Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Ho Có Đờm, Khò Khè, Phải Làm Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng kém nên rất dễ bị các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè. Tình trạng này khiến cho trẻ khó chịu, bỏ ăn, dễ bị nôn trớ. Đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi rất nguy hiểm
.
1. Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh
Khò khè là tình trạng trẻ thở ra kèm theo tiếng thở bất thường, đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè bất thường (tình trạng nặng) với tiếng thở do tắc mũi thông thường.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi, lỗ mũi của trẻ lại có kích thước nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi dẫn để thở khụt khịt. Khi phân vân không biết trẻ thở khò khè bất thường hay do nghẹt mũi, cha mẹ có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối nhỏ mũi để lỗ mũi của trẻ thông thoáng hơn rồi nghe kỹ lại tiếng thở của trẻ.
2. Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện của bệnh gì?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khò khè chủ yếu là các bệnh như: hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tiểu phế quản. Với trẻ trên 18 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do hen suyễn.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, ho khò khè có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phổi có thể tiến triển rất nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Nếu trẻ bị ho khò khè kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể là do trẻ có dị vật ở đường thở, bị bệnh lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép hay mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản…
3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè
Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Vì thế khi thấy tiếng thở của trẻ có điều bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã…cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu trẻ ho khò khè kéo dài trên 4 tuần cần đến khám chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như: chụp X quang, siêu âm, chụp CT lồng ngực, nội soi hô hấp…
4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè
4.1. Hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị ho khò khè do viêm phổi thường đi kèm với sốt cao. Khi trẻ bị sốt nên tích cực chườm ấm cho trẻ. Liên tục kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, ho khò khè cha mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ, giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản.
Cách vỗ lưng long đờm cho trẻ như sau: Khum bàn tay và gập bàn tay ở chỗ cổ tay lại. Năm ngón tay sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Vỗ vào lưng trẻ từ trái sang phải, mỗi bên khoảng từ 3 – 5 phút. Vỗ vào vị trí phổi của trẻ, không vỗ vào vị trí dạ dày, xương sống. Không nên thực hiện vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
4.3. Vệ sinh cho trẻ
Nếu trẻ có nước mũi, nước dãi thì dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ, không tái sử dụng. Nếu dùng khăn lau thì phải chú ý vệ sinh khăn nếu không sẽ vô tình khiến vi khuẩn bám trên khăn tấn công cơ thể trẻ.
Vệ nhà nhà cửa, khu vực đặt trẻ, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ.
4.4. Chế độ ăn của trẻ
Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt
Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu
Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong… để giảm ho
Lưu ý: không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Để phòng ngừa trẻ bị ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…cha mẹ nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ đầy đủ theo độ tuổi.
Chuyên khoa nhi tại phòng khám đa Biển Việt
Với hệ thống các thiết bị y khoa hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ Nhi giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn; chuyên khoa Nhi – Phòng khám đa khoa Biển Việt nhanh chóng trở thành một trong những cơ sở uy tín chuyên khám và điều trị bệnh nhi được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Bên cạnh đó, các bác sĩ Nhi tại phòng khám đa khoa Biển Việt không ngừng nâng cao hiệu quả điều trị cho trẻ. Đồng thời tư vấn giúp các bậc phụ huynh hiểu cách theo dõi, chăm sóc trẻ tuân thủ đúng y bệnh, kết nối chặt chẽ với bác sĩ trong công tác điều trị chăm sóc trẻ.
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP HN.
Điện thoại tư vấn: 0812217575/ 0912075641/ 02435420311
Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Và Thở Khò Khè Phải Làm Sao ?
Những nguyên nhân gây ho và thở khò khè ở trẻ sơ sinh
Thông thường khi bị tác động mạnh bởi các nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus cùng với đó là sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại này một cách mạnh mẽ dẫn đế phế quản ở trẻ nhỏ bị co thắt, có dầu hiệu phù nề và sưng to hơn mức bình thường gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và ho.
