà thiếu các chất khác

Nhiều mẹ cho rằng, đạm là chất tốt nhất cho sự phát triển của con trong thời điểm này, chính vì vậy, các mẹ chú trọng bổ sung cho con nhiều chất đạm hơn và các chất khác thì hoặc là không có hoặc là có rất ít. Bé bị thiếu chất này, thừa chất kia dẫn đến phát triển không đồng đều giữa thể trạng và trí não.

Nêm nước mắm, muối vào đồ ăn của con dưới 12 tháng

Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau • Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri) • 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri) • 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri) • 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri) • Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Theo như cách tính này thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày. Hơn nữa, thận của trẻ dưới 12 tháng khả năng đào thải muối (hoặc mắm) không được tốt. Việc nêm mắm muối vào bữa ăn của trẻ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Gửi

Khi Trẻ 6 Tháng Biếng Ăn: Thì Mẹ Phải Làm Sao?

6 tháng tuổi là lúc bé đang bắt đầu mọc răng sữa. Phần nướu sưng gây đau đớn, khó chịu khiến bé không muốn ăn uống gì.

Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi vẫn chưa ổn định nên dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa với những biểu hiện bú ít, nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… từ đó dẫn đến biếng ăn.

Khi bé bị ốm, sốt, viêm họng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột, khiến bé chán ăn. Đồng thời, hành động pha thuốc với sữa, cháo để lừa con uống thuốc cũng càng khiến bé sợ ăn hơn.

Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc ăn quá nhiều so với độ tuổi của con cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, tiêu hóa kém, dẫn đến biếng ăn.

2. Làm gì để khắc phục trẻ 6 tháng biếng ăn

Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi cần được cung cấp đầy đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cân đối các chất này trong 2 bữa bột chính trong ngày. Lưu ý thường xuyên thay đổi món ăn để tạo cảm giác lạ miệng, giúp bé hứng thú hơn trong việc ăn uống.

Nếu bé không muốn ăn, mẹ hãy dừng lại, tuyệt đối không được ép, quát mắng trẻ trong bữa ăn. Quát mắng, dọa nạt không giúp bé chịu ăn mà chỉ làm bé sợ hãi, biếng ăn hơn mà thôi.

Ngoài những cách trên, cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ men vi sinh để kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn cũng như hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Một sản phẩm mà được nhiều chuyên gia nhi khoa giới thiệu cho các mẹ đó chính là Men Vi Sinh Reudì nhập khẩu 100% từ Ý với với sự kết hợp lợi khuẩn sống Lactobacilus Reuteri LR92 (DSM 26866) và D3 sẽ giúp tăng X2 Đề kháng cho trẻ, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp trẻ ăn ngon hơn, cải thiện tình trạng táo bón, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.

Theo dõi 5652 trẻ dùng Reudì:

Thêm nữa, 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở hệ tiêu hóa nên Men vi sinh Reudi từ sữa mẹ là sự lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện sức khỏe đầu đời cho con.

Bé 7 Tháng Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao

Nguyên nhân trẻ em 7 tháng tuổi biếng ăn

Trẻ mọc răng: Giai đoạn biếng ăn Độ tuổi này là lúc mà bé đã, đang mọc răng. Vì vậy các mẹ nên lưu tâm vấn đề này. Khi con biếng ăn hãy kiểm tra xem có phải bé đang mọc răng không. Khi mọc răng, lợi các bé bị đau nên sẽ không muốn nhai hay nuốt bất cứ thứ gì. Nếu bé nhà mình đúng là mọc răng biếng ăn.. Những mẹo cho trẻ mọc răng biếng ăn đó, đã được rất nhiều mẹ áp dụng thành công. Rất phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi lười ăn do mọc răng.

Bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm: Được 7 tháng cũng là lúc mà các bé đang phải chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm. Đang trong giai đoạn chuyển tiếp, chưa quen nên các bé 7 tháng tuổi lười uống sữa, lười ăn dặm là khó tránh khỏi.

