Xu Hướng 6/2023 # Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm # Top 11 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DuliNuts

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ và là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Vì nó khiến trẻ chậm phát triển, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch…

Trẻ biếng ăn thường rơi vào khoảng thời gian bé đã bắt đầu độc lập, bé không còn phụ thuộc quá nhiều vào mẹ nữa; bé đã biết lựa chọn những món mình thích và từ chốt những món không thích.

Khắc phục tình trạng này có khi rất khó mà có khi cũng rất dễ!

Để giúp bé hết biếng ăn, bạn cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và nhất định phải biết kiên nhẫn trong việc chăm sóc bé yêu.

Bạn lo lắng khi trẻ biếng ăn?

Rất nhiều mẹ đã quá lo lắng về việc biếng ăn của con mình, đặc biệt là những bạn có con từ 2-3 tuổi hay đang chuẩn bị đi học.

Các bé thường không thích thử những món ăn mới và ngày càng trở nên biếng ăn. Đôi khi, bạn chỉ muốn cho bé thử một chút thôi nhưng bị bé từ chối ngay.

Tình trạng biếng ăn thường phát triển theo thời gian chứ không xuất hiện trong một sớm một chiều. Vì vậy, nếu không kéo dài quá lâu thì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, việc con biếng ăn cũng phần nào gây áp lực cho cha mẹ, luôn trong tình trạng sợ con không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhẹ cân hơn các bé cùng trang lứa.

Các bé thường không cảm thấy đói và thích được tự chọn những món ăn cho mình. Vì vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn hơn với con, hãy để tự con quyết định ăn gì và luôn chế biến đa dạng thực đơn bổ sung cho con đầy đủ dinh dưỡng.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả, bạn cần biết chính xác nguyên nhân dẫn đến việc con mình bị biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ được chia ra làm 3 dạng chính: biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý.

Biếng ăn sinh lý: thường xảy ra trong giai đoạn ngắn và hay rơi vào giữa các giai đoạn như từ bú sang ăn dặm, chuẩn bị mọc răng, mọc răng, biết lẫy, bò đi đứng… bé sẽ lười ăn hơn bình thường nhưng mẹ không nên quá lo lắng.

Biếng ăn tâm lý: là nguyên nhân thường gặp ở mọi lứa tuổi dẫn đến tâm lý sợ hãi khi ăn. Tình trạng tâm lý bắt nguồn từ việc cha mẹ ép con ăn nhiều, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, không khí bữa ăn căng thẳng…

Biếng ăn bệnh lý: là tình trạng đáng lo ngại nên cần phải giải quyết các bệnh lý đồng thời kết hợp với các tác động giúp trẻ hết biếng ăn. Vì khi bé bị ốm hay gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa sẽ làm cho bé có cảm giác ăn không ngon nên không muốn ăn nữa. Một số bệnh lý dẫn tới tình trạng bé bị biếng ăn như: viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa, bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột, do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh gây thay đổi đến khẩu vị của bé…

Cũng có thể là do mẹ đã không tìm hiểu kỹ khẩu phần ăn của con, mà cố bắt ép con ăn ngay cả những món không thích. Một khi bị ép buộc quá bé sẽ có xu hướng chống lại việc đó dẫn đến hậu quả là từ chối hợp tác trong việc ăn.

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu xác định rõ nguyên nhân vì sao con mình biếng ăn để tìm ra cách khắc phục hiệu quả, chứ đừng vội vàng bắt con phải ăn theo ý của mình.

Những dấu hiệu trẻ bị biếng ăn

Ăn ít và chỉ ăn một số món nhất định.

Không chịu thử những món mới dù rất hấp dẫn.

Bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút.

Lượng thức ăn ít hơn nhiều so với các bé khác cùng độ tuổi.

Hay quấy khóc, ngậm hoặc phun thức ăn.

Thích chơi và nói chuyện hơn ăn uống

Bị kích thích bởi những món ăn ngon nhưng vẫn không chịu ăn.

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, chứng tỏ con bạn bắt đầu tình trạng biếng ăn. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ biếng ăn và các biện pháp khắc phục trẻ biếng ăn.

Khi nào bạn nên lo lắng?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có thể tự khắc phục chứng biếng ăn của mình. Dù biếng ăn nhưng vẫn sẽ biết khi nào cơ thể mình đói và cần phải ăn.