Ngoài ra khi trẻ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, cảm cúm, sốt vùng niêm mạc mũi sẽ tiết ra một lượng lớn các dịch nhầy mủ gây ứ động tại mũi và thoát ra ngoài bằng cách tiết xuống vùng cổ họng. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh để khiến lượng dịch mủ thoát ra ngoài là vô cùng khó khăn nên phần lớn lượng dịch này sẽ động lại tại vùng cổ gây viêm nhiễm nặng dẫn đến trẻ bị ngứa họng và xuất hiện nhưng cơn ho. Mặt khác số dịch mủ còn lại sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông không khí tại cuống phổi hoặc phế quản dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
Bên cạnh đó nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè còn xuất phát từ nhiều bênh lý khác nhau và không thể đoán trước được mức độ nguy hiểm của những bệnh lý này. Do đó mẹ cần phải xác định rõ những nguyên nhân gây chứng ho và thở khò khè ở bé để tìm ra hướng giải quyết và điều trị sao cho hợp lý nhất.
Khi mắc các bệnh lý về đưởng hô hấp nhất là bệnh viêm phế quản, viêm phổi hay thậm chí là hen suyễn, trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng xuất hiện triệu chứng thở khò khè, kèm theo đó là chứng ho nhẹ.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và ho do xuất hiện chứng mềm sụn thanh quản, các mạch máu lớn chen lấn nhau và chèn mạnh vào vùng thanh quản của trẻ gây khó thở, thở khò khè.
Triệu chứng ho và thở khò khè sẽ xuất hiện rõ nhất khi bé mắc phải bệnh viêm thanh phế quản cấp tính.
Viêm amidan cấp tính khiến trẻ thở khò khè và ho kèm theo đờm mủ đặc có màu vàng hoặc màu xanh sẫm. Đồng thời vùng họng, niêm mạc họng và cằm cũng bị sưng to.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh hoặc đối với những trẻ có dấu hiệu bị dị tật cả đường thở và hệ hô hấp, bị xơ sợi bẩm sinh, trẻ sơ sinh bị dị tật hộp sọ hay thậm chí là u phổi đều xuất hiện triệu chứng ho và thở khò khè.
Mẹ thường xuyên cho bé nằm khối quá cao, mặc đồ cho trẻ quá dày hoặc quá chật, cho bé ngủ sấp và đắp quá nhiều chăn cũng khiến cản trở việc lưu thông đường thở và hệ hô hấp của bé. Điều này dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh mắc chứng ho và thở khò khè.
Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho và thở khò khè?
Khi nhận thấy trẻ bị ho và thở khò khè mẹ cần quan sát thật kỹ những triệu chứng cũng như những dấu hiệu đi kèm, đưa bé thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ, Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ nắm bắt được chính xác mức độ phát triển bệnh lý và đưa ra hướng điều tri kịp thời. Ngoài ra mẹ cũng nên thực hiện những điều sau đây:
1. Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối
Chuẩn bị:
Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng (100ml nước ấm hòa tan cùng 2,5 gram muối tinh)
Dụng cụ y tế chuyên dụng
Cách thực hiện:
Đặt bé nằm nghiêng nhẹ sang một bên
Mẹ thực hiện nhỏ nước muối sinh lý từ 2 đến 3 giọt vào mũi của bé, sau đó ấn nhẹ và nhanh trong 3 giây
Cho phần đầu của bé nghiên về một bên còn lại và thực hiện những bước tương tự
Để nguyên trạng thai này trong 5 phút
Mẹ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng đặt vào mũi bé và hút sạch phần dịch nhầy ra ngoài. Hoặc mẹ cũng có thể dùng tăm bông thấm sạch lượng dung dich muối còn đang đọng lại bên trong mũi bé
Mẹ cần thực hiện cho bé 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) để có thể giúp cơ thể bé ổn định hơn, chứng ho và thở khò khè cũng không còn.
Bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế mẹ cũng nên thực hiện những bước rửa mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp bé loại bỏ lượng đờm mủ đang ứ động tại vùng mũi, các hốc xoang và vùng họng khiến đường thở của bé trở nên thông thoáng hơn hạn chế những tiếng thở khò khè. Ngoài ra những hoạt chất trong muối sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại đang cư trú tại vùng họng. Đồng thời làm dịu đi những tổn thương tại vùng niêm mạc họng, giúp giảm nhanh triệu chứng ho.