Bé bị rối loạn tiêu hóa: Trường hợp này thường ít gặp phải. Nhưng khi con có các dấu hiệu như hay nôn trớ, đau bụng, thi thoảng bị tiêu chảy, táo bón…Thì chắc chắn con đang bị loạn khuẩn đường ruột hoặc rối loạn sự co bóp và tiết dịch trong dạ dày và ruột. Khi mắc phải những bệnh này trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn ít ngủ, mệt mỏi là chuyện chắc chắn xảy ra.

Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều cách chế biến thức ăn sáng tạo, hợp lý hơn và quan trọng vẫn là phải hợp khẩu vị của bé. Tuyệt đối không kết hợp những thực phẩm kị nhau, không hợp khẩu vị để nấu cho con ăn.

Thức ăn nên chọn các loại dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ 7 tháng tuổi. Và quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi cho con 7 tháng ăn dặm. Các mẹ nên tránh cho con ăn hàng ngày các loại củ như cà rốt, khoai lang, su hào khoai tây.

Không trộn các loại đậu xanh, ý dĩ, hạt sen,…khi xay bột cho con. Thực chất những hạt này không giàu năng lượng, mà ngược lại chúng càng làm trẻ nhanh chán ăn hơn.

Tập cho bé thói quen ăn tập trung. Bữa ăn chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Bé không ăn hết thì dừng bữa, để cho bé ăn vào bữa sau. Không cho bé ăn rong, vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại, ipad…

Không cho con ăn vặt, bú me trước những bữa chính của con. Kể cả bữa trước bé bị ăn đói. Chỉ cần các mẹ quyết tâm rèn cho bé thói quen này. Là chỉ vài hôm bé sẽ ăn đều và đúng bữa.

Không quát mắng, dọa đánh hay ép bé ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khiến trẻ em 7 tháng tuổi biếng ăn hơn. Thay vào đó các mẹ nên tạo không khí vui tươi cho con khi ăn. Khuyến khích con ăn bằng những phần thưởng hấp dẫn. Hoặc cho con ngồi ăn cùng bữa cơm gia đình.

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn cư trú bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại tạo thành một hệ vi sinh đường ruột. Khi vi khuẩn có lợi bị thiếu hụt, vi khuẩn có hại phát triển lấn át sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi, chướng bụng… Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn.

Bổ sung các vi khuẩn có lợi (men vi sinh) là biện pháp hiệu quả giúp cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Men vi sinh giúp tiêu hóa tốt hơn và chuyển hóa hoàn toàn thức ăn thành các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể Nhờ đó bé sẽ ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Với thành phần gồm hàng triệu vi khuẩn có lợi, cùng vitamin, acidamin và các khoáng chất thiết yếu, men vi sinh Zeambi giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó trẻ sẽ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, men vi sinh Zeambi giúp cải thiện tình trạng biếng ăn sau 2 tuần và hiệu quả cải thiện cân nặng sau 4 tuần bổ sung.

Men vi sinh Zeambi tự hào là sản phẩm được sự hài lòng của 9/10 bà mẹ.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trẻ 8 Tháng Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Việc trẻ biếng ăn khiến rất nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng, đối với trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn đầu đời rất quan trọng đối với trẻ, vậy phải làm sao khi trẻ biếng ăn?

Một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn

– Do các sai lầm trong việc chế biến các bữa ăn.

– Do một số cha mẹ hay bắt ép trẻ ăn những thứ trẻ không thích khiến bé có hiện tượng sợ ăn.

– Do bé bị rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột.

– Bé thiếu một số chất như vitamin, canxi, chất xơ, men tiếu hóa…

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ 8 tháng tuổi 1. Bổ sung hợp lí số lượng thức ăn của trẻ vào mỗi ngày

– Ở giai đoạn này lượng sữa bé cần uống từ 750-1000ml vào mỗi ngày và bạn cũng có thể cho bé ăn dặm, dần về sau thì giảm lượng sữa, tăng dần lượng bột. Ngoài việc cho bé ăn đủ 3 bữa chính thì nên cho bé ăn thêm từ 1 đến 2 bữa phụ.