Bạn không nên quá lo lắng khi thấy con mình gầy, nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh và hoạt bát. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân bé biếng ăn và cách khắc phục, để cải thiện dần tình trạng biếng ăn của bé.

Nếu bị biếng ăn và tình trạng sức khỏe không tốt, ốm yếu, hay bệnh vặt… thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và có hướng khắc phục kịp thời.

Hãy đến các bác sĩ chuyên khoa nhi hay các chuyên gia về dinh dưỡng nhờ họ tư vấn nếu như bạn băn khoăn không biết con mình có bị biếng ăn hay không, mình đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho con chưa.

Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

Không nên cho bé sử dụng nhiều đồ uống lạnh và kem. Chúng dễ làm cho bé bị các chứng viêm họng khó chịu, dễ dẫn đến việc ăn không ngon.

Không nên cho con vừa ăn vừa uống nước. Vì như vậy sẽ làm cho bé nhanh no và ăn ít hơn. Dùng nước canh hoặc nước hầm xương cho bé uống để cung cấp thêm dưỡng chất.

Không nên cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn vì lúc này bé đã no và có thể khiến dạ dày khó tiêu hơn. Xem sữa như một món cho bữa phụ và uống cách bữa chính khoảng 2 tiếng, không nên cho uống liền ngay sau ăn.

Không nên bắt ép phải ăn hết phần ăn của mình. Làm như thế sẽ tạo tâm lý sợ hãi cho con và bữa ăn chính là một cực hình nên sẵn sàng chạy trốn khi đến bữa. Không những thế, nếu ép ăn quá bé dễ bị nôn ói hơn.

Không nên bắt ép con phải ăn theo món mình đã chọn. Bé có quyền tự chọn món ăn mà mình thích và từ chối món không thích.

Không nên tìm mọi cách để thu hút bé, rồi nhanh tay đút thức ăn vào miệng. Việc này khiến bữa ăn trở nên thụ động, bé không có cảm giác gì khi ăn và cơ thể sẽ không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Không nên cho con ăn vặt trước giờ ăn. Vì sẽ gây ra hiện tượng no giả và không muốn ăn thêm gì khi đến bữa ăn.

Không nên dụ dỗ trẻ ăn bằng bất kỳ hình thức nào. Chẳng hạn như cho tiền, thưởng quà hay bế đi chơi… Việc này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng sẽ vô tình tạo cho bé tính xấu được quyền đòi hỏi trước mỗi bữa ăn.

Tuyệt đối không nên dụ trẻ ăn bằng việc cho chơi điện thoại, xem tivi, đi ăn rong, hay dùng bánh, kẹo, kem,… như thế sẽ làm bé mất tập trung ăn và rất có hại cho hệ tiêu hóa.

Những điều nên làm khi bé biếng ăn

Nên tìm hiểu rõ nguyên nhân làm cho con mình biếng ăn để có cách khắc phục phù hợp.

Nên cho ăn khi bé đói: bé sẽ có cảm giác ăn ngon miệng và muốn được ăn nhiều hơn trong lúc đói. Đừng bắt con ăn lót dạ trước bữa ăn hay ép ăn khi con chưa đói.

Nên hạn chế cho bé ăn vặt: ăn vặt nhiều sẽ làm cho bé có cảm giác no giả, không thấy đói và khi đến bữa ăn lại không muốn ăn, ăn không ngon miệng.

Nên tạo hứng thú cho bữa ăn: để kích thích và giúp bé hào hứng hơn trong ăn uống. Bạn nên trình bày món ăn thật bắt mắt, nhiều màu sắc hơn, có thể sắm cho bé những dụng cụ ăn với những hình ảnh bé thích như hình mèo kitty, pikachu, hình siêu nhân…

Nên sáng tạo trong các món ăn. đa dạng thực đơn, nhất là những món ăn mà bé thích; đồng thời kết hợp xen kẽ với những món lạ khác, nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé. Dù cho món đó có bổ đến mấy cũng đừng bắt bé ăn ngày này qua ngày khác như thế sẽ làm bé sợ ăn hơn thôi.

Nên đa dạng nguồn thực phẩm: chuẩn bị khẩu phần ăn cho bé với nhiều loại thực phẩm khác nhau với đầy đủ các loại thịt, cá và đừng quên bổ sung thêm rau xanh, củ quả.