2. Mẹ nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng mũi, cổ, ngực khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài. Điều này sẽ giúp hạn chế việc bé thường xuyên bị cảm cúm, sốt, mắc bệnh về hệ hô hấp dẫn đến ho và thở khò khè
3. Cho trẻ uống nhiều nước
Việc mẹ cho trẻ uống nhiều nươc sẽ giúp làm loãng dịch nhầy mủ và giúp lấy chúng ra dễ dàng hơn. Đồng thời việc uống nhiều nước sẽ giúp làm mát vùng cổ họng, sạch họng và giảm triệu chứng ho.
3. Dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé
Việc dùng tinh dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vừa mới tắm sẽ giúp bé tránh khỏi triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp lưu thông mũi cho bé, giúp bé tránh được chứng thở khò khè, giữ ấm và khiến bé dễ ngủ hơn.
Trường hợp nào nên đưa trẻ đi khám?
Bé xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho thành từng cơn, đồng thời lòng ngực đập mạnh, cơ thể tím tái và xanh xao… khi đó mẹ nên đưa bé đến bệnh việc ngay lập tức.
Trẻ xuất hiện chứng ho, thở khò khè cùng với đó là triệu chứng sốt cao, nôn mửa
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi khi có dấu hiệu thở khò khè cần được đi khám ngay
Mẹ cần đưa bé đi khám đối với trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè trong một thời gian dài không khỏi. Nếu triệu chứng này vẫn kéo dài liên tục đến tuần thứ 3 mẹ nên đưa bé đi khám để chuẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời
Mẹ nên đưa bé đi khám trong trường hợp bé đang bị hen suyễn hoặc có tiền sử bị hen suyễn, kèm theo đó là dấu hiệu thở gấp, khó thở để được chữa bệnh.
Kim Linh
Khi mẹ nhận thấy bé xuất hiện chứng ho và thở khò khè cùng với đó là nhiều dấu hiệu lạ khác, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đưa ra nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ phát triển bệnh lý, đồng thời tiến hành xử lý và điều trị bệnh kịp thời. Theo đó những trường hợp mà mẹ nên đưa trẻ đi khám bao gồm:
Triệu chứng ho và thở khò khè đối với trẻ sơ sinh tương đối nguy hiểm và không thể điều trị dứt điểm nếu không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như không có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra mẹ tuyệt đối không được phép tự ý đoán bệnh và cho trẻ uống thuốc mà không có bất cứ đơn thuốc nào. Do đó tốt nhất mẹ vẫn nên đưa bé đến cơ sơ y tế để được thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời.
Trẻ Ho Có Đờm Đặc Thở Khò Khè, Sổ Mũi, Không Sốt Bao Lâu Thì Khỏi?
Trẻ ho có đờm kèm theo các triệu chứng sổ mũi, thở khò khè, không sốt là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh hô hấp mà các bậc cha mẹ không biết. Bài viết này sẽ giúp các cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ ho có đờm, nắm bắt chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của con mình ra sao.
Trẻ ho có đờm là gì?
Trẻ bị ho có đờm là biểu hiện xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như dịch của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, hốc mũi… Hoặc các chất khác ta ít gặp ở điều kiện thường như máu, mủ, bã đậu… làm cản trở hoạt động đường hô hấp, khiến trẻ phải ho để thải chúng ra ngoài. Chính vì thế ho được xem là một phản xạ sinh lí tốt, tuy nhiên lại gây không ít khó chịu cho trẻ. Nếu bị ho thường xuyên và xuất hiện đờm nhiều thì đó lại là dấu hiệu cho những bệnh lý khác.
Ở trẻ em ta thường gặp những loại ho có đờm như: Không sốt, kèm sổ mũi, thở khò khè.
Thường thì trẻ ho nhiều về đêm kèm theo sốt là triệu chứng nhiễm dùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh. Ngược lại, trẻ ho nhiều mà không sốt là do một số nguyên nhân sau:
Bị nôn trớ quá nhiều
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thực phẩm
Hen phế quản
Môi trường xung quanh ô nhiễm
Viêm xoang
Nhiễm lạnh
Trào ngược dạ dày
Ho gà
…
Trẻ ho có đờm sổ mũi
Trẻ bị ho có đờm sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mua, thời tiết bắt đầu thay đổi thất thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt…
Theo các chuyên gia nghiên cứu về hô hấp, trẻ ho có đờm sổ mũi thường là do viêm đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản hoặc các bệnh về phổi khác. Triệu chứng này thường xuất hiện thay mùa, nhất là từ khoảng cuối tháng 12 đến cuối mùa hè năm sau.