– Bổ sung một số loại men vi sinh hoặc sữa chua rất tốt cho hệ đường ruột của trẻ. Không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ hay các loại thuốc kích thích ăn khi không được bác sĩ cho phép.

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cho trẻ ăn từ tít đến nhiều, khi trẻ đã ăn đủ no không nên ép trẻ ăn tiếp tránh tình trạng bé sợ hãi, nôn ói…Thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

2. Bổ sung các loại vitamin, canxi và chất xơ cần thiết cho trẻ

– Thiếu canxi gây cho bé biếng ăn, còi xương, ảnh hưởng tới giai đoạn phát triển sau này. Nên bổ sung canxi cho trẻ từ các loại thực phẩm như tôm, cá hồi, sò…hoặc canxi được bổ ngay từ trong sữa, cung cấp canxi cùng với vitamin D thường xuyên cho trẻ để quá trình phát triển của bé sau này ổn định hơn.

– Cho trẻ tắm nắng khoảng thời gian trước 9h sáng để hấp thụ vitamin D và làm quá trình hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Ngoài bổ sung vitamin D nên bổ sung cho bé một số loại vitamin khác như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C.

– Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh và trái cây. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại men tiêu hóa để hệ tiêu hóa của trẻ ổn định hơn.

Trẻ Biếng Ăn 4 Tháng Tuổi Phải Làm Sao ?

Bé 4 tháng bú ít phải làm sao ?

Khi con đột nhiên bú ít các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao con lười bú, bú ít. Thông thường bé 4 tháng biếng bú có thể do bị nấm miệng hoặc thiếu vitamin D, sắt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đây thường là những nguyên nhân căn bản khiến bé 3-4 tháng tuổi biếng bú.

Trẻ biếng ăn 4 tháng tuổi do nấm miệng.

Khi thấy trẻ 4 tháng tuổi biếng ăn, lười bú. Các mẹ không nên chủ quan. Nên cho con đến viện dinh dưỡng, bệnh viên nhi để kiểm tra và khám. Vì rất có thể bé bị nấm miệng mà các mẹ không hay biết. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân khiến bé 4 tháng tuổi lười ăn, bỏ bú.

Tại đây, khi thăm khám các bác sỹ sẽ kê thuốc rơ miệng, kháng nấm cho các bé. Việc này sẽ giúp các bé nhanh chóng lành bệnh. Và tình trạng biếng ăn, lười bú của con sẽ chấm dứt.

Trẻ 4 tháng biếng bú sữa bình.

Nếu bé nhà mình bú sữa bình thì các mẹ cần đảm bảm bình bú được vệ sinh thật sạch sẽ. Tránh để tồn tại những vi khuẩn, nấm, mốc…có cơ hội hình thành. Làm ảnh hương đến sức khỏe của các bé, dẫn đến tình trạng lười bú sữa bình.

Ngoài ra, với trẻ dưới 6 tháng tuổi nói chung. Hay trẻ 4 tháng tuổi nói riêng. Các mẹ không cần cho con uống nhiều nước. Nhưng hãy nhớ sau mỗi lần bú, dù là bú mẹ hay bú bình. Thì các mẹ nên cho bé uống 1 vài thìa nước. Cách này sẽ giúp miệng các bé được sạch, tránh bị hôi cũng như mắc bệnh nấm miệng.

Bé 4 tháng lười bú do lượng sữa của mẹ không đủ cho bé bú.

Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến bé 4 tháng lười bú. Khi sữa các mẹ bị ít, không đủ cho các bé bú. Theo thời gian các bé sẽ cảm thấy chán nản dần với việc bú mẹ hàng ngày. Thêm vào đó, lượng sữa mẹ không đủ khiến con dễ cáu khóc. Làm bé chán bú, lười bú.