Nên bổ sung đủ protein: protein thường có nhiều trong các loại thực phẩm sau: thịt, trứng, cá, sữa và các loại đậu… Khi làm sinh tố cho con bạn có thể cho thêm sữa chua nguyên chất hay các loại hạt như yến mạch, hạnh nhân để cung cấp thêm canxi cho bé. Bạn có thể giã nhuyễn các loại hạt và cho vào bữa sáng cho trẻ.

Nên ăn vào giờ cố định: bạn cần cân đối số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa sao cho phù hợp với bé nhà mình. Vì tùy theo độ tuổi thì trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Thường những bé có nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ và ăn ngon miệng hơn.

Nên để bé tự ăn: tốt nhất là để bé ăn cùng với gia đình, tập thói quen cho bé tự ăn mà không cần đút. Như vậy bé sẽ chủ động hơn trong việc ăn uống, đồng thời giúp bé quen dần với thìa bát và các món ăn mình chọn, giúp bé thấy hứng thú hơn, ăn nhiều hơn trong mỗi bữa ăn.

Nên để bé tham gia vào quá trình chế biến món ăn: bé sẽ thấy thích thú, thoải mái hơn nếu được giúp bạn trong quá trình chế biến món ăn như: giúp nhặt rau, lấy gia vị… Việc bé được tự chọn món cho mình sẽ kích thích bé ăn ngon hơn.

Nên tập thói quen cho bé: hãy cho bé làm quen với các thói quen hàng ngày: chẳng hạn tới giờ ăn thì ngừng chơi và ngồi lên ghế, tới giờ ăn thì tắt tivi…

Nên theo dõi sức khỏe: để phát hiện kịp thời những nguyên nhân khiến con mệt mỏi, chán ăn. Hãy luôn nhớ: trẻ khỏe mới ăn được nhiều, chứ không phải trẻ ăn nhiều mới khỏe. Đồng thời, chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh tai-mũi-họng.

Nên vận động hàng ngày: mỗi ngày nên dành thời gian giúp con vận động. Vận động sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng, giúp bé có cảm giác nhanh đói, ăn ngon hơn, khỏe hơn.

Nên đảm bảo ngủ đủ giấc: chất lượng giấc ngủ của bé mỗi ngày cũng vô cùng quan trọng giúp bé phát triển thói quen ăn uống. Ngủ đủ giấc và vận động thường xuyên giúp kích thích dạ dày và vị giác của bé.

Một số lưu ý khi chăm sóc con nhỏ

Tránh tạo cho bé thói quen xấu, hạn chế việc để bé ăn bằng tay, hay chạm tay vào thức ăn.

Khi bé chưa mọc đủ răng thì không nên để bé ăn cơm quá sớm vì bé không nhai được mà sẽ nuốt chửng, như vậy sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Một số mẹ có thói quen ngậm thìa thức ăn vào miệng mình trước khi đút cho bé nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh lây bệnh về răng miệng sang cho bé.

Nên cho bé ăn thêm trứng, vì trong trứng giàu Acid Amin, nhiều calci, vitamin A; nên cho bé ăn từ 1 - 3 lòng đỏ trứng/tuần.

Việc thiếu các lợi khuẩn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn mẹ cần lưu ý… lúc này bạn có thể bổ sung men vi sinh giúp hấp thụ tốt thức ăn.

Men vi sinh giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng.

Bạn có thể cho trẻ sử dụng cốm vi sinh NutriBaby sản phẩm công ty dược Vạn Khang.

Với thành phần được chiết xuất từ các thảo dược như hoàng kỳ, diếp cá, hoài sơn, kết hợp với axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu như Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine…

Cốm vi sinh NutriBaby giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, từ đó giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng đồng thời nâng cao sức đề kháng, giảm tái phát viêm đường hô hấp, ốm vặt ở trẻ nhỏ.

Đặt mua cốm vi sinh NutriBaby

Thứ nhất: cốm vi sinh NutriBaby giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy,… nhờ các thành phần có trong Hoàng Kỳ, Diếp cá, Thymomodulin, Beta Glucan, Lysine…

Đặc biệt, Thymomodulin là một hormone của tuyến ức đóng vai trò kích thích cơ thể tăng sinh các Lympho B, Lympho T – những miễn dịch tế bào rất quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…), giúp phòng ngừa và phòng chống các bệnh bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp, bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh.

Thứ hai: trong NutriBaby cũng có thêm một số dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ, đặc biệt là Kẽm Gluconat. Ngoài tác dụng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, Kẽm còn được biết đến với tác dụng tăng trưởng chiều cao, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, kích thích khả năng thèm ăn tự nhiên của bé, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn.