Trẻ ho có đờm thở khò khè
Khò khè là tình trạng thở ra kèm theo tiếng thở bất đường, đường hô hấp từ khi quản ngực đến các phế quản nhỏ bị tắc nghẽn.
Thở khò khè kết hợp với ho có đờm là dấu hiệu có các bệnh nguy nhiễm đặc biệt là bệnh viêm phổi . Vì thế khi thấy triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm khò khè chủ yếu do các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản. Đối với trẻ sơ sinh nguyên nhân chủ yếu là do viêm tiểu phế quản.
Nếu tình trạng ho có đờm thở khò khè kéo dài có thể là do có dị vật trong đường thở, hoặc bị lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép, hay một số bệnh bệnh tật bẩm sinh.
Trẻ bị ho lâu ngày không không khỏi.
Ho nhiều kèm theo co thắt, cơ thể tím tái.
Sốt, nôn trớ.
Ho có đờm
Trẻ ho có đờm đặc bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị ho có đờm bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nếu do viêm họng, viêm mũi thì không cần sử dụng thuốc long đờm. Cha mẹ chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút rửa y tế. Có thể bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm, kháng sinh, chống dị ứng để nhanh khỏi.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho bé dùng một số cách trị ho có đờm dân gian để nhanh khỏi, an toàn hơn.
Trẻ ho có đờm phải làm sao?
Cách tốt nhất khi trẻ có dấu hiệu ho có đờm là đứa trẻ đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh chính xác, điệu trị hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản các cha mẹ nên tham khảo :
Chưng quất với đường phèn
Cách làm: Sử dụng 2-3 quả quất con xanh, cắt nhỏ, sau đó cho một ít đường phèn vào đem hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Chờ khi hỗn hợp nguội thì cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Lá hẹ chưng đường phèn
Cách làm: Rửa sạch lá hẹ cho vào bát, cho một ít đường phèn vào cùng, hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút , sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đến 3 thìa cà phê.
Chanh đào hấp cách thủy
Cách làm: Chanh đào cắt từng lát mỏng cho vào chén, cho một ít đường phèn vào cùng, sau đó hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Chờ đến khi hỗn hợp nguội thì cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Cách làm: Lấy quả lê cắt thành các miếng nhỏ, sau đó nấu nhừ, lọc bã, cho thêm một ít nước và một ít đường phèn vào nấu sôi. Đẻ nguội sau đó cho trẻ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.
Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm loãng, dễ tiêu hóa.
Tránh các thực phẩm gây kích thích cho trẻ như các loại hải sản tôm, cua…
Vỗ nhẹ hoặc mát xoa lưng cho trẻ thường xuyên để giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, giúp long đờm, tiêu đờm hiệu quả.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí, đặc biệt là trước khi đi ngủ. (Trước khi vệ sinh mũi cần hút hết nước mũi cho trẻ tránh để nước mũi chảy ngược vào trong hoang mũi, gây viêm).
Cách phòng tránh ho có đờm cho trẻ
Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể, tăng sức đề kháng
Tránh tiếp xúc với cái loại môi trường ô nhiễm như khí bụi, khói thuốc…
Có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh các bệnh lây lan.
…
Bài thuốc giúp trẻ ho có đờm đánh bật căn bệnh chỉ sau 1 tháng
Trẻ ho có đờm là triệu chứng thường gặp nhất, cần phải điều trị dứt điểm để không tái phát nhiều lần. Theo đó, một trong những phương pháp an toàn, hiệu quả và lành tính nhất phải kể đến Cao Bổ Phế (dành cho trẻ em trên 5 tuổi) của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Theo thống kê, có đến 90% người bệnh dứt điểm triệu chứng chỉ sau 1 liệu trình duy nhất.
Cao Bổ Phế là bài thuốc dành cho trẻ ho có đờm được nghiên cứu dựa trên hiểu biết về cơ địa người Việt hiện đại và kinh nghiệm chữa bệnh bằng YHCT của đội ngũ lương y Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc trị ho có đờm theo nguyên tắc giải quyết triệu chứng và bồi bổ chức năng của 3 tạng can, thận, phế để ngăn ngừa tái phát.