[ Có thể mẹ quan tâm : CÁCH TRỊ RÔM SẢY CHO BÉ HIỆU QUẢ 100% SAU 3 NGÀY ]

Vậy tại trường hợp này, bé 4 tháng lười bú cần phải làm gì ?. Giải pháp là mẹ hãy tăng lượng sữa mẹ lên ! Cần ” tẩm bổ” cho mẹ để mẹ có chiều sữa hơn.

Các mẹ hãy uống mỗi ngày 1 lít sữa.

Ăn các món ăn lợi sữa như thịt bò, đầu cá hồi…

Ăn đầy đủ 3 bữa chính và 2 bựa phụ vào sáng và chiều.

Uống thật nhiều nước, cả nước lọc và nước trái cây.

Áp dụng một số cách trên sẽ giúp lượng sữa mẹ tăng lên 1 cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Sữa mẹ nhiều sẽ kích thích các bé bú nhiều hơn. Đồng thời các men tiêu hóa trong sữa mẹ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, hấp thu tốt hơn. Nhờ đó bé sẽ bú nhiều và ngoan hơn.

Trẻ 4 tháng tuổi lười ăn do thiếu máu.

Từ khi bé được 3 tháng tuổi. Những tế bào những tế bào máu trong quá trình hình thành bào thai bắt đầu biến mất dần đi. Nhưng ở một số trẻ tế bào mới hồi sinh lại không đủ để tổng hợp. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu sinh lý ở các bé.

Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, và tình trạng trẻ 4 tháng tuổi lười ăn , lười bú sữa mẹ sẽ xảy ra.

Khi bé 4 tháng lười bú do thiếu máu thì các mẹ cần bổ sung sắt cho con thông qua sữa mẹ. Tức là các mẹ sẽ uống thêm viên sắt để tăng lượng sắt dinh dưỡng. Và lúc này các bé bú mẹ sẽ được bổ sung sắt vào cơ thể. Từ đó sẽ giúp tình trạng lười ăn của con giảm. Bé sẽ bú mẹ ngoan ngoãn hơn.

Bé 4 tháng biếng bú do thiếu vitamin D.

Trẻ 9 Tháng Biếng Ăn Thì Phải Làm Sao?

Bé ở giai đoạn 9 tháng tuổi cần lượng lớn các chất dinh dưỡng chứa trong bữa ăn mỗi ngày. Khi cơ thể không hấp thụ được lượng dinh dưỡng thiết yếu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. Khả năng tăng trưởng và phát triển từ đó cũng bị hạn chế. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu được nguyên nhân, từ đó chọn cách xử lý phù hợp, sẽ khắc phục được tình trạng này.

1.Trẻ 9 tháng biếng ăn do đâu?

Thực tế, có rất nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn lâu ngày và từ chối các loại thực phẩm phụ huynh chuẩn bị như:

1.1. Thức ăn thay đổi

Một nguyên nhân không thể bỏ qua khiến trẻ 9 tháng biếng ăn, đó chính là việc thay đổi thức ăn quá nhanh chính. Bởi đây là giai đoạn nhiều bé bắt đầu được mẹ cho cai sữa. Thay vào đó, số bữa ăn dặm và khẩu phần ăn của trẻ sẽ tăng lên. Việc thay đổi quá nhanh khiến hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa thích nghi được ngay và dẫn đến tình trạng bé biếng ăn.

1.2. Bé vào giai đoạn mọc răng

Rất nhiều bé sơ sinh 9 tháng đang trong tình trạng mọc răng. Thời gian này, bé thường gặp phải một số biểu hiện bất thường như ho, nóng sốt, cáu gắt, thích gặm cắn các vật thể và biếng ăn. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc. Mẹ nên hiểu ý và cho trẻ dùng những thức ăn mát, mềm và dễ tiêu hóa, tình trạng căng thẳng sẽ giảm bớt đáng kể. Và nếu có thể, bạn nên khuyến khích bé ăn chứ không nên ép buộc.