Thứ ba: thành phần Lysine, Taurine và các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) còn giúp cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể trẻ được tốt nhất, tạo cho trẻ cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Sử dụng cốm NutriBaby hàng ngày sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa.

Đồng thời, hệ miễn dịch toàn thân của trẻ được gia tăng, giúp trẻ tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, giúp trẻ phòng tránh được các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, ho, sổ mũi,… đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết giao mùa.

Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng biếng ăn của con mình, giúp bé ăn uống chủ động, ăn ngon miệng hơn, hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và nhất là giúp bé có thể tự lập hơn trong bữa ăn, để mẹ có thể yên tâm hơn mỗi khi không có mặt hoặc con ở trường lớp.

Chúc bé yêu nhà bạn mau ăn chóng lớn!

Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Vấn đề biếng ăn ở trẻ luôn làm các bậc phụ huynh đau đầu nếu con mình mắc phải. Ai cũng muốn con mình hay ăn, chóng lớn và luôn khỏe mạnh. Không may thay, bé ở nhà lại bị biếng ăn. Trẻ biếng ăn phải làm sao đây? Dùng thuốc? Thay đổi thực đơn?

Khi một đứa trẻ bắt đầu có dấu hiệu biếng ăn, nếu bố mẹ không ngăn chặn kịp thời thì tình trang cơ thể thiếu dưỡng chất sẽ trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Hãy dùng tất cả các biện pháp thật đúng và chính xác để ngăn ngừa và chữa biếng ăn cho trẻ.

Hỗ trợ kịp thời cho hệ tiêu hóa của trẻ

Việc làm trước tiên là phải dùng các biện pháp để tăng hiệu suất hấp thụ dưỡng chất có trong thức ăn trong mỗi bữa ăn của bé.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chua phát triển đầy đủ nên chưa hoàn thiện và rất non yếu. Cho nên khi ăn uống bé khó có thế hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điều phụ huynh phải làm là hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng đường ăn hoặc uống. Nhiều mẹ học cách làm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho con. Sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.

Nhiều mẹ tìm những thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho bé. Đi kèm các thực đơn này là những món ăn rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nên cho dù trẻ ăn ít nhưng vẫn có được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình tăng trưởng và phát triển.

Nếu cách này không thành công và tình trạng trẻ biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn, mẹ nên cho bé gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất.

Giúp bé ăn ngon miệng hơn

Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể áp dụng hai cách đó là tăng cường các chất kích thích thèm ăn và ngon ngon như Vitamin nhóm B, kẽm, lysine,…và cách còn lại là hãy trở thành một nghệ sĩ trong nhà bếp để chế biến những món ăn bổ dưỡng, thơm lừng và vô cùng bắt mắt.

Với cách đầu tiên, mẹ có thể bổ sung vitamin nhóm B, kẽm và lysine cho con bằng cách lựa chọn rau củ quả, ngũ cốc và cũng có thể là sữa công thức.

Với cách thứ hai, mẹ nên để ý tới màu sắc, mùi vị và cách trình bày các món ăn vì chúng rất quan trọng trong quá trình giúp bé ăn ngon miệng.

Cho bé ăn khi bé thực sự đói và muốn ăn

Mẹ hãy dành thời gian theo dõi bé để biết khi nào bé thực sự đói và muốn ăn để cho bé ăn kịp thời. Điều này rất quan trọng. Nó giúp bé biết đâu là no, đâu là đói và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn. Khi đói, dạ dày của người tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn, ngay cả ở trẻ em cũng vậy. Khi bé đói và muốn ăn, mẹ nên cho bé ăn với một lượng thức ăn vừa đủ để bé có thể ăn ngon lành ở bữa ăn sau.

Tạo lập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ nhỏ

Hãy cho trẻ luyện tập các thói quen tốt ngay từ khi còn bé, đặc biệt là ăn uống. Với thói quen ăn uống khoa học, bé sẽ phát triển một cách toàn diện hơn. Chỉ cho trẻ ăn ba bữa chính và hai bữa phụ trong ngày và dãn cách thời gian mỗi bữa ăn là 2 tiếng đồng hồ. Mọi bữa ăn đều phải được diễn ra tại một thời gian nhất định trong ngày.