Bài thuốc có thành phần là 100% thảo dược tươi lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt tiêu chuẩn CO-CQ. Ngoài ra, bài thuốc được ứng dụng phương pháp chiết xuất tinh chất và cô thành cao nguyên chất cổ truyền để bảo toàn tinh chất thảo mộc.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Trong một video tư vấn về sức khỏe, chúng tôi Hoàng Thị Lan Hương đã có những phân tích chi tiết về ưu điểm của thuốc dạng cao. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm tại:
Cơ chế điều trị ho có đờm bằng Cao Bổ Phế:
Làm loãng, tiêu đờm, giảm cảm giác ngứa họng.
Tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng.
Tiêu viêm, làm lành các tổn thương tại niêm mạc.
Bồi bổ, củng cố chức năng phế phổi, phòng ngừa tái phát.
Nhờ đó, khác biệt hoàn toàn với những sản phẩm thuốc Đông y có trên thị trường, Cao Bổ Phế mang lại hiệu quả rõ rệt qua từng ngày sử dụng. Cụ thể:
Năm 2018, với những thành tựu đạt được trong điều trị bệnh về đường hô hấp bằng Cao Bổ Phế, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Cao Bổ Phế trong video sau:
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Có Đờm Phải Làm Sao?
Bất cứ triệu chứng nhỏ nào về sức khỏe của con cũng khiến mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao? Dù đây là tình trạng khá phổ biến nhưng không phải mẹ nào cũng đã biết cách xử trí đúng.
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là tình trạng bé ho kèm theo có đờm nhớt trong cổ họng. Biểu hiện là thấy trẻ khó thở, quấy khóc, lười bú…Tình trạng này xảy ra khiến bé khó chịu và còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu như không biết cách xử trí mà cố gắng để trẻ khạc đờm có thể vô tình khiến cổ họng trẻ bị tổn thương, trầy xước…Vì thế, bố mẹ phải hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc cho trẻ cũng như áp dụng các cách chữa khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Đờm là một trong những dịch tiết của đường hô hấp, có tác dụng bám dính virus, vi khuẩn. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…
Thông qua hệ thống lông mao và phản xạ ho, đờm sẽ được đẩy ra bên ngoài. Đây vốn là phản xạ tự nhiên và có lợi cho cơ thể bé tuy nhiên nếu lượng đờm nhớt quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, gây bội nhiễm đường hô hấp của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?
Vậy điều các mẹ quan tâm là trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian và lưu ý một số điều sau:
Các bài thuốc cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Dùng củ nghệ tươi: giã nhỏ 1 củ nghệ rồi thêm ít nước lọc cùng với 5g đường phèn vào. Chưng cách thủy hỗn hợp này khoảng 10 phút rồi để nguội. Cho bé uống khoảng ½ thìa cà phê mỗi lẫn, ngày từ 2 – 3 lần.
Dùng lá hẹ: xay nhuyễn lá hẹ, thêm chút đường phèn vào rồi đem chưng cách thủy hỗn hợp khoảng 15 phút, để nguội. Cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Tuy nhiên, các bài thuốc trên mẹ chỉ nên tham khảo và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Nên cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm nhớt, dễ tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ vẫn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho con thông qua đường sữa mẹ
Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi bé nằm sạch sẽ; tránh để con hít phải bụi bẩn
Lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết nhưng đảm bảo cơ thể trẻ được ấm áp, thoải mái
Bố mẹ có thể bế bé theo tư thế đầu trẻ cúi xuống đầu gối mình, rồi vỗ nhẹ lưng bé để đẩy đờm ra ngoài. Nhưng phải hết sức cẩn thận khi áp dụng cách này.
Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Mẹ không nên ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ nhiều dầu mỡ, cay nồng hay những đồ có chất kích thích trong thời gian cho con bú
Không được để trẻ trong môi trường lạnh vì có thể làm đường thở bị khô, làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng, khiến cho tình trạng ho có đờm của trẻ kéo dài dai dẳng.
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan vì có thể trình trạng bệnh của con diễn tiến nhanh, khó kiểm soát. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao? Nếu bé chỉ ho ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo những bài thuốc dân gian ở trên cùng những lưu ý. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm kéo dài dai dẳng thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời. Chúc các bố mẹ chăm con thật tốt, chúc các thiên thần nhí luôn khỏe mạnh! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Ho Có Đờm, Khò Khè, Phải Làm Thế Nào? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!