1.3. Một số nguyên nhân khác 2. Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?

Khi bố mẹ đã biết được những nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng tuổi biếng ăn, việc tìm cách giải quyết nhanh tình trạng này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để khắc phục như sau:

2.1. Tránh tạo tâm lý sợ ăn cho trẻ

Để trẻ biếng ăn dặml không sợ hãi, bố mẹ cần tạo tâm lý thoải mái nhất cho con. Nên khuyến khích con ăn bằng việc cho con chủ động ăn hoặc dùng các đồ vật có hình dạng bắt mắt, để tạo hưng phấn ăn uống cho bé.

2.2. Không nên ép trẻ ăn nhiều

Bố mẹ chỉ nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút và không nên ép con ăn quá nhiều nếu trẻ không muốn. Có nhiều trẻ sơ sinh không chịu ăn chỉ vì cơ thể chưa phát tín hiệu đói. Việc bố mẹ ép bé ăn lúc này sẽ khiến bé sợ thức ăn và quấy khóc.

Phụ huynh cũng không nên ép con ăn nhanh. Hệ tiêu hóa của trẻ 9 tháng tuổi không thể “xoay sở” được với lượng thức ăn bị tống vào bụng quá nhiều hoặc quá nhanh, nên chỉ cho bé ăn với lượng vừa phải trong khoảng thời gian nhất định.

2.3. Nói không với tivi khi ăn

Rất nhiều phụ huynh có thói quen cho con vừa xem tivi vừa ăn. Đây là một thói quen vô cùng xấu và không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vừa ăn vừa xem tivi khiến khả năng tiêu hóa của bé bị giảm sút. Hơn nữa, vì những hình ảnh trong tivi khiến trẻ tập trung cao độ vào đó, nên con trẻ sẽ không còn nhớ tới bữa ăn và cũng không cảm nhận được rằng thức ăn ngon như thế nào. Lâu dần sẽ dẫn đến chán và biếng ăn.

2.5. Tìm hiểu sở thích của trẻ

Cũng như người lớn, trẻ sơ sinh có những sở thích và khẩu vị riêng. Nếu bố mẹ ép con ăn những loại thực phẩm mà bé không thích, hoặc áp dụng lặp lại chỉ một thực đơn ăn trong nhiều ngày liền làm bé dễ chán và từ chối ăn. Mẹ nên có thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn, trong đó cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để thử khẩu vị của con. Từ những thức ăn con trẻ yêu thích, mẹ có thể xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, dựa trên những gì con yêu thích.

2.6. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2.7. Để con được đói

Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ là một trận chiến. Một số chuyên gia dinh dưỡng đề nghị sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau tối thiểu 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.

Nhiều gia đình thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Một cách nữa để trẻ nhanh đói đó là khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,… trong ngày.

2.8. Khuyến khích trẻ tự lập

Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn hoặc đã cảm thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé.

Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.

2.9. Thiết lập quy tắc bàn ăn

Mẹ hãy ghi nhớ 3 không: không tivi – không đi rong – không đồ chơi. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Những nghiên cứu thực tế cho thấy: Nếu trẻ chưa từng được xem tivi khi ăn, được chơi đồ chơi, đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen. Xem tivi hoặc chơi đồ chơi khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

2.10. Khuyến khích và khen ngợi

Mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!”.

Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau bé sẽ hào hứng và muốn được mẹ khen, bé sẽ sẵn sàng thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho. Mỗi lần bé ăn ngoan, hãy cung cấp cho bé một phần thưởng, có thể chỉ là một câu động viên, khen ngợi, một miếng dán bé ngoan… Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-9-thang-bieng-an-thi-phai-lam-sao-349186)

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ 5 – 6 Tháng Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Bé Ăn Ngon Trở Lại? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!