Ngoài ra, mẹ phải giúp bé tránh các thói quen xấu như ăn vặt trước bữa cơm, xem tivi hoặc chơi khi ăn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tham gia các lớp bơi lội, võ thuật,…để cơ thể bé vận động nhiều. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể mau đói và giúp bé ăn ngon hơn.

Chúc các mẹ thành công!

Trẻ Biếng Ăn Thì Phải Làm Sao?

Câu hỏi đặt ra ở rất nhiều ông bố bà mẹ “Trẻ biếng ăn thì phải làm sao?” thông qua các diễn đàn, hội cha mẹ chúng tôi biết việc biếng ăn ở trẻ luôn làm các bậc phụ huynh đau đầu nếu như con mình đang mắc phải chứng biếng ăn. Ai cũng muốn còn mình hay ăn, chóng lớn để luôn khỏe mạnh.Chẳng may bé nhà mình lại biếng ăn thì phải làm sao? dùng thuốc gì? hay thực đơn cho trẻ biếng ăn như thế nào?

Biện pháp hỗ trợ kịp thời cho hệ tiêu hóa của trẻ

Tìm các biện pháp tăng hiệu suất hấp thụ dưỡng chất có trong thức ăn trong thức ăn mỗi bữa của trẻ. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đang còn rất non yếu nên khi cho bé ăn uống khó có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điều các mẹ phải làm là hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả bằng cách bổ sung các vi khuẩn có lợi cho con bằng đường ăn uống như cho bé ăn sữa chữa, pro enzym hoặc là mẹ có thể tìm những thực đơn cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho trẻ, tìm những món ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nên cho trẻ ăn ít nhưng vẫn nạp được đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển đồng đều. Nếu tình trạng của bé càng ngày trầm trọng thì tốt nhất các mẹ nên dưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.

Cách thứ nhất: Các mẹ nên bổ sung vitamin nhóm B, kẽm, lysine cho con bằng cách lựa chọn rau củ quả, ngũ cốc, sữa công thức, Pro Enzym.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, do các bà mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất (một trong số các nguyên nhân gây cho trẻ biếng ăn) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Do đó, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ đa dạng, khoa học đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con và vừa có thể giúp con hào hứng với các bữa ăn của mình hơn.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Một trong những tâm lý phổ biến nhất của các ông bố bà mẹ luôn lo lắng con tình trạng biếng ăn là lo các món ăn vặt theo kiểu ăn được tý nào hay tý đấy. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm của các ông bố, bà mẹ việc cho con ăn vặt sẽ khiến con mất đi cảm giác đói bụng không còn muốn ăn trong bữa chính và cũng chính những thức ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt,…không có lợi cho sức khỏe của trẻ, nó làm tăng đường huyết và tạo cảm giác no bụng giả trong khi thực chất đồdinh dưỡng đúng mỗi giờ có thể chia thành nhiều bữa chỉ cho con ăn khi thấy con đói.

Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao

Trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa là vấn đề làm đau đầu không ít các bà mẹ. Vì vậy, nhận diện và xử trí đúng cách vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần học cách làm quen với việc chuyển từ sữa sang thức ăn đặc, cách nhận biết hương vị, cảm giác đói no, cách tự ăn. Tuy nhiên ở một số trẻ lại gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ có thể ăn ít hơn so với khẩu phần khuyến nghị, hoặc thậm chí từ chối ăn chỉ uống sữa, và được gọi là trẻ biếng ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự chậm tăng trưởng cân nặng và chiều cao so với chuẩn theo lứa tuổi.

Việc biếng ăn có thể dễ bắt gặp hơn ở trẻ 1 tuổi, khi đó trẻ thậm chí chỉ uống sữa. Vì vậy, để cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng, cần có thời gian, sự quan sát tỉ mỉ, sự gắn kết giữa người nuôi dưỡng trẻ, sự phối hợp giữa cha mẹ và thầy thuốc nhằm tìm ra nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.

: thường xuất hiện ở thời điểm trẻ mọc răng, tập đi, tập nói,…

Biếng ăn tâm lý: trẻ không thích thú và sợ hãi khi đến bữa ăn vì trẻ bị ép ăn hoặc dọa nạt, đánh đòn.

Biếng ăn do bệnh lý: thường do mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt , , , và đạm,…

Biếng ăn do lựa chọn thực phẩm: chế biến món ăn chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa mà không ăn các thực phẩm khác thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần. Đối với trẻ trên 1 tuổi, việc bổ sung thêm sữa trong chế độ ăn là cần thiết, giúp thúc đẩy cho sự phát triển tối đa về não bộ và thị giác nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cần uống sữa là trẻ đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm khác cũng vô cùng cần thiết với sự phát triển của trẻ như: đạm từ thịt, cá, trứng,…; vitamin từ rau, củ, quả,…; chất béo từ dầu thực vật, mỡ động vật,… Đặc biệt, việc bổ sung chất béo từ mỡ động vật ở giai đoạn này khá quan trọng bởi nó vừa cung cấp năng lượng, DHA và EPA, lại giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K tan trong dầu để cơ thể hấp thu được dễ dàng hơn.

Hơn nữa, việc cho bé ăn cháo, bột, các thức ăn bên ngoài còn giúp hoàn thiện kỹ năng nhai, kích thích vị giác, tăng bài tiết men tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, ngon miệng.

Nếu trẻ uống sữa nhiều hơn mức cho phép mỗi ngày sẽ gây đầy bụng, khó hấp thu được các thức ăn giàu sắt và đạm cũng rất cần thiết khác và dẫn đến biếng ăn. Với trẻ từ 1 tuổi, mỗi ngày chỉ nên uống ít hơn 500 ml sữa.

Như vậy, chúng ta không phủ nhận vai trò đồng hành của sữa với sự phát triển của trẻ em, thế nhưng, việc trẻ biếng ăn chỉ uống sữa thay cơm cũng không tốt cho sức khỏe.

Hãy làm cho trẻ thích thú với bữa ăn với nhiều cách sau:

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn như trò chuyện với trẻ, cùng ăn với trẻ, kiên nhẫn khi cho trẻ ăn. Không la mắng, dọa nạt trẻ trong bữa ăn.

Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thường xuyên thay đổi món ăn và chọn món ăn trẻ ưa thích.

Chọn sữa, thực phẩm có bổ sung các hỗ trợ điều trị biếng ăn.

Cho trẻ ăn trong thời gian 30 – 45 phút.

Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: các bữa ăn chính nên cách nhau khoảng 3 – 4 giờ, bữa ăn chínhcách bữa phụ khoảng 2 giờ.

Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt (bánh, kẹo, nước ngọt,…) trước bữa ăn chính sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác ăn ngon miệng.

Tìm nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ để có giải pháp khắc phục phù hợp.

Nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, điều trị, và tư vấn dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Bú mẹ và ăn 3 chén cháo hoặc cơm tán có đủ 4 nhóm thực phẩm.

2 bữa phụ với trái cây, yaourt, phô mai, bánh flan, sữa…

Cháo cua đồng nấu tôm, cải bó xôi (Năng lượng: 220 kcal)

Nguyên liệu:

Gạo: 25 g (3 muỗng canh vun hoặc 2/3 chén cháo trắng)

Dầu ăn: 10 ml (2 muỗng canh)

Cua đồng (xay): 30 g (3 muỗng canh gạt)

Tôm: 20 g (2 muỗng canh băm nhuyễn)

Cải bó xôi (lá): 20 g (2 muỗng canh băm nhuyễn

Cách làm:

Cho cua xay vào 1/3 chén nước, lọc qua rây.

Tôm lọt vỏ băm nhuyễn.

Cải bó xôi băm nhuyễn.

Cho tôm băm nhuyễn vào nước cua đã lọc cùng với 2/3 chén cháo trắng và cải bó xôi bắc lên bếp quậy đều, nấu chín, thêm 2 muỗng canh dầu ăn.

Cháo thịt gà, bí đỏ, nấm hương (Năng lượng: 225 kcal)

Cách làm:

Thịt gà băm nhuyễn ướp muối i-ốt.

Nấm hương tươi cắt nhỏ, băm nhuyễn.

Bí đỏ luộc mềm tán nhuyễn.

Xào thịt gà với 5 ml dầu ăn, cho bí đỏ, nấm hương và 1 chén cháo trắng quậy đều, nấu chín. Tắt bếp, thêm ít hành lá băm nhuyễn, 2 muỗng canh dầu ăn, nêm nhạt với muối i-ốt.

Tóm lại, việc chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người chăm sóc. Khi gặp khó khăn, phụ huynh nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng hoặc điều trị các bệnh tiềm ẩn. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa cha mẹ và chuyên gia sẽ mang đến cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tối ưu, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Cơ Sở Chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi Nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi Nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.

Chi Nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!